Đế Chế Đại Việt

Chương 277: Trang bị mới




Lý Anh Tú cảm thấy kỳ quái, vì sao vừa nghĩ đến Lữ Gia thì bọn hắn lại tìm tới đây này, hơn nữa lại đi cùng với Lê Phụng Hiểu và Lê Chân, không phải là vừa mới gặp đây hay sao? Lý Anh Tú gật đầu nói.
- Để bọn hắn vào.
Đi vào bên trong Ngự thư phòng không chỉ có Lữ Gia, Lê Phụng Hiểu, Lê Chân mà còn có cả Thiếu tá Hải quân hoàng gia Anh Suckling. Đi vào bên trong bốn người hành lễ nói.
- Bái kiến bệ hạ.
- Miễn lễ, các ngươi có việc gì lại đi cùng nhau, nói đi.
Ba người nhìn nhau cuối cùng vẫn là Lê Chân nói.
- Bẩm bệ hạ, chúng thần đưa các huấn luyện viên đi thăm các trại lính huấn luyện của quân ta, Suckling Thượng tá cho rằng vũ khí và quân phục của quân ta chưa được tối ưu nên có đề nghị cải tiến một chút. Nên Thần cùng Bộ trưởng gặp trực tiếp Thủ tướng để bẩm báo. 
Nghe đến đây Lý Anh Tú cũng rõ ràng, cải tiến vũ khí và quân phục liên quan đến tài chính rất nhiều, Lữ Gia tuy có quyền quyết định nhưng cũng không có quyền duyệt chi các khoảng ngoài định mức phát sinh như thế này. Lý Anh Tú hứng thú quay sang Suckling hỏi.
- Như vậy Suckling thiếu tá cảm thấy quân đội Đại Việt ta như thế nào đây?
- Bẩm bệ hạ, binh lính Đại Việt của bệ hạ quả thực rất tinh nhuệ, tinh thần sáng ngời, bắn súng lại rất thiện xạ, các thao tác không hề thua kém bất kỳ đội quân của phương Tây nào.
Suckling không hề tiết lời ca thán nói, Lê Chân và Lê Phụng Hiểu để hắn xem một lần các binh sĩ diễn luyện, kết quả sự tinh nhuệ của binh sĩ Đại Việt làm cho hắn phải kinh ngạc. Người Việt bắn súng rất giỏi, điều này là không thể bàn cãi, hơn nữa, binh lính Đại Việt được huấn luyện rất kỹ, để đào tạo ra một binh lính Lý Anh Tú cơ hồ không tiếc tiền, tự chủ được đạn dược hắn liền để binh lính luyện tập thoải mái. Nhưng Suckling cũng nói tiếp.
- Thế nhưng quân phục và vũ khí của binh lính bệ hạ lại hơi hạn chế một chút. Thứ nhất chính là súng, tại kíp đá lửa và cốc mồi không có nắp đậy thuốc súng, điều này làm thuốc súng bên trong dễ bị ẩm, đồng thời cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của binh lính. Nên thần kiến nghị cải tiến súng một chút theo hướng của người Pháp, chính là thêm vào nơi kíp đá lửa một nắp đậy thuốc súng để hạn chế ẩm, khi cần khai hỏa chỉ cần mở nắp ra là được.
Người Pháp về khoản súng trường gần như đi sau thế giới, thế nhưng bọn hắn về cải tiến súng ngược lại rất có một bộ. Không phải vì người Pháp không giỏi mà bọn hắn rất tiết kiệm nếu không muốn nói là keo kiệt. Bọn hắn luôn tìm cách để tận dụng những khẩu súng cũ để tái trang bị cho quân đội, qua đó giảm chi phí cho quân đội, nhưng đương nhiên ngược lại khả năng chiến đấu của những vũ khí này không đáng tin cậy bằng những vũ khí mới của nước khác. 
Nhìn Lý Anh Tú không biểu cảm gì là vui vẻ hay tức giận Suckling mới nói tiếp.
