Chỉ điểm chỉ vào tờ dăng ký kết hôn, Kim Đồng rất buồn, nhưng anh vẫn lăn ngón tay. Anh biết anh không yêu người đàn bà này, thậm chí còn ghét cô ta. Anh không biết tuổi cô, không biết tên cô là gì, lại nữa, không biết thân thế của cô ra sao. Lúc bước ra khỏi phòng trợ lý dân chính, anh mới hỏi:
- Cô tên là gì?
Cô giận dỗi cong môi lên, mở tờ đăng ký đỏ thẫm ra, nói:
- Nhìn cho kỹ vào, tên ở đây chứ đâu!
Trên tờ đăng ký viết: Uông Ngân Chi và Thượng Quan Kim Đồng tự nguyện dăng ký kết hôn, qua thẩm tra thấy phù hợp với Luật hôn nhân nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa...
Kim Đồng hỏi: - Uông Kim Chi với cô là thế nào?
Cô ta nói: - Là cha em.
Kim Đồng mắt tối sầm, hôn mê bất tỉnh...
Kim Đồng rơi ngay vào bẫy, kết hôn thì dễ nhưng ly dị thì khó. Bây giờ thì anh tin chắc rằng Uông Kim Chi đứng đằng sau sự kiện này. Thằng Tê giác một sừng chết tiệt. Hắn phải ngậm bồ hòn làm ngọt với Tư Mã Lương, nên giở trò này trùng phạt anh. Tư Mã Lương, Tư Mã Lương, cháu đang ở đâu?
Cô ta nước mắt đầm đìa, bảo anh:
- Anh Kim Đồng, anh dùng nghĩ xấu về em, em yêu anh, không liên quan gì đến bố em. Ông ấy chửi em, còn cắt đứt quan hệ bố con với em. Bố bảo em: Con ơi, con nói xem, thằng ấy thuận mắt con ở điểm nào? Hắn hiếp xác chết, hắn mắc bệnh tâm thần, đầy rẫy xấu xa, ai cũng biết. Dù hắn có thằng cháu ngoại là triệu phú, nhưng chúng ta cảnh nghèo chí không nghèo!...
Cô nước mắt dàn dụa, nói:
- Anh Kim Đồng, không sao, chúng ta ly hôn là xong, em đến thế nào thì đi thế ấy!...
Nước mắt cô thấm từng giọt vào trái tim anh. Có lẽ anh hơi da nghi, ừ nhỉ, có người yêu mình, thế là thỏa mãn lắm rồi!
Uông Ngân Chi là một thiên tài trong kinh doanh. Cô thay đổi chiến lược kinh doanh của Kim Đồng, phía sau cửa hiệu, cô cho xây dựng xưởng may nịt vú, sản xuất nịt vú cao cấp Thú Một Sừng. Kim Đồng đâm ra rảnh, ngày ngày ngồi trước tivi xem đi xem lại quảng cáo nịt vú Thú Một Sừng: Thú Một Sừng đeo trước ngực, đi nam về bắc đâu cũng được? Thú Một Sừng luôn bên mình, vận may sẽ đến bất thình lình! Một diễn viên loại ba giơ nịt vú lên nói: Đeo nịt vú Thú Một Sừng, chồng không yêu nửa chừng? Cởi nịt vú Thú Một Sừng, ngày ngày nổi cơn khùng Anh ngán ngẩm tắt tivi, đứng lên đi dạo trong phòng, tấm thảm thuần len lún thành vệt dọc theo lối chân đi. Anh càng đi càng nhanh, càng đi càng căm phẫn, những ý nghĩ lung tung trong đầu lồng lộn như đàn cừu đói nhốt trong chuồng. Đi mãi cũng mỏi, anh lại ngồi xuống, dùng cái điều khiển mở ti vi. Đài truyền hình đang phát tiết mục Tê giác một sừng. Chuyên mục này từng tác thành cho những trang cân quắc anh hùng của thành phố Đại Lan. Lỗ Thắng Lợi, Cảnh Liên Liên đã từng được giới thiệu trên chuyên mục này. Trong tiếng nhạc quen thuộc, nét nhạc du dương như tiếng gõ cửa của số phận, tang tang tang, tang tang tang tang tang, đây là tiết mục có sự cộng tác của Thú Một Sừng!. Thú Một Sừng đeo trước ngực, đi nam về bắc đâu cũng được! Thú Một Sừng là loại thú đầy tình nghĩa, ngày đêm sưởi ấm trái tim ta. Trên màn hình hiện ra biểu tượng Thú Một sừng, một quái vật tê giác không ra tê giác, bầu vú không ra bầu vú. Nam nữ thanh niên Đại Lan bây giờ mặc thời trang Thú Một Sừng là một vinh dự. Uông Ngân Chi đã phát triển một loạt trang phục mang nhãn hiệu Thú Một Sừng không chỉ là nịt vú và quần xịt, mà từ trong ra ngoài, từ áo lót đến áo khoác, từ trên xuống dưới, từ mũ đến tất. Phải chú ý kẻo mua phải hàng giả. Micờrô chuyển đến trước miệng Uông Ngân Chi, Tổng Giám đốc Thú Một sừng, trang phục đều mang nhãn hiệu Thú Một Sừng. Cô ta tô môi son. Cô ta béo ra, còn anh thì gầy đi. Xin hỏi Uông Tổng Giám đốc, vì sao chị lấy cái tên kỳ quặc Thú Một Sừng để đặt cho tên cửa hiệu, tên xưởng, thậm chí cho tất cả các mặt hàng do chị sản xuất ra? Cô ta mỉm cười oai vệ, thoạt trông đã nhận ra đây là một phụ nữ lợi hại có văn hóa, có tư tưởng, có tiền của và có thế lực. Cô ta nói, chuyện dài lắm: Cách đây ba mươi năm, cha tôi đã dùng bút danh này theo lời cha tôi giải thích, Thú Một Sừng là con vật linh thiêng, hao hao giống tê giác nhưng không phải tê giác. Nó là linh tê, một loại thú thiêng. Tâm hữu linh tê nhất điểm thông, giữa những cặp tình nhân với nhau, những người yêu nhau, những bạn bè thân thiết, chẳng phải trong lòng có linh tê thì thông cảm với nhau đó sao. Vì vậy tôi lấy nó để đặt tên cho cửa hiệu, rồi sau mở rộng ra, trở thành một cái nhãn nổi tiếng. Trong lòng có linh tê, đây là thế giới tình cảm mà người ta xiết bao hâm mộ. Tôi nói hơi nhiều rồi, nhưng khán giả truyền hình có linh tê trong lòng thì hà tất phải nói nhiều?
