Chia Rẽ Uyên Ương Vô Tội, Bỏ Chồng Có Lý

Chương 33: Ai đã giết nàng?




ửa đêm còn loáng thoáng nghe thấy tiếng lách cách, ta tức đến nghiến răng nghiến lợi, nhà ai mà hơn nửa đêm còn muốn sửa nồi mài dao, cho dù bận việc hỉ cũng cần gì chuẩn bị lúc muộn thế này? Hôm sau, Vương đại thẩm nói Lý gia bên phố Đông muốn cưới vợ mới, hỏi ta có đi uống rượu mừng hay không. Vương đại thẩm biết nhà kia, ta lại không biết, tự nhiên đi chẳng phải xấu hổ sao? Vương đại thẩm bảo không phải xấu hổ, dù sao chỉ là chúc mừng, nhưng đây là lần thứ hai bọn họ đón dâu, một cô nương như cháu đi cũng không tốt lắm.
Hồi trước, con trai duy nhất của Lý gia cưới cô nương A Lương bên láng giềng, sau khi gả về nhà chồng, bảy năm cũng không thấy cô nương đó sinh con, có điều nể nang mối quan hệ thân thiết giữa hai nhà, lại là hàng xóm, ngẩng đầu không gặp cúi đầu gặp,[1] Lý gia đành lặng lẽ chịu đựng, ngậm bồ hòn làm ngọt. Nhưng nhà mẹ đẻ của cô nương lại băn khoăn, nói với hai người già bên Lý gia, hay là cưới thiếp đi. Lý gia cười khổ bảo, nhà chúng ta nghèo như vậy, cưới thiếp làm sao có thể nuôi nổi.
Nghĩ đến tình nghĩa hai nhà, cha mẹ A Lương nghe vậy lại nói chi bằng để A Lương về nhà. Vì thế chỉ mấy ngày sau, A Lương cầm một tờ hưu thư về nhà mẹ đẻ, nguyên nhân bị bỏ là không thể sinh con.
Chẳng bao lâu, Lý gia lại sắp xếp cưới con dâu, lần này còn là một cô nương xinh đẹp, hôn lễ của Lý gia được tổ chức rất long trọng, sự tình xôn xao truyền đến phố lớn ngõ nhỏ, nhà nhà đều biết.
Thế nhưng, không ai đồng cảm với A Lương, tựa như nàng đáng bị chồng bỏ, đáng phải nhận số phận này. Ta hỏi Vương đại thẩm thế A Lương phải làm sao bây giờ. Vương đại thẩm đáp đây là số phận của nữ nhân, nếu có người vừa ý A Lương muốn đón nàng về làm thiếp, A Lương còn có thể sống tốt, chứ không về sau anh trai chị dâu quản lý việc nhà, A Lương chỉ còn cách cạo đầu làm ni cô thôi.
Ta đã gặp A Lương, một nữ nhân giản dị có cặp mắt to, vừa nhìn đã biết là người khuôn phép, có lẽ đây là lý do nàng không thể ngẩng cao đầu ở nhà chồng, gương mặt A Lương hiếm khi xuất hiện nét cười, cặp mắt to không có chút tinh thần nào. Nay, Lý gia muốn cưới con dâu mới, hai nhà lại ở cùng một con phố, A Lương nên làm gì đây?
Tối hôm nay vô cùng náo nhiệt, từ xa đã nghe thấy tiếng pháo nổ đì đùng ở Lý gia, khách khứa ồn ào huyên náo còn hơn không khí vui mừng của một lễ hội, cùng với từng đợt hương thơm của đồ ăn, thật sự khiến người ta háo hức.
Ta thoáng lo cho A Lương, lại ngại không quen biết nàng nên không thể đường đường chính chính đi thăm nàng, chỉ đành giả bộ như ra ngoài đi dạo mà ngang qua cửa nhà nàng. Lần này Lý gia đón dâu thanh thế rất lớn, phàm làm người thân, người quen đều đi chúc mừng hết, nhà A Lương vắng vẻ, không khí trái ngược hẳn với sự vui mừng của cả con phố. Bởi vì thời tiết đang nóng dần, các nhà bình thường khi ăn tối đều mở cửa để gió mát lúc chạng vạng thổi vào sân nhà, nhà A Lương cũng vậy.
Trừ A Lương, có lẽ mọi người trong nhà nàng đã đến Lý gia chúc mừng rồi, ta không biết tâm tình bọn họ khi ở Lý gia sẽ thế nào, thấy cảnh tân nương bái đường liệu có cảm thấy vui vẻ như những người chung quanh không.
Ta giả bộ đi ngang qua, A Lương đang ngồi ăn ngoài sân nhà. Trong sân có một cây dương cao lớn, cành lá tỏa ra bốn phía, chỉ cần có một cơn gió thoáng qua, lá cây um tùm sẽ đong đưa xào xạc, ve trên cây kêu rất vang, thi thoảng bên vách tường còn truyền đến tiếng dế mèn.
Trong căn nhà hiu quạnh này, A Lương đang lặng lẽ ăn cơm. Cặp mắt to tròn bị lông mi dài rậm che phủ, cái trán trắng nõn mịn màng cúi thấp, nàng gắp từng tiếng cơm, dường như hòa vào cảnh vật chung quanh, trở thành một bức họa.
Ta cứ đi tới đi lui mấy lần, thấy sau khi ăn cơm xong, A Lương vào phòng kéo ra một cái ghế dựa, nàng khép mắt nhẹ nhàng nằm xuống đó, gương mặt mang nét cười, miệng ngâm nga một khúc hát không biết tên, thần sắc rất thanh thản.
