Trong hai giờ tiếp theo,Bàn Tử đem toàn bộ quá trình bọn họ tiến vào Trương gia cổ lâu kia kể ra một lượt. Lời kể của Bàn Tử quả thực rất sinh động, nếu tôi có thể ghi lại hết được những lời đó thì có thể xem như một thiên truyện ngắn vô cùng suất sắc, nhưng rõ ràng là chúng tôi không có nhiều thời gian như vậy. Tôi chỉ có thể chọn ra những đoạn tự thuật quan trọng nhất để ghi lại.
Cửa vào nằm sâu trong núi cách yêu hồ hơn mười dặm, nói là mười dặm trong phạm vi đường núi, nhưng thực chất chỉ là cách một ngọn núi mà thôi. Bàn Tử chỉ về phía vách đá đối diện, nó chính là một hướng khác của vách núi kia.
Lối vào đó là một đường hầm đá chạy nghiêng vào trong lòng núi, đằng sau một cây đại thụ. Cây đại thụ đó gần như đâm ngang ra từ trên sườn núi, trên cây có rất nhiều cây dây leo và địa y bám lên, lối vào ngay sau đại thụ đó. Kỳ thật thân cây và vách núi còn cách nhau khoảng một thân người, phải đi vào trong khe đá mới có thể tìm ra được lối vào đó.
Bàn Tử đoán là loại cây này mọc ra một cách kỳ quái như vậy là có mục đích đặc biệt nào đó, hẳn là để che lấp cửa vào này. Nhưng Hoắc lão bà lại nói không phải vậy, vì trồng một cái cây lớn như vậy ở đây sẽ càng làm người ta chú ý. Vậy rất có thể là do công trình ở nơi đây đã làm thay đổi cấu trúc đất đai, cây cổ thụ kia trước đây có thể không phải như thế.
Khả năng lớn nhất là tầng đất xung quanh công trình này bị nhão ra, sau khi thợ xây rời đi, một phần rễ cây bị đứt lìa nằm ngay trên sườn núi, nhưng nó chưa chết hẳn, về sau lại từ từ phát triển, hình thành cảnh tượng như ngày nay.
Nhưng bọn họ cũng không để ý lâu, vì chúng không quá quan trọng. Bọn họ chặt đứt một vài thân dây leo trên cây, cuối cùng cũng tìm ra được lối vào.
Sau khi bọn họ đi vào bên trong, phần lớn những trở ngại gặp phải đều rất bế tắc, ví dụ như một tường đá vô cùng dày. Những cơ quan lại được mở bằng cách rất kỳ quái, bọn họ phải sử dụng mật mã từ bên chúng tôi để có thể mở được chúng, trên đường vượt qua mỗi cơ quan không có vấn đề gì xảy ra, yên tĩnh tới mức khó tin.
Bọn họ cứ thế đi thẳng vào bên trong, đường đi rất hẹp, gần như chỉ có thể phủ phục mà bò vào, thoạt nhìn thì đó chính là cách di chuyển trong đạo động mà họ đã quen sử dụng. Toàn bộ thông đạo cơ bản có hình vuông, trên thông đạo có rất nhiều thân cây khô nứt, Bàn Tử cho rằng đó là dấu vết người bản xứ kéo quan tài để lại.
Biến cố phát sinh ở cơ quan thứ ba, cũng chính là mật mã mà chúng tôi cung cấp sai ở bên Tứ Xuyên, ngẫm lại chuyện đó vẫn còn thấy vô cùng kỳ quái. Vì Bàn Tử nói, cho dù bọn họ có khởi động sai cơ quan, thì bọn họ vẫn mở được cửa đá, cũng chẳng có chuyện gì nguy hiểm tới tính mạng phát sinh cả.
Càng kỳ quái hơn là bọn họ đi hết thông đạo, nhìn qua trên đường thấy trong lối đi gần như không hề có dấu vết lắp đặt bất cứ một cơ quan nào. Đây là phát hiện của Muộn Du Bình, anh ta rất có kinh nghiệm về cơ quan cổ mộ, nên phán đoán của anh ta là có thể tin tưởng được. Nói cách khác là mật mã mở cửa đó, dường như chỉ dùng để bài trí mà thôi.
