Bảo Trâm! Em Đừng Hòng Thoát!

Chương 36: Chuyện xưa



Mẹ cô nhìn về xa xâm nói.

- Bởi vì đó rất giống với phong cách của ông ta khi xưa.

Mẹ bắt đầu kể.

- Khi xưa mẹ là một cô nhi lang thang đầu đường xó chợ xin ăn. Trong dịp tình cờ liều mạng cứu bà nội khỏi tay bọn cướp vì bà rất hay cho tiền mẹ. Nên được bà nội đem về cưu mang, nhận làm con nuôi, lúc đó mẹ mới 12 tuổi. Bà nội có hai người con trai là bác và ba con. Bác của con ông ấy rất nghiêm nghị lại hay la mắn, cho nên mẹ không bao giờ dám đến gần. Ba con thì ngược lại. Đến lúc mẹ 18 tuổi thì bà nội qua đời, mẹ cũng biết thân phận mình nên cố tình dọn ra sống một mình. Cố gắng tự làm kiếm tiền nuôi thân. Nhưng lâu lâu mẹ vẫn nhận được một món quà trong đó lại có một ít tiền. Ban đầu mẹ không biết là ai nên giữ lại đó. Cho đến một ngày mẹ phát hiện bác con là người đã luôn lén đặt món quà trước cửa phòng, nên mẹ đã vội đuổi theo trả lại.

Nhưng ông ấy lại cố tình lơ đi, không nói tiếng nào mà bỏ đi, không thèm quay đầu lại. Mẹ không cách nào khác đành đem tất cả món quà ông ta tặng, đến nhà ông ta trả lại theo cách của ông ta. Mẹ không thích nợ ân tình ai cả, đặc biệt là ông ấy. Từ đó về sau, ông ta cũng đã không còn gửi quà cho mẹ nữa. Nhưng mà mẹ lại gặp lại ba con và ông ấy đã theo đuổi mẹ. Cho đến năm 22 tuổi thì mẹ nhận lời cầu hôn của ba con. Nhưng vừa tổ chức đám cưới xong thì bác con đã lặng lẽ đi sang Pháp rồi. Không một lá thư cũng không một tin tức nào gửi về.

Cho nên, cả ba và mẹ cũng tưởng ông ấy đã không còn trên đời này nữa. Vì thế mà gánh nặng nối dõi tông đường đã đè nặng trên vai ba con. Dần biến ông ta trở thành một người đàn ông bất nghĩa như hiện tại.

Mẹ lại thở dài nói tiếp.

- Thật không ngờ, mười mấy năm trời. Bác của con ông ấy đã trở lại. Có lẽ đã biết chuyện của mẹ nên mới cố tình gửi tiền bằng cách năm xưa để chuộc lỗi cho em mình đi.

Bảo Trâm hỏi.

- Nếu ông ấy đã trở lại còn nắm rõ chổ ở của mẹ con chúng ta như vậy. Tại sao ông ấy không xuất hiện ạ?

Bà lắc đầu.

- Mẹ cũng không biết. Tính tình ông ta rất quái dị, mẹ cũng không thể biết được. Chỉ là... nếu như chỉ có một mình mẹ thì mẹ sẽ tìm cách trả lại những số tiền đó, nếu như có thể gặp được ông ta. Nhưng mà mẹ đã có con, thì mẹ sẽ nhận lấy vì dù sao con cũng chảy dòng máu của nhà họ Huỳnh, là cháu ruột của ông ta. Mất cha còn chú, dù ông ta là bác cũng không ngoại lệ. Không phải ông ta rất thương em trai rất trân trọng cốt nhục thân tình sao. Vậy thì hãy để ông ta trả lại những gì ba con đã nợ con đi!

Bảo Trâm thấy mẹ thái độ có gì đó không đúng, bèn hỏi.

- Hình như mẹ rất ghét ông bác thì phải?

Mẹ cô cười nói.

- Đúng là mẹ rất ghét ông ta. Nên mới không muốn nhận những gì ông ta giúp mẹ.

Cô thắc mắc.

- Vì sao ạ?

Mẹ bồi hồi nhớ lại chuyện 28 năm về trước. Lúc đó mẹ vừa được bà nội Bảo Trâm dẫn về nhà. Tối đó mẹ định vào phòng bà nội hỏi xem bà nội có cần mẹ làm gì không. Thì chợt nghe trong phòng có người nói chuyện lớn tiếng với bà nội, không ai khác chính là ông bác. Ông ấy nói.

- Mẹ à! Nhà họ Huỳnh ta là gia đình danh giá, có thân phận địa vị, làm sao có thể nhận một đứa bá dơ ăn xin đầu đường xó chợ về làm con nuôi được chứ? Con không đồng ý đâu. Dù nó đã liều mạng cứu mẹ nhưng mà mẹ có thể cho nó một số tiền là được rồi. Cần gì phải đem về nhà xem như tiểu thư chứ?

Bà nội lần chuỗi tràng hạt thở dài nói.