- Mày câm miệng được rồi đấy! Kim Đồng căm phẫn chửi. Cướp công của người ta, chiếm đoạt của người thành của mình, tao sẽ tiêu diệt lũ Tê giác một sừng chúng mày!
Ngồi đối diện với cô dẫn chương trình mồm đầy răng cải mả, Uông Ngân Chi giọng từ tốn, chắc nịch.
- Tất nhiên, thời kỳ sáng nghiệp ban đầu, ông nhà tôi đã làm nhiều việc có ích nhưng sau do bệnh tật đành phải nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Một mình tôi độc lập tác chiến, Thú Một Sừng là loại thú thiện chiến, tôi phát huy tinh thần chiến đấu của Thú Một Sừng, cứ thẳng tung mà đột phá...,
- Xin hỏi Tổng Giám đốc, kết quả cuối cùng của đột phá sẽ ra sao, cô dẫn chương trình hỏi.
- Trong ba năm tôi hạ bệ các hãng nổi tiếng trong nước, để Thú Một Sừng vươn ra thế giới; trong mười năm, tôi hạ bệ cái hãng nổi tiếng thế giới, để Thú Một Sừng làm bá chủ thế giới!
Uông Ngân Chi ưỡn ưỡn bộ ngực nhô hẳn lên do nịt vú được độn bằng lò xo và bọt bể cao cấp. Vú giả của bà chủ hiệu Thú Một Sừng y như vú thật, núm vú giả đội áo lót nhô ra như chóp ô, đã làm mê mẩn vô số thanh niên ngốc nghếch - Anh chọc cái điều khiển vào mặt Uông Ngân Chi trên màn hình:
- Đồ vô liêm sỉ, quân chó má!
Chiếc điều khiển bật trở lại rơi xuống đất. Trên màn hình, Uông Ngân Chi ưỡn cặp vú giả trả lời đâu ra đấy.
- Xin hỏi bà Tổng Giám đốc, mấy năm gần đây các nữ thanh niên phương Tây đang đấy lên phong trào giải phóng đôi vú. Họ cho rằng, nịt vú bây giờ cũng làm phương hại bộ ngực phụ nữ như áo xiết ngang ngực phụ nữ thế kỷ 17. Bà nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
- Đây là biểu hiện của sự không hiểu biết, cô ta phát biểu như đinh đóng cột, cái loại áo cứng như áo giáp làm bằng cật tre và vải bạt, quả thật làm phương hại đến bộ ngực phụ nữ. Về điểm này, chiếc áo ấy của phương Tây cũng tệ hại như những bằng vải bó chân ở Trung Quốc. Nhưng tất cả những thứ đó không thể đem so sánh với nịt vú, nhất là nịt vú của hiệu Thú Một Sừng. Nịt vú là nhu cầu của cái đẹp và nhu cầu sinh lý. Thú Một Sừng chúng tôi có thể làm cho những cặp vú của các bạn càng rắn càng đẹp, giúp các bạn bảo vệ tốt nhất trạng thái sinh lý cũng như trạng thái tinh thần. Với tiền đề bảo đảm mỗi chiếc nịt vú của Thú Một Sừng đều là một tác phẩm nghệ thuật, chúng tôi sử dụng những thiết kế tạo hình đẹp nhất, công nghệ tiên tiến nhất, nguyên liệu tốt nhất, chú ý đến múc tối đa những đặc trung sinh lý của vú, khiến sản phẩm của Thú Một Sừng đạt tới hiệu quả cuối cùng sau đây: Khi vú bạn cảm thấy mỏi mệt, nó như cốc rượu vang sóng sánh như mật, hoặc như tách cà phê nóng, hoặc như chén trà thơm phức, nóng hôi hổi; Khi vú bạn buồn phiền, nó sẽ làm bạn vui vẻ lên; Khi vú bạn hung phấn, nó sẽ làm bạn điềm tĩnh lại; Khi vú bạn xót xa đau đớn, nó sẽ giúp bạn biến đau thương thành sức mạnh!... Tóm lại, nó bảo vệ bạn cực kỳ chu đáo, quan tâm đến hết múc, là bông hoa tươi thắm, sản phẩm của sự kết hợp giữa văn minh vật chất và văn minh tinh thần của thế kỷ 20. Nó báo trước tinh thần chủ thể của thế kỷ 21, tức sự quan tâm đến con người, quan tâm đến phụ nữ, quan tâm đến bầu vú của phụ nữ. Thế kỷ 21 là thế kỷ của Vú. Đó là khẩu hiệu của Công ty Thú Một Sừng chúng tôi, đồng thời cũng là tinh thần của Xí nghiệp, là phương lược kinh doanh của chúng tôi?
Kim Đồng cầm chén trà định ném vào màn hình, nhưng khi tay giơ lên nửa chùng thì anh đổi hướng, ném thẳng vào tường căng dạ mềm. Chiếc chén bật trở lại rơi xuống thảm, không phát ra một tiếng dộng nhỏ, chỉ vàng ra một ít bã chè và ít nước cặn trên tương và dưới thảm, trên màn hình tivi, đậu trúng mép Uông Ngân Chi, y như cô ta mọc ria. Núm vú giả trông giống miệng cá.
