Gả Cho Nam Nhân Bệnh Lại Là Phúc Của Ta

Chương 5: Đứa trẻ hiểu chuyện




Lớp khuê học không giống như các lớp sĩ tử, một tuần chỉ học năm ngày, mỗi ngày chỉ học 1 canh giờ, chủ yếu là lễ nghi, tác phong, đối nhân xử thế. Ta giống như mẹ, yêu thích tri thức, mỗi lần đến lớp đều nghe giảng đến si mê, càng nghe càng nể phục vị thầy này. Có những điều rối rắm, lại được kiến giải rất đơn giản, có những điều đơn giản, nhưng nội tình bên trong lại đặc sắc bất ngờ. Mỗi chuyện lí thú đều được ta cẩn thận ghi vào sổ nhỏ, để ở bên mình.
Hôm nay không phải lên lớp, ta ngồi ở bàn tròn cạnh cửa sổ trong viện của mình, tập thêu một ít hoa cỏ. Ngón tay của đứa trẻ 8 tuổi vốn không linh hoạt, hoa lá mà ta thêu ra, siêu siêu vẹo vẹo, trông thật buồn cười.
Ở thời cổ đại này, những đứa trẻ thường trưởng thành rất sớm. Bé trai 6 tuổi bắt đầu học tứ thư, ngũ kinh, lên 10 tuổi bắt đầu đi thi các cuộc thi lớn bé, 15 -16 tuổi đi đoạt công danh, có công danh thì tìm một người vợ hiền. Bé gái 6 tuổi bắt đầu học lễ nghi, quy củ, 10 tuổi bắt đầu chào hàng, tìm nhân duyên tốt, 16 tuổi thì gả đi, thế là xong chuyện.
Từ lúc mà ta bắt đầu hiểu chuyện, đã thấy mẹ ta đêm tối chong đèn, ngóng sang phủ lớn, mi mắt đỏ hoe, cô độc đến nhường nào. Mùa xuân đến, ngoài đến chùa lễ phật, lễ đạp thanh, hầu như ta không được xuất đầu lộ diện, các chị nhà trên thì y áo đủ màu, trâm cài vòng xuyến, trẩy biết bao nhiêu là hội. Mùa hè, viện không một cơn gió, mẹ ta mang thai, mồ hôi tuôn như suối, chẳng có ai hầu hạ chu toàn. Mùa đông trời lạnh, than trong phòng không đủ sưởi ấm, mẹ ta cũng chẳng dám xin thêm. Mỗi lần cha ta đến, bà từ vui mừng rạng rỡ, đến lo sợ khúm núm, rồi lại u buồn héo úa. Số phận người phụ nữ trông chờ vào đàn ông mới hẩm hiu đến nhường nào. Dần dà, ta nảy sinh tính tình lười nhác, chỉ cần không phải việc của ta, ta không động tay vào, không phải viện của ta, ta không hề nói đến, không tranh giành đồ đạc, vị trí với các chị em, cũng chưa từng cố gắng mà lấy lòng cha. Học thêu thùa, học may vá, làm thơ, cùng mẹ sống an nhàn qua ngày. Ta cứ nghĩ rằng, ta giống mẹ ta, không có lòng tranh đấu, không có nỗi tị hiềm, nhưng đến khi ta học lớp khuê học, ta mới biết, hóa ra ta cũng chỉ là một kẻ tầm thường. Kẻ nào chèn ép ta, ta sẽ để bụng, sẽ tìm cách trút giận. Ta chỉ là một đứa con thứ, mẹ không được yêu thích, ta không thể đường đường chính chính mà tranh cãi với bọn họ, chỉ có thể giở chút trò tiểu nhân. Nghĩ đến đây, ta lại thấy lòng dạ mình quá bỉ ối, chỉ bèn chắp tay xám hối "a di đà phật"
Thật ra trên đời có lắm kẻ miệng nam mô bụng bồ dao găm, ta đây cũng chỉ là không chịu được ủy khuất mà thôi. Ta giỏi nhất là nhẫn nhịn, giả vờ giả vịt. Ta không giống như hai chị lớn, là con dòng chính, oai phong biết bao. Ta cũng không giống như em sáu, là con của dì nhỏ được ông đặt nhiều tình cảm. Ta ấy hả, chỉ là một con cóc nhỏ trong sân nhà thôi, chỉ cần ta vờ như mình là hòn đá là có thể an bình mà sống rồi.
