Mỹ Ngọc tiếp lời em:
- Còn hai người cháu trai kêu bác Doanh bằng cậu ruột nữa! Hai Lân và Ba Mẫn, hai anh em ruột, hiện đang khai thác một sở trồng cà phê và trà trên con đường này, cũng lối đi ra Phi Nôm, cách đây chừng hơn năm cây số thôi, dễ kiếm lắm em à! Nội vùng này ai cũng đinh ninh là hai bác Lân, Mẫn thế nào cũng được hưởng di sản của bác Doanh ngay sau khi bác nằm xuống kia đấy!
Đôi mắt Ái Lan sáng lên:
- Chị nhớ chắc chỗ ở của hai bác này đấy chứ?
- Chắc mà em! Cứ quay xe đi trở ngược lại phía Phi Nôm, cách đây khoảng năm, sáu cây số, bên tay mặt nghe, Ái Lan!
Ái Lan đứng lên:
- Vậy là tiện quá! Em ghé tìm hai bác Lân, Mẫn xong, đến nhà hai bà Ba Thìn, Tư Mậu tại Phi Nôm! - Rồi liếc nhìn đồng hồ tay - Chà! Bốn giờ chiều rồi này hai chị! Thôi em đi, nghe!
Chợt Mỹ Liên quay lại ngó Mỹ Ngọc:
- Ấy chị Ngọc! Sao chị không nói cho Ái Lan biết còn bà Sáu Riệm nữa? Theo em thì bà Sáu có lẽ lại biết rõ về bác Doanh hơn ai hết đó!
Mỹ Ngọc giật mình:
- À ừ! Đúng vậy đó Ái Lan! Chị quên bẵng đi mất bà cụ Sáu Riệm nữa! Ái Lan! Nhất định là em phải tìm đến hỏi bà cụ này cho bằng được đó nghe! Vì chính bà Sáu đã đích tay săn sóc bác Doanh như một người chị cả săn sóc em út sau cái tang vợ đau buồn bị ngã bệnh trầm trọng. Nhờ sự tận tâm của bà Sáu mà bác Doanh hồi phục được sức khỏe lần lần. Bác vẫn nhớ ơn bà cụ không kể xiết và thường nói ra miệng là sẽ không quên tên bà khi bác lập tờ di chúc.
Mỹ Liên:
- Em chỉ mong chuyện đó có thật để cho bà Sáu Riệm đỡ phần cơ cực! Tội nghiệp! Bà cụ đã 79 tuổi rồi, mấy tháng nữa đầy 80 đấy, mà trơ trọi mỗi một mình, chẳng có con cháu gì cả!
Ái Lan hỏi nhanh:
- Thế hiện bà cụ Sáu ở đâu, Mỹ Liên?
- Trên con đường đi La Ba! Nghe nói từ ngã tư Liên Khương, quẹo tay mặt theo con lộ đất đỏ đi La Ba, chừng tám, chín cây số gì đó! Phải hỏi dần dần mới được, tụi này cũng chưa đến nhà bà cụ bao giờ, chỉ nghe bác Doanh nói chuyện vậy thôi!
Ái Lan:
- Vậy thì hôm nay không kịp rồi! Ngày mai em sẽ tìm đến bà cụ Sáu! Bây giờ phải đi gấp thì mới về tới Đà Lạt trước khi trời tối được!
Hai chị em Ngọc Liên tiễn Ái Lan tới lúc em lên xe đạp máy và đứng ngó theo đến khi Ái Lan cùng chiếc vespa xinh xắn khuất sau lùm cây xanh ngoài lộ đá.
Vừa lái xe, Ái Lan vừa tự nhủ:
- Mỹ Ngọc, Mỹ Liên là con gái mà can đảm chịu đựng sự nghèo khổ thiếu thốn một cách đáng phục thật. Hai người cố sức gắng gượng nhưng mình cũng dư biết là họ cũng đang lâm vào tình trạng bi đát lắm. Phải có cách gì cứu giúp hai chị em mới được!
Phút chốc, dọc vệ đường bên phải, Ái Lan đã thấy xuất hiện những cây cà-phê lá to như lá mít, quả chín đỏ mọng bám vào cành lúc lỉu như những chùm nho căng nước ngọt.
Nhớ lời Ngọc, Liên dặn, Ái Lan chăm chú, đưa mắt nhìn, cho xe chạy thật chậm, chợt thấy hai cánh cổng lớn đóng bằng những thanh gỗ lớn ghép lại. Hai bên là hai cột trụ lớn xây bằng đá. Trên đầu hai cột trụ, gối một tấm biển gỗ, sơn màu vàng, kẻ đen hai hàng chữ lớn: Mẫn Lân, trại trồng tỉa.
Mấy phút sau, xe của Ái Lan đã bon bon chạy vào một cái sân trại thật rộng. Một người đàn ông, trạc bốn mươi tuổi, đứng ở bậc cửa đưa tia mắt ngạc nhiên ngó cô gái nhỏ tuổi lạ mặt. Ái Lan xuống xe, tiến lại trước mặt người đàn ông. Và em tự giới thiệu. Ông chủ trại cũng cho Ái Lan biết ông là Nguyễn Mạnh Lân, anh ruột ông Nguyễn Mạnh Mẫn. Hai anh em ông hiện ở chung và cùng khai thác sở trà và cà phê "Mẫn Lân".
Ái Lan cho ông Lân biết mục đích em mới đây tìm hai ông. Mới đầu ông chủ trại có ý nghi ngờ Ái Lan là người của gia đình Phàm nên ăn nói dè dặt đề phòng. Chỉ mấy phút sau thấy em nói chuyện cởi mở hồn nhiên, chân thực, ông ta mới yên lòng kể lể cho em nghe:
- Hai anh em tôi rất quan tâm đến cái quyền hưởng gia tài của cậu tôi để lại. Cô cũng đã biết đó, cụ Doanh là cậu ruột chúng tôi. Ông thương chúng tôi không khác mẹ chúng tôi thương con vậy, và đã nói chắc là thế nào cũng để cho anh em chúng tôi được thừa hưởng một phần gia tài. Do đó, tôi tin rằng thế nào cậu cũng đã viết một tờ di chúc khác rồi. Có điều là không biết cất giấu chỗ nào đó thôi! .
||||| Truyện đề cử: Kiếm Nghịch Thương Khung |||||
Tim Ái Lan đập thình thịch:
- Ông đã trông thấy tờ giấy đó bao giờ chưa?
Ông Lân lắc đầu:
- Dạ, chưa đâu cô! Anh em tôi chỉ nghe cậu hứa chắc như vậy thôi, còn giữ lời hứa hay không thì hiện chúng tôi cũng chưa có được bằng chứng chắc chắn trong tay, cô em! Có điều rõ rệt nhất là cậu tôi không ưa gì gia đình Phàm hết! Cậu biết rõ là bọn họ chỉ săn đón, chứa chấp