Đạo Trưởng Đã Lâu Không Gặp

Chương 42:




Liễu - thần của bộ lạc Hoa Tế căng da đầu tiếp tục tiến hành hiến tế vụ thu dưới ánh nhìn chăm chú của ba mẹ.
Buổi lễ hiến tế này còn có hai giai đoạn quan trọng chưa được tiến hành, một cái là thần của bộ lạc Hoa Tế sẽ ban phúc, một cái là tiệc tối bên lửa trại. Tiệc tối là giai đoạn cuối cùng, vừa hát vừa múa vừa ăn uống cũng không có vấn đề gì, cái khó là giai đoạn thần của bộ lạc Hoa Tế ban phúc.
Ở trong mắt các thôn dân, thần của bộ lạc Hoa Tế ban phúc chính là phúc lợi, phù hộ cho bọn họ bình an khỏe mạnh, nhưng trên thực tế thao tác lại là: các thôn dân sinh hoạt ở nơi khỉ ho cò gáy, thực dễ dàng bị độc trùng gây ra vết thương và cảm nhiễm các loại ký sinh trùng, nếu lỡ vào nhầm địa phương nào đó còn sẽ bị một ít dị thú hung mãnh tấn công. Vì thế mỗi nào vào mùa xuân tiết Kinh Trập và mùa thu thu hoạch vụ mùa thì sẽ cử hành hiến tế để cho Hoa Thần Cổ loại bỏ ký sinh trùng trong cơ thể các thôn dân – kỳ thật chính là để cho Hoa Thần Cổ ăn luôn mớ ký sinh trùng, đồng thời phóng xuất ra một loại kích thích tố giúp tăng cường sức đề kháng và lưu lại hương vị Hoa Thần Cổ trên người bọn họ, tận lực làm cho bọn họ tránh khỏi việc bị độc trùng và dã thú tập kích.
Vấn đề lớn nhất của giai đoạn này là Liễu Vũ phải phóng thích Hoa Thần Cổ, làm cho nó giống như một đám sương, hoặc một đám cánh hoa bay len lỏi vào các thôn dân, này ở trong mắt các thôn dân tuyệt đối là thần tích, nhưng hình ảnh Liễu Vũ mặc áo lông gà ở trong mắt ba mẹ cô và người trong nghề như Trương Tịch Nhan, cái đệt, hình ảnh kia quả thật vừa đáng sợ vừa đáng thẹn, về sau vô pháp gặp người, tới ba mẹ cô cũng không dám nhìn thẳng.
Liễu Vũ rất muốn nói, bộ lạc hiến tế, người ngoài không được phép tham quan, hoặc là kêu ai đó mời ba mẹ cô và Trương Tịch Nhan đi vào nhà trúc của cô uống trà cũng được nha. Nhưng mà, bộ lạc Hoa Tế ngăn cách với thế giới bên ngoài mấy ngàn năm, các thôn dân căn bản không có khái niệm này. Người ngoài sẽ không vào được trong thôn, nhưng đã đi vào trong thôn thì không phải là người ngoài, ít nhất ba mẹ cô và Trương Tịch Nhan đều là khách quý, như thế nào có thể chậm trễ tiếp đãi khách quý cơ chứ.
Liễu Vũ nghĩ như vậy, tộc trưởng và thiếu tư tế liền chứng thực suy nghĩ của cô, bọn họ mời ba mẹ cô và Trương Tịch Nhan đi đến phía trước đội ngũ tiếp thu sự chúc phúc của thần. Đây là lễ đãi khách cấp bậc tối cao của bộ lạc, không gì sánh nổi — thiếu tư tế nhường vị trí của anh ta, bình thường anh ta đều là người đứng đằng trước để tiếp thu ban phúc.
Nếu bỏ dở hoạt động hiến tế sẽ khiến cho các thôn dân khủng hoảng, thậm chí có khả năng làm mọi người hiểu lầm rằng bọn họ đã xúc phạm tới cô do đó sẽ làm ra những hành động tiêu cực, Liễu Vũ chỉ có thể tiếp tục tiến hành theo nghi thức bình thường, chúc phúc cho ba mẹ cô, Trương Tịch Nhan, những vệ sĩ đi cùng và các thôn dân.
