Cha Giàu Cha Nghèo

Chương 6: Tập 5




Tác giả: Robert Kiyosaki và Sharon Lechter
Có hai người cha mạnh mẽ đã cho tôi cơ hội để xem xét các thực tại khác nhau. Mặc dầu lúc đó tôi rất rối rắm và mâu thuẫn, phải lắng nghe hai thực tại khác nhau đã có ích cho tôi rất nhiều về sau. Tôi nhận ra rằng cả hai đều nghĩ họ đúng và cho rằng người kia sai.
Cha ruột tôi đã tiến lên không ngừng trên nấc thang của chính quyền tiểu bang. Ông nhanh chóng đi lên từ một thầy giáo và trở thành người quản lý giáo dục của tiểu bang Hawai. Nhìn thấy điều này, nhiều người đã nói thầm nhau rằng cha tôi một ngày nào đó sẽ tiến vào chính trị.
Vào lúc cha tôi đang leo lên nấc thang của chính phủ, người cha giàu đã làm việc cực nhọc và đưa chính ông thoát khỏi cảnh nghèo nàn và tiến lên sự giàu có. Trong lúc tôi và con ông vào trung học, ông đã giàu và ngày càng giàu hơn. Kế hoạch mà ông đã thực hiện trong 20 năm đã làm việc. Thật bất ngờ, mọi người bắt đầu chú ý đến ông và những việc ông làm. Ông không còn ở trong bóng tối mà chẳng ai biết đến nữa. Mọi người bắt đầu tự hỏi ông là ai mà bất ngờ mua nhiều miếng bất động sản ở Hawai. Người cha giàu là một người bắt đầu từ con số không, có một kế hoạch dài hạn, làm việc theo kế hoạch và bây giờ là điểm chú ý của giới người giàu và quyền lực ở Hawai.
Trong những năm của tuổi 40, người cha giàu đã chuyển chỗ ở từ một thị trấn nhỏ nơi chúng tôi đã sống và đến vui đùa trên bãi biển Waikiki. Những tờ báo đầy ắp những bài viết về một nhân vật mới trong thị trường khách sạn này. Chẳng bao lâu ông làm chủ một lô đất trước bãi biển cũng như một số bất động sản trên hòn đảo này.
Người cha giàu không còn là một cậu bé nghèo của một thị trấn nhỏ nữa. Ông đã đi đến trung tâm thành phố và mọi người chú ý đến.
Trong khi hai người cha đang có một bước đột phá về sự nghiệp, tôi đang ở trường Cao đẳng Quân sự New York. Mike, giờ đây là con trai của một người giàu, sống trong một căn hộ chung cư lớn trên bãi biển Waikiki trong khi anh ta đang học ở ĐẠi học Hawai và đang được chuẩn bị để điều hành đế chế của cha anh. Nghe thật ấn tượng rằng anh sống ở chung cư, nhưng thật sự, Mike đã làm điều hành khách sạn, chung cư khi anh còn đang đi học.
Trong mùa nghỉ Giáng sinh ở nhà, Mike và tôi ở trong văn phòng của người cha giàu và thảo luận về những gì đã học ở trường và những người bạn mới. Đã gặp nhiều người đến từ các quốc gia khác nhau, tôi đã nói với người cha giàu và Mike: “Cháu để ý thấy rằng mọi người nghĩ về tiền bạc rất khác nhau. Cháu đã gặp những đứa trẻ của những gia đình giàu có và những đứa trẻ từ gia đình nghèo khổ. Mặc dù hầu hết các đứa trẻ đều rất thông minh ở trường, nhưng những đứa từ gia đình nghèo và trung lưu có những suy nghĩ rất khác so với các đứa từ những gia đình giàu”.
Người cha giàu trả lời rằng. “Chúng không nghĩ khác nhau. Chúng nghĩ trái ngược nhau”. Ngồi trên bàn, ông lấy tờ giấy và viết xuống:
Những suy nghĩ trái ngược
Sau khi viết xong, ông nhìn tôi và nói “Thực tại của con được định nghĩa bằng những gì con nghĩ là thông minh và những gì con nghĩ là rủi ro”.
Nhìn vào tờ giấy, tôi hỏi “Bác cho rằng người trung lưu nghĩ rằng công việc ổn định là thông minh và xây dựng một công ty là rủi ro”. Tôi biết điều này rất rõ vì đó là thực tại của người cha nghèo của tôi.
