Khác với những gì chúng ta thường nghĩ, xét về toàn thể xã hội, thời Đường là thời đại phân chia giai cấp rất khắc khe ----ít nhất khắc khe hơn so với những thời Tống, Minh...
Chúng ta thường có ấn tượng về thời Đường giàu có bình đẳng v..v, đó là bởi vì bên trong nội bộ của những đẳng cấp, vó dụ như giữa quân và thần, quả thật là bình đẳng hơn rất nhiều so với các thời đại khác, đại thần nhìn thấy Hoàng Đế cũng không cần quỳ tới quỳ lui, Hoàng Đế với đại thần cũng thường xưng "ta" (Nguyên văn 我), đặc biệt là Lý Nhị, bình thường bị những đại thần của mình chọc giận đến độ ngồi chồm hổm vẽ vòng tròn lên tường...
Thế nhưng, mối quan hệ quân thần tương đối bình đẳng này cũng không thể đại diện cho đại đa số mọi người trong một xã hội nào đó cũng hưởng được sự bình đẳng.
Đặc điểm lớn nhất trong việc phân chia giai cấp trong xã hội thời Đường chính là phân thành "lương" (Nguyên văn 良) và "tiện"(Nguyên văn: 贱)
Về Lương dân, xét thân phận sẽ lại phân thành "quan nhân" (hoặc còn được gọi là "y quan hộ", chỉ người làm quan, những người được đánh giá là con hiền cháu thảo v..v) và "dân thường" ; cũng có thể dựa theo việc có phải nộp thuế không để phân chia thành "hộ không thu thuế" (gồm quan lại, hay những hộ trong nhà không có người nam lao động chính v..v) và "hộ thu thuế" (gồm nhà bán lương thực, nhà bán vải, làm việc miễn phí cho quốc gia).
Còn "tiện" lại phân thành mấy giai cấp nữa, cấp thấp nhất là nô tỳ, không có bất cứ quyền lợi nào về thân thể tài sản, "của cải tài sản, thân phận khác biệt", điều duy nhất tiến bộ hơn so với những triều đại khác chính là, không được phép tùy tiện đánh chết nô tỳ, còn mà muốn bán hay muốn cưỡng bức gì, là tùy ý chủ nhân.
Tốt hơn chút đỉnh so với nô tỳ, là con hát, khách hộ, ca kỹ, quan kỹ, kỹ nữ (Nguyên văn 部曲, 客户, 官户, 乐户) v..v, còn có một giai cấp khá đặc biệt chính là " ca kỹ Thái Thường", những giai cấp này cũng có một chút quyền lợi, con cái do họ sinh ra được về bên mình ( con cái do nô tỳ sinh ra là tài sản của chủ nhân), có thể có chút tiền cá nhân, có chút thời gian riêng tư v..v
Thời Đường có một quy định rất nổi tiếng là "Đương sắc vị hôn" ------ chính là người ta chỉ có thể lấy người cùng giai cấp với mình, "lương" và "tiện" không thể kết hôn, mặc dù chỉ tính trong giai cấp "tiện" thôi, thì cũng chỉ có thể kết hôn với người cùng cấp bậc, cho dù là nạp làm thiếp, cũng chỉ được phép kém hơn một bậc, ví dụ "lấy nô tỳ làm thiếp" thì là phạm pháp, bắt được lưu đày một năm rưỡi, "lấy nô tỳ làm vợ" lưu đày hai năm; mà nếu đưa "thiếp" hoặc "con hát" lên làm vợ, lưu đày một năm rưỡi... khụ khụ, ai còn dám nói thời Đường bình đẳng không hử?
Vậy thì, nếu như "lương" yêu một nữ nô tỳ thì làm sao? Nếu như lương nhân đó là Tể tướng hay gì gì đó, lấy thì cứ lấy, đừng có làm ầm ĩ là được; nếu như đó chỉ là người dân bình thường, cách duy nhất là không lấy -------- nhưng cũng có phiền phức, nhà quyền quý nào đó mà nhìn trúng nữ nô tỳ đó, muốn cướp thì cướp luôn, khóc cũng không thành tiếng... căn bản cũng giống như mượn nhà bạn cây đèn mà hông trả vậy đó.
Nữ nô tỳ có thể trở thành dân thường, lương nhân được không? Quả thật rất khó. Bởi vì chỉ có thể tăng từ cấp từ cấp một, ví dụ như nô tỳ có thể được đưa vào khách điếm, từ ca kỹ con hát có thể trở thành lương nhân... việc nhảy một lúc hai cấp, rất hiếm thấy.
Đúng rồi, trong giai cấp kẻ hèn có một ngoại lệ đó là "ca kỹ Thái Thường", họ là những người ở tầng lớp "tiện" nhưng có thể kết hôn với lương nhân ------------ đại khái chắc là sợ không có ai đi ca hát nhảy múa đàn tỳ bà cho Hoàng Đế nghe đây mà.
Còn về phần "thiếp", cũng có quý thiếp, cấp bậc này gọi là đằng, nhưng có quy định số lượng, ví dụ như quan tứ phẩm có thể có hai người đằng ------- hai người này được coi là "Bát phẩm". Người thường thì đừng mơ.
Nói chung, xuyên không đến triều đại nhà Đường, nhân phẩm là rất quan trọng! Nếu như lỡ xuyên thành nô tỳ.... thôi thì mau chóng đi đầu thai lại đi hén.
- -----------------------------------
Chú thích một chút: "Ca kỹ Thái Thường": tức là những ca sĩ vũ công trong Thái Thường Tự. Mà Thái Thường Tự chính là cơ quan phụ trách việc thi hành những thể thức lễ nghi, điều khiển ban âm nhạc, trông coi đền chùa... Cái này thời Nguyễn của Việt Nam chúng ta cũng có.
Vì những ca sĩ vũ công này chỉ múa hát là chính, nên không bị xem là kỹ nữ thân phận thấp kém, nên có thể kết hôn với lương dân, cũng có thể là do sợ không có ai tình nguyện làm ca sĩ múa hát cho vua coi nên là nới luật cho có người mê nghệ thuật người ta còn chịu gia nhập, mình nghĩ vậy.