Gửi Cây Sồi

Chương 8: Cảm ơn ba




Dịch: LTLT
“Anh đi đâu vậy?” Chúc Miêu tò mò hỏi.
“Ethi”
“Gì cơ?”
Hạng Chú nói nhanh ra: “Ethiopia.” (*Ethiopia, tên đầy đủ Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia là một quốc gia nằm ở phía đông châu Phi.)
Đến đó làm gì?
Chúc Miêu còn chưa hỏi, Hạng Chú đã tràn ngập phấn khởi nói về hành trình ngắn ngủi mấy tuần của anh – hành trình tìm hạt.
Từ mấy năm trước Hạng Chú đã có sở thích này, đến khu sản xuất hạt cà phê, trực tiếp giao dịch với nông trại cà phê, tìm kiếm hạt cà phê ngon thu hoạch ở năm đó.
Sinh trưởng của hạt cà phê chịu ảnh hưởng rất nhiều nhân tố: nước mưa, nhiệt độ, sâu bệnh vân vân. Hạt cà phê mỗi một mùa đều không giống nhau, hạt cà phê năm nay uống ngon sang năm có thể không còn nữa. Bây giờ càng có nhiều barista thích trực tiếp đến khu sản xuất “tìm hạt”.
Ethiopia là một trong những khu sản xuất hạt cà phê ở châu Phi. Hạng Chú vừa nói vừa lấy điện thoại ra, tìm ảnh anh chụp trong khoảng thời gian đó đến nay.
Từ khi người chăn cừu phát hiện hạt cà phê dại ở rừng Kafa của Ethiopia cho đến nay đã mấy trăm năm rồi. Hạng Chú đầu tiên là lên núi tìm cà phê dại.
Anh đi theo người trồng cà phê của hợp tác xã nơi đó, đi vào khu núi bùn lầy, giữa đường có mưa lớn cản đường, thậm chí còn nghe thấy tiếng sư tử hoang dã trầm thấp gào lên một tiếng. Bọn họ tìm thấy quả cà phê chính giữa núi hoang, những quả cà phê này không có người chăm sóc, sau khi chín nếu như không có người hái thì sẽ rơi xuống bùn đất, sinh trưởng lặp đi lặp lại.
Bọn họ không dám xâm nhập vào chỗ không có người, trước khi rời đi, mưa lớn đã hơi ngừng lại, mặt trời bị mây đen che kín lại xuất hiện, nắng chiều xán lạn xuyên qua khe hở giữa lá cây, tùy ý trải ra trong con ngươi lúc này.
Ngọn núi chỗ mặt trời lặn không có người đến, nếu như nơi đó có cà phê vậy thì bọn chúng tự mọc tự lớn, trong hàng trăm hàng ngàn năm yên tĩnh hoàn thành luân hồi của sinh mệnh.
Sau đó, Hạng Chú đi đến khu sản xuất cà phê nổi tiếng nhất Ethiopia – Yirgacheffe*, đây đã là nơi anh đã từng đến. Anh cùng ăn cùng ngủ với người trồng cà phê ở đó, chính phủ nơi đó vì thúc đẩy kinh tế cà phê mà xây trường học cho trẻ con của người trồng cà phê, Hạng Chú khi có thời gian rảnh thì làm giáo viên dạy tiếng Anh ở đó. (*Thị trấn Yirgacheffe (Irgachefe) nằm ở vùng Sidamo của Ethiopia ở độ cao khoảng 1.900 mét so với mực nước biển.)
Có một tấm hình người khác chụp cho anh, tóc của anh ở trong ảnh đã cạo rồi, tóc mới mọc hiện lên dưới ánh nắng mặt trời, anh ngồi xổm, cởi áo để mình trần, lộ ra hình xăm bản đồ khu sản xuất cà phê từ bả vai uốn lượn đến phía sau lưng, trẻ con da đen vây xung quanh anh, chọt đến chọt lui trên làn da bánh mật phóng khoáng của anh, tìm kiếm địa danh quen thuộc.
Anh còn chụp rất nhiều ảnh thu hoạch xử lý hạt cà phê, bàn tay thô ráp của người trồng cà phê bị bùn đất làm dơ đang nâng hạt cà phê chính màu đỏ đậm, không quan trọng kết cấu ảnh và ánh sáng, nhưng ẩn chưa trong đó chính là tình yêu nồng nhiệt đơn thuần đối với lao động và sinh mệnh.
Anh nói rất nhiều, Chúc Miêu không nghe hiểu hết, nhưng cậu nghe vô cùng nghiêm túc. Hạng Chú là một người chia sẻ xuất sắc, mỗi câu chuyện liên quan đến tẩm ảnh anh đều có thể kể rất thú vị và đặc sắc, mặc dù chủ đề có hơi nhảy nhót, thường từ nơi này ngay sau đó nhảy đến nơi khác, đôi mắt đẹp của anh quả thật đang phát ra ánh sáng.