- Xin hỏi bà tổng giám đốc, bà đang dùng nịt vú của Thú Một Sừng phải không ạ?- Người dẫn chương trình hỏi.
Uông Ngân Chi thẳng thắn trả lời:
- Đương nhiên rồi!
Cô ta hình như cố ý dùng hai tay nâng bầu vú lên, bầu vú giả nhưng nịt vú tạo hình rất đẹp, nhô ột cách ngạo nghễ. Đây lại là dịp quảng cáo không mất tiền. Quảng cáo giỏi cũng không bằng nịt vú đẹp thật sự, bà tổng giám đốc Thú Một Sừng là một minh chứng.
- Xin hỏi bà tổng giám đốc, cuộc sống gia đình bà có hạnh phúc không? Người dẫn chương trình hỏi. Cô ta trả lời có vẻ thản nhiên.
- Không đẹp lắm, ông nhà tôi bị tâm thần, cũng có trở ngại đôi chút vì bệnh trầm uất, nhưng ông ấy là con người hiền lành.
- Cút? Anh nhảy khỏi ghế xô pha, chửi Uông Ngân Chi trên màn hình - Mi là quân thủ đoạn, miệng nam mô bụng bồ dao găm? Mi giam lỏng ta! Trên màn hình, khuôn mặt Uông Ngân Chi được đặc tả với nụ cuối thâm hiểm, hình như cô ta biết chắc chắn Kim Đồng ngồi trước máy thu hình.
Kim Đồng giận dữ tắt tivi, hai tay chắp sau lưng, anh lồng lộn như con hắc tinh tinh bị nhốt trong chuồng. Bệnh trầm uất! Trầm uất cái con mẹ mày! Mày mới đúng là con điên, điên từ đầu đến chân! Mày bảo tao không mần được, đồ đĩ, tao mần được nhưng mày không cho! Mày là con đàn bà giả, là tượng đá, là con cóc không phân rõ đực cái, là con ba ba trăm phần trăm cặp kè với thiên sứ. Ta phải hắt nước sôi vào bụng mày, đồ đĩ rạc. Anh đi lại như một cái máy, như một quân nhân chuyên nghiệp, đằng sau quay, đi đều bước, đằng sau quay, đi đều bước. Những sợi len bị dẫm đứt bay khắp phòng. Linh hồn anh như con bồ câu tự do bay lượn trên quảng trường trước trụ sở chính quyền thành phố. Lại là một ngày xuân, mưa lất phất. Anh bay trong mưa, sà xuống đậu trên ngọn cây hòe bên rìa quảng trường xem Cao Đại Đởm diễn thuyết. Mọi người vây quanh anh ta, cười hỉ hả như xem khỉ làm trò.
- Hỡi các công dân, hỡi những người nộp thuế? Chúng nó, những tên sâu bọ mẫm vì hút máu dân, chửi tôi là thằng điên. Vậy đấy, vậy đấy, nhét người đầu óc tỉnh táo vào nhà thương điên, đó là mánh khóe sở trường của chúng! Anh chị em ơi, các bạn ơi các chiến hữu ơi, các vị mở to mắt mà xem của công chui vào túi cá nhân như thế nào, xem người ta phung phí mồ hôi nước mắt của nhân dân ra sao! Đây này, một chiếc nịt vú đủ cho tôi ăn nửa năm? Một bữa cơm thường của chúng bằng lương thực chúng ta ăn trong ba tháng! Chỗ nào cũng khách sạn tửu lâu, chỗ nào cũng tham ô hối lộ, chỗ nào cũng bòn rút của công. Hai năm trưởng trấn, mười vạn nhân dân tệ! Hời bà con, tôi biết các người còn hiểu rõ hơn tôi, trên động mạch các ngươi đã bị cắm bao nhiêu là vòi hút. Bà con ơi, lòng tham của chúng như thùng không đáy, không bao giờ thỏa mãn? Bà con ơi hãy mở to con mắt ngái ngủ ra mà xem hiện thực đáng sợ biết chừng nào!
Khuôn mặt nhợt nhạt của Cao Đại Đởm ướt đẫm nước mưa, anh ta dùng chiếc lược bằng sắt chải lật mái tóc hoa râm ra phía sau, mái tóc bóng loáng như xức dầu quế. Mưa xuân quí như dầu, mưa hạ thừa thãi nhiều.
- Tôi không điên, đầu óc tôi rất tỉnh, tỉnh đến nỗi tôi sợ chính bản thân tôi. Tôi biết, tôi không thể xé rách tấm lưới mênh mông dệt bằng kim tiền và con c. của chúng, số phận tôi rồi sẽ kết thúc thê thảm như con chó dại, hôm nay tôi còn diễn thuyết ở đây ngày mai có thể tôi chết bên một đống rác nào đó? Nếu tôi chết, bạn thân yêu, xin bạn đừng vì tôi mà khóc! Trong những đêm trường đầy mộng mị, tôi là bạn duy nhất của bạn. Nhưng sinh mệnh tôi không bị diệt, tôi vẫn tiếp tục chiến dấu? Anh ta rút trong bọc ra chiếc sùng trâu, phồng má thổi tu tu, kèn hiệu đã nổi lên rồi, anh chị em ơi, nhất tề xông lên. Đánh tan lũ giặc, bảo vệ hòa bình, bảo vệ quê hương!
Anh ta vừa thổi tù và vừa đi men theo rìa quảng trường. Trên đường nhựa người xe như nước, ai cũng hối hả, bận rộn. Tôi bay trên đầu anh ta, nước mưa ướt dẫm đôi cánh. Những em nhỏ hạnh phúc, bước những bước chân học trò trên quảng trường, những ông già đã về hưu chơi thả điều.
- Đả đảo tên đầu sỏ tham ô hủ hóa ở Đại Lan Lỗ Thắng Lợi!