- Thứ hai chính là quân phục của binh sĩ. Theo nhưng thần thấy các binh sĩ của bệ hạ hiện tại vẫn theo hướng của binh sĩ của Sứ quốc (China nghĩa là Sứ), ống quần quá rộng, rất khó cho việc cơ động, áo cũng tương tự như vậy, hai loại giáp trang bị chính cho binh sĩ là giáp da và giáp sắt đối với vũ khí lạnh vẫn còn có tác dụng, nhưng khi đối mặt với hỏa khí lại trở nên rất mỏng manh. Theo thần đoán tương lai hỏa khí sẽ trở thành vũ khí chủ lực trên chiến trường, áo giáp sắt trang bị cho bộ binh ngược lại sẽ hạn chế khả năng cơ động của bọn hắn nên thần đề nghị cải tiến lại trang phục cho binh lính theo kiểu phương Tây, đồng thời cũng không nên tiếp tục trang bị giáp sắt cho bộ binh.
Suckling cũng rất thông minh, hắn lại dựa vào Đại Việt đang cấp tốc huấn luyện binh lính để đoán ra các nước khác cũng bắt đầu phổ biến hỏa khí, khi đó áo giáp của Đại Việt khả năng cũng trở nên vô dụng, ngược lại còn tăng gánh nặng lên người của binh sĩ. Đúng là trong thời đại của hỏa khí giáp sắt cũng chỉ nên trang bị cho kỵ binh, trên thế giới cũng có những đội kỵ binh hạng nặng nổi tiếng trên thế giới, tiêu biểu chính là đội quân kỵ binh có cánh của Ba Lan, bọn hắn là nổi khiếp sợ của bất kỳ kẻ thù nào mãi cho đến khi bọn hắn dùng kiếm chém xe tăng của Đức quốc. 
- Thứ ba thần có thấy bệ hạ đang huấn luyện một đội quân cưỡi ngựa bắn súng tựa như long kỵ binh, thế nhưng lại sử dụng súng của bộ binh hoặc súng lục. Thần kiến nghị nên chế tạo riêng một mẫu súng carbine cho kỵ binh, đồng thời cũng thay đổi quân phục cho bọn họ để tăng mạnh khả năng chiến đấu cho kỵ binh.
Nghe Suckling nói Lý Anh Tú cũng âm thầm gật đầu. Kỵ binh bắn súng chính là một binh chủng mới mở khóa sau khi lên thời kỳ Hậu Lê của trại huấn luyện kỵ binh. Loại kỵ binh này xuất hiện thời Lê Trung Hưng, kỵ binh huấn luyện nên chỉ được đội mũ Đinh tự, áo Giao lĩnh, thắt đai da, súng cũng trang bị khá hạn chế. Điểm khác biệt giữa kỵ binh và bộ binh chính là bọn hắn ở trên ngựa chiến đấu, nên dù là súng hay cung nỏ cũng phải yêu cầu ngắn và nhỏ hơn vũ khí của bộ binh để thuận tiện hơn cho việc nạp đạn. Bởi vì mới thành lập trong mấy ngày gần đây triều đình bận bịu với việc cải cách nên bỏ quên mất việc thay đổi trang bị này. 
Lý Anh Tú chờ Suckling nói xong cũng gật đầu nói.
- Suckling thiếu tá nói rất có lý, gần đây Trẫm bận rộn cũng bỏ quên mất việc này, đa tạ ngươi đã nhắc nhở Trẫm. Trẫm sẽ bàn lại với nội các.
Suckling gật đầu nói.
- Đây là trách nhiệm của một huấn luyện viên, luôn muốn thứ tốt nhất cho binh lính của mình.
Suckling khẳng khái nói, Lý Anh Tú lại tuyên dương tinh thần kỵ sĩ của Suckling một phe liền tiễn hắn đi. Hắn quay sang hỏi Trần Thư.
- Cao Lỗ đã đến hay chưa? Gọi thêm cả Hồ Nguyên Trừng đên gặp Trẫm.
