Được Hời Chú Ruột Của Chồng Cũ

Chương 3-1: Mắt nhìn đàn ông



Edit: Baby Laby

Beta: Baby~ Laby~

*********

Ông nội mất vào mùa thu năm đó, khi ông đã chín mươi tám tuổi. Ở tuổi này, ông cụ đã tích đủ phúc và sống đủ thọ để an nhàn mà nhắm mắt ra đi.

Ông dường như không quá quan tâm về cái chết, đưa bàn tay gầy gò lên, đặt nhẹ lên mái tóc của Sơ Vãn khẽ vuốt. Ông thủ thỉ rằng, ông muốn sau này khi đã thực sự nhìn thấy cô được gả đi và sống thật tốt, ông mới có thể yên tâm mà ra đi.

Vừa dứt lời, ông nội đột nhiên trở nên bối rối rồi nói lời xin lỗi cô một lần nữa.

Cuối cùng, đôi mắt của ông nội trở nên xa xăm và đờ đẫn, đôi môi khô khốc khẽ nhếch lên, như thể ông đang cố gắng thốt lên một cái tên.

Sơ Vãn ghé tai lại gần miệng của ông, chỉ có thể nghe thấy một âm tiết mơ hồ. Cô muốn hỏi ông, nhưng ông nội lúc này đột nhiên thở gấp.

Nhớ lại khoảnh khắc đó, Sơ Vãn lặng người ngắm nhìn dãy núi Lăng Minh hoang vắng và hiu quạnh phía xa, áng mây trôi lững lờ trên bầu trời xanh, giống như một chú chó lông dài với bộ lông màu trắng xồm xoàm và mềm mại.

Chỉ là cô không biết, liệu trong cái sân nhỏ lát đá xanh nơi phía tây cuối làng Vĩnh Lăng, có còn ngôi nhà đá hàng chục năm tuổi kia ở đó hay không? Và liệu, người ông già nua đã từng ra đi trước mặt cô kia, có còn sống hay không? Người còn có thể nói được những lời mơ hồ kia với cô nữa hay không...

Còn cả chiếc chén ngọc Cửu Long đã từng vỡ tan nát nữa, nó có còn đang thất lạc ở nước ngoài, bình yên vô sự mà nằm trong tay của một nhà sưu tập phương Tây nào đó, để chờ một ngày nó sẽ lại được nhìn thấy ánh sáng ban ngày hay không?

Cô xoa xoa trán, cảm thấy hiện tại có rất nhiều chuyện lộn xộn, hiện tại cô chỉ muốn khoác lên mình một đôi cánh để cao chạy xa bay. Nhưng vừa cúi đầu, liền chỉ nhìn thấy chiếc áo khoác đệm bông màu xanh lam sờn cũ trên người, chắp vá, tồi tàn và mộc mạc.

Nghĩ đến thế giới này, cô có chút chán nản thở dài.

Khi chén ngọc Cửu Long còn bị thất lạc ở nước ngoài, nếu muốn lấy lại, cô đã phải đánh đổi rất nhiều tiền bạc và nhân lực, thậm chí còn phải dựa dẫm vào tài nguyên của nhà họ Lục, thật sự vô cùng vất vả mới đoạt được.

Nhưng bây giờ là năm 1984, mặc dù cánh cửa đất nước đã được mở ra, nhưng mười năm sau sẽ không như vậy. Không cần nói gì, chỉ cần là buôn bán đồ cổ tư nhân thôi cũng sẽ bị quy vào chợ đen phi pháp. Kể cả việc trao đổi di vật văn hóa với nước ngoài cũng sẽ bị nhà nước quản lý chặt chẽ.

Trong khoảng thời gian này, cô đào đâu ra tiền và tài nguyên để đem được chén ngọc Cửu Long về đây?

