Cha Giàu Cha Nghèo

Chương 3: Tập 4




Tác giả: Robert Kiyosaki và Sharon Lechter
Một ngày nọ, đứa bạn cùng lớp –Richie mời tôi đến nghỉ cuối tuần tại nhà nghỉ ở bãi biển của gia đình nó. Tôi cảm động lắm, Richie là một những đứa giàu nhất lớp, và ai cũng muốn kết bạn với nó. Và tôi lại may mắn nhận được lời mời đến nhà nghỉ bờ biển của nó, trên mảnh đất riêng cách nhà tôi khoảng 45km.
Mẹ giúp tôi chuẩn bị hành lý và cảm ơn bố mẹ của Richie có du thuyền riêng và rất nhiều đồ chơi hiện đại. Chúng tôi chơi từ sáng đến tối. Lúc bố mẹ Richie đưa tôi về nhà lại, da tôi đã rám nắng, lòng phấn khởi và đầy cảm kích.
Mấy hôm sau, ở đâu tôi cũng cứ huyên thuyên về những ngày cuối tuần đó. Tôi kể về những trò chơi, những món đồ chơi, chiếc du thuyền, những món ăn ngon, và ngôi nhà tuyệt đẹp ven biển. Đến ngày thứ tư cả nhà tôi ngán đến tận cổ khi nghe những chuyện đó. Tối thứ năm, tôi hỏi bố mẹ xem chúng tôi có thể mua một ngôi nhà ngoài bãi biển gần nhà của Richie không. chỉ có thế mà bố tôi nổi dận lôi đình “Bốn ngày nay, tất cả những gì cả nhà nghe được là mấy ngày nghỉ cuối tuần của con ở nhà nghỉ ngoài bãi biển của nhà Richie. Ta mệt mỏi vì nghe ba cái thứ đó rồi. bây giờ con muốn chúng ta mua một ngôi nhà bãi biển. Con nghĩ bộ ta in ra tiền hả? ta chỉ có khả năng thanh toán hết hoá đơn và giữ cho cả nhà còn cơm để mà ăn.Ta còng lưng làm lụng suốt ngày cho cả nhà có đủ cơm ăn áo mặc và thanh toán hết hoá đơn tính tiền hàng tháng. Nếu con muốn sống như Richie thì sao không qua ở bên đó luân đi?”
Khuya đó, mẹ rón rén vào phòng tôi. Trên tay mẹ là một trồng phong bì. Ghé ngồi xuống giường tôi, bà nói: “bố con đang căng thẳng về tài chính.”
Tôi nằm đó trong bóng đêm, rối tung vi những cảm giác lẫn lộn và ngước nhìn mẹ. là đứa bé mới chín tuổi, tôi đã buồn, sốc, giận, và thất vọng. Tôi không có ý chọc giận bố. Tôi biết chúng tôi đang trong giai đoạn khó khăn về kinh tế. Tôi chỉ muốn chia sẻ một chút với cả nhà về liềm hạnh phúc của tôi và về bức tranh của một cuộc sống tốt đẹp… một cuộc sống mà tiền bạc có thể đem lại… một cuộc sống mà có lẽ chúng tôi cũng khao khát đạt được.
Mẹ bắt đầu cho tôi xem những hoá đơn, rất nhiều con số được đánh dấu đỏ. “Chúng ta đã rút quá số tiền gửi trong ngân hàng, những hoá đơn này chưa thanh toán và còn một số hoá đơn đã trễ hạn hai tháng.”
“Tại sao:”Tôi hỏi, gần như nài nỉ một sự giải thích nào đó. “Chúng ta xài quá nhiều, nhưng bố con lại không kiếm ra nhiều tiền đến thế. Và mẹ của bố, bà nội con, lại đề nghị chúng ta gửi tiền để giúp đỡ họ. bố con vừa nhận được thư hôm nay, và bố con rất lo lắng vì chúng ta cũng đang gặp khó khăn. Chúng ta không thể trả nổi những thứ ma bố mẹ Richie có thể trả.”
“Nhưng tại sao?”
“Mẹ không biết tại sao. Mẹ chỉ biết chúng ta không thể trả nổi những thứ như họ. Chúng ta không giàu như họ. Bây giờ thì nhắm mắt và ngủ đi con.Ngày mai con phải đi học rồi, và con cần phải học thật giỏi nếu con muốn thành công trong cuộc sống. Nếu con có học vấn cao thì con có thể giàu như bố mẹ Richie.”
“Nhưng bố có học vấn cao, mẹ cũng có học vấn cao,” tôi cãi lại. “vậy tại sao chúng ta không giàu? tất cả những gì chúng ta có là một đống hoá đơn chưa trả nổi. con không hiểu nổi.”
“Đừng bận tâm, con yêu. Đừng lo nghĩ về tiền bạc. Bố mẹ sẽ giải quyết vấn đề tiền bạc. Sáng mai con phải đi học, nên con cần phải ngon giấc tối nay.”