Cô giơ hai tay lên cao lấy ra một bộ tư thế "Ta chính là thần", cao giọng xướng niệm chú ngữ cổ xưa dùng để chúc phúc - kỳ thật chính là những lời nói cát tường, sau đó phóng xuất Hoa Thần Cổ ra ngoài. Động tác và chú ngữ hiến tế của cô chỉ là làm màu làm mè bên ngoài, hàng nóng thực sự chính là Hoa Thần Cổ, nhưng vì duy trì thần cách, duy trì sự tín ngưỡng của các thôn dân đối với cô, cho nên mới phải ra vẻ chứng tỏ uy phong, nhưng là... trong mắt các thôn dân hình tượng của cô vô cùng cao thượng, nhưng trong mắt ba mẹ cô và Trương Tịch Nhan thì chắc không được cao như thế.
Các thôn dân đều quỳ, đầu cúi sát đất cúng bái. Trương Tịch Nhan mặt vô biểu tình nhìn cô, nếu một hai phải cấp cho Trương Tịch Nhan một cái biểu tình tương xứng thì đại khái sẽ là: Tôi liền đứng ở đây lẳng lặng nhìn cái con bệnh tâm thần kia diễn.
Biểu tình của mẹ cô là: Con gái, con làm sao vậy? Sao con lại điên nữa rồi? Con đây là đang làm cái gì? Có phải con đang học ma thuật không?
Biểu tình của ông Liễu Sĩ Tắc tương đối phức tạp, còn quay đầu nhìn bốn phía xung quanh, biểu cảm một lời khó nói hết.
Liễu Vũ đại khái có thể đọc hiểu ý tưởng của ba cô: Chúng ta là người làm ăn đứng đắn, con đừng có mà dùng cái loại tẩy não bán hàng đa cấp kiểu tà giáo linh tinh như vậy chứ...
Đến nỗi mấy người vệ sĩ, Liễu Vũ đều không nghĩ đi nhìn biểu tình của bọn họ, dù sao cũng chắc chắn là đủ mọi màu sắc đặc biệt đẹp, có người còn duỗi tay đi bắt cánh hoa của Hoa Thần Cổ.
Liễu Vũ hoàn thành việc chúc phúc cho các thôn dân, đích thân châm lửa đốt cháy đống lửa trại thật lớn ở giữa quảng trường, sau đó các thôn dân giơ cây đuốc, nâng thần kiệu - cũng chính là chiếc cáng tre được trang trí đến xinh xinh đẹp đẹp bằng hoa tươi đi vòng quanh thôn, đến những nơi mà thôn dân thường xuyên làm việc, đi lại, đây cũng là một cách ban phúc của thần, là cách mà thần chúc phúc cho thổ địa nơi bọn họ sinh sản và làm việc, phù hộ cho bọn họ không bị sâu trùng phá hư mùa màng, kỳ thật chính là đi đuổi trùng giảm bớt sâu bệnh cho cây ăn quả và hoa màu.
Liễu Vũ hóa thành bình thuốc trừ sâu hình người được nâng bằng cáng tre đi khắp thôn, ba mẹ của cô, Trương Tịch Nhan và mấy người vệ sĩ được thiếu tư tế và tộc trưởng nhiệt tình mời đi theo hai bên. Hai mắt Liễu Vũ nhìn thẳng, tướng mạo trang nghiêm, nhưng nội tâm lại gào thét: Con mẹ nó thật không còn mặt mũi để sống nữa.
Cô rơi vào trạng thái tự kỷ!
Rốt cuộc, các thôn dân cũng hoàn thành lễ hiến tế, đem cô nâng trở về Thần Điện - chính là căn nhà trúc cô ở.
Liễu Vũ bước xuống cáng tre, rất là uy nghiêm phân phó tộc trưởng chiêu đãi mấy người vệ sĩ mà ba mẹ cô mang đến rồi kêu bọn họ giải tán, trong lúc bọn họ còn cung kính cúi đầu quỳ lạy thì cô dùng lễ đối đãi khách quý mời ba mẹ và Trương Tịch Nhan đi vào bên trong nhà trúc của mình.
Cô chờ các thôn dân xoay người rời đi, bằng tốc độ nhanh nhất đóng cửa lại, kéo bức màn làm từ trúc xuống che cửa sổ, hỏi: "Ây dô, sao mọi người lại đến vào lúc này chứ?" Cô lo lắng mấy người kia còn chưa đi xa đứng lại nghe lén, vì thế đi đến kéo rèm trúc he hé nhìn ra ngoài, xác định không có ai dám nghe lén góc tường nhà của thần nữa mới giải thích: "Con đây là nhập gia tùy tục, bộ đồ lông gà mà con đang mặc là bộ lễ phục có cấp bậc long trọng nhất của bộ lạc Hoa Tế, bộ lạc nguyên thủy ấy mà, phải ráng đảm đương thôi."