Anh ta vung tay hô khẩu hiệu. Một con chó ré bị chủ bỏ rơi cứ nhằm anh ta mà sủa anh ách.
- Đả đảo tên quịt nợ ngân hàng ba trăm triệu Cảnh Liên Liên!
- Đả đảo thằng một tấc đến giời Hàn Vẹt!
- Đả đảo Thú Một Sừng? Thanh trừng ô nhiễm, khôi phục văn minh tinh thần!
- Đả đảo công tử đàng điếm Kim Đồng!
Cao Đại Đởm gào lên như điên.
Kim Đồng hốt hoảng vỗ cánh tránh xa anh ta. Anh biến thành chim đi tìm kẻ tri âm, nào ngờ gặp ngay một kẻ thù? Vậy là, trong lòng ngổn ngang trăm mối, tối hôm ấy buổi tối mùa xuân năm 1993, Kim Đồng kiệt sức năm phục trên tấm thảm giả cổ mà khóc hu hu như trẻ con.
Khi nước mắt anh làm ướt tấm thảm một chỗ bằng miệng bát, cô người hầu đẩy cửa bưng cơm vào. Cô này người Philippin. Cụ tổ cô là nhà buôn tơ lụa, quê gốc vùng Cao Mật. Trong huyết quản cô có sự pha trộn dòng máu Cao Mật với dòng máu Mã Lai. Nước da nâu, ánh mắt e ấp, cặp vú đầy đặn mà chỉ phụ nữ vùng nhiệt đới mới có. Cô nói tiếng Trung Quốc không giỏi, giao tiếp thì tạm được. Cô được Uông Ngân Chi cử đến để phục vụ Kim Đồng. Thua ông, mời ông dùng cơm tối. Cô dặt cái làn lên bàn, lấy ra một bát cơm nếp, một bát thịt cừu xào củ cải một bát canh cần, một bát canh cá quả nấu ớt. Cô đưa cho anh đôi đũa giả ngà voi, nói:
- Ông xơi đi!
Ngồi trước những món ăn còn bốc hơi nghi ngút mà Kim Đồng không muốn ăn chút nào. Anh giương cặp mắt sưng mọng lên, giận dữ hỏi:
- Này cô, ta là cái gì hả? Cô hầu giật thót, hai tay buông xuôi bên xương chậu, nói:
- Thưa ông, tôi không biết... Cô là con gián điệp! Anh dằn mạnh đôi đũa xuống bàn, quát: - Uông Ngân Chi cử cô đến để giám sát tôi phải không? Cô người hầu sợ hết hồn:
- Thưa ông... thưa ông... tôi không hiểu...
- Cô bỏ thuốc độc vào thức ăn, giết dần giết mòn tôi, biến tôi thành con gà quay, con tê tê, héo dần rồi chết - Anh lật úp bát cơm nếp xuống mặt bàn và hất bát ba ba tần vào mặt cô hầu, quát:
- Xéo ngay, xéo ngay, đồ gián điệp chó má, tôi không muốn trông thấy mặt cô nữa!
Cô hầu dính đầy nước canh trên ngực, vừa khóc, vừa bỏ chạy ra ngoài.
- Uông Ngân Chi, mi là quân phản cách mạng, kẻ thù của nhân dân, quân hút máu người, quân hại ngươi, phần tử tứ bất thanh, phái cực hữu, phái đương quyền đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, phần tử quyền uy của học thuật tư sản, quân ngồi mát ăn bát vàng, tên nô tài bị lịch sử lên án nhục nhã, quân thổ phỉ, đồ Hán gian, quân lưu manh, đồ vô lại, kẻ thù giai cấp giấu mặt, phái bảo hoàng, con dòng cháu giống của Khổng Lão nhị * (*Tức Khổng Tử- cách gọi xách mé), tên vệ sĩ phong kiến, tên điên cuồng phục hồi chế độ nô lệ kẻ đại diện cho giai cấp địa chủ tư sản đã tàn lụi!...
Anh lôi tất cả những thuật ngữ chính trị dùng để chửi người mà anh học được trong suốt mấy chục năm tao loạn, chụp tất cả lên đầu Uông Ngân Chi. Anh hình dung cô ta như một cây non thân cành đầy vết thương lỗ chỗ, oằn mình dưới búa rìu dư luận, như một tranh biếm họa một thời rất thịnh hành. Trên người cô ta không có sẹo, nhưng đầy nốt ruồi, đáng ghét hơn cả vết sẹo, chẳng khác những vì sao trên bầu trời tháng Bảy. Bầu trời đầy sao, trăng lưỡi liềm cao cao, đội sản xuất triệu tập đại hội, có khổ thì nói, có oan thì tố, xã hội cũ tàn ác, người nghèo giận thấu xương Uông Ngân Chi, đi ra đi. Đêm nay ta sống mái một phen với mi! Kẻ nào dũng cảm kẻ ấy thắng!
Uông Ngân Chi cầm trong tay một xâu chìa khóa vàng chóe, đẩy cửa, dừng lại trên cửa ra vào. Cô ta nở nụ cười khinh miệt, nói:
- Tôi đây, ông có giỏi thì chơi tay bo với tôi!
Kim Đồng lấy hết can đảm nói:
- Tao thì giết mày! Uông Ngân Chi cười:
- Quả là hảo hán? Ông có gan giết người là tôi bái phục ông rồi?
Không mảy may sợ sệt, cô đi vòng những chỗ vấy bẩn trên thảm, đến bên Kim Đổng, gõ chùm chìa khóa lên đầu anh, chửi:
- Đồ súc sinh vong ơn bội nghĩa, ông nói xem, ông còn thiếu những gì? Tôi đã dành cho ông căn phòng đẹp nhất thành phố này, thuê riêng một cô hầu cơm nước cho ông. Ông cơm tận mặt, nước tận tay sống như đế vương, ông còn muốn gì nữa?