Ta cũng từng nghĩ đến, đấng ông chồng tương lai của mình. Con dì nhỏ lại được gả đi làm dì nhỏ, sinh ra một bé gái, sau này lại cho nó làm dì nhỏ. Đó là cái vòng lặp không đứt đoạn của xã hội đương thời. Không có gia đình hào phú nào chịu rước về một đứa con dâu không có ích lợi. Dù cho ngươi xinh đẹp như tiên thì đã sao, cũng chẳng ai lấy vợ về để trang trí. Chỉ cần ta ngoan ngoãn hiểu chuyện (cho dù đó chỉ là vẻ bề ngoài), làm vui lòng cha, hy vọng sau này ông gả ta vào nhà nào tốt một chút, không cần xa hoa phú quý, chỉ cần không làm dì nhỏ, ta đã vui lắm rồi.
- Bẩm cô, cô Hồng Yên đến tìm ạ! - Ta đang loay hoay với mớ chỉ thêu rối loạn, thì con hầu Ngô đến thông báo. Ta đặt đồ thêu xuống bàn, chỉnh trang y áo, lòng không thể không tự hỏi "quái lạ, chị ta đến đây làm gì"
Hồng Yên dắt theo hai con hầu nhỏ, tiến vào bên trong, ngó nghiêng nhìn ngắm bày trí phòng ta, liền biểu môi một cái, lắc đầu "sơ sài quá đỗi"
- Chị đến chỗ bần hàn của em, không biết có việc gì?
- Mẹ ta đến đưa lễ cảm ơn bà lớn của em, chuyện học lớp khuê học ấy, ta tiện thể đến chơi với em! - chị ta không cần mời, tự ngồi xuống ghế con - Hai hôm nữa là mừng thọ bà ta 70 tuổi, em đến chơi đi!
- Chị khéo nói đùa, chỗ giao thiệp toàn người tôn quý ấy, phận em sao dám mặt dày mà đến! - Ta vội vội vàng vàng từ chối, bà cô à, xin đừng mang rắc rối đến đây nữa, ta chỉ muốn lười biếng ở phòng thôi
- Ta đã xin quan bà Lệnh rồi, em chỉ cần đến chơi thôi!
- Chị Yên, thứ lỗi cho em thất lễ, em muốn hỏi chị, vì sao lại muốn làm bạn với em? Em chỉ là con vợ lẽ lại không có gì nổi bật...
Trần Hồng Yên nhìn ta một lúc, khóe miệng cong cong lộ ý cười, nàng ta nắm lấy tay ta, kéo ấn ta ngồi xuống ghế, chân thành nói
- Cha ta nhiều năm lăn lộn trong quan trường, tới được chức thượng thư lễ bộ, oai phong hiển hách, nhưng chẳng có được mụn con, trước ta còn có một anh trai, nhưng không may qua đời. Khi ta sinh ra, cha ta liền xin cáo lão, rời bỏ chốn kinh đô phức tạp, lui về đây làm một tri huyện nho nhỏ, dồn toàn bộ tâm huyết mà chăm sóc ta. Ta với ông chính là bảo bối, tuy ông đã rời chốn cung điện, nhưng mối quan hệ và danh tiếng vẫn còn đó. Có rất nhiều tiểu thư đến kết nghĩa chị em với ta, nhưng chúng quá cung kính, quá e dè, hoặc là quá nịnh nọt, quá xảo trá. Chỉ có em, bình lặng như nước, đối với ta cũng như một vị tiểu thư bình thường. Hơn nữa ta nhìn qua vô số cô bé rồi, ta biết em có thực lực, liền đặc cách cho em thành bạn ta, hahaha..
Nàng nhìn cô nàng này, khóe miệng giật giật, hóa ra cô ta không phóng túng như những gì cô ta thể hiển. Ta cũng chỉ là biếng nhác, không muốn dây vào ai, qua cặp mắt kia lại biến thành "bình lặng như nước".

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.