Đàn Lang

Chương 14: Về triều (Hạ)



*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Sau gần một tháng ruổi ngựa quay về triều, đại quân cuối cùng cũng về tới Lạc Dương.

Trong mấy năm gần đây, đây là lần đại thắng duy nhất mà tướng soái thống lĩnh không phải là một vị phiên vương nào đó, hoàng đế hiển nhiên vô cùng xem trọng, càng thêm khen ngợi. Tuần Thượng ngoài việc được phong làm Thái tử Thái phó* ra còn được gia phong hai ngàn hộ thực ấp, tước phong cũng được đổi từ Mạt Lăng hầu thành Đông Hải Quận công***_Thái tử Thái phó 太子太 là thầy dạy của Thái tử, chỉ là hư hàm gia thêm cho đại quan, biểu thị ân sủng chứ không phải thực chức. **_Tước Quận công có từ thời Tào Ngụy, Tây Tấn và Nam-Bắc triều, đây là tước phong cao nhất cho người khác họ, đa phần dùng cho quyền thần hoặc ngoại thích. Tước này có phong quốc (lấy quận làm đất phong), thực ấp và có thể kế tước truyền đời, thực ấp từ mấy ngàn hộ đến vạn hộ, thực quyền ở địa phương đều như Thái thú.Quả như Hoàn Tương từng dự đoán, Tuần Khải trở thành kẻ lập được công đầu. Nhờ lấy được đầu của thủ lĩnh quân địch nên hắn được thăng làm Đồn kỵ hiệu úy*, phong tước Bình Xương Hương hầu.*_Hiệu uý_校尉 là tên một chức quan võ, bắt đầu có từ đời Hán, là tướng lãnh Cấm vệ quân. Thời Hán Vũ Đế 汉武帝 có 8 Hiệu uý, địa vị chỉ dưới Tướng quân. Trong đó, Đồn kỵ hiệu úy (屯騎校尉), quản lý kỵ binh hạng nặng.“Uy phong bậc ấy, chẳng bằng noi theo Hoắc Phiêu Diêu, xin Thánh thượng ban cho hắn cái phong hào Vạn Hộ hầu.” – Mỗi lần Hoàn Tương nhắc tới chuyện này là giọng điệu lại ngập vẻ châm biếm.

Lần này, Công tử và Thẩm Xung cũng lập công nên được phong tước, có điều so ra vẫn kém hơn Tuần Khải một chút. Công tử được phong làm Vạn Thọ Đình hầu, Thẩm Xung được phong làm Ngu Dương Đình hầu, còn Hoàn Tương thì được phong làm Tây Giang Đình hầu. Thẩm Xung vốn đã là trợ giáo ở Quốc tử học, nay được đề bạt làm Thái tử tẩy mã*, đến nhậm chức ở Đông Cung; Công tử và Hoàn Tương vẫn chưa nhập sĩ**, lần này coi như là chính thức bổ nhiệm vào triều. Tuy là lần đầu ban chức nhưng phẩm cấp của cả hai đều không thấp, Công tử đảm nhiệm chức Nghị lang***, Hoàn Tương đảm nhiệm vị trí Trung lang**** trong điện, đều là chức vị kề cận bên cạnh hoàng đế.*_ Đối với nhiều người mà nói, cụm từ “Thái tử tẩy mã” 太子洗马 rất xa lạ. Đương nhiên nó không phải chỉ việc thái tử tặng ngựa cho người khác, cũng không phải tắm ngựa cho thái tử, mà là tên một chức quan được đặt ra vào thời cổ ở Trung Quốc. Vào thời Hán, “Thái tử tẩy mã” là hạ thuộc của Thái tử Thái phó hoặc Thiếu phó, là chức quan nắm giữ thư tịch. **_Nhập sĩ_入仕 nghĩa là vào triều làm quan. ***_Nghị lang_một chức quan tham mưu cho nhà vua. ****_Vị trí trung lang_中郎 được hình thành vào thời Nhà Tần, là chức quan đứng đầu đội bảo vệ hoàng cung.Đối với chuyện Công tử lập công lần này, ở Lạc Dương sớm đã truyền khắp hang cùng ngõ hẻm.

