Giống Rồng

Chương 10.3: Gã Quỷ gặp kẻ đồng cân, viên đô hộ dúm dó ngồi xó giường




Giống Rồng
Tác giả: Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ mười:
Bá Nam mượn rượu mắng Vương thứ sử.
Chung Đạt giết quan huyện đoạt Tống Bình.
Chương 10.3 Gã Quỷ gặp kẻ đồng cân, viên đô hộ dúm dó ngồi xó giường
Tin báo về Tống Bình, Nguyên Hỷ đang mê mộng liền hộc máu lăn xuống đất. Hai ả vũ nữ đang hầu hạ thấy vậy mà gọi lớn. Bọn lính tráng xông vào giết chết hai ả đó rồi mới hỏi han Nguyên Hỷ. Nguyên Hỷ cho gọi các viên quan lại, tướng sĩ tới bàn kế chống lại quân châu Phong. Thi Nguyên, Long Trạch giáp chiến không trở về Tống Bình bàn chuyện. Các tướng Triệu Cam, Triệu Túc, Mao Húc, Bục Đồ, Giả Thanh, Giả Không, Trương Hàm, Lương Khúc tức tốc chạy tới Tống Bình.
Từ Nguyên Hãn cúi mặt không dám ngẩng mặt nhìn Nguyên Hỷ. Nguyên Hỷ ho sù sụ bàn việc với đám tướng quan. Kẻ nào kẻ nấy đều không dám mở lời đề đạt với Nguyên Hỷ. Duy chỉ có lão quan Triệu Hoằng dâng kế triệu tập quân lính vùng biên ải, gửi thư cho vị tướng trẻ Mã Thực đang đóng ở châu Ung.
Ngoài ra kêu gọi tiếp tế từ Đoàn Uyển châu Ái, điều binh châu Lục, Võ An tới các huyện châu thổ phía đông nam phòng ngừa đội quân Man Hoàng cấu kết với Hoàn Vương mang thuyền chiến tới chiếm đánh. Lại sai các tướng chia các phòng tuyến từ phía ngoài để đối phó với sức địch từ châu Phong.
Long Trạch giữ binh ở đất hồ lớn Dâm Đàm, đêm nghe tiếng rắn cắn chuột the thé bên tai mà tỉnh dậy nghe quân báo về phòng tuyến lớp ngoài cùng phía tây bị quân của Chí Liệt cùng một đội quân giáp vải, dao dài từ phía bắc huyện Thái Bình xông tới phá tan, Trạch ngã ngửa ra sàn.
Một tên lính chạy từ phía bờ tây hồ thúc ngựa về trại báo thêm tin rằng đội quân phòng đông ở đất Lâm Tây thường qua lại với quân châu Phong bị giết sạch khiến Long Trạch bất thần nửa đêm dẫn ba nghìn lính bắc cầu nổi qua sông Tô Lịch không cần ý dụ của Nguyên Hỷ đánh thẳng tới huyện Vũ Bình hòng cứu nguy cho đội quân của Thi Nguyên đang chống cự với đám quân Trường Châu cùng Man Hoàng.
Một đạo quân do tướng dưới trướng của Long Trạch là Luân Hữu đi về phía bắc phá vòng vây của quân châu Phong, mở đường tháo chạy cho trại quân đóng ở phía đông huyện Thái Bình.
Luân Hữu mang quân tới chân núi Câu Lậu thì bị toán quân của Chung Đạt chặn đánh, vòng vây hai lớp của quân đội châu Phong chưa thấy, đội quân của Luân Hữu bị phá tan. Luân Hữu bị nô gia của Chung Đạt tên là Cầm Đắc dùng dao dài chặt đứt tay phải. Luân Hữu ôm tay thẫm máu xông lên liều chết với Chung Đạt thì bị con rể lớn của Chung Đạt là Liễu Bình dùng gậy gióng tre vót nhọt đâm thẳng vào ngực trái ngã xuống đất, mắt mở thô lố mà ngừng thở, máu đông. Chung Đạt cho lui quân về thành huyện Thái Bình hạ trại nghỉ ngơi.
