Tôi không gặp lại họ kể từ ngày hôm ấy. Lãm tìm cho tôi một công việc ở xưởng vẽ đồ mỹ nghệ. Công việc khá nhàm chán bởi vì mỗi ngày tôi phải vẽ theo một khuôn mẫu. Điều đó khiến tôi phát bực, nhưng tôi đành chịu bởi vì hiện tại tôi không có lựa chọn khác nữa. Ngoài ra tôi vẫn vẽ tranh đều đều. Số tiền tôi kiếm được cũng đủ để trang trải cho cuộc sống. Vì thế có một ngày tôi đề nghị với Lãm rằng sẽ trả tiền thuê nhà cho anh. Nhưng Lãm từ chối.
Thành Lãm là một ông chủ của một quán ăn lớn ở trong thành phố. Vì vậy mà anh lấy lí do “không thiếu tiền” để từ chối đề nghị của tôi. Điều đó làm tôi cảm thấy ái ngại. Tôi không thể mang suy nghĩ ăn bám một người đàn ông xa lạ như thế được. Hôm ấy tôi quyết định chuyển đi.
Buổi chiều ấy, Như Văn đi học vẫn chưa trở về. Thành Lãm đã ra ngoài. Tôi thu xếp mấy bộ quần áo với bộ bút vẽ tranh của tôi rồi nhanh chóng rời đi. Bây giờ, trời hẳn còn sớm. Tôi có thể tranh thủ để tìm một căn trọ nhỏ để dung thân.
Trời tà dần những ánh nắng rạng rỡ, thay vào đó là màu cam dịu dàng của hoàng hôn. Tôi đi theo mấy cánh nhạn bay trên trời xanh. Một lúc sau thì chúng cũng tung cánh cao vút lên trời cao rồi biến mất. Đã có lần, tôi ước mình giống như những cánh nhạn tự do, sống một cách ngạo nghễ và vô tư. Nhưng điều đó thật điên rồ bởi vì tôi là con người. Mà con người thì sẽ bị ràng buộc bởi nhân sinh quan cùng các mối quan hệ tình cảm dây mơ, rễ má đáng ghê tởm. Mấy tòa nhà cao tầng hiện ra, tôi đã đi đến đường lớn tự bao giờ. Bên vỉa hè có mấy cái quán cóc, tôi ôm giá vẽ chọn một chổ ngồi. Từ khi đến nhà Thành Lãm nương nhờ, tôi đã không đụng đến giọt cà phê nào. Nghĩ đến nó làm cho lòng tôi cảm thấy nôn nao.
Tôi lặng lẽ ngắm thành phố đang dần ngã án chiều tàn. Mấy dòng xe cộ nối đuôi nhau tựa như những chiếc hộp sắt lạnh ngắt di chuyển trong lòng đô thị. Với tôi chúng thật xấu xí. Bên đường, bác lao công ngồi bên vệ đường gỡ cái mũ màu cam xuống. Bác đưa tay nhận ly trà từ cô chủ quán, lau vệt những giọt mồ hôi trên trán lặng lẽ nhìn đường phố.
Tôi không cầm được cảm xúc của mình, tôi dùng bút chì kí họa lại chân dung của người lao công. Bên phía dưới bức tranh, tôi lại đề thêm mấy chữ. Đó là thói quen mà tôi không thể nào bỏ được. Tôi xếp giấy bỏ vào túi, đưa tay cầm ly cà phê đã lạnh uống một chút nước còn sót lại rồi định rời đi. Nhưng Vũ đã đứng trước mặt tôi, trên tay anh cầm bức tranh mà tôi đã vẽ cho anh hôm anh làm lễ cưới. Vũ nhìn tôi, ánh nhìn của những ngày tôi còn trẻ và sống cùng anh. Nhưng bạn biết không? Tôi không còn rung động và nôn nao như những ngày kia nữa.
- Quyên, cuối cùng cũng gặp được em.
- Gặp tôi thì sao? Anh chưa hài lòng với những gì anh đã làm với tôi hả Vũ?
- Nhật Lệ đốt nhà tôi rồi, cô ấy giết chết Hạ Quyên rồi anh biết không?
Tôi hất tay anh, toan bước đi thật nhanh. Mấy cái lá úa vàng trên vỉa hè bay theo bước chân của tôi. Vũ giữ tay tôi lại.
- Anh không biết, anh xin lỗi.
- Vũ, đừng gặp tôi nữa. Tôi muốn sống yên ổn nên đừng dằn vặt tôi. Xin anh có được không?
- Quyên, nghe anh nói một lần đi được không? Anh đã bỏ hôn lễ để tìm em, coi như vì anh lần cuối được không?
- Quyên, em đừng đi nữa. Anh xin lỗi, Quyên cho anh một cơ hội nữa được không? Chúng ta lại như lúc trước tốt biết bao nhiêu.
Tôi đoán ra ý của Bạch Vũ liền dừng chân.
- Chúng ta không phải trẻ con nữa mà Vũ. Cuộc sống của tôi coi như xong rồi, tôi không muốn liên lụy anh. Đi đi có được không?
