Danh Môn

Chương 588: “ Toái Diệp tiêu tức”




“ Cổ Đại” . Giọng nói của Thôi Diệu run rẩy, đầy sự kích động. Cái tên đó đã nhiều lần vang lên trong giấc mơ của hắn. Nhưng giờ đây: “ Thật là nàng sao. Không phải là ta đang nằm mơ đấy chứ”
Cổ Đại quá đỗi vui mừng khi Thôi Diệu tỉnh lại, những giọt nước mắt hạnh phúc cứ thế lăn dài trên má nàng. Nàng chậm rãi quỳ xuống bên cạnh tình lang. Nàng lau đi những giọt nước mắt hạnh phúc, đồng thời vuốt ve khuôn mặt gầy gầy xương xương, xạm nắng xạm gió của Thôi Diệu. Nàng nghẹn ngào nói: “ Cái người ác tâm này, thiếp cứ nghĩ chàng sẽ không sống nổi đâu, chàng có biết chàng đã hôn mê bao lâu rồi không hả”
Thôi Diệu chỉ cảm thấy thân thể cực kỳ suy nhược, bản thân hắn cũng không biết mình đã hôn mê bao lâu nữa, Mọi chuyện với hắn cứ như ngày hôm qua vậy. Hắn đưa tay phải nắm thật chặt lấy bàn tay mềm mại của Cổ Đại. Trong lòng trào dâng biết bao nhiêu ngàn vạn những tình cảm, những lời nói. Đôi môi hắn mấp máy, nhưng cuối cùng hắn chỉ nói một câu: “ Vì nàng, ta tuyệt đối sẽ không đi tìm cái chết đâu”
Nghe xong những lời ân tình ấy, Cổ Đại lại khóc như mưa, nước mắt cứ thế tuôn trên đôi má hồng. Suốt một tháng gian khổ bôn ba, suốt một tháng kiên trì không quản gió mưa để đi tìm tình lang. Nàng đã phải vượt qua bao hiểm nguy. Đã có lúc nàng mệt mỏi, mềm yếu muốn trở về nhà, sống yên ổn bên phụ thân. Nhưng nếu như thế thì những lời thệ hải minh sơn với ái lang đã tan thành mây khói rồi. Bỗng nhiên Cổ Đại ôm mặt khóc rưng rức. Tất cả hạnh phúc cùng với những vất vả, đắng cay đều được dòng nước mắt ấy cuốn trôi đi hết.
“ Chàng có biết không? Tới hôm nay là chàng đã hôn mê ba ngày bốn đêm rồi đấy. Mỗi ngày, thiếp chỉ còn biết cho chàng uống nước, cố gắng hết sức để duy trì tính mạng cho chàng. Chàng làm thiếp lo lắng muốn chết đi được” Cổ Đại vừa nói, vừa dùng cái muỗng nhỏ bón cho hắn một chút nước mát mà nàng vừa lấy từ con suối ở ngay trước mặt. Nàng hé miệng cười rồi nói tiếp: “ Thật ra thì ngay lúc ở Mộc Lộc thành thiếp đã nhìn thấy chàng rồi. Lúc đó thiếp cảm thấy người mặc bộ trang phục đen, che cả kín cả khuôn mặt đó trông rất giống chàng. Nhưng thiếp cũng không dám khẳng định chắc chắn, cho nên thiếp mới bám theo. Thật là quá nguy hiểm, nếu như thiếp không nhanh trí thì có lẽ giờ đây chúng ta đã âm dương cách biệt mất rồi. Chàng biết không, khi thiếp nghe nói chàng bị người Đại Thực bắt đi rồi, thiếp luôn nghĩ cách để cứu chàng ra, nhưng thật sự cho đến tận lúc này thiếp cũng chưa nghĩ ra cách nào để cứu chàng ra được”
Nói đến đây, dường như Cổ Đại lại muốn bật cười, bật cười vì tạo hóa đã thương xót bọn họ. Suốt một tháng lầm lũi hành trình tìm kiếm thì bỗng vô tình nàng lại gặp được tình lang của mình trong chốn sa mạc này. Cổ Đại tựa hồ còn rất nhiều lời muốn nói, nàng nói không chỉ bằng miệng mà ánh mắt của nàng cũng toát ta đầy sự hưng phấn, sung sướng. Nghĩ đến điều gì đó nàng bỗng nhiên nhướng mày hỏi Thôi Diệu: “ Nhưng đám binh lính Đại Thực kia tại sao lại muốn đuổi giết chàng chứ. Chẳng lẽ chàng đã chạy trốn hay sao”