Điều này vô cùng kỳ quái, dù sao thì sử dụng biết bao nhiêu tinh lực để sắp xếp một cơ quan phức tạp như vậy trong núi Tứ Cô Nương cách đây cả nghìn km, vậy mà tới khi sử dụng mật mã thật sự thì nó lại chỉ dùng để trang trí, điều này hoàn toàn không hề phù hợp. Đối mặt với tình huống này thực chất là bọn họ càng thêm bất an. Khả năng thứ nhất là nơi này thực ra không có bày cơ quan cạm bẫy, chỉ là bọn họ quá cẩn thận mà thôi. Mặt khác còn có một khả năng, đó là cơ quan được sắp xếp trong này vượt quá cả kinh nghiệm của Muộn Du Bình.
Rất nhanh sau đó, bọn họ phát hiện ra, tình hình mà mình đang gặp phải tuyệt đối không phải là trường hợp thứ nhất, nhưng cũng không phải là trường hợp thứ hai, bọn họ càng không dám khẳng định.
Bọn họ dùng mật mã sai của để mở cửa đá, trong thông đạo chật hẹp tiếp tục đi thêm hai km mới phát hiện ra điều không bình thường.
Chuyện bất ngờ xảy ra trong tích tắc, đầu tiên Bàn Tử nhìn thấy phía trước xuất hiện một luồng sáng vô cùng kỳ quái, anh ta còn tưởng rằng cuối cùng thì cũng tới được Trương gia cổ lâu rồi, hưng phấn bằng chết, nhưng lại vẫn phải thật cẩn thận tiến tới gần. Trong một trăm thước đó, bọn họ gần như phải dùng tới ba giờ đồng hồ để dò dẫm mới đi hết được, bước tới nơi phát ra ánh sáng, lại phát hiện hóa ra không phải như bọn họ tưởng tượng-đó lại chính là ánh sáng mặt trời.
Bàn Tử đẩy những dây leo trước mặt bước ra ngoài, lúc này mới xác nhận là mình đã đi ra khỏi đường hầm rồi, bên ngoài là một vùng sơn cốc bí ẩn. Cuối thông đạo là một lối ra khác trên sườn núi.
Cảm giác đó tôi gần như có thể cảm nhận được, giống như khi bạn tham gia một cuộc thi sắc đẹp vô cùng tàn khốc, đang chuẩn bị nhận được danh hiệu đệ nhất thì phát hiện ra phần thưởng chỉ là một tờ bằng khen.
Cho dù phần thưởng có là một đống phân đi nữa thì so với chuyện này còn tốt hơn ít nhiều. Giống như là bọn họ đi tới cuối huyệt động, cho dù phát hiện đường hầm này bị che kín hoàn toàn thì cũng không lạ bằng cứ thế mà bước ra ngoài.
Bọn họ từ trong cửa động bước ra rồi trèo từ sườn núi lên đỉnh núi, lại phát hiện vị trí lối ra của mình vẫn ở ngay ngọn núi bên cạnh, rất nhiều cảnh tượng đã từng thấy qua. Điều này khiến cho bọn họ cảm thấy vô cùng khó hiểu, bọn họ đã phải lặn lội đường xa trải qua hết thảy thể mà cuối cùng lại chỉ bước ra ngoài.
Bọn họ tìm thật lâu thật lâu trên núi, nhưng không còn phát hiện đường vào nào khác nữa. Rõ ràng là nếu theo như suy luận của bọn họ thì bản phong cách lôi biểu thị đường hầm đi thông tới Âm sơn cổ lâu, dường như chỉ là một đường đá thẳng tắp mà thôi. Nó không hề thông tới cổ lâu kia.
