Cha Giàu Cha Nghèo

Chương 4: Tập 1




Tác giả: Robert Kiyosaki và Sharon Lechter
Một người bạn của tôi tên là Keith Cunningham, khi đang theo học một lớp MBA của đại học Texas ở Austin, đã được nghe Ray Kroc, người sáng lập McDonald’s, nói chuyện. Ray đã hỏi cả lớp: “Đố các bạn, tôi kinh doanh cái gì?”
Hầu hết các sinh viên MBA đều cười vì nghĩ rằng Ray đang nói đùa. Không có ai trả lời cả, Ray lại hỏi lần nữa: “Theo các bạn thì tôi kinh doanh cái gì?”
Các sinh viên lại cười, và cuối cùng một người la to: “Ray, ai mà không biết ông kinh doanh hamburger chứ.”
Ray tỏ vẻ khoái trá: “Tôi cũng nghĩ anh sẽ nói như vậy.” Ông ngừng một lúc và nói nhanh: “Này các bạn, tôi không kinh doanh hamburger. Tôi kinh doanh bất động sản!”
Ray đã dùng phần lớn thời gian hôm đó để giải thích những quan điểm của ông. Ray chú trọng vào việc bán hamburger, nhưng ông không bao giờ quên để mắt tới vị trí buôn bán.
Ông biết rằng bất động sản và vị trí của nó là nhân tốt quan trọng nhất trong sự thành công của việc kinh doanh. Về cơ bản, người mua hàng cũng phải trả một phần tiền để mua khu đất kinh doanh cho tổ chức của Ray Kroc…
Khi còn trẻ, chúng tôi không sống gần một cửa hàng McDonald’s nào cả, tuy nhiên, người cha giàu đã dạy cho Mike và tôi cùng một bài học mà Ray Kroc đã nói ở trường đại học Texas. Đó là bí mật thứ 3 của những người giàu.
Bí mật đó là: “Hãy nghĩ đến việc kinh doanh của chính mình.” Những khó khăn tài chính thường là kết quả trực tiếp do người ta suốt đời phải làm việc cho người khác. Sau những chuỗi ngày làm việc vất vả, nhiều người không có được gì cả.
Hệ thống giáo dục hiện tại tập trung vào việc chuẩn bị cho thanh niên có một số việc làm tốt bằng cách phát triển những kỹ năng sách vở. Cuộc sống của họ sẽ quay tròn quanh số lương tháng, hay như mô tả ở trên, quanh cột thu nhập của họ. Và sau khi phát triển những kỹ năng sách vở, họ tiến đến một bậc học cao hơn để nâng cao những kỹ năng chuyên môn cho phép họ gia nhập vào lực lượng lao động và làm việc kiếm tiền.
Có một khác biệt lớn giữa nghề nghiệp chuyên môn và việc kinh doanh. Tôi thường hỏi mọi người rằng: “Anh kinh doanh cái gì?” Và họ trả lời: “Tôi làm việc ở ngân hàng.” Sau đó tôi hỏi họ có phải là chủ ngân hàng không, và họ thường lắc đầu: “Không, tôi chỉ làm việc ở đó thôi.”
Trong trường hợp này, họ đã nhầm lẫn giữa nghề nghiệp chuyên môn và việc kinh doanh. Nghề chuyên môn của họ có thể là một nhân viên ngân hàng, nhưng họ cũng cần có việc kinh doanh riêng của mình. Ray Kroc phân biệt rất rõ ràng giữa nghề chuyên môn và việc kinh doanh của ông. Nghề chuyên môn thì lúc nào cũng giống nhau – ông là một người bán hàng. Ban đầu ông bán máy trộn sữa, sau đó thì chuyển sang bán hamburger. Nhưng trong khi nghề chuyên môn của ông là bán hamburger thì việc kinh doanh của ông là tích luỹ những bất động sản có thể phát sinh thu nhập…
Suy nghĩ của đa số thanh niên là học gì thì sẽ làm nấy. nếu học luật, bạn sẽ trở thành luật sư, còn nếu học cơ khí thì bạn sẽ là thợ máy… Sai lầm trong vấn đề này là rất nhiều người quên nghĩ đến việc kinh doanh riêng của mình. Suốt đời họ quan tâm đến việc kinh doanh của một người nào khác và giúp cho người đó giàu lên. Muốn được an toàn tài chính, một người cần phải nghĩ đến việc kinh doanh riêng của mình. Công việc kinh doanh sẽ quay tròn quanh cột tài sản chứ không phải cột thu nhập. Như đã nói lúc đầu, quy luật 1 là biết được sự khác biệt giữa tài sản và tiêu sản rồi phải biết mua tài sản. Người giàu tập trung vào cột tài sản trong lúc những người khác thường chỉ tập trung vào bản kê lợi tức.