Cánh tay trái của Thôi Diệu ngoài việc bị chém mấy nhát đao ra, còn bị gãy xương nữa. Cũng may là Cổ Đại sớm phát hiện nên đã tìm mấy thanh gỗ làm nẹp để cố định lại chỗ xương gẫy đó rồi. Hắn tuyết đối không thể cử động cánh tay trái đó. Lúc này, Thôi Diệu thoải mái nằm ngửa trên một tấm nệm êm ái mà Cổ Đại đã công phu dùng thứ cỏ mềm để sắp xếp. Sau mấy ngày hôn mê chỉ uống nước cầm hơi, cho nên bây giờ hắn cảm thấy đói bụng, hắn đang nhớ tới những cái bánh mỳ thơm ngon, cho nên khi đáp lời Cổ Đại hắn cũng có phần mơ hồ: “ Là bọn người ở Ba Cách Đạt muốn giết huynh, sở dĩ như vậy là vì huynh bị cuốn vào vòng xoáy đầu tranh quyền lực trong nội bộ Đại Thực. Tóm lại một lời thì không thể nào nói hết được chuyện này đâu. Chỉ lo không biết những người tùy tùng kia có thể giữ nổi tính mạng không nữa”
“ Vẫn còn có bảy người sống sót mà, buổi sáng hôm nay bọn họ có tụ tập lại. Và hiền tại đã quay trở lại địa điểm cũ để tìm kiếm cái gì đó”
Thôi Diệu nghe vậy, ngẩn người ra, hắn kinh ngạc hỏi: “ Là sao, nơi này chẳng lẽ là ốc đảo sao”
“ Đến bây giờ huynh mới nhận ra điều đó hay sao hả” Cổ Đại liếc nhìn Thôi Diệu rồi nũng nịu nói tiếp: “ Ốc đảo này, cách chỗ huynh vị tập kích chừng hơn năm mươi dặm. Chúng ta đã giết binh lính Đại Thực, nếu không trốn đi xa thì huynh nghĩ xem chúng ta liệu còn giữ nổi mạng sống hay không”
Thôi Diệu suy nghĩ một chút, xác nhận những lời của Cổ Đại quả thật rất đúng, binh lính Đại Thực vì cưỡi ngựa cho nên không thể nào tiến vào vùng sa mạc được, thế cho nên hắn mới có cơ hội chạy thoát được. Rồi đột nhiên Thôi Diệu như nghĩ ra chuyện gì đó, hắn cuống quyết sờ vào trong ngực áo. Sắc mặt đại biến. Phong thư mà Lạp Hy Đức đích thân viết đã không còn trong người hắn nữa rồi.
“ Huynh đang tìm cái này có phải không” Cổ Đại lấy từ trong cái túi da ở bên cạnh một cái hộp nhỏ bằng vàng. Khi mở hộp ra, Thôi Diệu thấy tín thư của Lạp Hy Đức vẫn còn nguyên vẹn, không có bất cứ hao tổn gì cả. Đến lúc này hắn mới thở phào nhẹ nhõm, rồi đưa tay nhận lấy chiếc hộp từ Cổ Đại và cẩn thận cất chiếc hộp đó vào trong ngực áo của mình. Hắn trầm tư một lát rồi nói với Cổ Đại: “ Hiện tại ta mang trên mình một sứ mệnh quan trọng không thể nào trễ nải trên hành trình được. Chờ sau khi những người kia quay trở về, chúng ta sẽ lập tức lên đường để sớm trở về Trường An
Cả một vùng bình nguyên Quan Trung lại đang bước vào vụ hè thu. Khắp nơi, đâu đâu cũng là những ruộng lúa vàng óng, trĩu bông. Cả một cánh đồng vàng ngút ngàn tầm mắt như không có giới hạn. Ở các thửa ruộng nông dân đang bận rộn thu hoạch lúa của nhà mình, những tiếng cười nói, hân hoan rộn rã. Năm ngoái Quan Trung xảy ra nạn hạn hán, cho nên sản lượng thu hoạch bị sụt giảm mất bốn phần. Rồi phải chi viện cho chiến tranh nữa, cho nên vô hình chung sau chiến dịch Toái Diệp, Đại Đường phần nào rơi vào tình trạng thiếu lương thực. Một đấu gạo tăng lên tới ba trăm năm mươi văn tiền. Lập tức triều đình phải tiến hành