- Quyên, em còn yêu anh mà đúng không? Anh cũng yêu em, vậy tại sao chúng ta tha thứ cho nhau…
- Vũ… - Tôi ngắt lời anh. – Tôi không yêu anh nữa.
- Vậy em viết mấy dòng này để làm gì?
Hóa ra mọi chuyện bắt nguồn từ mấy dòng chữ tôi đề trên bức “Ngọn Hải Đăng”. Mấy chữ ngay ngắn bằng chì in đậm trên mấy vệt màu nổi bật, hôm ấy tôi đã viết lời nhắn nhủ cho anh:
“Từ ngày mai,Đỗ Quyên rừng không còn gặp gió
Có lẽ hoa sẽ úa vì gió đã bay xa
Tám năm như một cái chớp mắt đọa đày
Nỗi nhớ của ai vẫn chưa thể nguôi
Hồi sau xe cưới tràng ngập những bông hoa
Nhưng chẳng có cánh đỗ quyên rừng bay theo gót chân anh.”
Vũ, xin lỗi. Tôi không giữ được con mình. Là do tôi ích kỷ. Nhưng tôi sợ, tôi sợ anh cũng như ba biến mất vĩnh viễn. Tôi sợ đứa trẻ này sẽ cũng như tôi sống những ngày tháng điện ngục.
Đó là lời giải thích của tôi dành cho anh. Đúng vậy, anh không biết năm tôi 19 tuổi tôi đã sống khó khăn như thế nào. Mấy năm qua đã nguôi ngoai dần như nó đã là vết cắt mất rồi.
- Tôi muốn anh biết sự thật. Cho nên đừng dằn vặt tôi nữa. Tôi đã sống trong sợ hãi mấy năm nay rồi, để tôi yên và sống nốt phần còn lại, nếu không tôi điên mất. Vũ, anh không hiểu được đâu… Tôi cũng không tha thứ cho anh hay bất kỳ ai đâu.
Anh ôm bức tranh, không trả lời tôi. Tốt! Đó là điều tôi muốn anh biết rằng đừng bao giờ bén mạng đến phiền tôi nữa. Tôi đã đủ rắc rối lắm rồi. Bỗng nhiên, Lãm gọi cho tôi. Anh nói bé con mất tích rồi.
- Sao lại mất tích?
- Bé con về nhà không thấy đồ đạt của Quyên nên nó khóc ầm ĩ chạy đi rồi. Tôi không tìm được con bé, làm sao bây giờ. Tôi chỉ có con bé…
- Anh bình tĩnh đi, đi tìm mấy chổ nó hay đến, bây giờ tôi cũng tìm nó. Lát sau tìm được thì liên lạc cho tôi.
Tôi bắt đầu chạy đi tìm Như Văn. Tôi không nghĩ rằng con bé sẽ hành động như thế. Thành phố bắt đầu lên đèn. Cuộc sống về đêm bắt đầu phức tạp hơn. Trái tim tôi cứ đập liên hồi vì tôi e rằng con bé sẽ xảy ra chuyện. Tôi đi qua mấy con đường dài, Vũ cũng đi tìm giúp tôi. Nhưng chúng tôi vẫn không tìm được bé con. Thành Lãm quần áo xộc xệch ngồi gục mặt bên vệ đường. Lúc tôi đến vỗ vai anh, dường như tôi đã nhìn thấy sự tuyệt vọng hằn lên trên khuôn mặt của anh.
- Không sao đâu, tôi cùng anh tìm Như Văn.
Lãm ôm chầm lấy tôi. Tôi cảm nhận được anh đang khóc, điều đó chứng tỏ rằng bé con quý giá với anh đến nhường nào. Mấy bận chiếc xe tải chạy ngang con đường, mấy cái lá xơ xác úa tàn bay lên rồi đáp xuống. Chúng chập chùng giống như tôi bây giờ, tôi cũng sợ rằng bé con của tôi sẽ xảy ra chuyện gì đó. Như tôi năm đó vậy. Trong cơn mưa tôi gào thét “Mẹ ơi, cứu con…” Nhưng bạn biết đấy, chẳng có ai ngó ngàng gì đến tôi cả. Cho đến khi những con thú dữ ấy bỏ đi thì Vũ mới đến cứu tôi. Tôi mang ơn Vũ, tình yêu của tôi với anh xuất phát từ ơn nghĩa.
- Bé con thường đi đâu? – Vũ hỏi.
- Trường học, nhà, nhà Quyên, quán ăn của tôi. – Lãm từ từ nhớ lại những nơi mà bé con có thể đến.
- Nhà tôi? Chúng ta đến nhà tôi thử xem.
Tôi bắt đầu sợ hãi. Căn nhà nhỏ đã bị cháy nhẻm của tôi nằm ở ngoại thành, tức là rất xa nơi này. Hơn nữa chổ đó vắng vẻ, làm sao bé con có thể đến đó và có gan ở lại đó để tìm tôi kia chứ.