Người đời xưa nay đều chuộng thiếu niên anh hùng, mà giả như thiếu niên anh hùng này vừa khéo lại còn là công tử danh môn, tuấn nhã vô song, thanh cao thoát tục thì đúng là càng thêm tuyệt hảo. Mặc dù trên sổ công của triều đình, Tuần Thượng là chủ tướng, Tuần Khải là người lập công đầu nhưng trong miệng của bách tính nơi đường phố thì Công tử mới đích thực là giai thoại nổi bật nhất. Thậm chí trên phố còn lưu truyền đến mấy phiên bản thần kỳ, lúc thì nói Công tử mưu hay chước giỏi, tính được chiến thắng từ ngoài ngàn dặm, lúc thì nói Công tử một mình một ngựa tập kích vào doanh địch, cứu chủ soái trong cơn nước lửa. Người đến cửa bái phỏng chúc mừng, thêm hoa trên gấm xếp thành hàng dài nối liền không dứt, chính đường của phủ Hoàn ngày nào cũng vô cùng náo nhiệt.

Ngay cả kẻ nhát chết đến độ cưỡi ngựa hai ngày thì xin ngồi xe, nhìn thấy người chết thì căng thẳng đến mất ngủ, trong trận đại chiến cuối cùng thì ở lại thủ thành với Hoàn Tương như Thanh Huyền, sau khi trở về cũng biến thành anh hùng. Mỗi lần hắn ra ngoại viện đều có tiểu tỳ trộm ngắm, có đứa còn lớn mật quấn lấy hắn đòi nghe chuyện đánh giặc. Khiến cho Thanh Huyền ngày ngày như được tắm trong gió xuân, đến đi đường cũng cười toe toét.

Lúc tôi kể cho Công tử nghe những chuyện này, hắn lại chẳng hề hứng thú. Kỳ thực, thái độ của hắn đối với mấy loại chuyện trà dư tửu hậu này vô cùng lạnh nhạt, cũng rất ít gặp khách. Từ sau khi trở về, Công tử ngày ngày đều ở trong viện đem các chi tiết của chiến sự chỉnh lý lại một lượt, tìm vô số binh thư để nghiền ngẫm, còn sai hạ nhân bày một cái sa bàn ở trong viện, suy diễn lại trận chiến vừa rồi.

Hắn còn thường sai tôi đi tìm Thẩm Xung và Hoàn Tương tới cùng hắn đàm luận.

Tính tình Thẩm Xung hòa nhã, có thời gian nhất định sẽ tới nhưng Hoàn Tương thì lại phiền không chịu nổi.

“Huynh mò mẫm mấy thứ này thì có tác dụng gì? Chúng ta đều đã toàn mạng trở về, công cũng lập được rồi, còn bàn cái gì nữa.” – Hắn nói

“Sao lại không có tác dụng gì? Đệ nhìn chỗ này xem.” – Công tử cầm một quân cờ đặt vào vị trí ải Già Hồ nói – “Giả như tướng quân đã biết về kế hoạch tập kích ải Già Hồ của Thốc Phát Bàn, lấy nghi binh để dụ địch, đại quân thừa lúc đêm tối đánh bọc hậu, vậy thì chẳng cần đến Mộ Dung Hiển động thủ chúng ta cũng có thể toàn thắng.”

Hoàn Tương dựa vào bằng kỷ*, lười biếng nói – “Cái này thì phải trách Nghê Sinh, nếu nàng ấy bói được quẻ sớm một chút thì chúng ta hà tất phải bôn ba như thế?”*_Nó là cái ghế tựa dạng như hình dưới ý ạ=)))

Tôi cười nhạt.

Công tử lắc đầu – “Chuyện này là do chúng ta khinh suất. Ngẫm kĩ lại thì những phần mộ trong ngôi miếu cổ ấy thực sự có rất nhiều điểm đáng ngờ nhưng chúng ta đều không xem xét chu đáo, mới trúng kế che mắt của quân Tiên Ti.”

Hoàn Tương tụt hứng, bỗng chuyển hướng về phía Thẩm Xung nói – “Lúc còn ở ải Già Hồ không phải huynh nói muốn thưởng cho Nghê Sinh sao? Phần thưởng đâu rồi?”

Thẩm Xung liếc mắt nhìn tôi, cười nói với Hoàn Tương – “Không cần đệ nhắc, tất nhiên là ta vẫn nhớ.” -Dứt lời liền bảo người hầu cầm đến một chiếc hộp sơn son đưa cho tôi.

“Nghê Sinh.” – Thẩm Xung nói với tôi – “Ngày ấy ta đã nói sẽ trọng thưởng cho nàng, ta nói được làm được.”