Đang nghĩ ngợi lung tung, một tiếng "lọc cọc" kéo dài phát ra, chiếc xe bò dừng lại dưới gốc cây hồng đầu làng. Dù Tết đã qua nhưng tiết trời vẫn còn se se lạnh, cây hồng đã trở nên trơ trụi, chỉ còn lại dăm ba gốc hồng đỏ, tô điểm thêm vài sắc màu tươi tắn cho vùng quê hoang vắng này.

Sơ Vãn nhìn quả hồng trên cây mà cảm thấy sững sờ, đó là cây hồng của làng Vĩnh Lăng năm 1984.

Nếu là như vậy, cô đã được trở lại trong ký ức một lần nữa, gặp lại người ông vĩ đại sẽ qua đời sau này?

Cô vội cảm ơn ông Hồ, tự xách giỏ tre trong tay quay về nhà, bước chân có chút háo hức.

Sân nhà ở phía Tây cuối làng dần hiện ra, tim cô bỗng chốc đập nhanh hơn khi nhìn thấy hàng rào bằng đá phủ đầy rong rêu gần như trở nên đen kịt.

Tuy nhiên, bước chân cô lại dần thả chậm, ôm chặt giỏ tre. Cô bước từng bước đến trước thềm cửa, sau đó hít một hơi thật sâu, cô mới đẩy cánh cửa mục nát ra.

Trong tiếng kẽo kẹt khe khẽ của cánh cửa gỗ, hiện ra trước mắt cô là hình bóng một ông cụ lớn tuổi đang nheo mắt, tay cầm chiếc nạng cũ và ngồi trên phiến đá trước nhà.

Ông nội nay đã rất già, thân mình cong xuống như con tôm, trên đầu chỉ lởm chởm vài sợi tóc bạc trắng bay bay trong gió lạnh.

Ông nội không thích đội mũ, luôn miệng nói rằng đội mũ rất vướng víu, vì thế ông thích để đầu trần hơn. Ông còn nói, ông cũng không thấy lạnh.

Sơ Vãn lẳng lặng đứng tại chỗ, ngây người nhìn một hồi.

Sau một khoảng thời gian dài mà đến cả cô cũng không rõ là dài bao nhiêu, cuối cùng ông cụ cũng ngẩng đầu lên, nhìn cô rồi cười: "Trở về rồi à."

Trong cái chớp mắt đầu tiên, khóe mi cô lập tức đong đầy nước mắt.

Cô hít mũi cố gắng kìm nén, nhẹ nhàng bước tới, ngập ngừng nắm lấy bàn tay gầy gò già nua của ông nội rồi đáp: "Dạ, ông ơi, con về rồi đây."

Ông nội cười nói: "Sao mắt lại đỏ hoe thế này, ai bắt nạt Vãn Vãn nhà chúng ta à?"

Sơ Vãn của trước kia vô âu vô lo, cuộc sống của cô trôi qua luôn rất êm đềm, trước giờ cũng chưa từng phải chịu bất bình, bởi vì mọi thứ cô làm đều rất thành công.

Nhưng giờ đây, khi nghe những lời này của ông nội, cô liền cảm thấy xót xa.

Giống như một đứa trẻ lang thang bên ngoài đã lâu, đến khi trở về nhà, được nghe người lớn thản nhiên hỏi một câu như vậy, trong lòng lập tức chỉ cảm thấy oan ức vô cùng, chỉ muốn khóc lên thật to.

Đôi mắt cô rưng rưng, nhưng đôi môi vẫn mím chặt không nói lời nào.

Ông nội nhẹ nhàng vuốt tóc cô an ủi: "Sao vậy con, là Nham Thúc chọc giận con, hay con lại gây gỗ với Trần Lôi à?"

Trần Lôi là con gái của cậu ba, em họ của cô, cũng cùng sinh ra và lớn lên ở làng Vĩnh Lăng.

Sơ Vãn mím môi, kìm nén xúc động.

