Danh Môn

Chương 616: “ Hồi Hột nội chiến” 3 d




Hiệt Kiền Già Tư đợi cho Giang Mộ Hạ Kiền Đạt đi khỏi, thì nét mặt ông ta đang tươi cười ông hòa bỗng nhiên biến mất thay vào đó là sự lạnh lùng sắc sảo. Ông ta xoay người lại, vội ra lệnh cho tên thị vệ: “ Lập tức nói Hữu Sát Đại tướng quân đến gặp ta ngay”
Chốc lát sau, Hồi Hột Hữu Sát Đại tướng quân Ban Đạt Cái nhanh chóng bước vào trong cung điện. Hắn khom mình thi lễ: “ Tham kiến Khả Hãn”
Trong ánh mắt của Hiệt Kiền Già Tư lúc này lộ ra đầy sát cơ. Ôn ta lập tức hạ lệnh cho Ban Đạt Cái: “ Ngươi lập tức triệu tập quân đội, bao vây phủ đệ của Tô Nhĩ Mạn cho ta. Phải bao quát cả Tô Nhĩ Mạn bên trong nữa. Sau đó giết tất cả bọn chúng không được để bất cứ ai sống sót. Nếu tìm thấy bất cứ danh sách gì thì phải lập tức báo cáo ngay cho ta”
“ Tuân lệnh” Ban Đạt Cái xoay người bước ra ngoài. Hiệt Kiền Già Tư nghĩ điều gì đó bỗng nhiên gọi hắn quay lại. Ông ta trầm ngâm trong chốc lát rồi lạnh lùng nói: “ Còn nữa, Giang Mộ Hạ Đạt Kiền cũng giết luôn”
Bên trong phòng khách của Tô Nhĩ Mạn phủ đệ không khí thật là nóng hôi hổi, ồn ào huyên náo dị thường. Hôm nay hơn năm mươi tên cùng chung chí hướng với ông ta đã tụ họp lại với nhau trong sảnh đường này để bàn đại sự. Trong số năm mươi người này có các giáo sĩ cao cấp của Ma Ni Giáo, thương nhân Túc Đặc, và bảy, tám tên mặc quân phục tướng lĩnh Hồi Hột. Giang Mộ Hạ Đạt Kiền cáo ốm không tới tham dự, mà chỉ sai cháu mình làm đại diện đến tham dự cuộc họp. Điều này khiến cho Tô Nhĩ Mạn không được vui cho lắm. Ông ta thầm mắng Giang Mộ Hạ Đạt Kiền là kẻ “ láu cá” . Nhưng Tô Nhĩ Mạn cũng thừa hiểu rằng, trước khi có thể chắc chắn về khả năng đăng vị Khả Hãn thì Giang Mộ Hạ Đạt Kiền sẽ không dễ dàng xuất đầu lộ diện ra đâu. Chỉ khi nào thế cục đã định rõ ràng thì Giang Mộ Hạ Đạt Kiền mới tích cực xuất hiện trên “ sân khấu” để thu lợi. Giang Mộ Hạ Đạt Kiền cũng sẽ với Hiệt Kiền Già Tư một năm trước đây.
Thấy những người cần có mặt căn bản là đã có mặt đầy đủ, Tô Nhĩ Mạn liền ho khan mấy tiếng thật lớn. Không khí ở trong khách sảnh nhất thời trở nên yên tĩnh. Ông ta hắng giọng đi thẳng vào nội dung chính: “ Các vị ta chỉ nói ngắn gọn thôi, đi thẳng vào phần quan trọng nhất của vấn đề. Đó là việc lật đổ Khả Hãn lần này này là chuyện khẩn cấp, không thể để lâu hơn được nữa. Ngay ngày mai sẽ tiến hành”
Ông ta vừa mới dứt lời, lập tức không khí trong sảnh đường đã ngầu ngầu, như tổ ong vò vẽ. Tô Nhĩ Mạn nói “ ngày mai” chẳng khác nào như tiếng trời long đất lở vậy “ Ầm” . Làm sao có thể tiến hành vào ngay mai được chứ, chuyện đại sự như thế mà cũng chưa hề có tổ chức, hay phân công ai làm gì cả. Trước sau đều không có cắt đặt an bài gì cả, vậy mà nói ngày mai sẽ bắt đầu. Thế thì chẳng hóa ra là làm loạn hay sao? Tô Nhĩ Mạn dĩ nhiên biết mọi người đang có sự nghi vấn rất lớn, nhưng ông ta cũng không hề lo lắng gì cả. Bởi vì lần này ông ta sẽ không hề ra mặt một chút nào cả, mà là Giang Mộ Hạ Đạt Kiền. Còn ông ta chỉ làm nhiệm vụ khơi mào, kích động tạo không khí mà thôi. Còn sau đó cần phải làm gì và làm như thế nào bản thân Giang Mộ Hạ Kiền Đạt đã có phương án sơ bộ trong đầu. Huống chi còn có ngày mai nữa cơ mà, vẫn còn đủ thời gian để mà từ từ an bài.