Lúc bấy giờ, đội quân Man Hoàng do gã quỷ Tồn Thăng cùng với Triệu Cường xông ra từ núi Tản Viên đánh phủ đầu vào đội quân tiên phong của Long Trạch. Sức quân Man Hoàng quá mạnh khiến Long Trạch đành phải rút lui. Thi Nguyên mang hai đội giáp sĩ chạy về phía đông gặp đội quân của Long Trạch hợp làm một đánh nhau một trận lớn với Chí Liệt, Dương Diện Gã Quỷ đến mờ sáng không phân thắng bại.
Bỗng nhiên có một đội binh mã gần ba nghìn người có hai chục tượng binh đi cùng rầm rầm đi từ phía tây tới. Viên tướng cầm ống nứa thổi vang âm thanh kỳ quái khiến đầu óc quân lính cả hai bên quay cuồng. Gã Quỷ Dương Diện biết đó là Nga Tú Du Thủy liền sai lính bịt hai bên tai chạy toán loạn khiến đội quân của Long Trạch không biết địch ta chém giết lẫn nhau lên đến nửa nghìn người.
Thi Nguyên nghe thứ âm thanh đó lấy chiếc gậy đầu rắn chạy về phía đông nam nơi Chí Liệt đang giao chiến với đám tàn binh, tránh xa thứ âm thanh nhức tai từ Lý Toàn đang tới. Đánh nhau với Chí Liệt hai mươi hiệp dụ Chí Liệt chạy tới chỗ có bụi dứa gai thì nấp đi rồi bất ngờ xông ra đạp vào người Chí Liệt từ phía sau khiến Chí Liệt ngã vào bụi dứa.
Nguyên tay trái dùng đầu xà ngậm chặt đầu ngón tay của Chí Liệt khiến Chí Liệt đau đớn kêu la. Tay phải, Nguyên dùng chiếc quyền trượng đầu rồng toan đánh vào đầu Chí Liệt thì Lý Toàn phi dao nhỏ trúng đầu xà khiến gậy đó gãy đôi. Thi Nguyên chạy ra giật lấy ngựa của tên giám quân chạy về phía nam, lạc vào đất có nhiều núi thấp không tìm thấy đường ra.
Long Trạch trông thấy quân lính Man Hoàng tới tiếp viện cho quân châu Phong cùng Chí Liệt đành phải rút lui về phòng tuyến lớp thứ hai. Đội quân do Chí Liệt đuổi theo truy sát thì gặp đội quân hơn năm nghìn lính của Tống Bình giáp hoa, giáo dài đứng chặn ở phía bờ tây sông Đáy. Chí Liệt thu quân trở về phía tây.
Dương Diện gã quỷ chưa thỏa cơn thèm khát đánh giết tự ý rời quân Trạch xông thẳng về phía quân lính triều đình lấy đầu bảy tên lính dễ như xơi trầu, xông tới giao chiến với Long Trạch. Sức nặng của từng hiệp đánh khiến ngựa của cả hai người phải khuỵu chân, được chục hiệp giao đấu thì ngựa của Long Trạch bị gãy chân, Trạch đành dùng song câu chém đứt lìa hai chân trước ngựa của Gã Quỷ. Gã Quỷ nhảy xuống ngựa, đôi mắt căm hận, miệng nói lớn, cười hả hê:
- Đám giả phật các ngươi. Có bất ngờ không con trai.
Long Trạch đôi mắt đăm đăm, da xanh gân guốc nổi đầy, Trạch cất đi đôi câu trên lưng, dùng móng vuốt gắn chặt đôi tay. Long thiết trảo những đòn giáng mạnh khiến Gã Quỷ lúng túng chống đỡ. Cây dao quắm đã bị gãy làm tư, chỉ còn lưỡi quắm dính một mẩu chuôi gỗ. Gã xông tới bụi tre cạnh đó chặt gãy mười cây, chống trả thêm được ba mươi hiệp đấu với Long Trạch.
Gã Quỷ ngẫm trong bụng không thể khắc chế được Long Trạch nên nghĩ kế chạy về mé sông, dùng nghi binh để Long Trạch không biết. Đám quân xô tới mé sông, phạt hết các bụi thì không thấy Gã Quỷ đâu. Một lát sau, gã Quỷ từ phía xa chạy cưỡi ngựa đi tới. Một tên lính không đầu đứng cạnh. Ném thủ cấp vào trước mặt chỗ Trạch đang đứng, Gã Quỷ cười lớn:
- Hẹn gặp lại tên quỷ da xanh nhà ngươi. Đợi ta về rèn vũ khí xứng tầm, sẽ quay lại đấu với nhà ngươi. Các ngươi còn không mau mau chuẩn bị tinh thần lên đoạn đầu đài. Không thì hãy cúi đầu xin gia gia tha mạng, biết đâu ta vui sẽ tha cho lũ các ngươi.