Thật ra cô có rất nhiều chuyện muốn nói với ông nội, nhưng vào lúc này, cô biết mình không thể vội vàng.

Nếu ông đã muốn nói thì ông cũng sẽ không giữ im lặng suốt thời gian qua, và rồi chỉ lẩm bẩm cái tên đó vào giây phút cuối cùng trước khi mất.

Cũng trong mười năm sau đó, Sơ Vãn đến cùng mới nhận ra rằng, cái tên mà ông khẽ gọi trước khi chết chính là nhũ danh của cô út, Vân Vân.

Cô út là đứa con gái bé nhỏ mà ông cô yêu thương nhất.

Vì vậy Sơ Vãn liền cười nói: "Ông ơi, con muốn nói với người một chuyện vô cùng quan trọng, nhưng người phải đứng về phía con."

Ông nội: "Có chuyện gì lớn lắm à?"

Sơ Vãn: "Tô Nham Thúc đối xử với con không tốt, con muốn chia tay với hắn!"

Ông nội chợt bật cười, lắc đầu thở dài: "Cũng đã lớn rồi, nhưng tính tình sao vẫn còn trẻ con như vậy. Hôm nay con ngoan thì ngày mai lại dở chứng, đến ngày mốt thì lại ngoan sao?"

Sơ Vãn nghiêm túc nói: "Ông nội, con thực sự nghiêm túc đó."

Ông nội: "Vậy con cho ta một lý do chính đáng đi, hay là như vậy, nói cậu ta đã có gia đình nhưng vẫn qua lại với con?"

Sơ Vãn nghĩ lại, có vẻ như ông nội cô nói rất đúng. Cô đột nhiên chia tay với Tô Nham Thúc như vậy, có lẽ lý do nào cũng không thể giải thích được cho lắm.

Cô đành nói: "Vậy thì con sẽ xem xét lại ạ."

Nếu đã thế, cô đành từ bi nghĩ ngợi, cô chắc chắn sẽ không cho anh ta một cuộc sống yên ổn.

Sau khi trò chuyện với ông nội một lúc, ông mới vào trong nhà nghỉ ngơi. Sơ Vãn đứng ở ngoài nhìn vào, bên trong ngôi nhà cũ kỹ đã có tuổi là chiếc bàn nhỏ dính đầy dầu mỡ đặt cạnh giường ngủ, mặt bàn ánh lên với những vết trà rơi vãi, và chiếc ghế bành cũ cạnh cửa sổ với tay cầm được đánh bóng thành màu gỗ sáng mịn.

Sau khi ông nội mất đi, các cậu dì họ ngoại của cô đã tranh nhau lao lên và xâu xé mọi thứ.

Lúc thì lấy ruộng chia nhà, lúc thì xúm vào vơ vét mọi thứ trong nhà của ông.

Họ nghĩ những vật này đều là đồ cũ, nếu không có giá trị thì cần gì giành giật đẫm máu.

Nhưng họ vẫn lén lút đi tìm người để dò hỏi, cuối cùng mới biết nó được sản xuất trong thời Trung Hoa Dân Quốc, tin rằng chúng chẳng có bao nhiêu giá trị.

Bọn họ như vậy là bởi vì khi ấy họ đã biết ông nội từng là đại gia buôn bán đồ cổ lớn ở phố Lưu Ly Xưởng. Tuy không lừa được ông, nhưng họ vẫn luôn cảm thấy ông chắc chắn đang giấu thứ gì, cho nên mới không từ bỏ.

Bọn họ muốn tìm đến Sơ Vãn, nhưng Sơ Vãn đã gả đến nhà họ Lục, bọn họ không dám quấy rầy nên liền trở về nhà cũ, đập đổ ngôi nhà bằng đá của ông nội, đào bới lung tung gần ba thước đất. Bởi vì bọn họ nghĩ rằng, họ có thể tìm thấy được cái gì đó.