“ Ta gọi các vị tới đây vào lúc này là muốn cho các vị thấu triệt một điểm quan trọng. Đó là chúng ta hiện nay, binh mỏng tướng ít, cho nên muốn thành công trong việc lần này nhất định phải dựa vào mười mấy van nạn dân đang túc trú ở ngoài thành kia. Cho nên ngay đêm hôm nay các vị trở về nhà tổ chức gia đinh cho thật tốt để chuẩn bị ngày mai khi ta phát hiệu lệnh thì lập tức hưởng ứng” Nói tới đây Tô Nhĩ Mạn lấy ra một cuốn sách, đưa cho mọi người nói: “ Căn cứ theo thứ tự lúc các vị đến đây, xin mời mỗi người các vị hãy viết vào trong đó khả năng đóng góp của mình về nhân lực, tài lực đối với cuộc chính biến lần này. Để sau này sẽ lấy nó làm căn cứ để tiến hành việc xét công ban thưởng”
Chính trong lúc này, từ bên ngoài cửa vang lên những tiếng đùng đoàng. Những âm thanh này truyền vào tận bên trong sảnh đường. Tựa như là ông trời buồn bực mà giáng sấm sét xuống vậy. Mọi người ở trong sảnh đường ai nấy đều sợ hãi đến ngây người. Nhưng ngay sau đó những tiếng hô “ Giết” ào ào vang lên như nước thủy triều ập đến. Chỉ trong nháy mắt con nước triều đó đã xông vào trong sân trước cửa sảnh đường. Mấy tiếng la hét như đánh thức mọi người tỉnh khỏi cơn mê, ngỡ ngàng. Cả sảnh đường bây giờ mới thật sự là đại loạn. Tất cả mọi người đều cuống quýt, ùn ùn người trước kẻ sau chạy ra bên ngoài. Nhưng không còn kịp nữa, cửa lớn và cửa sổ đã đập vỡ hết cả. Ở những chỗ đó những thanh mã tấu vấy đầy máu giơ lên thật sắc lạnh. Vô số bóng đen đã vây kín sảnh đường đến mức nước chảy qua cũng không lọt được. Tô Nhĩ Mạn há mồm trợn mắt cả kinh, nhưng ông ta bỗng nhiên kịp thời phản ứng tung mình nhảy qua cửa sổ bên trái. Ông ta thầm nhủ ở bên đó có một con đường thông ra ngoài phủ.
Một tiếng “ Bịch” vang lên. Thân thể Tô Nhĩ Mạn lao thẳng vào cửa sổ kiến cho nó vỡ nát, còn Tô Nhĩ Mạn thì cũng thoát được ra bên ngoài sảnh đường. Nhưng khi thân thể của ông ta còn chưa chạm đất thì ông ta đã nhìn thấy ở không trung kia xuất hiện vô số những thanh trường đao lạnh căm, hung hãn nhắm vào cổ ông ta mà chém xuống. Tô Nhĩ Mạn chỉ thấy đau đớn vô cùng, trong nháy mắt linh hồn của ông ta đã lìa khỏi thể xác. Trong khoảnh khắc cuối cùng đó ông ta dường như nhìn thấy ngai báu của Tát San vương triều đang lơ lửng giữa không trung tỏa kim quang rực rỡ ra bốn phía. Theo bản năng ông ta giơ tay chới với về phía trước, nhưng khoảng không phía trước chỉ còn là một màu đen u ám của mà đêm. Cánh tay của Tô Nhĩ Mạn vô lực từ từ mà thả thõng xuống đất.