Tôi vừa mừng vừa sợ, không ngờ được chàng thật sự muốn tặng đồ cho tôi liền vội bước lên nhận lấy.

Chẳng ngờ chiếc hộp sơn son kia lại khá nhẹ, tựa như thể chẳng có gì bên trong.

“Sao nào? Không định mở ra xem ư?” – Thẩm Xung lại cười nói

Tôi nghe lời chàng mở chiếc hộp ra, đến khi nhìn thấy thứ bên trong thì không khỏi giật mình.

Trong hộp không phải vàng cũng chẳng phải bạc mà là gấm vóc voan lụa, vô cùng tinh xảo đẹp đẽ, hiển nhiên là một bộ xiêm y của nữ tử.

Công tử và Hoàn Tương vừa thấy cũng lộ ra vẻ ngạc nhiên.

Hoàn Tương tấm tắc khen – “Chất liệu này… chắc hẳn là đồ ở trong cung hả?”

Công tử nói – “Nghê Sinh trước nay vẫn luôn mặc nam trang.”

“Vậy thì sao?” – Thẩm Xung nói – “Nghê Sinh vốn là nữ tử, nếu như không phải ngày ấy nhìn thấy nàng ấy mặc nữ trang thì ta suýt nữa cũng quên đi mất.” – Dứt lời chàng nhìn tôi, hỏi – “Có thích không?”

Nói thật lòng, tôi càng mong thứ mà chàng tặng tôi là vàng bạc. Có điều thứ mà Thẩm Xung tặng cho tôi, cho dù là vàng bạc thì tôi cũng tuyệt đối không nỡ đem ra để đổi thành tiền.

“Vô cùng thích ạ, đa tạ biểu công tử.” – Tôi thật lòng thật dạ nói.

Hoàn Tương ở bên cạnh xoay sang Công tử, cười nhạo nói – “Huynh xem, huynh làm chủ nhân của người ta nhiều năm như vậy mà còn chẳng có tâm bằng Dật Chi, không bằng đem Nghê Sinh tặng cho huynh ấy luôn đi.”

Người nói vô tâm nhưng lòng tôi lại dao động một nhịp.

Công tử liếc hắn một cái, nói – “Thị tỳ trong phủ đệ là nhiều nhất, muốn tặng thì cũng nên là đệ tặng.”

Hoàn Tương lại càng hào hứng – “Mà tặng ta cũng được. Nhược Hà chỗ ta ngoan lắm, dịu dàng săn sóc, vừa hiểu văn thơ vừa biết ca múa, hiềm mỗi nỗi không biết xem quẻ. Hôm nay ta đưa cả nó tới để trao đổi với huynh đấy.”

“Người của đệ thì tự giữ lại mà dùng, sao phải đổi.” – Công tử giễu cợt nói, dứt lời liền không thèm để ý đến hắn nữa mà quay sang nói với tôi – “Nếu đã là ý tốt của Dật Chi thì nàng cứ nhận lấy.”

Tôi đành phải tạ ơn Thẩm Xung sau đó nhận lấy chiếc hộp son.

Đến đêm, sau khi hầu hạ công tử nghỉ ngơi xong tôi mới trở về trái phòng.

Chiếc hộp Thẩm Xung tặng cho tôi vẫn đặt ở trên mặt án, tôi vừa rảnh rỗi, nhìn thấy nó liền không nhịn được mở ra.

Bộ xiêm y này quả thực rất đẹp, chất liệu vải cũng là loại thượng thừa. Mà người tặng tựa hồ như sợ người nhận không hiểu về trang sức, còn phối thêm trâm hoa lẫn vòng tay.

Tôi nhìn chằm chằm chiếc hộp hồi lâu, cuối cùng vẫn quyết định lấy bộ xiêm y ra, đi đến trước gương ướm thử một chút. Dù là độ dài ngắn hay rộng hẹp đều vừa vặn.

Thẳng thắn mà nói, tôi không quá tự ti về thân hình của mình, cho dù hai năm qua nó từng mang đến cho tôi không ít phiền toái. Ví dụ như tôi không thể có hầu kết giống như Công tử, hoặc đôi gò trước ngực ngày một lớn dần, cho dù tôi đã phải dùng vải để bó lại thì cũng chẳng mấy tác dụng.

Tôi đã rất nhiều năm không mặc nữ trang, cái này cũng không hoàn toàn là ý của phủ Hoàn mà chỉ là do thói quen của tôi mà thôi. Mặc nam trang có thể làm rất nhiều chuyện mà nữ tử không tiện làm. Ví dụ như theo Công tử đi dự yến tiệc hoặc là theo hắn xuất chinh, sao lại không mặc?