Long Trạch ánh mắt căm hờn mà nghiến răng ken két, cho quân lính hạ trại nghỉ ngơi thay nhau phòng bị quân Man Hoàng cùng châu Phong đến đánh. Sĩ quân mệt mỏi nấu bữa cháo sáng với cá bắt từ sông, Lọng Trạch dùng cháo nhạt trắng thanh đạm mà đầu óc quẩn quanh, lúc nào cũng giật mình thon thót. Hễ có tiếng giáo gươm rơi xuống đất, hay chỉ là tiếng xoong chảo đập vào nhau Trạch lại giậm chân, giương kiếm nạt nộ khiến quân lính chỉ dám thở nhẹ.
Đám binh mã mệt mỏi ngủ khì khì dưới nắng, dẫu nước sông vẫn chảy cuộn ào ào. Long Trạch ngẫm ngẫm nghĩ nghĩ rồi ôm đầu gục xuống. Nhắm mắt vào mà chẳng thể an tâm, lại trằn trọc giữa nắng rát miền Lĩnh Nam, mồ hôi hột giỏ ướt nhòe vải mực. Sức không còn, Trạch gục mặt xuống bàn.
Tiếng leng keng báo giờ thìn đã hết, một tên lính mặt nhem nhuốc chạy vào. Long Trạch lờ mờ mở mắt, trong thấy lính nhem nhuốc mà giận lời:
- Bọn mày làm gì mà nhơ nhơ nhuốc nhuốc. Giờ đã cơn trưa sao cháo lão chưa xong.
Hắn nói rằng hắn là mõ cả ở trong xóm cách sông Đáy hai hương, chạy tới đây khi trời còn mờ sáng. Báo rằng có kẻ cầm đầu rồng quyền trượng vào trong hương nhiễu nhách suốt đêm. Trẻ con khóc thì bị nhét giẻ, bà già kêu thì đánh mẻ hàm răng. Nhìn hắn tướng uy võ oai phong, không phải dạng tầm thường cướp trộm.
Long Trạch mường tượng ra họ Thi, lấy làm giận đành bỏ bữa không ăn. Cho người đến hương ấp đó tìm kẻ quấy nhiễu.
Đến canh mùi, Thi Nguyên ló mặt về, dáng vóc trông không khác kẻ ăn xin. Long Trạch hỏi Thi Nguyên về thực hư chuyện ấy. Thi Nguyên nói rằng nữa ngày tìm đường mới chạy được tới đây, không biết về dân làng bị nhiễu nhách.
Long Trạch tạm tin lời Thi Nguyên, không trách tội Thi Nguyên. Sau đó, Thi Nguyên buồn bã tới chỗ bờ sông, tên cả mõ đang đánh đẩy đong đưa với một đứa con gái phường mèo mả gà đồng. Long Trạch nói rằng chính tên đó đã nói Nguyên nhiễu nhách dân làng khiến dân đó ghét đám lính triều đình.
Nguyên nghe xong, nhận ra tên đó đêm qua trà trộn vào đội lính của Nguyên, lại hô hào bọn lính bỏ chạy. Chính là gã rêu rao đồn thổi lời không hay về quân lính Tống Bình với đám dân nghèo khiến dân chúng nhìn thấy lính Tống Bình liền bỏ nhà mà đi.
Nguyên hằm hằm mặt đi tới chỗ đôi trai gái chém đứt đôi người đứa con gái. Tên kia máu me đầm người, hốt hoảng chạy đi thì bị Trạch ném câu trúng gáy, đầu lìa khỏi cổ lủng lẳng rồi toàn thân đổ rầm xuống đất. Nguyên lấy trên người hắn ta một chiếc ngà voi khắc chữ Dương. Long Trạch nghĩ thầm trong bụng "Hẳn là bọn người họ Dương, chính bọn ấy làm ra làm ra việc này".
Trạch lệnh cho toàn quân nhổ trại lui về Tống Bình để bảo toàn binh lực. Đi đến đoạn bờ tây sông Tô Lịch, cây cầu nổi bằng gỗ đã bị phá tung. Trạch đích thân cùng tay quân sư dùng bè gỗ vượt sông vào trong La Thành bẩm báo lại toàn bộ việc quân cho Nguyên Hỷ nghe.