Tháng một năm Đại Trị thứ bảy, trong nội bộ Hồi Hột đã diễn ra một sự kiện đẫm máu. Quốc sư Tô Nhĩ Mạn tổ chức mưu phản định lật đổ Khả Hản, nhưng khi chưa động thủ thì đã bi Hiệt Kiền Già Tư phát hiện ra. Dĩ nhiên Hiệt Kiền Già Tư tiên hạ thủ vi cường, ngay buổi tối hôm đó ông ta đã cho quân bao vây phủ đệ của Tô Nhĩ Mạn, rồi giết hết tất cả những kẻ cùng tham gia bàn bạc âm mưu chính biến đó. Tất cả là hơn năm mươi người. Ngay sau đó Hiệt Kiền Già Tư đã lập tức một cuộc thanh trừng, tắm máu ở Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý, ông ta sẵn sàng giết nhầm ba ngàn người còn hơn là bỏ sót một người. Liên tiếp trong ba ngày, cả Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý chìm trong mưa máu, gió tanh. Kết quả của lần thanh trừng này là hơn bốn vạn người bị giết. Tái hiện lại một lần nữa cuộc tắm máu dân tộc như hồi Đăng Lợi Khả Hãn trước đây. Cũng trong cuộc đồ sát lần này, tộc nhân của gia tộc Dược La Cát Linh bị tru diệt đến mức hầu như không còn một ai sống sót. Nhưng cũng nhờ cuộc thanh trừng lần này mà Hiệt Kiền Già Tư đã thu được mấy vạn thạch lương thực, giải quyết trước mắt vấn đề thiếu ăn ở Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý.
Có thể nói trong tháng giêng năm Đại Trị thứ bảy, có nhiều đại sự diễn ra bên ngoài lãnh thổ Đại Đường. Đại Thực và Hồi Hột lần lượt xảy ra nội chiến. Tuy nhiên hai cuộc nội chiến này không hề giống nhau. Nội chiến ở Đại Thực đã giúp cho A Bạt Tư đế quốc có một lối đi rộng mở hơn về tương lai để bước vào thời kỳ cường thịnh. Còn ngược lại nội chiến ở Hồi Hột khiến cho dân tộc thảo nguyên này càng ngày càng lún sâu vào suy tàn.
Lương Châu cũng chính là quận Võ Uy ngày nay, cuối tháng năm của năm thứ tám Đại Trị, Đại Đường hoàng đế Trương Hoán cùng hai vạn quân hộ vệ đã tới thành trì thuở xưa hắn lập nghiệp này. Hắn đi về phía Tây, điểm cuối cuộc hành trình là phủ đô đốc Đại Uyển, cũng chính là đô thành Thác Chi Thành Thạch Quốc, một trong Chiêu Vũ cửu tính, ở nơi này hắn sẽ gặp Khalip của Đại Thực giáo Lạp Hy Đức, cách đây một năm hai nước đã ước định gặp gỡ vào tháng mười, từ giờ tới lúc đó còn năm tháng, hắn vẫn đủ thời gian vừa đi vừa tuần sát dọc đường.
Huyện Thiên Bảo. Thuở Trương Hoán còn làm thứ sử Lương Châu, đô đốc, huyện lệnh mười mấy tên quan chức quân đội từng cùng đi xuống dưới hai bên bờ sông Thạch Dương thị sát. Mười sáu năm trước, thời kỳ chính Trương Hoán nắm quyền tại Vũ Uy, hắn đã đem hơn một ngàn hộ quân dân người Hán tới huyện Thiên Bảo, bọn họ khai hoang vỡ đất hai bên bờ sông Thạch Dương, khiến cho ven sông ngày trước hoang vu nay hiện ra ngang dọc những cánh đồng lúa mạch vàng óng.
Loáng cái, mười mấy năm đã trôi qua, cảnh tượng nơi này so với năm xưa cũng không thay đổi nhiều, nhân khẩu huyện Thiên Bảo vẫn chừng ngàn người, người Hán và người Khương chiếm một nửa, duy trì truyền thống Hán canh Khương mục.
Cuối tháng năm, lúa mạch sắp tới mùa thu hoạch, sóng lúa vàng óng nhấp nhô theo làn gió.
“ Bệ hạ, huyện Thiên Bảo năm đó từng bị quân Thổ Phiên giày xéo, bách tính Đại Đường kẻ bỏ mạng, kẻ chạy trốn, khiến cho Thiên Bảo gần như thành một tòa thành trống không, về sau quân Đường một lần nữa thu phục Hà Tây, rất nhiều bách tính từng bỏ trốn lại lần lượt trở về trong huyện, dưới sự giúp đỡ của quân đội, họ chú trọng khai phá đất đai, từ từ xây dựng lại quê hương, tới hôm nay có được cảnh tượng này, quả thật không dễ.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.