Có đôi khi, tôi thậm chí còn cho rằng Công tử cũng không xem tôi là nữ tử. Hắn có thể nói rất nhiều chuyện với tôi, giống như bạn bè mà không cần phải ngượng ngùng như giữa nam và nữ.

Thẩm Xung cũng như vậy.

Tôi thích như vậy, cho dù từ tận đáy lòng tôi hiểu rõ đời này có lẽ chẳng thể nào với được tới chàng, nhưng ít nhất cũng có thể tự tại.

Tôi vừa nghĩ vừa cởi y phục trên người, mặc bộ xiêm y kia vào.

Ngạc nhiên là lại khá đẹp.

Chiếc váy kia màu sắc nhẹ nhàng tao nhã, không hề lòe loẹt, dù phối cùng trang sức lộng lẫy hay đơn giản đều đẹp. Mặc dù trên cổ tôi chỉ đeo một viên ngọc châu, nom cũng vô cùng thuận mắt.

Người trong gương mang khuôn mặt quen thuộc nhưng dáng vẻ lại hoàn toàn khác, khiến cho tôi không khỏi lạ lẫm.

Ừm, mặc xiêm váy tựa hồ cũng không tệ… Lòng tôi thầm nhủ.

Tiếc là Thẩm Xung vốn cành vàng lá ngọc, chung quy vẫn chẳng thể hiểu được sự đời khó khăn. Xiêm y như vậy chỉ xứng với tiểu thư khuê tú, tôi lại chỉ là một đứa thị tỳ, cho dù có thích thì cũng không thể mặc. Chỉ có thể đợi mai sau rời khỏi nơi này… Tôi nghĩ một hồi lại không khỏi thở dài.

Tới lúc đó, cho dù ngày nào tôi cũng đều mặc nó thì cũng chỉ có thể ở nơi thôn dã tự mua vui cho mình,Thẩm Xung cũng không thể nhìn thấy được…
Công tử và Thẩm Xung lập công được thụ phong làm rạng rỡ tổ tông, Hoàn thị và Thẩm thị tất nhiên vô cùng vui mừng. Ngoài việc chiêu đãi khách khứa trong phủ ra thì cả hai nhà còn chọn một ngày tốt, cùng nhập cung diện kiến Thái hậu.

Ngày hôm ấy, trên điện ngập tràn không khí vui mừng, tiếng cười nói vang lên không dứt. Hai nhà chia ra ngồi ở hai bên trái phải, cả Thẩm Quý phi cũng tới góp vui, cùng Đại trưởng công chúa ngồi ở bên cạnh Thái hậu, cười khúc khích cả buổi.

Thẩm thái hậu tuổi gần bảy mươi, tóc bạc trắng, lời nói khoan thai chậm rãi. Đại trưởng công chúa năm nay vừa hơn năm mươi, dung mạo có vài phần tương tự Thái hậu, nét mày dài mảnh đương thịnh hành được vẽ rất cẩn thận trên khuôn mặt chăm sóc kỹ càng của bà.

Thẩm thị chỉ có một đứa con trai là Thẩm Xung, còn lại đều là các tỷ muội chưa xuất giá trong nhà. Hoàn Túc và Đại trưởng công chúa có tất cả ba nhi tử, ngoại trừ Công tử thì hai người còn lại đều đã thành gia lập thất. Trưởng tử Hoàn Du lấy Hứa thị ở Hà Đông, sinh được hai nam hai nữ; thứ tử Hoàn Húc lấy Phàn thị ở Nam Dương, sinh được một nam một nữ.

Cả hai nhà đều dẫn theo hài đồng tới, ở trước điện vui đùa ầm ĩ. Thẩm thái hậu cũng không chê phiền nhiễu, còn cười tủm tỉm ban điểm tâm cho bọn trẻ.

“Tử Hạo sao còn chưa đến?” – Thẩm thái hậu hỏi Thẩm quý phi – “Nó đi đâu rồi?”

Thẩm quý phi dịu dàng đáp – “Dạ, bệ hạ lệnh cho Tử Hạo giám sát nghi thức tế tự, vừa sáng sớm thì thằng bé đã đi rồi, có lẽ vẫn chưa xong việc.”