“Đúng thế”, ông nói,”Còn điều gì nữa khi nói đến công việc ổn định”
Tôi nghĩ một lúc và nói ”Cháu không biết bác đang nói đến điều gì. Thật sự là bố cháu và nhiều người khác nghĩ ràng có một công việc ổn định là thông minh.”
“Con đã quên thực tại của bác rồi. Bác nói với con rằng người trung lưu và người nghèo không nghĩ khác, họ nghĩ hoàn toàn trái ngược. Vì vậy, thực tại trái ngược của bác là gì?”
“Vậy bác nghĩ rằng xây dựng một công ty là thông minh và một công việc ổn định là rủi ro. Có phải bác nghĩ điều ngược lại không?” Tôi hỏi
Người cha giàu đã gật đầu
“Bác nghĩ rằng bác không xây dựng một công ty là rủi ro?” tôi hỏi
Người cha giàu lắc đầu và nói: “Không. Học cách xây dựng một công ty cũng như học mọi cái khác. Bác nghĩ bám vào một công việc ổn định suốt đời thì nhiều rủi ro hơn là chấp nhận rủi ro để học cách xây dựng một công ty. Một rủi ro thì trong một thời gian ngắn, còn một rủi ro thì cả đời người”.
Đó là những năm cuối thập niên 60. Chúng tôi chỉ biết về việc đến trường, rồi kiếm việc làm, làm việc cả đời, đến khi nghỉ hưu thì công ty hay chính phủ sẽ chăm sóc cho việc nghỉ hưu của bạn. Tất cả chúng tôi đều được dạy ở nhà và ở trường là “Học cho giỏi vì vậy bạn có thể thành một nhân viên giỏi”. Điều đó cũng có ý là bạn đến trường để trở nên dễ sử dụng hơn là một việc làm thông minh. Ngày nay chúng ta biết rằng công việc ổn định là một việc làm của quá khứ, nhưng chẳng ai tự hỏi rằng tìm việc làm ổn định có phải là một việc làm thông minh không.
Tôi nhìn vào sự so sánh của người cha giàu về việc người giàu thì tham lam và người giàu thì rộng rãi và tôi biết thực tại của tôi lúc đó là gì. Trong giađình tôi, người giàu được xem là những người có trái tim băng giá, những người tham lam, chỉ thích thú tiền bạc và không lo lắng gì đến người nghèo.
Về điều này, người cha giàu nói “Con có hiểu sự khác nhau trong cách suy nghĩ?”
“Sự suy nghĩ ngược nhau. Không chỉ sự khác nhau. Đó là lý do mà khiến con người ta rất khó làm giàu. Làm giàu cần có nhiều hơn là chỉ nghĩ khác đi”. Tôi nói
“Nếu con muốn giàu, con phải học cách suy nghĩ trái ngược với những gì con nghĩ hịên nay”, người cha giàu nói
“Chỉ là cách suy nghĩ thôi sao?” tôi nói. “Không cần phải làm những điều khác à?”
“Không nhất thiết”, người cha giàu nói. “Nếu con làm việc vì một công việc ổn định, con sẽ làm cực nhọc cả đời người. Nếu con làm việc xây dựng một công ty, con có thể chỉ làm cực nhọc lúc ban đầu và về sau con sẽ làm ít lại và con có khả năng kiếm ra tiền nhiều 10, 100 hay 1000 lần. Vì vậy cái nào thông minh hơn?”
“Còn đầu tư thì sao?” Tôi nói. “ Bố mẹ con luôn nói rằng đầu tư là rủi ro và tiết kiệm thì thông minh. Bác không làm những điều khác khi bác đầu tư à?’
Người cha giàu cười và nói về điều đó: “Tiết kiệm và đầu tư tiền là những hoạt động hoàn toàn giống nhau. Con sẽ phải làm những điều tương tự…mặc dù con nghĩ hoàn toàn khác nhau”.
“Giống nhau?”tôi hỏi.”Nhưng nó không rủi ro hơn sao?”
“Không”, người cha giàu nói là một lần nữa lại cười. “Để bác nói cho cháu một bài học rất quan trọng trong đời.” Tôi lúc này đã lớn hơn và ông có thể đưa nhiều chi tiết vào bài học cho tôi và Mike. “Nhưng trước khi bác cho cháu bài học này, bác hỏi cháu vài điều nhé?”
“Tất nhiên là được, bác hỏi cái gì cũng được”
“Bố mẹ cháu làm gì để tiết kiệm tiền?” ông hỏi
“Họ cố làm thật nhiều điều.”