Kim Đồng lúng búng:
- Tôi muốn... tự do...
Uông Ngân Chi sững sờ, rồi cười phá lên. Cười đã, cô ta nói với thái độ nghiêm chỉnh:
- Ông muốn tự do thì cứ việc ai cấm ông. Ông cút đi, cút ngay đi!
- Cô có quyền gì mà đuổi tôi? - Kim Đồng nói - Cửa hiệu này là của tôi, chính cô phải cút đi chứ không phải tôi!
- Phì - Uông Ngân Chi cười - Nếu như tôi không nhúng tay vào thì một trăm cửa hiệu của ông cũng sập, vậy mà không biết xấu hổ, còn nhận cửa hiệu là của mình. Tôi nuôi ông một năm rồi, đền đáp thế là đủ, bây giờ trả lại tự do cho ông, xin mời, căn phòng này tối nay sẽ có người khác đến ở!
Kim Đồng nói:
- Tôi là chồng hợp pháp của cô, cô muốn đuổi tôi đi cũng không được!
Uông Ngân Chi ngán ngẩm:
- Chồng hợp pháp, ông mà cũng đáng gọi là chồng? Ông có bao giờ làm nghĩa vụ của người chồng không? Ong có làm nổi không?
Kim Đồng nói:
- Chỉ cần cô làm theo ý tôi, tôi làm được
- Đồ vô liêm sỉ - Uông Ngân Chi chửi - Mày tưởng bà là con điếm chắc? Mày tưởng muốn làm gì thì làm phải không?
Cô ta mặt đỏ gay, cái miệng xấu xí chửi lảm nhảm rồi quật chùm chìa khóa vào giữa trán anh. Anh thấy buốt tận óc và có cái gì bầy nhầy thấm ướt lông mày. Anh giở tay sờ thì thấy ngón tay đầy máu. Trong tình hình ấy, ý thức chủ nhân ông của anh trỗi dậy. Vũ đấu chăng? Nếu vũ đấu thì tiếp theo là một màn đấm đá quyết liệt dẫn đến chung cuộc là thắng lợi thuộc về người đàn ông. Nếu là màn trình diễn nghệ thuật thì người đàn ông bị thương sẽ phản đối bằng những lời lẽ lạnh nhạt rồi căm phẫn mà bỏ đi. Vậy mình nên làm thế nào nhỉ? Màn trình diễn giữa ta với Uông Ngân Chi nên tiến hành kiểu vũ đấu hay có tính nghệ thuật? Nghệ thuật trong vũ đấu hay vũ đấu mang tính nghệ thuật? Hầy hấy hầy! Tay đấm chân đá, kẻ ác liên tiếp bị đánh lui, chỉ thấy đánh tới mà không thấy đánh trả, phải trả lại lẽ công bằng cho đời, phải trừ tận gốc điều ác? Kẻ ác chết lăn quay, thiếu niên anh hùng cùng mỹ nhân dắt tay nhau tiếu ngạo giang hồ! Quân gian ác, ông chủ nhìn máu trên đầu ngón tay, nói, cô đừng tưởng tôi không biết đánh hoặc không dám đánh người! Tôi chỉ e đống thịt thối của cô làm bẩn tay tôi! Rồi đàng hoàng bỏ đi, mặc cho bà chủ kêu gào như lợn bị chọc tiết cũng không thèm ngoảnh lại...
Không đợi Kim Đồng chọn lấy một vai thích hợp để biểu diễn, hai ngươi đàn ông mà Kim Đồng rất quen mặt xông vào. Một người mặt cảnh phục, một người mặc sắc phục tòa án. Người mặt cảnh phục là em trai Uông Ngân Chi, người mặc sắc phục tòa án là em rể Uông Ngân Chi. Hai người vừa xông vào liền túm lấy Kim Đồng.
- Sao vậy anh rể? - Cậu em vợ cảnh sát dùng vai huých anh một phất như trâu húc, nói - Bắt nạt phụ nữ đâu phải là hảo hán!
Tên mặc áo chùng của tòa án dùng gối hích anh một phát vào lưng, nói:
- Chị ấy đảm đương tất cả vậy mà anh đối xử như vậy thì lương tâm để đâu?
Kim Đồng định thanh minh thì đã bị cậu em vợ ột thoi vào bụng. Cảnh sát Đại Lan xưa nay bất chấp lẽ phải, họ đánh chết người như đánh chết một con thỏ nuôi trong chuồng. Kim Đồng biết chúng ghê gớm nên sau khi ăn một thoi, anh ôm bụng ngồi thụp xuống, mửa ra một bãi nước vàng mà anh không hé răng chửi một tiếng. Tên cán bộ tòa án hình như định khoe mẽ, dùng cạnh bàn tay chém một nhát vào gáy Kim Đồng. Tên này vốn là bộ đội chuyển ngành, từng mười năm làm trinh sát, luyện môn tay không chém vỡ gạch, kỷ lục cao nhất là chém một nhát vỡ ba viên. Kim Đồng thầm cảm ơn hắn còn nới tay, nếu không, anh đã bị gãy cần cổ. Anh nghĩ, hay là mình khóc, khóc thì có thể không bị đánh nữa. Khóc là biểu hiện sự yếu đuối, là tượng trung cho van nài, hảo hán không đánh kẻ chạy lại. Nhưng chúng vẫn đánh anh một trận, dù rằng anh đã quì xuống, vừa khóc vừa van xin chúng.
Uông Ngân Chi khóc rất thê thảm, làm như cô ta bị hãm hại không bằng. Viên thẩm phán khuyên:
- Chị ơi, cái loại người ấy không đáng để chị tức giận, bỏ hắn đi không vì hắn mà lãng phí tuổi xuân của mình?
Viên cảnh sát nói:
- Thằng kia, mày tưởng họ Uông nhà chúng tao dễ bắt nạt phỏng? Con thị trưởng cháu ngoại của mày đã bị đình chỉ công tác, viết kiểm điểm, cái kiểu cậy thế khinh người của mày sắp kết thúc rồi!