Đó là lý do vì sao chúng ta thoáng nghe nói: “Tôi muốn được tăng lương”, giá như tôi được thăng chức”, “Tôi muốn đi học tiếp để có thể tìm một công việc tốt hơn!”, “Tôi sẽ làm việc thêm ngoài giờ!”, ”Có lẽ tôi sẽ tìm một việc làm thứ hai.”.
Nguyên nhân chính khiến phần đông người nghèo và người trung lưa luôn miệng bảo: “Tôi không có tiền để mạo hiểm” - chính là vì họ không có một nền tảng tài chính nào. Họ phải bám lấy công việc vì họ muốn được an toàn.
Khi một công ty lớn bị xuống cấp thì hàng triệu công nhân mới nhận ra rằng cái mà họ gọi là tài sản lớn nhất: ngôi nhà - đang ăn tưởi nuốt sống họ. Hàng tháng, ngôi nhà của họ vẫn đòi hỏi phải được trả tiền. Một “tài sản” khác là chiếc xe hơi cũng đang ngấu nghiến họ. Những cây gậy đánh gôn trị giá 1.000 $ nay không còn đáng giá 1.000 đô la nữa. Nếu không có bảo hiểm công việc, họ không còn dựa vào thứ gì được cả. Những cái họ nghĩ là tài sản không thể giúp họ tồn tại qua cơn khủng hoảng tài chính.
Để tăng số tiền mặt, họ phải bán đi các thứ họ cho là tài sản, với giá chỉ bằng một phần nhỏ giá trị ghi trên bản cân đối thu chi cá nhân của họ. Hoặc nếu bán được có lời, họ phải trả thuế cho số lời đó. Như vậy, một lần nữa chính quyền lại được chia phần, và do đó số tiền có thể giúp họ thoát cảnh nợ nần lại bị giảm đi.
Chính vì vậy mà tôi nói rằng, giá trị thực tài sản của một người thường ít hơn họ nghĩ. Hãy bắt đầu nghĩ đến việc kinh doanh của chính mình. Cứ giữ lấy công việc hàng ngày nhưng hãy bắt đầu mua những tài sản thực sự, chứ không phải những tiêu sản hay những thứ vật dụng cá nhân không có một giá trị nào khi bạn đem chúng về nhà. Một chiếc xe mới mất gần 25% giá trị vừa mua ngay khi bạn lái nó ra khỏi showroom. Nó không phải là một tài sản thực sự dù rằng các nhân viên ngân hàng cho phép bạn liệt kê nó như một tài sản…
Với những người lớn, hãy giữ các chi phí ở mức thấp, giảm thiểu các tiêu sản và hãy cố gắng xây dựng một nền tảng tài sản vững chắc. Với những người trẻ tuổi còn chưa rời ghế nhà trường, các bậc cha mẹ rất cần phải dạy cho họ sự khác biệt giữa tài sản và tiêu sản. Hãy giúp họ dựng nên một cột tài sản chắc chắn trước khi họ bước vào đời, lập gia đình, mua nhà, có con và rồi bị mắc kẹt vào một vị thế tài chính đầy rủi ro bám víu vào công việc và mua mọi thứ bằng thẻ tín dụng. Tôi thấy rất nhiều cặp trẻ tuổi lấy nhau rồi đưa nhau vào cái bẫy của một cách sống không thể thoát khỏi nợ nần gần như suốt đời.
Với hầu hết mọi người, khi đứa con bé nhất đã trưởng thành thì các bậc cha mẹ mới nhận ra rằng họ chưa chuẩn bị đầy đủ cho việc về hưu và họ bắt đầu chạy đua với cuộc sống để dành dụm tiền. Nhưng khi đó thì chính cha mẹ của họ cũng đang trở nên già yếu bệnh tật, và họ lại thấy mình có những trách nhiệm mới.
Như vậy, tôi sẽ đề nghị bạn và các con của bạn cần kiếm những loại tài sản nào? Trong giới của tôi, những tài sản thực sự được chia thành một số loại khác nhau:
1. Những việc kinh doanh không cần sự có mặt cua tôi. Tôi sở hữu chúng, nhưng chúng được người khác quản lý và vận hành. Nếu tôi phải làm việc ở đó thì nó không còn là việc kinh doanh nữa, nó trở thành công việc mất rồi.