điều tiết ba trăm vạn thạch lương thực từ vùng Hoài Nam tới để giải quyết tạm thời tình trạng thiếu lương thực ở đây. Và hôm nay, cả Đại Đường lại bước vào một vụ thu hoạch mới, cũng rất may là cho tới tận đêm trước của ngày thu hoạch vẫn không hề xuất hiện thiên tai hay địch họa gì cả. Cho nên nhân dân cả một vùng bình nguyên Quan Trung ai nấy cũng đều vui mừng, phấn khởi. Bắt đầu từ trung tuần tháng sáu không chỉ Quan Trung mà thậm chí là cả Đại Đường cũng bước vào vụ gặt. Sau vụ thu hoạch hè thu, thì toàn bộ Hoài Bắc và một bộ phận các ruộng ở chân đất cao của Quan Trung, Hà Đông, Lũng Hữu lại bắt đầu bước vào cấy vụ lúa nước thứ hai trong năm. Còn các chân ruộng thấp hơn thì người dân cũng cho trồng các loại đậu đỗ. Còn ở khu vực phía nam của Hoài Thủy, khu vực này có đủ điều kiện để trồng cấy hai vụ lúa. Và lúc này, nơi đây cũng đang bước vào thu hoạch lúa sớm.
Mặc dù triều đình một mực khích lệ và thúc đẩy công thương nghiệp phát triển, nhưng vẫn luôn xác định nông nghiệp trước sau gì cũng là cơ sở để lập quốc. Dân lấy lương thực, ăn uống no đủ làm đầu. Điều này đã khắc sâu trong suy nghĩ và hành động của mỗi người dân thậm chí là mỗi viên quan của Đại Đường. Và cứ vào tháng sáu hàng năm chính là lúc mà cuộc sống ở Đại Đường trở nên bận rộn nhất trong năm. Từ hoàng đế tới từng cửu phẩm Chủ bạ, cho đến các quan viên đều phải xuống đến tận đồng ruộng. Tất cả bọn họ đều đội nón cỏ, tay cầm lưỡi hái, tay quệt mô hôi toát ra như tắm, hoàn toàn giống như một bách tính lao động bình thường. Đây là cảnh thường thấy của thời hoàng triều thịnh thế. Suốt một dải đất từ vùng ngoại ô phía đông của thành Trường An cho tới Tân Phong huyện, chính là khu vực gần với sông Vị Hà, cho nên ngay từ xưa nơi đây đã là một vùng đất giàu có của cả Quan Trung. Vốn dĩ chỗ này phân bố tổng cộng là hơn một ngàn nông trang lớn nhỏ. Phần lớn là tài sản riêng của các hoàng thân, quyền quý. Nhưng với việc thanh lọc và bãi bỏ nhưng đặc quyền của người trong hoàng thất ở năm Đại Trị thứ nhất và việc bãi bỏ chế độ nô lệ từ năm Đại Trị thứ tư, Trương Hoán thật sự đã thực hiện một cuộc cải cách lớn, mang tầm chiến lược: một số lượng lớn nông trang biến mất, hiện tại còn sót lại chưa đến một trăm nông trang. Số này phần lớn là đất đai thế tập vĩnh nghiệp của các đại gia tộc. Còn lại rất nhiều ruộng đất đã được chia cho nông dân, và dĩ nhiên là bọn họ trở thành những người có tài sản. Mỗi hộ tùy theo có thể nhận từ mười lăm đến hai mươi mẫu ruộng. Ngoại trừ binh lính có công và quan lại ra, còn tất cả đều nộp thuế lên triều đình với mức hai mươi phần trăm. Các loại thu nhập khác triều đình không đánh thuế người dân được hưởng hoàn toàn. Đồng thời triều đình còn ban ra thánh chỉ, nói rõ rằng, mức thuế ấy sẽ được thực hiện trong vòng năm mươi năm, cho dù gặp hoàn cảnh nào cũng không thay đổi. Điều này đã giúp cho dân chúng không còn băn khoăn lo ngại gì cả, tất cả đều yên tâm làm ăn, tăng gia sản xuất.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.