Lúc bấy giờ tôi chín tuổi và gặp đứa bạn học như Richie, tôi biết đó là sự khác biệt lớn giũa gia đình tôi và nhiều gia đình của cácc bạn học. Trong dạy con làm giàu tập 1, thật may là tôi được học ở trường tiểu học của những đứa trẻ giàu thay vì trường tiểu học của những đứa trẻ nghèo hay trung lưu. Có những đứa bạn con nhà giàu trong khi gia đình mình nợ ngập đầu, và ở vào độ tuổi nhạy cảm đó, nhận thức này trở thành một bước ngoặc trong đời tôi.
CÓ PHẢI CẦN CÓ TIỀN MỚI LÀM RA TIỀN KHÔNG?
Một trong những câu hỏi thưòng xuyên nhất mà tôi nhân được là: “có phải cần có tiền mới làm ra tiền không?”
Câu trả lời của tôi là: “Không, không phải vậy.Tiền bạc đến từ ý tưởng của bạn bởi vì tiền bạc chỉ là ý tưởng.”
Một câu hỏi khác là: “Tôi đầu tư thế nào nếu tôi không có tiền? Làm sao tôi có thể đầu tư khi thậm chí tôi không thể trả nổi những hoá đơn của mình?”
Tôi biết rằng với nhiều người câu trả lời của tôi là không thoả mãn, trong khi họ đang tìm kiếm những câu trả lòi về cách nhanh chóng kiém một vài đồng bạc để họ có thể đầu tư và tiến lên trong đời. tôi muốn người ta biết rằng họ có quyền lực và khả năng để có tiền như ý muốn… nếu họ muốn và sức mạnh đó không có trong tiền bạc, không có ở bên ngoài con người họ. sức mạnh đó có trong ý tưởng của họ… sức mạnh của ý tưởng. đáng mừng là chuyện đó không cần dùng đến tiền bạc… nó chỉ cần sự sẵn lòng thay đổi một vài ý tưởng, và bạn có thể đạt được sức mạnh và tiền bạc, thay vì để cho tiền bạc khống chế bạn.
Người bố giàu của tôi thương nói: “người ta nghèo vì họ có những ý tưởng nghèo. hầu hết những người nghèo có ý tưởng về tiền bạc và cuộc sống tư bố mẹ của họ. vì chúng ta không được dạy dỗ gi cả về tiền bạc ở trường học, nên ý tưởng về tiền bạc được chuyền tư bố mẹ sang con cái, qua nhiều thế hệ. ”
Mặc dù lúc đó tôi không hiểu tại sao nhà Richie giàu hơn nhà tôi, nhưng mấy năm sau thì tôi hiểu ra. nhả Richie biết cách bắt tiền làm viêc cho họ, và họ chuyền lại kiến thức đó cho con cái. Richie vẫn đang rất giàu và sẽ còn giàu nữa. Ngày nay, bất cứ khi nào chúng tôi gặp lại nhau chúng tôi vẫn là những người bạn thân thiết nhất, và đã hơn bốn mươi năm kể từ khi chúng tôi kết bạn vơi nhau. Thường 5 năm chúng tôi mới gặp nhau một lần, thế mà cứ như là mới gặp nhau hôm qua vậy. Bây giờ tôi đã hiểu tại sao nhà cậu ấy giàu hơn nhà tôi; tôi thấy cậu chuyền đạt lại kiến thức đó cho con mình. Nhưng không những chuyền lại cách “kiếm tiền”, cậu còn chuyền đạt lại sức mạnh về tiền bạc. và đó là sức mạnh về tiên bạc… chứ không chỉ tiền, khiến người ta giàu có. sức mạnh về tiền bạc – đó là điều mà tôi muốn quyển sách này chuyền đạt lại cho bạn để bạn có thể chuyền đạt lai cho con cháu.
NGUỜI GIÀU KHÔNG CẦN TIỀN.
Mặc dù người bố giàu cho những đứa con khác của người một khoản tiền, nhưng người không cho MiKe đồng nào cả, và người không trả tiền không cho chúng tôi khi chúng tôi làm việc cho người. Người nói: “cho một đứa trẻ tiền, đó là con đã dạy nó làm việc cho đồng tiền thay vì học cách làm ra đồng tiền.”
Bây giờ tôi không nói là bạn nên bắt con minh làm việc không công. Và tôi cũng không nói là đừng cho bọn trẻ tiền.tôi sẽ không ngớ ngẩn đến độ bảo bạn nói với con của bạn những gì, vì rằng mỗi đứa trẻ mỗi khác và mỗi nhà mỗi cảnh. Điều tôi đang nói là tiền bạc đên tù ý tưởng. Có một câu nói rất quen thuộc là: “Một cuộc hành trình hàng ngàn dặm bắt đầu bằng một bước chân đơn giản.” một câu nói chính xác hơn sẽ là: “Một cuộc hành trình hàng ngàn dặm băt đầu bằng ý tưởng tạo nên cuộc hành trình.” Đối với tiền bạc, nhiều người bắt đầu cuộc hành trình trong đời họ bằng những ý tưởng nghèo nàn hoặc nhưng ý tưởng hạn chế họ sau này trong cuộc đời.