2. Cổ phần.
3. Ngân phiếu
4. Công trái chung.
5. Bất động sản phát sinh thu nhập.
6. Giấy nợ (Giấy cho vay, cầm cố).
7. Tiền bản quyền sớ hữu chất xám như âm nhạc, kịch bản, bằng sáng chế.
8. Và bất cứ thứ gì có giá trị, tạo ra thu nhập hay có khả năng tăng giá và có sẵn thị trường.
Khi nói hãy quan tâm đến việc kinh doanh riêng của mìn, tôi muốn nói rằng hãy xây dựng và giữ cho cột tài sản được vững chắc. Khi một đô la rơi vào tay mình thì đừng bao giờ để nó ra đi một cách vô ích. Hãy nghĩ theo hướng này, khi có một đô la đi vào cột tài sản, nó phải trở thành nhân công của bạn. Điều tốt nhất của tiền bạc là chúng làm việc 24 giờ một ngày và có thể làm việc để tự phát sinh. Cứ giữ công việc hàng ngày và làm một người lao động tích cực, nhưng hãy duy trì việc xây dựng cột tài sản này.
Khi vòng quay tiền mặt của bạn phát triển lên, bạn có thể mua một vài thứ đồ dùng xa xỉ. Một điều quan trọng cần nhớ là: người giàu mua những thứ xa xỉ này sau cùng, trong lúc người nghèo và người trung lưu có khuynh hướng mua chúng trước hết. Người nghèo và người trung lưu thường mua những thứ xa xỉ như những ngôi nhà lớn, kim cương, áo lông thú, nữ trang… vì họ muốn trông có vẻ giàu có. Trông họ có vẻ giàu có thật, nhưng thực sự họ đang mắc nợ ngập đầu Những người có kinh nghiệm hay những người giàu thường xây dựng cột tài sản của họ trước tiên. Sau đó họ sẽ dùng thu nhập phát sinh từ cột tài sản để mua những thứ xa xỉ. Còn người nghèo và người trung lưu thì lại mua những thứ đồ xa xỉ ấy bằng mồ hôi và máu của chính mình cũng như gia tài dành dụm cho con cái mình.
Một thứ đồ xa xỉ thật sự là phần thưởng cho việc đầu tư và phát triển một tài sản thật sự. Ví dụ như khi vợ chồng tôi đã có tiền phụ thêm nhờ những ngôi nhà cho thuê, vợ tôi liền mua một chiếc Mercedes. Vợ tôi không phải làm việc thêm hay mạo hiểm gì vì chính những ngôi nhà cho thuê đã mua chiếc xe hởi cho cô ấy. Tuy nhiên, cô ấy phải chờ khoảng 4 năm, thời gian để cho danh mục vốn đầu tư bất động sản tăng lên và cuối cùng thì lại quăng đi đủ số vòng quay tiền mặt để trả cho chiếc xe. Nhưng thứ đồ xa xỉ này, chiếc xe Mercedes, lại là một phần thưởng thực sự vì cô ấy đã chứng minh được rằng cô ấy biết cách phát triển cột tài sản của mình. Với cô ấy, chiếc xe hởi này có ý nghĩa rất nhiều chứ không chỉ đởn giản là một chiếc xe thông thường, vì cô ấy đã dùng sự thông minh tài chính của mình để mua được nó.
Điều mà hầu hết mọi người thường làm là vội vàng chạy đi mua một chiếc xe hởi hay một thứ đồ xa xỉ gì đó bằng thẻ tín dụng. Có thể họ sẽ mau cảm thấy chán và muốn có một thứ đồ chơi mới. Thường thì khi mua một thứ đồ xa xỉ bằng thẻ tín dụng, sớm muộn gì người ta cũng thấy không hài lòng với nó, vì món nợ mà nó mang lại trở thành một gánh nặng tài chính cho họ.
Sau khi bạn đã dành thời gian đầu tư và xây dựng việc kinh doanh cho riêng mình, lúc này chắc hắn bạn đã sẵn sàng để học thêm một bí mật nữa - bí mật lớn nhất của những người giàu, một bí mật luôn đặt những người giàu đứng trước mọi người, phần thưởng cho sự kiên trì ở cuối đoạn đường dành thời gian nghĩ đến việc kinh doanh của riêng mình.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.