Thái hậu gật đầu – “Như vậy cũng tốt! Bình thường Tử Hạo cứ mải ham thích mấy thứ hoa cỏ thư họa, còn trẻ như vậy, nhàn tản quá chung quy cũng không tốt.”

Thẩm quý phi vội nói – “Thái hậu nói chí phải ạ.”

Thẩm thái hậu lại nhìn về phía Công tử và Thẩm Xung, bảo bọn họ lại gần hỏi han hết chuyện này đến chuyện khác.

“Nếu như sớm biết đi Hà Tây còn phải thực sự ra chiến trường thì ta đã chẳng mặc cho hai đứa đi.” – Thẩm thái hậu thở dài, oán giận nói với Thẩm Diên – “Đều tại ngươi đầu têu, triều đình xuất chinh là chuyện của triều đình, tội gì phải đưa cả Dật Chi tới đó? Còn dắt theo cả Nguyên Sơ, cản cũng không cản được.”

Thẩm Diên cười xòa – “Cháu cũng đâu biết tình cảnh lại nguy hiểm như vậy, vả lại Dật Chi và Nguyên Sơ cũng chỉ vì một lòng báo đền ơn nước, có lý nào lại ngăn cản được?”

“Ngoại tổ mẫu không cần lo lắng.” – Công tử nói – “Chẳng phải cháu và Dật Chi đều đã bình yên trở về hay sao.”

Thái hậu trừng hắn một cái – “Ta còn chưa mắng cháu đó. Lúc đó cháu gạt cả nhà để xin ra trận, có biết là mọi người sốt ruột cỡ nào không? Thánh thượng lại một mực không nghe lọt tai, khiến chúng ta lo lắng không yên suốt mấy tháng trời.”

Công tử cười hối lỗi, chỉ đành nhỏ giọng – “Đều là do cháu ngoại không phải.”

“Thái hậu, lần này Dật Chi và Nguyên Sơ đều lập được công lớn, cả triều có ai mà không tấm tắc khen ngợi chứ?” – Thẩm Quý phi ở bên cạnh lên tiếng đỡ lời – “Chuyện này cũng là nhờ phúc trạch của Thái hậu, người nên mừng rỡ mới phải.”

Thái hậu nghe vậy, sắc mặt bấy giờ mới hòa hoãn lại, giây lát lại quay sang phía Đại trưởng công chúa nói – “Ta nhớ con từng kể Nguyên Sơ có một thị tỳ, là nhờ phương sĩ đặc biệt tìm ra giúp thằng bé trừ tai giải nạn, có chuyện này sao?”

Mọi người đều nhìn về phía tôi.

Đại trưởng công chúa nói – “Đúng ạ.” – Dứt lời liền ra lệnh cho tôi – “Vân Nghê Sinh, ngươi bước lên đây.”

Tôi chẳng còn cách nào khác đành bước ra, hành lễ ở trước mặt Thái hậu.

Thái hậu tỉ mỉ nhìn kỹ tôi, nói – “Ngươi chính là Vân Nghê Sinh?”

Tôi đáp – “Dạ, chính là nô tỳ.”

Thái hậu gật đầu, ra hiệu cho cung nhân ban cho tôi một cuộn lụa mộc, nói – “Ngươi phải thường thường hết lòng bảo vệ chủ nhân, không được trái nghịch. Nếu có công lao, ta tất không bạc đãi ngươi, đã hiểu chưa?”

Tôi thầm khinh thường trong lòng.

Công tử bình an trở về. Phủ Hoàn bày tỏ lòng biết ơn đối với nhân thủ đắc lực ngăn tai chắn kiếp là tôi đây bằng cách thưởng cho một bữa rượu thịt ú hụ, như thể là ban phát ân huệ gì lớn lắm… Còn chẳng bằng lúc đầu nên nhanh tay một chút, cắt cái đầu chó của Thốc Phát Bàn xuống.

Tôi đáp – “Nô tỳ hiểu ạ.” – Dứt lời liền hành lễ tạ ơn.Đôi lời: Tôi đang suy tính đến chuyện làm một bảng quan hệ nhân vật, vì hệ thống nhân vật của truyện này lắm quá, chốc lại thấy tòi ra thêm một người mà họ hàng cứ loạn xạ hết với nhau, mọi người nghĩ thế nào? Mà nhân tiện có ai ở đây vẫn cho rằng bạn Thẩm Xung là nam hai không nhể=)))) Dịch chương này đã khiến tôi toét cả mắt vì tra từ, *khóc hẳn một dòng sông.