Sau đó, viên cảnh sát cùng viên thẩm phán đè sấp Kim Đồng xuống, bắt liếm bằng hết những thức ăn vương vãi dưới đất, kể cả những hạt cơm rơi. Liếm không sạch thì chúng lại đánh. Kim Đồng vừa liếm vừa khóc, anh đau xót nghĩ rằng, mình có khác gì con chó, còn kém cá chó, vì chó liếm thức ăn là tự nguyện, mà tự nguyện là một lạc thú! Mình bị buộc phải liếm, không liếm thì bị đánh, không phải niêm vui mà là một sự sỉ nhục! Chó là loài động vật ăn bằng cách liếm, vì vậy lưỡi của nó rất tự nhiên và thành thạo, còn lại mình thì vụng về, rất vất vả, do vậy bất kể từ khía cạnh nào mà xét, mình không bằng con chó. Anh đặc biệt hối hận là mình đã hất bát canh đi. Đúng là trời quả báo, gieo gió thì gặt bão, mình làm mình chịu, kêu ai mà thương!
Liếm xong, kiểm tra thấy đã đạt yêu cầu, viên cảnh sát và viên thẩm phán xốc nách lôi Kim Đồng ra khỏi buồng, qua một hành lang tối mờ mờ, rẽ khỏi chỗ sáng sủa trước cửa hiệu, chúng quăng anh vào một đống rác, đúng như câu cửa miệng trong Cách mạng văn hóa: Ném vào bãi rác lịch sử! Bên đống rác có mấy con mèo con bị bệnh ghẻ, chúng nhìn Kim Đồng mà gào như cầu cứu. Kim Đồng nhìn không gật đầu ra vẻ có lỗi. Mèo ơi, chúng ta cùng cảnh thương nhau, nhưng tao không giúp gì được chúng mày. Anh chợt nhớ đến một toa thuốc chữa ghẻ rất công hiệu mà mẹ anh từng mách ọi người. Dầu vừng trộn với mật ong, lòng trắng trứng, lưu huỳnh. Hình như còn một vị nữa, vị gì nhỉ, nghĩ mãi không ra, đồ chết tiệt? Trộn năm thứ vào nhau, quánh như hồ, bôi lên chỗ bị ghẻ, khô rồi lại bôi phủ lên, cho đến khi nó đóng vảy, vảy rụng ra là khỏi. Toa thuốc này cực kỳ công hiệu với người, chắc với mèo cũng vậy. Đều là động vật có vú mà! Chỉ tiếc là tao không giúp gì được chúng mày, anh đau xót nghĩ thầm. Đã hơn nửa năm nay chưa về thăm mẹ. Mình đã bị Uông Ngân Chi giam lỏng nửa năm. Anh ngước nhìn cửa sổ có ánh đèn sáng rực, nhận ra rằng nó không cao lắm, mở cửa sổ nhảy xuống sẽ rơi trúng bụi đinh hương thơm ngát. Tử đinh hương, tử đinh hương mà mùi thơm làm người ta mê mẩn, trời nắng thì nở bung ra, trời mư thì mùi thơm thoang thoảng. Ngày này năm ngoái, mùi tử đinh hương như thế nào nhỉ? Khi ấy Uông Ngân Chi còn là người đàn bà sầu muộn đi lại trước tủ kính của mình. Năm nay cũng ngày này, mình trở thành một người đàn ông sầu muộn như cô ta năm ngoái. Từ trên cửa sổ vọng xuống tiếng cười hả hê của thằng em vợ. Cô ta giao du rất rộng, chỗ nào cũng có người đỡ đầu, mình đánh không nổi cô ta. Thực ra, mình chưa bao giờ đánh nhau với cô ta. Mình là một miếng đậu phụ, là cây liễu rủ bên sông, bị hết người này đến người khác bẻ ngọn vin cành. Không ổn, đây là những từ dùng cho bọn gái điếm. Có gì mà không ổn nhỉ? Chống Nhật thì không kể trước sau, làm đĩ không kể nam nữ. Thằng cha mặt đỏ như mào gà chọi mà Uông Ngân Chi giấu trong buồng, chẳng phải là một đĩ đực đấy sao? Bọn đàn bà thối thây không nghe mình nhưng lại nghe lời thằng cha ấy. Cô ta không mảnh vải che thân, nhưng lại mặc nịt vú bằng lông chồn, trước ngực phồng lên như mọc hai cái nấm đầu khỉ. Thiết kế ra loại kích dục đến như vậy thì quả là thiên tài! Lông chồn rất dài, đỏ như lửa, mềm nhũn, rất giống nấm đầu khỉ. Con mất dạy ấy đêm đêm xoắn lấy thằng cha mặt đỏ, không coi ai ra gì. Có bằng chứng đấy, mình phải đưa chúng ra tòa. Hay là đợi khi thằng cha ấy ra ngoài thì quyết đấu với hắn bằng kiếm, bằng súng lục, ở trong rừng. Vì danh dự của mình, quyết đấu tay cầm kiếm, tay kẹp mũ, mũ đầy những quả anh đào màu mã não, ăn rồi nhả hột trắng một cách thích thú, để tỏ ra mình coi đối phương là đồ giẻ rách! Cùng là đêm mưa, nhưng đêm nay lạnh hơn đêm mưa năm ngoái, và cũng thê thảm hơn. Nước mưa chảy dài trên mặt kính, năm ngoái thì là nước mắt của cô ta. Nhiều đảng chấp chính thì luân phiên nhau ngồi vào ghế ông chủ. Chim ngói chiếm tổ của chim sẻ. Đổi khách thành chủ. Mình không biết đi đâu, về đâu? Trong cuộc đời một con người, có bao nhiêu đêm không cửa không nhà! Năm ngoái mình lo cho cô ta nửa đêm một thân một mình ngoài đường, năm nay đến luật mình ban đêm lang thang ngoài phố. Nuôi ong tay áo. Không nên thương hại lũ rắn độc. Chỗ nào cũng có cạm bẫy. Thoát được cạm bẫy này lại rơi vào cạm bẫy khác, lần sau nguy hiểm hơn lần trước. Độc mấy cũng không độc bằng bụng đàn bà. Không đúng, mẹ mình là một Bồ Tát. Con có mẹ, con là cục cưng. Mình bây giờ vẫn được là cục cưng của mẹ. Về đi thôi, về chỗ chân tháp ở với mẹ thu nhặt chai ve, rau đưa đạm bạc, sống bằng sức của mình. Rượu đã dốc bầu, bán cho ai? Tiền tài như đất bụi, sinh ra không sẵn có, lúc chết chẳng đem đi theo. Vú vê cũng chẳng có gì để lưu luyến, cho thỏa lòng tham thì chẳng khác rắn đòi nuốt voi, cho thỏa lòng yêu thì chuốc lấy hận thù. Sự vật phát triển đến tận cùng thì sẽ chuyển hóa theo hướng ngược lại. Chuyện vú vê cũng vậy thôi?