Trương Tịch Nhan: tự nhiên nghĩ tới cây chổi lông gà chuyên dùng để quét bụi ở nhà.
Liễu Sĩ Tắc: Có nên đem con bé ra ngoài tìm bác sĩ chuyên khoa tâm thần thật giỏi để khám cho nó không đây.
Mẹ Liễu đã bắt đầu gạt lệ, thương tâm muốn chết.
Liễu Vũ sống không còn gì luyến tiếc nhìn bọn họ, sầu trướng thở dài, sau đó nhìn về phía Trương Tịch Nhan: "Cô nói một câu xem."
Trương Tịch Nhan hỏi lại: "Nói cái gì?"
Liễu Vũ đáp: "Nói tôi không có bị bệnh a."
Trương Tịch Nhan dỗi: "Bệnh tâm thần đều nói bản thân mình không có bệnh."
Liễu Vũ "đệt" một tiếng, uy hiếp nàng: "Cô có còn muốn vào núi tìm dược liệu hay không hả?"
Trương Tịch Nhan liếc Liễu Vũ một cái thật sâu, quay sang giải thích cho hai vợ chồng ông Liễu Sĩ Tắc: "Cánh hoa mà cô chú nhìn thấy kỳ thật là một loại cổ trùng có tên là Hoa Thần Cổ, nó chịu Liễu Vũ sai khiến, toàn bộ hoạt động hiến tế kỳ thật là dùng Hoa Thần Cổ giúp các thôn dân loại bỏ ký sinh trùng, làm công tác sát trùng phòng chống sâu bệnh cho thôn." Nàng dừng lại một chút rồi bổ sung thêm: "Thần của bộ lạc Hoa Tế là thần bảo hộ của họ."
Liễu Vũ nhìn biểu tình của ba mẹ, giống như không hề được lời nói của Trương Tịch Nhan an ủi một chút nào. Hai mắt cô trông mong nhìn ba mẹ, hỏi: "Ba mẹ không tin sao?"
Mẹ Liễu lau nước mắt nói: "Mẹ tin, con nói cái gì mẹ cũng tin hết." Bà tiến lên giữ chặt tay Liễu Vũ: "Tiểu Vũ à, về nhà với mẹ đi con." Nước mắt rơi như mưa.
Liễu Vũ: "..." Cô nhìn về phía ba của mình.
Ông Liễu Sĩ Tắc tính nói: "Ba sẽ tìm cho con một bác sĩ thật giỏi", nhưng vội vàng nuốt trở về, đổi thành: "Làm ăn ở chỗ nào cũng giống nhau cả thôi, không cần phải ở trong núi sâu chịu khổ gây dựng sự nghiệp, ba kiếm đủ tiền cho con tiêu xài cả đời."
Liễu Vũ trước nay chưa bao giờ cảm thấy bản thân đáng thương như hiện tại, cô lại lần nữa nhìn về phía Trương Tịch Nhan, dùng ánh mắt cầu cứu: Trương Thập Tam, cô nếu dám bỏ đá xuống giếng, tôi sẽ hận cô cả đời.
Trương Tịch Nhan nhàn nhàn liếc nhìn Liễu Vũ một cái, nói với ông Liễu Sĩ Tắc: "Chủ tịch Liễu, ngài đừng nhìn thôn này nghèo..." Nàng chỉ chỉ Liễu Vũ rồi nói tiếp: "Cô ấy chính là giàu nhất a. Ngài đi đến kho dược liệu của cô ấy nhìn thử sẽ biết.". Kiếm Hiệp Hay
Liễu Vũ tức khắc giống như được đại xá, dựng ngón cái khen Trương Tịch Nhan, sau đó lập tức mời ba mẹ đi đến kho dược liệu xem hàng. Cô cân nhắc một chút rồi nói: "Chờ con xíu." Đi về phòng ngủ kéo két sắt dưới gầm giường ra.
Mẹ Liễu: Còn nói là không có bệnh ha!
Ông Liễu Sĩ Tắc đánh giá bốn miếng vách trong căn nhà trúc, tự an ủi bản thân: Đồ vật quý giá không có chỗ để, chỉ có thể giấu dưới gầm giường.
Liễu Vũ nhập mật mã của két sắt rồi mở ra, thay pin mới cho cái đèn bàn, chiếu sáng khắp căn phòng rồi lấy sổ sách đưa cho ba nàng xem.