- Tuân lệnh bệ hạ. 
Trần Thư lập tức rời đi, chỉ lát sau Cao Lỗ đã đến, đợi thêm chút nữa Hồ Nguyên Trừng cũng vào cung. Lý Anh Tú để Lê Phụng Hiểu trình bày lại một lần nữa về cải cách súng đạn. Hồ Nguyên Trừng vừa lắng nghe, vừa ghi chép lại, suy nghĩ một lúc liền nói.
- Bẩm bệ hạ, việc thiết kế súng mới xin cho phép thần một tháng để thiết kế và thử nghiệm.
Lý Anh Tú gật đầu cầm lấy bản kỹ thuật chế tạo nòng và kỹ thuật khoan khương tuyến đưa cho hắn nói.
- Cứ từ từ thí nghiệm, Trẫm cho ngươi thời gian, tính toán cẩn thận sao cho phù hợp nhất cho quân đội. Tính mạng của các binh sĩ chính là dựa vào trang bị Công bộ trao cho bọn hắn.
Hồ Nguyên Trừng nhận lệnh Lý Anh Tú cũng yên tâm, dù sao cũng là siêu cấp đại Boss, phải có chỗ dựa vào thì Hồ Nguyên Trừng mới dám tuyên bố trong vòng một tháng thiết kế ra súng mới. Lý Anh Tú lại quay sang Cao Lỗ hỏi.
- Việc xây dựng xưởng may đã đến đâu rồi?
- Bẩm bệ hạ, máy móc vẫn đang chế tạo, nhà xưởng về cơ bản đã xây dựng hoàn thành, dự kiến mười ngày nữa tầm năm mươi máy sẽ đi vào hoạt động.
Cao Lỗ nói. Trước nay việc may quan phục, quân phục vẫn là do Lễ bộ đảm nhiệm. Nhưng từ khi Lý Anh Tú có ý tưởng cải tổ bộ máy thì việc này đã được chuyển sang cho Công bộ, thêm việc Cao Lỗ theo gợi ý của Lý Anh Tú chế tạo ra máy may cơ làm Lý Anh Tú quyết định xây dựng một xưởng may để phục vụ cho quân đội và triều đình trước. Cao Lỗ lại nói tiếp.
- Bẩm bệ hạ, thần có đem đến hàng mẫu bản trang bị mới cho binh lính, mời bệ hạ xem qua.
Việc thay đổi quân phục Lý Anh Tú đã bàn với Cao Lỗ từ năm ngoái. Lý Anh Tú đương nhiên biết tầm quan trọng của một bộ quân phục đối với một người lính là như thế nào. Suckling nói rất có lý, nhưng Lý Anh Tú cũng không muốn binh lính của mình chỉ mặc áo vải ra trận như lính phương Tây thế kỷ XVII - XVIII. Dù sao Đại Việt hiện đang đi trước các nước khác rất nhiều, các nước khác muốn phổ biến hỏa khí cũng phải mất đến năm năm, cho đến lúc đo giáp sắt vẫn có tác dụng vô cùng lớn.
Cao Lỗ đem đến có hai loại áo trang bị mới co binh sĩ. Đúng vậy, loại áo trang bị này chính là được may theo nguyên mẫu của vest chiến thuật hiện đại. Ở giữa ngực giáp lót bên trong chính là một lớp thép tấm, đủ bảo vệ trước ngực và sau lưng cho binh sĩ, các dây móc của áo được nối lại với nhau bằng một khóa bấm bằng đồng, phía trước bụng và bên hông là các túi trang bị có thể bỏ đạn dược, dao găm, hoặc nhét một thanh súng ngắn. Những túi dùng để chưa đạn dược được bọc bằng da vừa tăng lớp phòng ngự, vừa chống cháy. Phải biết hiện tại binh sĩ dùng chính là đạn giấy thuốc nổ đen rất dễ bắt lửa, Lý Anh Tú cũng không muốn binh sĩ mình biến thành ngọn đuốc sống.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.