Trên thực tế, ông nội thực sự là không để lại cái gì. Bởi vì tất cả của cải trong gia đình hầu như đều đã mất hết trước khi giải phóng. Sau khi giải phóng, trải qua bao lần tréo ngoe đối mặt với trộm cướp, đến mười mấy năm sau thì thực sự chẳng còn lại cái gì.

Ngay cả Sơ Vãn là đứa cháu cận kề ông nhất, cũng chẳng nhận được gì từ ông.

Món bảo vật vô giá nhất mà Sơ Vãn được thừa hưởng, chính là những kỹ năng được truyền lại từ ông nội.

Sơ Vãn lúc này đang đứng ở trong nhà, đứng trước nơi sắp bị đào mất ba thước đất, khẽ thở dài. Cô cầm lấy cái xô đi hứng ít nước, rồi cầm một cái giẻ lên, quyết định dọn dẹp sạch sẽ căn nhà một chút.

Ông nội không còn nhiều thời gian nữa, nên cô muốn giúp ông sống thật thoải mái và yên ổn nhất có thể.

Đang lau dọn thì bên ngoài truyền đến tiếng bước chân, cô đứng dậy nhìn xem là ai, thì thấy cô em họ quý mến - Trần Lôi đang đi đến.

Sau khi ông nội cô mất đi đứa con trai cả và con gái út của mình, ông đã phân tán toàn bộ gia tài, rồi mang theo đứa con trai còn lại chỉ mới bảy tuổi, cũng chính là cha của Sơ Vãn, đến làng Vĩnh Lăng này sống mai danh ẩn tích.

Sống một cuộc sống tồi tàn ở làng Vĩnh Lăng, ông nội phải đi làm thuê mưu sinh kiếm sống để nuôi nấng con trai nhỏ. Không một ai trong làng biết rằng, ông lão nghèo khổ đang phải gánh vác cuộc sống khó khăn này đã từng là một thương nhân kiêu hãnh trong giới đồ cổ, vang danh khắp phố Lưu Ly Xưởng của Bắc Kinh.

May mắn thay hai năm sau đất nước đã hoàn toàn độc lập, sau giải phóng, ông nội được chia ruộng đất, cuộc sống mới khấm khá hơn một chút.

Thời gian thấm thoát trôi nhanh, cha của Sơ Vãn dần trưởng thành dưới bàn tay của ông nội, cuối cùng lấy một người con gái trong làng, tức là mẹ của Sơ Vãn.

Gia đình mẹ Sơ Vãn là một gia đình đông con nhất ở làng Vĩnh Lăng, nhà có mấy anh em nhưng chỉ có một cô con gái.

Trần Lôi và Sơ Vãn bằng tuổi nhau, cô ta chỉ hơn Sơ Vãn vài tháng tuổi, là con gái của người cậu thứ ba bên nhà ngoại của Sơ Vãn. Sau khi tốt nghiệp cấp ba, cô ta đã phải ở nhà làm nông, chưa nói phải gánh nợ thay gia đình, cô ta lại có tham vọng rất lớn và rất muốn tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học.

Học lực của Trần Lôi thực sự rất tốt, tốt hơn cả Sơ Vãn, nhưng cô ta không may mắn. Cô ta đã trượt mất kỳ thi đại học năm ngoái vì bị cảm và sốt.

Theo kiếp trước, cô ta vẫn sẽ được nhận vào khoa Khảo cổ học của Đại học Bắc Kinh.

Nói đến đây, Sơ Vãn phải vô cùng khâm phục người em họ này.

Gốc gác gia đình Trần Lôi xuất phát từ nông thôn, bao đời nhà cô ta cũng không được học hành đầy đủ, nhưng đến lượt Trần Lôi lại rất thông minh. Cô ta thường chơi với Sơ Vãn từ bé, luôn đi theo và được nghe nhiều bài học mà ông nội thường dạy cho Sơ Vãn. Cô ta rất hay tò mò và tìm tòi học hỏi, nên ông nội Sơ Vãn cũng không giấu riêng chỉ dạy cho mỗi cô, mà còn dạy cho Trần Lôi một ít.