Nơi này tới cọng dây điện cũng không có, đương nhiên không dùng được máy tính, báo cáo và sổ sách đều là viết tay.
Cũng may chữ viết của con gái ông ngay thẳng, thoạt nhìn không chút cẩu thả, con bé cũng từng quản lý công ty khá lâu cho nên sổ sách làm được rất rõ ràng rành mạch, vừa xem hiểu ngay.
Ông Liễu Sĩ Tắc ngồi ở mép giường, tỉ mỉ xem sổ sách do con gái đưa tới, sau khi xem xong ánh mắt của ông nhìn về phía Liễu Vũ hiển nhiên không còn giống như lúc trước nữa.
Con gái của ông ở trong núi gây dựng sự nghiệp từ việc nuôi dưỡng rắn, rết, sâu trùng làm dược liệu, ông cũng có hiểu biết về thị trường và giá cả của loại mặt hàng này. Giá Liễu Vũ bán cao hơn nhiều so với giá thị trường, nhưng vẫn bán được hàng. Đến nỗi phí tổn, tiền ở thì không cần trả, tiền ăn chủ yếu là chi ra để mua gạo, còn rau, dưa, trái cây và thịt đều từ trong thôn nuôi trồng, chỉ tốn chút tiền công. Những loại dược liệu đó phí gia công chỉ từ năm hào cho tới hai tệ, đi vào núi bắt về là có thể gia công thành sản phẩm, phí gia công đắt nhất cũng chỉ có hai tệ, vậy mà con gái của ông có thể bán đến giá 120 tệ. Ông Liễu Sĩ Tắc giương mắt nhìn Liễu Vũ, rất muốn hỏi: Các thôn dân không đánh con văng ra ngoài thôn à! Còn quỳ bái tôn thờ! Thật không có thiên lý!
Liễu Vũ nói: "Ba không thể chỉ nhìn đến chút lợi nhuận này, ba còn phải xem con đã làm những gì, con xây cầu lót đường, đưa bọn họ ra ngoài học tập, tất cả đều phải dùng tiền."
Trương Tịch Nhan nhàn nhạt nói một câu: "Chín năm giáo dục bắt buộc là miễn phí. Thôn Hoa Tập còn có chính sách giúp đỡ người nghèo, xây cầu phần lớn tiền là do nhà nước chi trả, làm đường là do thôn dân bỏ sức lao động, đá tảng và gỗ đều lấy ngay tại trong rừng, cô cũng chỉ bỏ tiền ra mua công cụ thôi."
Liễu Vũ: "..." Sao lại mang theo kẻ phá đám này vậy chứ!
Ông Liễu Sĩ Tắc nói với Liễu Vũ: "Tốt xấu gì con cũng làm cho các thôn dân ở căn nhà tốt hơn một chút đi."
Liễu Vũ thực buồn bực: "Kia cũng phải vận chuyển được, cát, đá, gạch, xi măng vào đây nha." Cô im lặng một lúc rồi nói tiếp: "Ba đừng chỉ nhìn xem lợi nhuận, trong thôn có gần một ngàn người, mỗi ngày ăn cơm, mì, dầu ăn, mặc quần áo này nọ, đồ dùng sinh hoạt các thứ đều là phải bỏ tiền đi xuống núi mua rồi vận chuyển trở về, dựa theo mức tiêu phí này tính bình quân trên đầu người thì mỗi năm cả thôn tiêu phí gần tám, chín triệu tệ chứ không ít."
Ông Liễu Sĩ Tắc trả sổ sách lại cho Liễu Vũ, trái tim của người cha già an ổn hơn nhiều, bất quá ông vẫn dặn dò Liễu Vũ vài câu: "Con đừng có quá phận, các thôn dân chỉ là chưa hiểu việc đời chứ không phải ngu ngốc, nên cấp cho họ như thế nào thì vẫn phải cấp cho đủ."
Liễu Vũ "dạ" một tiếng, đem sổ sách cất vào trong két sắt, đẩy trở lại gầm giường.
Mẹ Liễu nhìn cả một két sắt chứa đầy tiền mặt bị con gái nhét vào gầm giường, kinh hồn táng đảm hỏi: "Không sợ có người tới đánh cướp sao?" Bà nói xong, đi về phía cổng lớn nhìn nhìn, đừng nói khóa cửa, tới cái then cài cửa cũng không có. Trời đất ơi à!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.