- Nhân à! Cha mẹ đặt con cái tên Thiện Nhân là để con có thể biết làm người lương thiện, có nhân có nghĩa. Chứ nào phải để con trở thành một kẻ vô lương tâm như vậy chứ. Dù là một đứa bé ăn xin thì như thế nào? Nó có quyền lựa chọn xuất thân sao? Nó muốn làm ăn xin sao? Giả sử nếu con không có cha có mẹ che chở đùm bọc thì con có thể được như ngày hôm nay sao? Được ăn no, mặc đẹp sống trong nhung lụa, lên xe xuống ngựa, kẻ hầu người hạ sao? Nhân à! Làm cái gì cũng phải để lại cái đức con. Không phải đời con là hết đâu, còn đời con cháu sau này của con nữa. Sở dĩ nhà họ Huỳnh được như ngày hôm nay đều là nhờ cái đức của ông bà truyền lại đấy con biết không?

Thiện Nhân không trả lời chỉ cuối đầu nghe mẹ dạy. Bà nội lại nói tiếp.

- Sở dĩ mẹ nhận con bé Lệ làm con nuôi, không phải chỉ đơn giản vì nó liều mạng cứu mẹ. Mà mẹ còn muốn tạo một cái âm đức để để lại cho các con sau này. Con trai hưởng đức mẹ mà. Con nghĩ thử xem, nó chỉ là một đứa bé gái. Nếu cứ để ngoài đường sau này lớn lên sẽ thành cái dạng gì con biết không? Xã hội sẽ đẩy nó vào con đường gì con biết không? Tại sao trong khi con có khả năng lại không dang tay ra mà đón nhận nó, để nó phải lênh đênh giữa dòng đời nghiệt ngã như vậy chứ? Cứu một mạng người còn hơn xây bảy tháp phù đồ con à. Con giúp nó cũng chính là con đang giúp mình đấy. Nếu có khả năng mẹ thật sự cũng muốn đem tất cả những đứa trẻ như vậy về nuôi. Nhưng đáng tiếc có lòng mà không có lực. Giúp được đứa nào thì hay đứa ấy thôi con ạ! Với lại nó cũng đã cứu mẹ. Giờ con có cho tiền nó, nhưng nó còn nhỏ như vậy thì biết làm gì với số tiền đó đây? Chẳng khác nào là con đang hại nó đẩy nó vào tay kẻ xấu. Đó đâu phải trả ơn con, đó là lấy oán báo ơn đấy!

Thiện Nhân như đã hiểu ra vấn đề, quỳ xuống bên gối bà nội nhận sai. Nhưng mà cũng từ đó, mẹ Bảo Trâm lại có ác cảm với ông ta. Tuy nhiên, mẹ lại rất thương bà nội, khi bà nội còn tại thế luôn cố gắng làm bà nội vui lòng, chăm sóc bà nội như là mẹ ruột. Đến khi bà nội mất, vì nhớ như in những lời ông bác nói mà mẹ mới dọn ra sống một mình. Nhà họ Huỳnh danh giá mẹ không dám trèo cao.

Bảo Trâm nghe xong, cũng không còn cảm tình gì với ông bác. Hai anh em chẳng ai tốt cả, cha cô và cả ông bác. Cô thật muốn đổi họ luôn cho rồi. Nếu thật những số tiền ấy là do ông bác gửi, cô cũng muốn trả lại hết luôn. Nhưng mẹ cô lại nói cứ nhận lấy đi. Dù cô không chấp nhận, nhưng cũng không thể thay đổi được máu trong người cô đang chảy là của nhà họn Huỳnh. Sự thật này vĩnh viễn không thể thay đổi.

Trong khi hai mẹ con Bảo Trâm đang tâm sự chuyện xưa, thì tại một ngôi biệt thự sang trọng, cũng có một người đàn ông 50 tuổi đang nhìn một di ảnh mà tâm sự một mình.

- Mẹ ơi! Những lời năm xưa mẹ dạy cho con, con còn nhớ mãi trong lòng. Nhưng con lại không thể nào thực hiện được. Mà càng ngày lại càng đi sâu vào con đường tội lỗi. Con là một đứa con bất hiếu, một thằng anh khốn nạn, là một người đàn ông hèn hạ và là một người cha vô trách nhiệm. Con không còn mặt mũi nào nhìn lại mẹ nữa mẹ ơi!

Đó chính là ông Huỳnh Thiên Ân, còn di ảnh ông đang ôm là hình ảnh bà nội của Bảo Trâm. Ông lại nức nỡ nói tiếp.

- Con không xứng đáng với cái tên Thiện Nhân mà cha mẹ đã đặt. Sau tai nạn tưởng chừng chết đi, con đã thay tên đổi thành Thiên Ân. Như là để cảm ơn trời cao đã cho con sống lại, có thể cho con làm lại từ đầu sửa chữa sai lầm của mình. Hôm qua con đã gặp lại con gái mình. Nó rất giống mẹ nó lúc trẻ, từ khuông mặt đến tính cách. Cũng quật cường, cũng tự lập đến người khác phải đau lòng. Nó cũng không tin vào bất kỳ tình cảm chân thành nào dành cho nó. Cũng như mẹ nó đã không bao giờ có thể tin tưởng con.

Ông hít sâu một hơi rồi nói tiếp.

