Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 170: Trồng mía




Sau điều Dương Ánh Hồng tuyên bố, Minh đã dành mấy ngày nay để nghĩ cách làm sao dung hòa được lợi ích hai bên, song ngẫm đi ngẫm lại, Minh vẫn hi vọng có thể trước tiên thuyết phục Hồng chịu nhượng bộ một thời gian, dù thế nào đi nữa, giờ mà phổ cập cây công nghiệp thì dân trên này sẽ nguy mất. Cậu tới thuyết phục Hồng lần nữa, hi vọng cô có thể chờ được ít nhất một năm, để người dân trên này có thể tích lũy một chút. Bây giờ, các thế lực lớn mới bắt đầu thấy được cái lợi của phương pháp làm ruộng mà Minh giảng dạy, họ lúc này mới học, cần thời gian làm quen thêm. Giờ mang các loại cây công nghiệp lên trồng, nguồn lợi thu được sẽ lớn đấy, nhưng đừng quên ruộng đất trên này có hạn, không có một vụ tích lũy, họ vẫn sẽ đứng trước nguy cơ đói ăn.
- Chúng tôi sẽ không ép họ trồng trong vụ chính là được.
- Tự bản thân họ sẽ trồng vào vụ chính năm sau mà thôi!- Minh buồn bã nói.
Những người cầm đầu các tộc người Thượng chỉ cần thấy thu hoạch một vụ của cây công nghiệp giúp kiếm được tiền nhanh ra sao, tất nhiên sẽ nổi lòng tham mà muốn trồng nhiều. Thời tiết trên đây có một thời điểm là thích hợp trồng cấy, mưa thuận gió hòa, những lúc khác hoặc nắng nóng quá hoặc là mưa lũ, năng suất cây trồng sẽ có hạn. Bình thường dân trên đây phải trồng hai vụ lúa, một vụ chính và một vụ cầu may, vụ chính vào lúc thời tiết thuận hòa nhất, nhưng cũng không đủ ăn cả năm, vụ còn lại tận dụng ít thóc, trồng lên để xem có thể đủ ăn không. Nếu được thì may, còn không gần như mất trắng.
Với lòng tham của những người tộc trưởng kia, họ nhất định ép dân mình phải trồng cây công nghiệp ngắn ngày chính vào lúc thời tiết thuận hòa nhất, để mà kiếm lời. Người dân trên này kĩ năng canh tác đâu có giỏi, chăm chú cái này thì mất cái khác, việc trồng các cây công nghiệp kia sẽ làm lúa bị thiệt hại phần nào. Dù có được dạy phương thức canh tác mới đi nữa, không có một năm chuẩn bị, tất nhiên lương thực không đủ, nạn đói sẽ xảy ra.
- Vậy đó là hậu quả do họ tự chọn thôi!- Dương Ánh Hồng gạt phắt đi, việc gì mà cô phải chịu trách nhiệm đảm bảo ấm no cho người dân ở trên đây chứ.
- Không chỉ có nạn đói, mà còn là chiến tranh. Cô không nhớ lần đầu tiên cha cô gặp rắc rối trên này sao, hai thế lực tranh giành nơi sản xuất lương thực. Nạn đói bùng nổ, họ sẽ đi dùng vũ lực để cướp của kẻ khác. Dương Ánh Hồng, tôi không đòi hỏi cô phải lo cho họ việc sống ấm no hạnh phục, chỉ mong cô có thể cho họ một năm, để họ có cơ may tránh khỏi chiến tranh, cướp bóc, vũ lực. Cô đã, đang và sẽ làm giàu nhờ họ, vậy ít nhất hãy nghĩ cho họ một chút, coi như có đi có lại đi.
- Được, chỉ một năm! Song phải đảm bảo rằng sau khi thời gian này qua đi, phải qua giúp tôi làm việc, đảm bảo việc kinh doanh có thu nhập cao nhất có thể.