Hôm ấy, anh gặp thằng cha mặt đỏ của Uông Ngân Chi. Hắn được cô ta vỗ béo bằng sơn hào hải vị, nên trông cứ phây phây ra. Mình phải thách dấu với hắn, nếu không thách đấu thì cũng phải cho hắn biết thế nào là lễ độ! Nhưng thằng cha cười rất tươi, lại còn chìa tay tỏ vẻ thân thiện. Chào ông, hắn nói. Chào anh, tôi chào lại Sau đó, tất nhiên là tôi bắt tay hắn. Một anh chồng mọc sùng bắt tay người cắm sừng lên đầu mình. Hỏi thăm nhau, tỏ lời cảm ơn làm như béo bở lắm. Mình đúng là thằng ngu! Anh nguyền rủa mình thậm tệ dưới trời mưa lất phất. Lần sau mà gặp, quyết không lịch sự với hắn nữa, phải cho hắn một thoi vào giữa mặt nảy đom đóm mắt, hộc máu mũi máu miệng ra! Không dè mưa có thế mà đầu tóc anh ướt đẫm. Mũi nghẹt thở. Đây là triệu chứng của cảm lạnh. Bụng hơi đói. Lẽ ra lúc tối nên ăn thật no, bát ba ba tần ngon là thế, tiếc quá!
Thực ra, Uông Ngân Chi nổi tam bành lục tặc không phải là không có lý. Chồng bất tài thì vợ phải đảm đương mọi việc. Không thể giữ đạo làm người thì phải đi ăn mảnh. Cơm gà cá gỏi, lẽ ra phải cho thế là đủ lại còn hoạnh họe để đến nỗi rơi vào cảnh này. Có lẽ sự việc chưa phải là không thể cứu vãn. Cô ta đánh mình nhưng mình không đánh trả, mình hắt đổ bát canh là sai, nhưng mình đã quì xuống liếm, cũng coi như đã bị trừng phạt. Đợi sáng ra, mình sẽ xin lỗi cô ta, cũng xin lỗi cả cô hầu nữa. Lẽ ra bây giờ đang dệt mộng trên chiếu ấm giường êm! Đáng đời, khổ một tí cho chừa cái thói quậy phá!
Anh nhớ rạp chiếu bóng có mái hiên rộng có thể trú mưa, bèn đi tới đó. Vì đã có ý định ngày mai sẽ xin lỗi Uông Ngân Chi nên anh thấy trong lòng có phần thanh thản. Trời vẫn mưa, nhưng chân trời đã có sao. Mình đã năm mươi tư tuổi rồi, gần hết đời rồi, sắp đi đến miệng huyệt rồi, ầm ĩ mà làm gì? Thì cứ cho là Uông Ngân Chi ngủ với một trăm thằng đàn ông, mình đã làm sao nào.
Một cái sừng và một trăm cái sừng có khác gì nhau? Cái trò đó càng ngày càng sa đà. Cặp vợ chồng tám mươi tuổi mà ngày nào cũng động phòng, tin này đăng ở Tin tức tham khảo. Lấy âm bổ dương, còn cô ta thì lấy dương bổ âm. Đôi tay ngà ngọc nghìn người gối, một cặp môi hồng vạn kẻ hôn. Mây mưa chăn gối hoa tàn nhụy, lầu Tần quán Sở những đoạn trường! Vu Vân Vũ, cái thằng chó chết ấy bây giờ dại diện cho bần nông và trung nông lớp dưới quản lý nhà trường. Có lẽ đầu nó đã khỏi khi dùng toa thuốc của mẹ. Cái vị thuốc mà mình quên mất tên là gì nhỉ?
Một đám dông thanh niên tụ tập trước rạp chiếu bóng từ lâu Họ dùng báo cũ lót chỗ ngồi, hút loại thuốc lá rẻ tiền, nghe một ông trung niên tóc dài ngâm thơ.
- Chúng ta là lớp người biết gào thét, dù rằng có thể bị chặn họng bất kể lúc nào! A ha! - Tác giả chém mạnh vào không khí để hỗ trợ cho những vần thơ của mình - Chúng ta là lớp người biết gào thét, cổ họng rè đi vì bị khảm đồng thau, trong tiếng gào có cả tiếng ngàn xưa.
- Hay, hay lắm? Đám thanh niên nam nữ mặc những bộ đồ da bán giảm giá, gào ầm lên.