- Mẹ ơi! Giá như năm xưa con suy nghĩ thấu đáo hơn một chút, thì đã không có cuộc nói chuyện hôm đó giũa hai mẹ con ta. Lệ cũng không thể nghe thấy mà từ đó giữ khoảng cách với con. Con biết cô ấy đã đứng bên ngoài, nhưng con nghĩ cô ấy chỉ mới 12 tuổi. Con ở tuổi đó còn chưa hiểu cái gì là cái gì. Nhưng con quên rằng, cô ấy là một đứa trẻ bị xã hội bên ngoài chà đạp. Thì làm sao không hiểu những gì con muốn nói chứ. Từ ngày có cô ấy về nhà, trong nhà bắt đầu có sức sống mới. Có tiếng cười trong trẻo của cô ấy và tiếng cười vui vẽ của mẹ khi hai người bên nhau.

- Con dần dần có cảm tình với cô ấy. Nhìn cô ấy lớn lên từng ngày, từ một cô bé ốm yếu, gầy cồm, xanh xao trở thành một thiếu nữ thanh tú dễ thương. Một buổi sáng thức dậy, nghe tiếng chim hót ngoài sân, con mở cửa sổ ra thì thấy cô ấy đang say sưa chăm sóc những đóa hoa hồng vừa chớm nở. Thiếu nữ ngây thơ giữa ánh bình minh đẹp như một thiên thần. Chợt cô ấy bị một gai đâm vào ngón tay, nhưng cô ấy chỉ khẽ kêu nhẹ một tiếng rồi ngậm lấy ngón tay mình. Lúc đó tim con như có gì đó bắn vào, con muốn đi ra ngậm lấy ngón tay cô ấy. Nhưng mà, khi cô ấy quay sang thấy con đang đứng bên cửa sổ thì vô cùng hoảng sợ, vội vã bỏ đi khỏi nơi đó ngay.

- Từ trước tới nay, cô ấy đều như vậy. Hễ thấy con ở đàng xa là cô ấy sẽ đi đường vòng, hoặc cuối mặt nép sát vào. Chỉ khi có mẹ cô ấy mới gọi con anh hai. Ngoài ra thì đều là cậu Nhân cả. Ban đầu con cũng không biết tại sao như vậy. Cho đến lúc mẹ đột quỵ mất đi, sau khi chôn cất mẹ xong khi con trở về nhà thì thấy cô ấy đang xách vali ra cổng. Con hỏi cô ấy định đi đâu? Và cô ấy đã trả lời khiến con hoàn toàn chết lặng.

"Thưa cậu Nhân! Tôi chỉ là một đứa bá dơ, ăn xin đầu đường xó chợ. May được bà đem về cưu mang, nuôi nấng, tôi vô cùng biết ơn bà. Nay bà đi rồi tôi cũng không thể mặt dày ở lại căn nhà sang trọng này nữa. Nên xin phép cậu tôi đi! Đồ trang sức, tiền bạc bà cho tôi, tất cả tôi đều không mang theo. Chỉ xin cậu cho tôi mang theo một ít quần áo và mượn vài chục ngàn. Mai mốt tôi nhất định sẽ trả lại cho cậu gắp đôi. Thưa cậu tôi đi!"

- Vậy là cô ấy đã hiểu hết những gì mẹ con ta nói với nhau rồi mẹ ơi! Lúc đó con rất muốn rất muốn giữ lại cô ấy, nhưng mà con lấy cái tư cách gì mà giữ cô ấy lại đây. Con chỉ có thể đứng lặng mà nhìn cô ấy dần dần khuất dạng. Con biết cô ấy đã vĩnh viễn bước ra khỏi cuộc đời con rồi. Con thật hối hận, hối hận cho sự vô cảm của mình.

Khi con biết cô ấy ngày ngày vất vả đi làm kiếm tiền nuôi thân. Con đã nhiều lần gửi tiền cho cô ấy bằng cách gửi kèm theo một món quà. Nhưng mà khi cô ấy phát hiện ra, cô ấy đã trả lại cho con toàn bộ, không thiếu một xu và luôn số tiền mà cô ấy đã từng nói khi ra đi. Tại sao cô ấy lại có thể cương quyết đến thế cơ chứ? Cô ấy khiến con thật quá đỗi đau lòng.

Nhưng càng thảm hại hơn là khi con biết Thiện Nghĩa lại muốn cưới cô ấy. Con nghĩ nó cũng thích Lệ thật lòng nên đã cố nén tình cảm của mình mà tác hợp cho hai đứa. Tuy nhiên con lại không cam tâm, không cam tâm cho cô ấy thành em dâu mình. Con muốn có được cô ấy. Ý nghĩ điên cuồng đã khiến con hoàn toàn mất hết lý trí. Ngày tân hôn của họ, con đã chuốt say em mình, bỏ thuốc cho cô ấy. Rồi tàn nhẫn mà chiếm đoạt thân thể cô ấy, trong lúc cô ấy mê man nào đâu biết gì. Sáng ra cứ ngỡ là đã cùng chồng mình động phòng. Cả Thiện Nghĩa cũng tưởng như vậy.