KHI NÀO BẠN DẠY CON VỀ TIÊN BẠC?
Tôi thường được hỏi: “Ở độ tưổi nào thì tôi nên bắt đầu dạy con về tiền bạc?”
Câu trả lời của tôi là: “khi con bạn bắt đầu quan tâm đến tiền.”Tôi có một người bạn có đứa con 5 tuổi. Giả dụ tôi có một tờ 5 đôla hoặc một tờ 20 đôla và hỏi thằng bé: “con muốn cái nào?” thì thằng bé sẽ chọn cái nào?Người tôi hỏi luôn trả lời không chút ngập ngừng: “tờ 20 đôla.”Tôi đáp lại: “Chính xác, thậm chí một đứa trẻ 5 tuổi cũng hiểu sự khác biệt giữa một tờ 5 đôla và 20 đôla.”
Người bố giảu lấy 10 cent mỗi giờ cho việc dạy tôi cách làm giàu. Người đã không làm điều đó chỉ để dạy tôi chuyện tiền nong. Tôi yêu cầu được học làm giàu, tôi không chỉ muốn học về tiền nong. Nếu đứa trẻ không thật sự muốn học làm giàu, thì hiển nhiên bài học nên khác đi. một trong những lý do mà người bố giàu cho những đứa con khác tiền tiêu là vì những đứa trẻ con đó không quan tâm đến chuyện làm giàu, nên người đã dạy họ những bài học khác về tiền. Mặc dù những bài học khác nhau, người vẫn dạy họ có được sức mạnh về tiền bạc thay vì phí cả đời chạy theo nhu cầu về tiền bạc. Người đã nói: “Con càng nhuềi tiền bao nhiêu thì con càng ít sức mạnh bấy nhiêu.”
GIỮA CHÍN TUỔI VÀ MƯỜI LĂM TUỔI
Nhiều nhà tâm lý giáo dục đã nói với tôi rằng lứa tuổi từ 9 đến 15 tuổi rất quan trọng trong sự phát triển của một đứa trẻ. Tôi không phải là một chuyên gia về sự phát triển của trẻ em cho nên hãy xem những lời của tôi như những hướng dẫn chung chung chớ đừng xem đó như một kinh nghệm chuyên môn. Một chuyên gia từng tiếp súc đã nói rằng ở khoảng 9 tuổi, trẻ con thường phá vỡ một số điều mà bố mẹ áp đặt và tự tìm cho mình một con đường riêng. Tôi biết rằng điều đó đúng với tôi bởi vì năm nên 9, tôi bắt đầu làm việc với người bố giàu. Tôi muốn thoát khỏi thế giới thực tại của bố mẹ tôi, nên thế tôi cần một cá tính mới.
Một chuyên gia khác đã nói rằng ở độ tuổi này, trẻ con phát triển những gì mà chúng gọi là “phương pháp để thành công”. Đó chính là ý tưởng của một đứa trẻ về cách mà sẽ tồn tại tốt nhất và thành công. Nói cách khác, nếu một đứa trẻ nghĩ rằng nó học giỏi ở trường và tốt nghiệp danh dự nếu một đứa trẻ không học giỏi ở trường hoặc không thích trường học, đứa trẻ có thể tìm một phương pháp khác.
Chuyên gia này cũng nêu một số điểm đáng chú ý về phương pháp để thành công, rằng mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái bắt đầu khi phương pháp để thành công của mỗi đứa trẻ không giống với của bố mẹ. Và những vấn đề gia đình nảy sinh khi các bậc bố mẹ bắt đầu áp đặt phương pháp của họ lên con trẻ mà không tôn trọng phương pháp của con. Bố mẹ trước tiên cần phải nắng nghe kỹ lưỡng phương pháp để thành công của con mình.
Chuyên gia này cũng rằng nhiều người lớn gặp rắc rối lúc về già khi họ nhận ra rằng những phương pháp mà họ đặt ra cho bon trẻ không thành công đối với họ nữa. Nhiều người lớn sau đó đã thay đổi công việc hoặc nghề nghiệp. một số khác thì tiếp tục cố gắng làm cho phương pháp cửa mình có hiệu lục trở lại. còn nhưng người khác thất vọng, nghĩ là mình đã thất bại trong cuộc đời, thay vì nhận ra phương pháp để thành công của minh đã không còn phù hợp nữa. Nói cách khác, người ta thường hạnh phúc nếu phương pháp của mình thành công. Người ta thường thấy bât hạnh với cuộc sống nếu cảm thấy mệt mỏi vì phương pháp của mình, hoặc phương pháp đó không còn phù hợp nữa, hoặc phương pháp của mình không đạt được.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.