Đường Chuyên

Chương 913: Khỉ diễn trò mà thôi (1)




Ngụy Trưng cũng không chờ đợi, tự mình rời Vân gia, ông ta nhìn ra được người ta chỉ đối phó có lệ với mình, không cần nhìn sắc mặt người ta, cũng không ai dám thái độ với mình.
Về nhà, Ngụy Trưng phát động bằng hữu cũng chí hướng soạn tấu chương đàn hặc Vân Diệp, lần này quyết tâm lột bỏ tước vị của y, có điều ngay tam tỉnh không còn một lòng như trước, tấu chương bị Phòng Huyền Linh áp xuống, người ta quan chức không còn, cũng rời bỏ Trường An, vẫn đổ tội lỗi lên đầu người ta thật sự nói không thông, đấu tranh phải có mục đích, không phải thuần túy vì tranh đấu.
Ý kiến không thống nhất, hiệu quả rất ít, Ngụy Trưng đành tạm gác lại, chuyện cấp bách hiện nay là tiêu trừ ảnh hưởng Vân Diệp gây ra ở Trường An.
Phủ doãn Trường An đổi thành một người trẻ tuổi tên Mã Chu, sáu năm ở thảo nguyên đã mài rũa một người trẻ tuổi non nớt thành hán tử cứng cỏi. Phong sương trên thảo nguyên không mài mòn góc cạnh của y, chuyện đầu tiên sau khi nhậm chức là thanh tra ruộng đất Trường An, chẳng những thanh tra bách tính mà huân quý cũng không phải ngoại lệ, đó là chuyện duy nhất gần đây Ngụy Trưng hài lòng.
- Năm xưa khi ta còn là một kẻ thư sinh đã muốn thấy ruộng đất Trường An ra sao, nay bản quan từ thảo nguyên về rồi, ngồi vào vị trí này, vậy tiếp tục làm chuyện kia, các ngươi tốt nhất là giết chết ta, nếu không chỉ còn ngày nào ta còn sống, tuyệt đối không ngơi, Đại Đường muốn truyền thừa, đất đai không thể hồ đồ.
Đó là câu nói đầu tiên khi Mã Chu nhậm chức, vì câu nói này tấu chương đàn hặc lập tức đổ xuống trung thư tỉnh, như truyết rơi, không ai dám áp xuống không báo, cuối cùng hoàng đế bệ hạ ở đại nội truyền ra một câu nói:
- Trẫm cũng muốn biết, Trường An còn bao nhiêu đất đai.
Đấu đá nhau nhiều rồi thì chẳng còn mấy thời gian làm việc thực sự nữa, tuy công tác thanh tra ruộng đất Trường An rất trọng yếu, nhưng Ngụy Trưng cho rằng, chuyện cấp bách của phủ doãn Trường An hiện nay là khôi phục sự phồn vinh của đế kinh, chứ không phải chọc giận toàn bộ huân quý. Bởi vì thành thị đang co rút lại với tốc độ mắt thường có thể trông thấy, người nhàn tản không có việc gì để làm ngồi dưới chân tường thành đợi có người thuê cũng ngày càng nhiều, phải biết rằng trước kia đều là chủ đi tìm người làm, chứ không phải như bây giờ, chọn lựa trăm người mới lấy một hai người, dù là người nuôi ngựa, dọn phân cũng chọn chàng trai tướng mạo đường hoàng.
Những người trước kia không theo chủ đi Nhạc Châu giờ hối hận thối ruột, trong ba tháng ngắn ngủi, con người không còn đáng giá nữa.
Ngụy Trưng cầu kiến Trường Tôn thị, thỉnh cầu hoàng gia chiêu nạp người thất nghiệp, chớ để bách tính không có cơm ăn, Trường Tôn thị xưa nay có tiếng hòa thiện, nhưng sản nghiệp trong tay bà chỉ phù hợp phụ đạo nhân gia, không cần nam tử mấy. Ngụy Trưng hết cách, đành xin hoàng hậu nương nương tận lực thu nhận phụ nhân, trong nhà thế nào cũng phải có một phần thu nhập.
Nghề dệt may vì đó được xúc tiến mạnh, Ngụy Trưng sau khi tĩnh toán mới phát hiện sản nghiệp trụ cột hiện giờ của Trường An là dệt may, châu báu, nấu rượu, kẹo, nước hoa còn một nghành nữa mà ông ta cực kỳ không muốn thừa nhận, đó là thanh lâu. Ngành đóng gạch, xi măng xưa kia uy danh hiển hách, nay thu hẹp mạnh, nghe nói bọn họ cũng định đi Nhạc Châu, vì Trường An không mấy người dùng nữa rồi.
Cả thợ mộc cũng khó kiếm, những thợ mộc tài nghệ tốt trước khi bị những xưởng gỗ lớn nhỏ vét sạch, nay đại bộ phận xưởng gỗ đã tới Nhạc Châu. Ngụy Trưng nói suy nghĩ của mình với Mã Chu, Mã Chu không tán đồng, cho rằng Ngụy Trưng lo bò trắng răng, trước kia Trường An làm gì có những thứ đó, vẫn là thiên hạ đệ nhất đô thành.