“Kể cho bác nghe một điều. Điều gì mà họ dành dành thật nhiều thời gian để làm”
“Vâng, mỗi ngày thứ tư, khi siêu thị quảng cáo thức ăn với giá đặt biệt trong tuần, bố mẹ cháu đọc hết tờ giấy và lên kế hoạch mua thức ăn trong tuần. Họ nhìn những loại thức ăn giảm giá. Đó là một hoạt động mất nhiều thời gian nhất. Sự thật là, chế độ ăn uống của nhà cháu phụ thuộc vào sự giảm giá của siêu thị.” tôi kể
“Sau đó họ làm gì?”, ông hỏi tiếp
“Sau đó họ lái xe xuống phố đến những siêu thị khác nhau và mua những món mà được quảng cáo là giảm giá. Họ nói rằng họ tiết kiệm rất nhiều tiền vì mua sắm lúc giảm giá”. Tôi nói
“Và họ có mua sắm quần áo luc giảm giá không?”
Tôi gật đầu ”Vâng, họ làm những điều tương tự khi đi mua xe, mới hay cũ. Họ dành nhiều thời gian đi mua sắm để tiết kiệm tiền”.
“Vì vậy họ nghĩ tiết kiệm là thông minh à?”, ông hỏi
“Chính xác là thế”. Thật sự, khi họ thấy món gì đó đang giảm giá, họ mua thật nhiều và đặt vào tủ lạnh lớn. Cũng như một bữa nọ họ thấy có giảm giá thịt heo và họ mua thật nhiều, con nghĩ là đủ cho mấy tháng. Họ tiết kiệm thật kinh khủng. Họ tiết kiệm từng xu có thể. Bộ điều đó có gì sai à?”.
“Không”, người cha giàu nói. “Điều đó chẳng có gì sai. Bây giờ bác sẽ dạy con một trong những bài học quan trọng nhất mà con chưa từng học”.
“Bài học là bác không làm giống như bố mẹ cháu đã làm?” tôi hỏi
“Không. Bài học là bác làm y chang những gì mà ba mẹ cháu làm. Sự thật là cháu đã thấy bác làm rồi.”
“Sao? Bác mua sắm đầy tủ lạnh à? Cháu không nghĩ là cháu từng thấy bác làm thế?”
“Không, cháu đã thấy bác “mua sắm” các vụ đầu tư đang giảm giá để lắp đầy danh mục vốn đầu tư của bác”.
Ông nói Tôi ngồi trong im lặng một lúc và nói “Bác mua sắm để lắp đầy danh mục vốn đầu tư còn bố mẹ cháu thì mua sắm để lắp đầy tủ lạnh? Ý bác là bác có những hoạt động giống nhau nhưng bác mua sắm những thứ khác nhau để lấp đầy những thứ khác nhau?”
Ông gật đầu. Ông muốn bài học của ông ngấm vào cái đầu 22 tuổi của tôi.
“Bác làm những điều tương tự nhưng bố mẹ cháu càng nghèo còn bác càng giàu. Đó là bài học à?” Tôi hỏi
Người cha giàu gật đầu và nói: “Đó là một phần của bài học”.
“Vậy còn phần khác của bài học?” tôi hỏi
“Hãy suy nghĩ”, ông nói. ”Chúng ta đã từng nói về điều gì?”
Tôi suy nghĩ một lát và cuối cùng một nửa còn lại của bài học đã đến với tôi “Ồ, Bác và cha mẹ cháu làm những điều tương tự nhau nhưng thực tại của bác thì khác”
“Cháu bắt đầu hiểu rồi đấy. Thế còn thông minh và rủi ro”
“Họ nghĩ tiết kiệm là thông minh và đầu tư là rủi ro.”
“Tiếp tục đi”
“Vì họ nghĩ đầu tư là rủi ro, họ làm việc cực nhọc để tiết kiệm tiền…nhưng trong thực tế họ làm những điều tương tự như bác. Nếu họ thay đổi thực tại của họ vào đầu tư và làm những điều tương tự như tiết kiệm tiền khi họ mua thit, họ sẽ ngày càng giàu hơn. Bác làm những điều tương tự với họ nhưng bác mua sắm các công ty, các vụ đầu tư bất động sản, chứng khoán và các cơ hôi kinh doanh khác.”