Chúc Miêu im lặng nghe, Nhất Ninh thì lộ ra vẻ chuyên nghiệp hơn, hỏi rất nhiều vấn đề, Hạng Chú cũng trả lời từng câu. Anh lấy ra hạt cà phê mẫu mà chuyến đi này anh thu hoạch được, bắt đầu cupping* với Nhất Ninh. (*Cupping cà phê hoặc Coffee Tasting, là quá trình thử nếm để đánh giá chất lượng cà phê.)
Chúc Miêu chưa từng nhìn thấy, cậu ở bên cạnh nghiêm túc nhìn, thình thoảng giúp đỡ đưa gì đó, làm trợ thủ. Bọn họ xay xong mấy hạt mẫu, không cần lọc rót nước sôi nấu, mà trực tiếp bỏ bột vào ly theo thứ tự, đồng thời rót nước, sau khi chờ một lát, lấy muỗng gạt bọt và dầu mỡ vớt ra, lần lượt ngửi mùi.
Hạng Chú nói: “Cậu cũng đến ngửi thử đi.”
Chúc Miêu cũng giống như bọn họ, lần lượt cúi người ngửi. Cậu biết hương vị mấy hạt cà phê này không giống nhau, nhưng có rất nhiều hạt không ngửi ra được.
Bọn họ ngửi trước, sau đó dùng muỗng nếm thử.
Hạng Chú và Nhất Ninh vừa thử vừa ghi chép. Bọn họ nói nào là hương cam quýt, hương hoa, hương quả kiên, hương mơ, cảm giác của trà vân vân. Chúc Miêu hoàn toàn không nếm ra được.
Bình thường cậu có thể thản nhiên mình không hiểu, cũng không có ai nghiêm khắc với kẻ ngoại đạo như cậu, nhưng lúc này, Chúc Miêu nhìn hai người khi thì trầm ngâm khi thì phấn khởi, cậu chợt cảm thấy hơi ngượng ngùng, cậu chỉ có thể yên lặng đứng ở bên cạnh, hoàn toàn không hợp.
Cupping kết thúc, đồ đạc cũng thu dọn xong, Nhất Ninh đi vệ sinh, Hạng Chú hình như không quen sờ lên mái tóc cạo ngắn của mình.
Ngũ quan hắn rất đẹp, đường nét sâu, đôi mắt hình cánh hoa đào, chân mày rậm và đen, mũi cao thẳng, độ cong chân mày và đường nét hàm dưới sắc bén, lúc tóc dài thì anh tuấn và dịu dàng, bây giờ cạo ngắn thì lộ ra vẻ sắc nhọn.
Hạng Chú thấy Chúc Miêu đang nhìn mình, nói: “Nhìn không quen sao? Để mấy tháng thì dài lại thôi.”
Chúc Miêu chợt hỏi: “Cà phê có khó học không ạ?”
Hạng Chú nói: “Người có lòng học thì không khó.”
“Phải học bao lâu thì mới có thể pha giống như hai người?”
Hạng Chú cười nói: “Cách pha của mỗi người đều không giống nhau. Dù là hạt cà phê cùng loại, nước giống nhau, dụng cụ giống nhau nhưng hương vị mỗi người pha ra đều khác nhau.”
“Mỗi một ly cà phê đều là món quà chờ được mở ra.”
Hạng Chú nói như thế.
Chúc Miêu chớp mắt, cái hiểu cái không, thì ra barista chính là người gói quà.
Hạng Chú có mặt hay không thì bầu không khí trong quán có sự khác biệt rất lớn. Thật ra cũng không khác biệt lớn lắm, dù sao khi anh ở đây, nếu như Nhất Ninh cũng ở đây thì anh cũng chỉ ngồi chơi điện thoại sau quầy bar hoặc là hút thuốc, đọc sách ở trong sân.
Nhưng Chúc Miêu cảm thấy rất khác biệt.
Trong quán không có khách, Nhất Ninh xua tay bảo cậu lên lầu hai làm bài tập đi. Nhưng Chúc Miêu trốn học về, balo không cầm theo, chỉ có thể lấy mấy quyển sách giáo khoa không đem đến trường giả vờ lật qua. May mà không ai hỏi cậu vì sao trốn học, không thì cậu cũng không biết trả lời thế nào.
Bỗng nhiên, sách trong tay Chúc Miêu bị cầm lên.
Hạng Chú ngồi dựa bên bàn, tùy ý lật sách cậu ra xem. Sách giáo khoa của cậu còn sạch hơn mặt của cậu nữa, trắng tinh tươm, nét bút thỉnh thoảng xuất hiện là mấy đường cong run run khi cầm bút ngủ trong giờ học không cẩn thận vẽ lên.