Hỷ lúc bấy giờ hai đêm mất ngủ, khuôn mặt đờ đẫn như cái xác vô hồn. Đôi mắt thâm quầng, sâu hoắm lộ ra chiếc sọ hốc hác, tay chân bủn rủn nói với Trạch:
"Ta sai các tướng đi bố phòng những chỗ yếu hiểm. Nay chỉ còn đất phía tây do Long tướng quân cùng Thi Nguyên giữ. Phía bắc bị quân châu Phong tập kích từ đất Mê Linh, quân ta rút theo sông Cái về đến Dâm Đàm, tướng Triệu Cam, Triệu Túc đang bày binh đoạn từ hữu ngạn sông Cái tới Dâm Đàm, chúng không quen sông nước nên bị chết đuổi phần nhiều.
Quân lính Mê Linh mạnh quá liên tục cho thuyền vượt sông đánh vào La Thành. Bọn Mao Húc, Bục Đồ trấn thủy quân cửa sông Thiên Đức bị đội quân châu Phong do tướng Toán Hoa Tài châu Phong đẩy lui về phía đông. Thành Long Biên, các tướng Giả Thanh, Giả Không không chống cự nổi đành bỏ trống thành lui về Liên Hựu huyện Nam Định.
Trương Hàm, Lương Khúc giữ Loa Thành hiện vẫn còn giữ được thành nhưng không rõ sẽ trụ được bao nhiêu lâu nữa. Lục Châu lại loạn, quân đội tiếp viện chẳng biết khi nào mới tới."
Long Trạnh tím tái mặt mày, tay bấm chặt dấm máu. Trạch hỏi:
- Nghe nói có viên tướng trẻ tuổi Mã Thực năm trước ở châu Ung dẹp được bọn Nam Chiếu, Man Hoàng. Chẳng hay đại nhân có nghĩ tới hay chưa.
Nguyên Hỷ thều thào:
"Nước xa không cứu được lửa gần. Liên Thụ thành Nam đã bị một toán cướp ở Chu Diên đốt cháy cửa thành, phải dựng cọc tre để trấn thủ. Loa Thành đã bị phá phân nửa. Viện quân ít nhất cũng phải ba ngày nữa mới tới lại bị quân nổi loạn ở châu Lục cản bước.
Giờ chỉ còn đường núi đi qua Nà Lữ nhưng phía đông châu Bình nguyên dân ở đó hiện còn căm ghét Trương Sang do Sang giết viên tù trưởng của chúng nên cũng không thể đi tới được. Nếu có đi qua cũng bị đám quân châu Phong chặn đánh ở phía bắc. Thư gửi tới các châu Quảng, Quế, Kinh Nam mà chẳng có hồi âm. Nay cậy nhờ cả vào Long Trạch tướng quân."
Trạch mặt đăm đăm hồi lâu, vết thương ở vai nhức giật lên như khiến Long Trạch nhớ ra điều gì đó. Gã mặt xanh đi qua đi lại, lầm nhẩm vài lời trong miệng như tự nói với bản thân. Nguyên Hỷ thấy vậy liền hắng giọng mà hỏi:
- Tướng quân có kế gì hay chăng? Có điều gì thì hãy lớn tiếng nói cho ta.
Long Trạch lau đi dòng mồ hôi ướt vừng trán, hai tay vò chặt lấy nhau. Lòng nóng như lửa đốt:
- Cơ sự đã như vậy. Hãy liều chết với chúng một phen, ta không tin bọn chúng có thể chiếm được đất Tống Bình một cách dễ dàng như vậy.
Nguyên Hỷ thấp thỏm ngồi lên, nằm xuống. Giọng nói không ra hơi như người hấp hối:
- Hay ta viết thư đầu hàng châu Phong. Nhường đất Tống Bình cho họ Vương. Hòa hoãn với chúng đợi viện quân tới.
Tay quân sư cho Long Trạch nãy giờ ngồi yên lặng, nghe thấy Nguyên Hỷ muốn hàng mà mặt mũi như bừng tỉnh. Hắn liền ngỏ ý tham mưu:
- Lời đại nhân không phải không có ý hay. Chỉ có điều họ Vương đó có chịu lời hòa hoãn của ta. Chi bằng đại nhân hãy cho Triệu Hoằng làm sứ tới đó mà khuyên giải chúng.