“Vậy họ làm những điều tương tự nhưng từ một thực tại khác”. Ông nói. “Chính thực tại của họ là nguyên nhân làm họ nghèo hay trung lưu…chứ không phải hành động của họ”.
“Chính thực tại trong trí óc họ làm họ nghèo”, tôi nói nhỏ. “Chính những gì chúng ta nghĩ là thông minh và những gì họ nghĩ là rủi ro đã xác định tình trạng kinh tế xã hội cua họ”. Tôi sử dụng một từ mới mà tôi đã học ở trường kinh tế.
Người cha giàu tiếp tục nói: “Chúng ta làm những điều tương tự nhau nhưng chúng ta hoạt động trong những suy nghĩ khác nhau. Bác hoạt động trong suy nghĩ của người giàu con bố mẹ cháu hoạt động trong suy nghĩ của người trung lưu”
“Đó là lý do vài sao bác nói “Những gì bạn nghĩ là thật sẽ trở thành thực tại của bạn””, tôi nói nhỏ
Ông gật đầu và nói “ Và bởi vì họ nghĩ đầt tư là rủi ro, họ tìm những ví dụ về những người đã mất tiền hay gần mất tiền. Thực tại của họ đã che mắt họ thấy những thực tại của người khác. Họ thấy những gì họ nghĩ là thật, mặc dù nó không có thật”.
“Vì vậy một người nghĩ công việc an toàn là thông minh sẽ tìm những ví dụ vì sao công việc ổn định là thông minh và tìm ví dụ vì sao xây dựng một công ty là rủi ro. Một người sẽ tìm những bằng chứng cho thực tại mà họ tin tưởng vào”, Mike thêm vào.
“Chính xác”, người cha giàu nói. ”Bây giờ hiểu chưa? Con đã tiếp thu được bài học chưa?”
Tôi gật đầu. Chỉ vào dòng “căn nhà lớn” và “căn nhà chung cư” trên mảnh giấy, tôi nói “ Vì vậy bố mẹ cháu luôn tìm kiếm căn nhà lớn hơn và bác luôn tìm kiếm căn chung cư lớn hơn. Bác làm điều tương tự nhưng bác giàu hơn trong khi bố mẹ cháu chỉ có những món vay lớn hơn. Đó là ví dụ khác về sức mạnh của suy nghĩ và thực tại, phải không bác?”
“Đúng”, ông nói. “Và tại sao bố mẹ cháu luôn tìm kiếm căn nhà lớn hơn?”
“Vì tiền lương ông càng tăng vì thế mà thuế cũng tăng. Kế toán của ông bảo ông mua một căn nhà lớn hơn vì ông sẽ được giảm thuế cho khoản vay lớn hơn”. Tôi trả lời
“Và ông nghĩ rằng như thế là thông minh…phải không?”, người cha giàu nói. “Ông cho rằng như thế là thông minh vì ông tin căn nhà là một tài sản và ông được giảm thuế từ chính phủ”.
Tôi gật đầu và thêm “Và họ nghĩ rằng mua những căn hộ chung cư là rủi ro”.
“Chúng ta đều được giảm thuế nhưng cái giảm của bác giúp bác giàu hơn trong khi cái giảm của bố mẹ cháu càng làm họ gặp rắc rối về tài chính và họ phải làm việc cực nhọc hơn. Bác có sự giảm thuế cho những nợ tốt, là các món nợ làm bác giàu hơn còn bố mẹ cháu thì mang những món nợ xấu. Bây giờ cháu đã hiểu thế nào là thông minh và rủi ro đã định nghĩa thực tại của con người chưa?”, người cha giàu hỏi.
Tôi và Mike gật đầu, Mike nói “Con hiểu rõ hơn rồi”.
“Thế còn câu cuối cùng?” Tôi chỉ vào “người giàu thì tham lam” và “người giàu thì rộng rãi”.
“Trước tiên, không nhất thiết người giàu hay nghèo là tham lam hay rộng rãi. Thế giới có đầy những người nghèo tham lam và những người nghèo rộng rãi. Và như bác thường nói với cháu, có rất nhiều cách để làm giàu. Cháu có thể giàu bằng cách hà tiện, nhưng vấn đề là cuối cùng cháu là một người hạ tiện ở cuối đời. Cháu có thể giàu bằng cách cưới một ai đó vì tiền, chẳng hạn như một ngôi sao thể thao, nhưng người ta sẽ biết cháu là loại người gì. Cháu có thể giàu bằng cách gian lận, nhưng tại sao phải chấp nhận rủi ro vào tù trong khi dễ dàng làm giàu mà không phải vô tù. Hoặc cháu có thể giàu nhờ may mắn, nhưng cháu phải tính toán vận may thay vì sử dụng trí thông minh”
Tôi đã nghe qua điều này nhiều lần. Nhưng lần này tôi thật sự muốn được chứng minh cho thấy làm thế nào để giàu bằng cách rộng rãi, vì vậy tôi nhấn mạnh “Thế còn sự khác biệt giữa “người giàu thì tham lam” và “người giàu thì rộng rãi”?”