Trong sách rơi ra một bảng điểm nhăn nhúm.
Chúc Miêu còn chưa kịp cướp về Hạng Chú đã nhìn thấy. Anh nhìn lướt qua, hỏi: “Chẳng phải cậu nói thành tích rất tốt sao? Cái này nhìn kiểu nào cũng không tính là tốt hết.”
“Thành tích rất tốt” là lúc Chúc Miêu thuận miệng nói bậy để xin việc. Thực tế thì Chúc Miêu cách “thành tích rất tốt” còn một khoảng cách rất dài.
“Hình như cậu không có mấy môn trên trung bình cả.” Hạng Chú lành lạnh nói.
Chúc Miêu thẹn quá hóa giận, giật bảng điểm về, kẹp lại bên trong sách, lầm bầm nói: “Có không gian tiến bộ rất lớn.”
Hạng Chú cầm ly nước đá trên tay, uống mấy ngụm, nói: “Chờ cậu hiểu hết môn văn hóa thì học cà phê.”
Chúc Miêu cúi đầu, lật sách của mình qua lại giống như cho hả giận, thề thốt: “Đừng xem thường người khác.”
“Đúng rồi.” Hạng Chú nói, “Phát tiền lương cho cậu.”
Anh mở wechat, chấp nhận lời mời kết bạn của Chúc Miêu, nhanh nhẹn chuyển khoản cho cậu.
Chúc Miêu mở ra xem, 2000 tệ chẵn.
Tiền lương rất thấp, nhưng làm thêm bán thời gian ngoại đạo như Chúc Miêu thì đây đã là tiền lương trên trời rồi.
Hạng Chú nói: “Ăn nhiều một chút, cậu gầy quá.”
Nháy mắt, Chúc Miêu cảm thấy mình không giống đang lãnh lương, giống lãnh tiền tiêu vặt hơn, còn thiếu một câu “cảm ơn ba” thôi.
—————-
Thông tin thêm:
  1. Nguồn
Ethiopia là nơi đầu tiên con tìm thấy và sử dụng cây cà phê, trong đó một số tài liệu còn cho rằng khu vực Yirgacheffe là nơi bắt nguồn của cà phê, mặc dù có một số tranh luận về vấn đề này.
Etthiopia được xem là nơi sinh ra của cà phê với các giống Arabica bản địa không có tại một nơi nào khác trên thế giới. Nguồn gen quý và sự đa dạng sinh học đả làm nên danh tiếng cũng như hương vị đặc thù cho mỗi loại cà phê bản địa (single origin coffee) từ Ethiopia.
Cây cà phê ở Yirgacheffe được trồng ở độ cao từ 1.700 đến 2.200 mét so với mực nước biển. Độ cao không hề “khiêm tốn” của vùng này đả cho phép cây cà phê đạt mức sinh trưởng tối ưu Strictly High Grown (SHG). Điều kiện giúp cây cà phê phát triển chậm, kéo dài thời gian nuôi quả để tích lũy các chất dinh dưỡng cho hạt cà phê và phát triển hương vị tốt nhất).
2. Truyền thuyết về nguồn gốc cà phê (Nguồn)
Theo truyền thuyết, một chàng trai trẻ chăn dê trẻ tên là Kaldi khi đang dẫn bầy gia súc của mình đi qua cánh rừng dày đặc ở Kafa thì để ý thấy những con dê trở nên đầy hưng phấn – gần như nhảy múa. Chàng để ý thấy chúng ăn những quả chín đỏ trên cây. Chàng cũng nếm thử, rồi sau đó cùng khiêu vũ với bầy dê.
Rất phấn khích, Kaldi mang quả cà phê đến tu viện gần nhà nơi người chú của chàng đang tu hành. “Các tu sỹ ném những quả chín vào đống lửa vì nỗi sợ tâm linh,” Mestfin Kekle, một người dân sống ở Kafa kể lại câu chuyện được nghe từ thời ông nội kể.
Nhưng khi các vị tu sỹ hít phải hương thơm của cà phê rang, tất cả họ đều có cảm giác như Kaldi. Họ đổi ý, và nghĩ rằng sự tích cực trong loại năng lượng mới tìm ra sẽ có thể truyền qua thực hành tôn giáo.
“Sau khi họ ngửi hạt cà phê trong lửa, mẹ Kaldi lấy hạt ra và bỏ chúng vào nước cho nguội. Cách này tạo ra hương thơm mới và họ bắt đầu nếm hạt. Đó là khởi nguồn hành trình uống cà phê và nghi thức thưởng thức cà phê của chúng tôi,” Mesfin nói.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.