Ta yên lòng, thì ra hai chữ kiên cường không bị thời gian hay lễ giáo khống chế, nó hẳn là tồn tại trong bản chất nào đó không thể xóa nhòa của con người. Ta cũng khe khẽ hát, quay trở về nhà, lúc đi ngang qua Lý gia, ta nhìn thoáng vào, trước cửa đầy mảnh vụn của pháo, ván cửa được bọc hai miếng vải đỏ, tiếng chúc mừng liên tiếp truyền ra từ bên trong.
Sau đó, A Lương chết. Khi nghe được tin này, ta đang rửa bát, nhìn chiếc bát vỡ vụn thành mảnh nhỏ, ta không thể hiểu được, vì sao nàng lại chết chứ. Ta nhớ lại hàng mi rất dài của nàng, cái trán trắng nõn mịn màng, nàng nằm đó, miệng còn ngâm nga một điệu hát, lúc ấy nàng có vẻ rất hài lòng rất mãn nguyện, còn bây giờ tuy nàng vẫn nằm, nhưng đã trở thành một thi thể lạnh băng.
Vương đại thẩm nói, nửa đêm hôm Lý gia cưới vợ, A Lương lặng lẽ thắt cổ tự tử, chết ở trong sân nhà nàng, dưới bóng cây dương cao cao. Ta nghĩ đến tán dương xào xạc và những con ve bán mạng kêu không dứt, A Lương, thì ra ngươi không thật sự kiên cường. Khi ngươi nằm trên chiếc ghế kia, gương mặt mỉm cười hẳn là vì được giải thoát phải không, khúc hát ngươi ngâm nga có phải khúc hát mà trước đây hắn đã hát cho ngươi nghe không?
Cổ bà bà ta đã gặp ở trấn nhỏ hồi trước và A Lương thắt cổ trong thành Định Châu bây giờ đều là khí phụ, vì sao A Lương lại chết? Ai đã giết nàng? Là ai?
Bóng dáng kiên định của Cổ bà bà dường như lại xuất hiện trước mắt ta, bà canh giữ tình yêu của mình, ngay cả khi đất trời sụp đổ, ngay cả khi người mình yêu đã thay lòng đổi dạ, bà vẫn kiên trì chờ đợi, canh giữ tình yêu của một người. Chờ đợi và trông về nơi xa đã trở thành tất cả của bà.
A Lương, một phụ nhân luôn giữ bổn phận, tự tử vì không chịu nổi việc bị nhà chồng bỏ, ta nghĩ nàng cũng đang canh giữ, canh giữ phần tình cảm mà mình đã từng có được kia. Cuộc đời nàng đã không thể nhìn thấy tia hy vọng nào, có lẽ tự nàng cũng hiểu rõ, nàng và người đó không còn cơ hội.
Cùng là khí phụ, vì sao thái độ của mọi người với hai người lại khác hẳn nhau? Cùng là canh giữ tình yêu của một người, đâu mới là con đường đúng? Có lẽ trong thâm tâm của cả hai, sự kiên trì của bản thân là đúng đắn. Nhưng A Lương ơi, nhìn những người đang khóc vì ngươi, ngươi nỡ lòng làm vậy ư?
Cái chết của A Lương khiến ta cực kỳ chấn động, lần đầu tiên cảm thấy tính mạng rất mỏng manh, nó như bong bóng xà phòng, lúc này còn đang ung dung, lóe ra bảy sắc màu dưới ánh mặt trời, ngay giây sau có thể sẽ tan vỡ, biến mất không dấu vết. Gương mặt Cổ bà bà và A Lương thay phiên xuất hiện trong tâm trí ta, tình yêu, không phải nên vứt bỏ ngay từ lúc nó thay đổi sao?
Ta đến lễ cúng tuần của A Lương. Màu trắng ngun ngút châm nhói mắt ta, A Lương, có lẽ ngươi không biết ta đã quanh quẩn trước nhà ngươi trước khi ngươi đi, cũng không nhớ rõ mỗi lần chúng ta gặp mặt luôn gật đầu chào hỏi như người quen, chúng ta chưa từng nói chuyện với nhau một câu, lần nào cũng yên lặng đi ngang qua, nhưng ngươi nhìn thấy những người đang khóc trước linh đường của ngươi không? Trong số họ có người nhà của ngươi, có người ngươi yêu, bọn họ từng có lỗi với ngươi, giờ đây ngươi có thể tha thứ cho họ không?
Nghe nói làm cúng tuần hồn sẽ về, hồn phách trở lại nơi mình mong nhớ nhất. A Lương, ngươi muốn đến đâu?
Ta thắp cho ngươi một nén hương, hy vọng dọc đường ngươi được an lành, lần sau gặp mặt chúng ta còn có thể gật đầu chào hỏi, không nói một câu mà đi ngang qua nhau, nhưng lần sau, hy vọng trong mắt ngươi sẽ tồn tại kiên cường và hạnh phúc.
Mấy ngày đó, ta không đến Bách Thảo đường của Hoa Thành Vân, chuyện này không liên quan gì đến thỏa thuận với Thanh Loan, hoàn toàn vì áy náy, hai cú đấm và âm thanh xé ruột xé gan mỗi khi hắn ho khù khụ, ta không thể bù lại. Hoa Thành Vân nói ta là ân nhân cứu mạng của hắn, hắn nhận hai quyền vì ta cũng là chuyện nên làm. Nhưng chẳng phải ân cứu mạng đã báo từ khi hắn chữa khỏi mắt ta sau cơn sốt phong hàn ư?
Hoa Thành Vân lắc đầu, hắn nói, ân cứu mạng là chuyện cả đời, vĩnh viễn không dám quên.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.