“Vâng, làm nhiều và nhiều với cái ít và ít là một dạng của sự rộng rãi. Thật sự, cách dễ dàng nhất để làm giàu là rộng rãi”, người cha giàu nói
“Ý bác là làm giàu bằng cách phục vụ nhiều người”, tôi nói
“Đúng thế. Bất cứ lúc nào bác muốn có tiền, những gì bác phải làm là tự hỏi bản thân mình làm thế nào để phục vụ nhiều người”.
Mike quay sang nói với tôi “Bố tớ không bao giờ nói chuyện này trước mặt cậu, nhưng tớ nghĩ cậu sẵn sàng nghe bài học kế tiếp rồi. Chúng ta đủ lớn để hiểu rõ hơn”.
“Hiểu cái gì?” Tôi hỏi.
Mike nói “Bố cậu luôn luôn nói rằng người giàu thì tham lam, đúng không?”
Tôi gật đầu nói “Nhiều lần như thế”.
“Lý do ông nói bậy là vì ông nghĩ rằng người giàu nên trả tiền cho công nhân càng nhiều khi họ làm việc càng nhiều. Ông gọi đó làm sự thâm niên. Đúng không?”
Tôi gật đầu.
“Nhưng cậu có hiểu rằng, trong hầu hết trường hợp, một người thường làm một số lượng công việc như nhau hoặc một nghề nghiệp như nhau?”Mike nói nhỏ.
“Tớ hiểu điều đó. Nhưng bố tớ nhìn theo cách khác. Ông tin rằng tăng lương dựa trên sự tận tụy và thâm niên”
“Vì thế mà bố cậu cho rằng người giàu tham lam vì họ không trả cho sự tận tuỵ và thâm niên. Đúng không?”
“Đúng”, tôi trả lời.
“Bạn có nghĩ rằng muốn được nhiều tiền mà làm một số lượng công việc nhất định là tham lam không?” Mike nói.
“Nhưng đó cách mà những người trong thế giới của bố cháu kiếm tiền. Đó là thực tại của họ”, tôi nói.
“Đó là từ thực tại. Chúng ta đến từ những thực tại khác nhau. Trong thế giới của bác, để có thêm tiền mà làm một công việc như nhau là tham lam. Trong giới của bác, nếu muốn có nhiều tiền, điều đầu tiên cần làm là phải làm nhiều và nhiều với ít và ít tiền, vì nhiều và nhiều người, thì sẽ giàu”. Người cha giàu nói.
“Đó là vì sao bố tớ bắt chúng ta đọc tiểu sử của Henry Ford. Henry Ford trở thành một trong những người giàu nhất thế giới vì ông cung cấp xe hơi cho thật nhiều người với giá rất thấp. Theo cách nhìn của bố tớ thì Henry Ford là một người rất rộng rãi. Nhưng nhiều người khác nghĩ rằng ông tham lam vì theo thực tại của họ, ông bóc lột công nhân. Sự xung đột xảy vì những thực tại khác nhau”.
“Cháu hiểu rồi. Khi lớn lên, cháu nhận thấy sự khác nhau giữa những người muốn làm nhiều và nhiều vì ít và ít tiền và những người muốn làm ít và ít vì nhiều và nhiều tiền. Trong giới của bố cháu, giáo sư đại học là những người được trả nhiều nhất mà chỉ làm việc thật ít. Họ gọi đó là sự thâm niên và đó là quan điểm của bố cháu.”
“Và đó là cách họ gọi là thông minh”, người cha giàu nói. “Nhưng đó không phải là cách của bác”.