Hoắc lão bà cho rằng cơ bản đây không thể là âm mưu được, nhất định là do đã có lỗi xảy ra. Vì thế bọn họ lại lặn lội đường xa trèo đèo lội suối trở lại lối vào sau gốc cây cổ thụ, bắt đầu dựa theo những gợi ý tôi gửi qua, vượt qua từng cơ quan một. Lần này kết quả càng khiến bọn họ kinh ngạc, bọn họ vẫn đi ra bên ngoài. Nhưng cửa ra lại trên một ngọn núi khác.
Đó là chân một ngọn núi, hai bên còn có một con thác vô cùng đẹp.
||||| Truyện đề cử: Thiên Tài Tiên Đạo |||||
Nhất định là có chỗ nào xảy ra vấn đề rồi, bọn họ tự nói với bản thân như vậy. Lúc này bọn họ cũng ý thức được, có phải do mật mã bên chúng tôi bị sai rồi dẫn tới kết quả thế này không.
Lúc ấy Bàn Tử cũng đã nghĩ tới nhưng nguyên nhân xảy ra vấn đề này giống với khi chúng tôi còn ở Tứ Xuyên. Ví như là có phải đây là một sai lầm của chính cơ quan bảo vệ hay không? Dù sao thì người mở ra cổ mộ này cũng có thể sẽ xảy ra trường hợp nhớ nhầm mật mã. Nếu do hậu duệ Trương gia nhân truyền lại có một chút sai lầm, hoặc vì chiến loạn và rất nhiều những nhân tố xã hội khác khiến cho thông tin về mật mã gia truyền bị thiếu sót đi phần nào, thì ít nhất con cháu bọn họ cũng sẽ không vì những sai lầm đó mà khởi động trúng cơ quan của tổ tiên tới nỗi mất mạng.
Thấy rằng Trương gia cổ lâu là mộ dời (có thể di dời sang nơi khác) cùng với tập tục quần táng nên sẽ phải làm công tác di chuyển rất nhiều thi thể, vì vậy mà những sai sót cũng sẽ có thể phát sinh trong quá trình đó. Do đó mà người thiết kế ra Trương gia cổ lâu cần lo lắng tới điểm này. Có phải bọn họ đã sử dụng cơ quan có tính bảo vệ yếu hơn không? Làm ra một cơ quan bảo vệ có tính toán số lượng sai lầm, để tránh cho thế hệ sau bị giết nhầm?
Như đã nói, vì chúng tôi cung cấp mật mã sai nên khi bọn họ khởi động cơ quan giữa đường hầm, có thể khiến cho thông đạo dẫn tới Trương gia cổ lâu kia ngoặt sang một lối khác, điều đó cũng rất có khả năng. Nhưng sự nghi ngờ này về sau đã bị bác bỏ, nguyên nhân vẫn còn là vấn đề xác suất. Hoắc lão bà nói, nếu như vậy, cơ quan kia sẽ không còn ý nghĩa gì hết, tất cả mọi người đều có thể thử nghiệm nhiều lần, vì dù có sai thì cũng chẳng có bất kỳ nguy hiểm nào cả.
Giống như cơ quan tôi vấp phải ở trên núi Tứ Cô Nương kia, đó là một vấn đề đòi hỏi phải có quy luật thật logic. Khi tôi nghe tới đó, gần như đã hiểu được ngay chuyện tiếp theo sẽ diễn ra thế nào:” số lần, quan trọng ở chỗ là số lần sai lầm.”
“Đúng!” Bàn Tử gật đầu
“con mẹ nó chứ, lúc đó tôi cũng nói với bọn họ như thế, nhưng mọi người đều vô kế khả thi. Hoắc lão bà nói, chúng tôi hiện tại vẫn còn sống, hơn nữa cửa đá còn có thể mở ra, vậy chứng minh rằng mật mã nhất định không bị sai, là chúng tôi nhất định đã quên mất điều gì khi đi qua thông đạo. Vì thế cho nên chúng tôi lại đi vòng trở về.”
Cũng trong chính lần đi trở về này, chuyện bỗng thay đổi tới mức người ta khó có thể tưởng được.