Trần Lôi là một cô bé chưa bao giờ được ra khỏi làng, nhưng cô ta lờ mờ cảm thấy những gì ông nội của Sơ Vãn dạy là những kinh nghiệm quý giá, nên cô ta đã học nó một cách vô cùng cẩn thận. Sau đó, cô ta lại càng quyết tâm thi đậu đại học, mục tiêu rõ ràng là học ngành Lịch sử.

Lúc đó Sơ Vãn không để ý lắm, sau này khi cô và Trần Lôi gặp nhau vài lần ở chợ đồ cổ, cô mới nhận ra mục đích của Trần Lôi.

Trần Lôi quả thực rất có đầu óc, cô ta vào khoa Sử, đi theo con đường đào tạo ngành Khảo cổ học chính thống, tốt nghiệp đại học với tư cách là một cử nhân ngành khảo cổ học, sau này trở thành một "chuyên gia bảo vật" có tiếng trên thị trường đồ cổ, vớt được không ít món hời.

Nhìn lại toàn bộ, mặc dù Sơ Vãn rất khinh bỉ một số hành động trong tối của Trần Lôi, đồng thời cũng biết mắt nhìn của Trần Lôi trong việc thẩm định bảo vật không được tốt lắm, dùng khá nhiều thủ đoạn. Nhưng cô phải thừa nhận một điều, Trần Lôi này vẫn là một chuyên gia đồ cổ được pháp luật công nhận.

Trong khi cô vẫn còn đang ngao du khắp đất nước rèn luyện kỹ năng, thì Trần Lôi đã lên cho mình một kế hoạch phát triển bản thân một cách thật hoàn hảo như vậy, cô ta đã biết phải làm thế nào để có cho mình một lý lịch chính thống và một công danh sáng sủa, mỹ miều.

Nhưng Trần Lôi chưa bao giờ thèm muốn chén ngọc Cửu Long.

Ngay cả Sơ Vãn cũng bắt đầu âm thầm hoài nghi cô ta.

Người phụ nữ mà Lục Kiến Thời chăm sóc là em họ con nhà chú của Trần Lôi, tên là Mạnh Bách Duyệt, kém Sơ Vãn và Trần Lôi ba tuổi.

Vào thời điểm đó, tại sao Lục Kiến Thời lại có thể mở được két sắt và tìm thấy chính xác chiếc chén ngọc Cửu Long? Ai cũng biết Lục Kiến Thời không biết gì về chiếc chén.

Hắn ta thực sự chỉ tình cờ lấy bừa được chiếc chén trong vô số món đồ cổ kia?

Hắn ta chắc chắn phải biết được tầm quan trọng của chén ngọc Cửu Long.

Vì vậy hiện tại, Sơ Vãn không tránh khỏi nghi ngờ về đường dây "Trần Lôi - Mạnh Bách Duyệt - Lục Kiến Thời". Thậm chí cô còn cho rằng, Mạnh Bách Duyệt chính là người do Trần Lôi gài vào bên cạnh Lục Kiến Thời.

Nhưng tất nhiên, điều này chỉ có trời mới biết được.

Lúc này Sơ Vãn nhìn Trần Lôi đang đứng trước mặt, nhìn cô ta chỉ mặc chiếc áo khoác bông cũ kỹ, trong lòng hồi tưởng một chút hình ảnh của vị phó giáo sư ngành Khảo cổ học thanh lịch, điềm đạm sau này, cô không khỏi cảm thán. Sau hơn mười năm chiến đấu, cô đã trở lại điểm xuất phát ban đầu, mà Trần Lôi cũng như vậy.

Một thoáng ngẩn ngơ, ấy thế đã là một vòng đời khác.

- -----------