Hiện giờ chuyện cần làm là quay về gốc, trước tiên đặt nông sự lên hàng đầu, thương cổ để sau hay tính, Ngụy Trưng đùng đùng nổi giận nói lương thực trong kho đã mốc meo rồi, dân gian không còn thiếu lương thực nữa, hiện quan trọng là để tất cả mọi người có việc làm, chỉ thế mới khiến Trường An ổn định, dần dần chữa làn vết thương do Vân Diệp gây ra.
Mã Chu mời Ngụy Trưng đừng có vượt quyền, cấp sự trung thì làm tốt chuyện trong phận sự của cấp sự trung là được, đừng để thanh danh cả đời bị hủy trong việc giúp địa chủ cướp đất đai của bách tính. Quản lý Trường An ra sao là việc của phủ doãn.
Ngụy Trưng nổi trận lôi đình, mình nghĩ cho dân cho nước, thế nào lại thành kẻ giúp địa chủ cướp đất dân rồi, nhưng chẳng làm gì nổi Mã Chu tính khí quật cường, vì người ta nói không sai, chức trách của cấp sự trung là phân biệt hiền gian, tra xét kỷ cương, bù đáp thiếu sót của bệ hạ, chứ không phải quản lý quan viên Trường An.
Vất vả suốt cả một ngày Ngụy Trưng khi đi qua một cửa hiệu nhỏ, chủ hiệu đưa cho ông ta một phong thư, Ngụy Trưng nhìn đề danh, té ra là Vân Diệp viết, liền vứt đi, khỏi nghĩ cũng biết là thư mỉa mai châm chọc, hôm nay tâm lực kiệt quệ, không còn sức mà giận nữa rồi.
Nhưng tính quật cường trong lòng trỗi dậy, lấy thư lên xem, xi vẫn còn nguyên, lúc này mở ra đọc, lòng chuẩn bị sẵn tinh thần bị châm chọc rồi.
Trịnh công đại giám: Khi ngài đọc phong thư này thì Bất Khí đã ở xa ngàn dặm rồi, lần này ly biệt không phải do lo sợ bị thương hại, hay là phẫn nộ mà tự đầy đọa mình. Thực ra vãn bối đã chuẩn bị chuyến đi xa này từ rất lâu, nên không cần đau buồn.
Tinh hoa Trường An chuyển sang Nhạc Châu là điều tất nhiên, không phải sức người có thể vãn hồi, Trường An là kinh sư, cần trang nghiêm chứ không phải phồn hoa, nơi này chẳng những là nơi đặt hoàng cung, cũng là nơi tinh binh Đại Đường quy tụ, một khi có biến sẽ gặp họa hủy diệt. Thương nghiệp yếu ớt, những chủ xưởng vẫn kinh doanh đơn độc kia không có sức phòng ngự nguy hiểm chính trị nào, suy tính vì bọn họ, nên để họ tới Nhạc Châu không khí cởi mở, thuận tiện thương nghiệp thì hơn.
Lần này dọn sạch Trường An, không phải là tai họa, mà là một loại khiêu chiến, cho Trường An cơ hội bố cục lại, đây không phải là lời chơi đùa ngôn ngữ, mà lời ruột gan.
Trường An có bảo tàng lớn, Trịnh công vì sao không thấy? Tiền trang cực lớn, Ngọc Sơn thư viện hùng vĩ, Quốc tử giám nổi danh văn hoa, Hoằng văn quán đầy đại nho, đó mới là điều Trường An cần....
Ngụy Trưng gấp thư lại, cho vào trong phong bì, lòng muôn vàn cảm xúc, không có mỉa mai, không thù địch, không kiêu ngạo chỉ là lời lẽ chân thành chẳng lẽ mình thành kẻ tiểu nhân rồi, luôn nghĩ xấu về người khác, dù thế nào phong thư này gợi mở cho ông ta rất nhiều, Vân Diệp chia sản nghiệp Trường An thành ba đẳng cấp, cao nhất là thư viện và tiền trang, nhất là Ngọc Sơn thư viện, đó không chỉ là nơi dạy học, còn là nơi sản vật mới xuất hiện không ngớt, đó là sản nghiệp hàng đầu.
Làm Ngụy Trưng giật mình nhất là Vân Diệp lại liệt thanh lâu, sòng bạc vào sản nghiệp loại hai, nói những người kia đi trật hướng, thanh lâu có thể thành sân khấu ca vũ lớn, chứ không phải là giao dịch thể xác. Sòng bạc cũng vậy, coi trọng mang tới lượng người lớn, chứ không phải dùng thủ đoạn lừa tiền khách.
Những nhà xưởng mà Ngụy Trưng coi trọng nhất lại bị Vân Diệp liệt vào loại ba, khiến ông ta vô cùng phẫn nộ, công nông xưa nay là cơ sở của quốc gia, khinh thường như thế thật ngu xuẩn.
Phẫn nộ này khác với phẫn nộ trước kia, hiện phẫn nộ tới mấy thì nội tâm Ngụy Trưng vẫn bình tĩnh, đây chỉ là bất đồng chính vụ, không tiếp nhận là được, ít nhất nói rõ người này suy nghĩ rồi mới đưa ra kiến nghị, tận chức của mình.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.