Trong bọn họ rất khó phân biệt nam nữ, nhưng đó là với người bình thường, còn với Kim Đồng, anh chỉ đánh hơi là ra ngay! Mùi vú, phần dưới cơ thể bị viêm, quần lót quá chật không thoáng hơi, hàng của Thú Một Sừng đều là loại mắt võng, thuận tiện cho sự hô hấp của da. Quảng cáo nhà thuốc của vị quân y lâu năm, chuyên trị chúng liệt dương dán khắp mọi nơi. Họ hút thuốc, rất có thể là hít chất độc. Thành phố Đại Lan như con kỳ đà chui ra từ đống rác, đằng sau những cái vảy trên mình đều có ký sinh trùng sinh sống. Mặt đất la liệt những vại bia, lạc rang bày trên báo cũ, lại còn hành muối, xúc xích. Những ngón tay bẩn thỉu đeo nhẫn đồng múa may trên những đồ nhắm đó. Tôi vốn là chó sói vùng hoang mạc, vì đâu mà trở thành chó hoang của đô thị? Hu hu hu, vốn ngoảnh mặt vào rừng mà tru, vậy mà giờ đây bới xương trong đống rác! Gâu gâu gâu, được lắm, những vại bia ngầu bọt, nhai ngấu nhai nghiến mẩu xúc xích. Những thứ này không mới mẻ gì đối với dân đô thị. Những năm 60, Mỹ truyền thụ lối ăn này cho thanh niên Nhật. Những năm 70, thanh niên Nhật truyền cho thanh niên Đài Loan. Những năm 90, thanh niên Trung Quốc học từ ai nhỉ? Hình như từ một vị rất thông thái, chủ trì chuyên mục trên vô tuyến truyền hình thì phải. Ông ta làm ra vẻ chuyện trò cho vui, nói chơi chơi vậy thôi. Hạc vàng một đi không trở lại, đợi đến hoàng hôn, khuất mặt trời, để mặc chàng hôn mãi không thôi! A ha, đây là thời đại của sự đổ vỡ, ai hàn miệng những vết thương cho ta? Rối bòng bong là đống lông vũ, ai giúp bạn nhồi thành gối đầu? Rồi, họ điên thế đủ rồi, loạng choạng đứng cả dậy bắt chước tiếng hú của chó sói, dùng vỏ lon bia ném bẩn những tờ quảng cáo. Toán cảnh sát tuần đêm thúc ngựa xông tới, tiếng vó ngựa giòn giã. Từ khu rừng ven đô vọng lại tiếng kêu đêm của chim đỗ quyên. Cúc cu, cúc cu! Đói to, đói to! Mỗi ngày một chiếc bánh cám.
Năm 1960 là một năm kinh khủng, ăn quả cỏ, uống nước dây leo. Luận điệu phản động, đại hội phê phán đấu tranh. Tác giả đồng dao quản lý rễ cây bị đuổi học. Nhắc đến những bài hát soạn cho giáo dục học đường thì hãy còn quá sớm. Tôi là một người lính, đến từ đám quần chúng Tôi là một cái bánh, cuốn quanh củ hành muối! Tôi là một người lính đi ỉa không chùi đít! Xuyên tạc những ca khúc cách mạng là Đỗ-Lang-thang, xuất thân gia đình phú nông. Gọi ông bố tới. Lão phú nông, mở mắt mà coi này. Hồ-râu-dê tay cầm gậy vụt thật mạnh, thằng con gây họa của lão phú nông ngã lăn quay. Anh làm gì vậy, ra oai hả? Thưa lãnh đạo, thằng này không phải con tôi? Tôi nhặt nó từ miếu thổ địa về, tôi không bố con gì với nó! Không nhận bố con cũng không được? Đuổi học! Đỗ- Lang-thang bơi cục giỏi, nhảy xuống sông bơi từ bờ bên này sang bờ bên kia. Nó bị bố nó đánh một gậy, trở thành thằng câm suốt hai mươi năm. Nghị lực quả là phi thường? Hai mươi năm không nói câu nào, giả vờ đến thế thật tuyệt được mệnh danh là Đỗ Câm. Đỗ Câm mở hàng cơm ở phố Phong Tuyền, dặt tên Quán cơm Đỗ Câm chuyên bán thịt bò viên, thịt bò giã nát bằng chày sắt rồi viên lại, rất quánh, ngon không chê được, lại rất bổ, trở thành món ăn nổi tiếng ở Đại Lan, từng được giới thiệu chuyên đề trên truyền hình của thành phố. Mẹ bảo, Đỗ Câm là người tốt, năm xưa Sa Tảo Hoa ngã xuống sông, nếu không được Đỗ Câm cứu thì chắc chắn chết đuối. Sa Tảo Hoa sinh năm 1942, tính ra năm nay năm mươi mốt tuổi. Nó đi phương nào nhỉ? Có lẽ chết từ lâu rồi cũng nên. Nếu nó còn sống, có lẽ đã thành tướng cướp. Mèo già hóa cáo! Ai nói câu ấy nhỉ? Đó là ông nội của giám đốc bảo tàng, thầy dạy vỡ lòng cho Tư Mã Khố. Kỷ Quỳnh Chi, vú dài ghê, tung vú ra, ánh sáng lòa, quật sau lưng, nảy tung từng. Đó là bài ca sớm nhất về nhà trường. Bậy, thù ghét cô Chi thì nói thế! Vú cô Quỳnh Chi rất đẹp. Cô chết thê thảm, dân chứng tự động mai táng cho cô. Không tham ô, là một cán bộ tốt, không bao giờ có một Kỷ Quỳnh Chi thứ hai nữa. Phương đông đã chuyển màu trăng nhạt. Những vũng nước trên quảng trường lấp lánh. Trời sáng. Đại trượng phu phải biết tới biết lui. Dập đầu lạy chẳng qua là trán chạm đất. Tôi sai. Tôi không phải là người, tôi là súc sinh, được chưa nào? Tôi vừa vả vào miệng bôm bốp, vừa nói. Một con điều hâu sổ lồng từ Trung tâm nuôi chim phương Đông đậu trên chao đèn, cong cần cổ hắt hơi một tiếng rõ kêu.