Long Trạch quả quyết:
- Thà chết nơi sa trường chứ không thể hàng những tên phản loạn.
Nguyên Hỷ nhổm dậy, tay run run chỉ vào Long Trạch toan nói lời gì đó thì từ phía ngoài huyện lệnh Tống Bình Nguyên Hãn đi tới báo tin rằng quân lính phía nam đã đánh lui đám quân nổi loạn. Chiếm lại sống Xích Đằng, bọn quân lính Chu Diên đánh dẹp được một đám dân buôn chài là tay sai của đám quân nổi loạn.
Quân lính bắt được hai mươi người cả phụ nữ, bị ép cung nên bọn đó khai ra chỗ quân lính đóng trại, lại dẫn đường mà bắt sống được phó tướng của Phạm Đan là Nguyễn Hoắc. Nhận tin mừng Nguyên Hỷ nét mặt giãn ra đôi chút, Hỷ nói:
- Bọn dân nam nghèo đói đã lâu, bọn thổ hào cũng lấy cớ ấy mà hô hào chúng nổi dậy. Bây giờ chỉ cần sai đám lính trà trộn vào dân, cho mỗi hộ vài đồng bạc lẻ, nói chuyện khéo léo với chúng để chúng căm ghét bọn cầm đầu nổi loạn. Về phía châu Phong ta sẽ sai Triệu Hoằng tới đó bàn lời nghị hòa xem chừng sẽ được lợi cho ta.
Nguyên Hãn cản lời:
"Triệu Hoằng trước theo Dương Thanh không được lòng họ Vương, sau lại bỏ họ Dương theo ta càng khiến Thăng Triều coi khinh. Triệu Hoằng lại vốn tính tham lam e rằng sẽ hỏng chuyện.
Hạ quan nghe quân tình báo về thì Vương Thăng Triều cùng với Kiều Chung Đạt bị kẻ khác rèm mà mà đem lòng hận Tống Bình vì bắt giết con trai của Chung Đạt, lại khiến con trai của Thăng Triều mất tích nên mới động binh đòi xử tội Tống Bình. Tại hạ phen này xin đi để nói lời phải trái với họ Vương cùng với họ Kiều. Tỏ ý muốn nghị hòa, giải quyết mọi chuyện cho êm xuôi."
Long Trạch ném câu xuống dưới sàn nhà, giọng nói trách móc:
"Nếu các ngài muốn hàng thì tự đi mà hàng. Quân lính của ta sẽ đánh tới cùng đợi viện quân tới. Các ngài nghĩ rằng họ Vương đó chỉ vì tư thù mà đem binh đánh Tống Bình hay sao. Không phải bọn chúng đã mấy năm nay nuôi binh lính hùng mạnh để đợi cái ngày này hay sao.
Nếu bọn tướng tá dưới trướng như ta đầu hàng chúng thì cái đầu vẫn còn, dẫu có không làm quan tướng thì cũng được trở về làm thường dân. Như các ngài bọn đó đâu có thể cho các ngài ung dung ở Tống Bình."
Từ Hãn Xương vỗ về Long Trạch:
- Long tướng quân nói lời rất hay. Nhưng ta tin quân châu Phong thừa hiểu rằng, khi bọn chúng ngồi lên cái ghế ở Tống Bình sẽ có rất nhiều kẻ khác ngó nhòm, rồi cả triều đình cũng chẳng thể cho bọn chúng ngồi yên. Ta tin rằng Vương Thăng Triều chỉ vì một chút tư thù nên mới cả giận mang binh đánh Tống Bình. Phen này ta đi lấy lời phải trái nói cho đám người Phong Châu. Nếu chuyện mà không thành xin dâng đầu cho loài sói lang.
Long Trạch không phục lời nói của Hãn Xương, hậm hực bước ra ngoài, chạy thẳng về phía thành cũ, vượt sông trở về Hoài Đức cùng Thi Nguyên giữ chặt phòng tuyến. Hãn Xương nhận lệnh mang theo đôi chim Hạc đứng trên mình rùa đúc bằng vàng, một mâm cau trầu, xôi gấc, chín chín tám mươi mốt con gà trống luộc kỹ soạn sửa mang tới bờ nam sông Cái

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.