“Đó là lý do bố cậu có căn nhà lớn hơn bố tớ”, Mike nói. “Bố tớ mất nhiều năm mua và xây những căn hộ vì vậy ông có thể phục vụ nhiều gia đình với những giá cả mà họ có khả năng chi trả. Vì vậy ông càng xây dựng nhiều căn hộ, giá cho thuê càng giảm. Nếu không có những người như bố tớ, những gia đình có thu nhập thấp sẽ trả tiền thuê nhiều hơn vì có rất ít căn hộ cho thuê với giá cả hợp lý. Nhiều căn hộ nghĩa là tiền thuê sẽ giảm. Đó là quy luật kinh tế cơ bản cung và cầu. Bố cậu làm việc cực nhọc để mua nhà cho ông và gia đình ông. Ông chẳng cung cấp nhà cho ai cả, vì vậy ông tiếp tục nghĩ rằng người giàu thì tham lam. Đó là thực tại của bố cậu chứ không phải của bố tớ”.
Tôi ngồi đó im lặng cảm ơn Mike và bố cậu đã rất nhẹ nhàng khi nói với tôi về chủ đề này. Họ đã làm những gì tốt nhất để chỉ ra sự khác nhau giữa tham lam và rộng rãi cho tôi. Ở tuổi 20, tôi bắt đầu thay đổi thực tại của tôi. Tôi biết tôi có thể chọn thực tại nào tôi muốn và tôi quyết định thực tại của người cha giàu. Và đó là hầu hết người giàu đều rộng rãu. Tôi biết rằng nếu từ nay trở đi, nếu tôi muốn giàu hơn, điều đầu tiên tôi cần khám phá là làm thế nào để rộng rãi hơn. Tôi đã biết rằng tôi có thể chọn cách giàu bằng cách đòi hỏi nhiều tiền hơn bằng cách làm việc ít hơn, nhưng tôi cũng biết rằng tôi có thể giàu hơn bằng cách làm việc cho thật nhiều người. Tôi đã chọn thực tại theo cách đó. Như người cha giàu nói:”Cách suy nghĩ không khác nhau, mà là trái ngược nhau”. Ở tuổi 20, tôi bắt đầu suy nghĩ theo hướng trái ngược với cách suy nghĩ của gia đình tôi. Để về hưu sớm và giàu, tất cả những điều tôi làm là trở nên rộng rãi hơn, không phải là tham lam hơn. Tôi bắt đầu cách suy nghĩ của gia đình tôi là cách suy nghĩ tham lam.
Trong cuốn Rich dad’s cashflow quadrant, Tôi viết về các loại người khác nhau trong kim tứ đồ, được minh hoạ như sau:
Kim tứ đồ mô tả các thực tại khác nhau. Một người muốn chuyển sang góc phần tư khác hoặc muốn nằm trong 2 hay nhiều hơn kim tứ đồ đòi hỏi phải thay đổi thực tại. Ví dụ, từ nhóm E(employee), nghĩa là người làm việc lãnh lương, là nhóm nhìn thế giới từ hiện thực là công việc ổn định.
Nhóm S (Small business, hay Self employed), là nhóm nhìn thế giới từ nhóm người làm việc độc lập, trong tâm trí luôn có quan điểm tự mình làm hết mọi việc. Khi so sánh nhóm S và nhóm B( Business), nhóm chủ công ty, bạn sẽ thấy sự khác nhau về việc sử dụng đòn bẩy. Một điểm khác nhau chính giữa các chủ doanh nghiệp nhỏ và các công ty lớn là ở số lượng người mà người chủ đó phục vụ. Một người chủ công ty lớn làm tất cả để xây dựng một hệ thống phục vụ nhiều người nhất có thể được. Một người chủ doanh nghiệp nhỏ phụ thuộc khả năng của cá nhân để phục vụ nhiều người. Vấn đề của nhóm S là chủ doanh nghiệp nhỏ mất nhiều thời gian mà không thể phục vụ nhiều người nhiều người như chủ công ty lớn. Vì vậy sự khác biệt là chủ doanh nghiệp nhỏ phục vụ mọi người bằng khả năng của mình, còn chủ công ty dùng một hệ thống để phục vụ càng nhiều người càng tốt.
Nhóm I(Investor), nhóm đầu tư, là sân chơi của người giàu. Các nhà đầu tư làm ra tiền bằng tiền. Họ không phải làm việc vì tiền của họ phải làm việc cho họ.
Để về hưu sớm và giàu, tôi đã phải chối bỏ quan điểm của gia đình tôi trước khi tôi từ bỏ và tìm kiếm thực tại của chính tôi. Để Kim và tôi về hưu sớm và giàu, chúng tôi phải tìm cách phục vụ càng nhiều người, hơn là phục vụ ít và mong được trả nhiều.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.