- Tôi sẽ giúp hết sức. Trong thời gian một năm này, tôi cũng không để thời gian dừng vô nghĩa đâu. Chúng ta có thể mang cây giống lên trồng thử và làm thử các sản phẩm, dạy sẵn những người có thể học, chuẩn bị sẵn nhân công. Như vậy, khi thời gian đến, mọi thứ sẽ sẵn sàng làm việc ngay lập tức.
- Vậy việc chúng ta làm sẽ là gì đây, làm gì để sinh lời được cao đây. Tôi còn phải về thuyết phục cha mình nữa chứ.
- Chúng ta sẽ làm rượu từ mía.- Minh trả lời. Kiệt có nói qua cho Minh phương thức làm rượu từ mía, và lúc sau khi Minh lên đây thì Kiệt có gửi Minh cách làm chi tiết. Làng Hồng Bàng giờ có quá nhiều loại nghiệp vụ, vụ nấu rượu này ít người còn chú ý, Minh ở trên này có thể làm được. Hơn nữa, nhân khẩu làng Hồng Bàng không nhiều, việc làm nông vất vả vô cùng, mía tuy không kén đất, nhưng cũng cần nhiều công chăm sóc, từ đảm bảo độ ẩm, đảm bảo khoảng cách để có ánh sáng quang hợp, làm cỏ,… đều tốn sức người. Vừa rồi trong làng tiến hành tinh giản biên chế, đưa ra một ít người dư là vèo cái hết ngay được, việc công nghiệp hóa tạo nhiều việc làm hơn bình thường.
Việc trồng mía không chỉ là để làm kinh tế qua làm đường mía, làm rượu, Minh đọc trong sách hướng dẫn cả Kiệt có nói tác dụng của mía với đất đai: chống sói mòn đất đai. Trồng mía lúc ít mưa, mía phát triển, tới mùa mưa, mía có lá che phủ trên cao, nước rơi xuống không mạnh, tạo thành dòng âm ỉ, một phần ngấm xuống đất, không bị trôi đất đi, giữ được màu của đất ở trung du. Đất Nam Bàn địa hình cũng tương tự, trồng mía là đúng quá rồi. Đã vậy, rễ mía cùng lá mía bỏ lại sẽ thành phân xanh cho đất, giữ đất tơi xốp, trồng mía xong lại trồng rau hoặc thuốc đều thu hoạch đậm.
- Mía có thể nấu thành rượu sao?- Dương Ánh Hồng trợn tròn mắt. Cô ta đã nghe các loại rượu hoa quả, nhưng rượu mía thì mới nghe lần đầu.
- Có thể, cứ thứ gì có vị ngọt là nấu được rượu hết. Quan trọng là cách nấu thôi. Ngoài rượu ra, còn có thể làm đường.
- Vậy sao không làm đường thôi, đường có giá cao hơn rượu nhiều.
- Yên tâm đi, tôi không điên tới mức đem đường nấu rượu. Nhưng cô nghĩ xem, trước mắt thì sẽ khó có thương gia nào lên đây mua đường, giá đường cao tới đâu, cũng phải để thương nhân buôn xuống được cái lợi, đặt giá quá cao thì làm sao có người chịu chở. So với đường, rượu từ mía có lợi hơn. Chẳng lẽ cô không thấy dân trên này coi rượu quý trọng lắm ư? Khi chúng ta dạy họ cách trồng lúa mới, họ đã mời chúng ta uống rượu.
- Đúng vậy! A, là do gạo thiếu, phải không?
- Đúng, trên này gạo thiếu thốn, nên họ khó làm được rượu. Phương thức sản xuất rượu từ mía này sẽ phần nào giúp họ có rượu uống mà vẫn đủ gạo ăn.
- Nhưng mà uống rượu loạn thần trí, anh không sợ họ có rượu uống tới mắc bệnh ư?
- Làm gì có nhiều rượu tới thế, mía trồng ra liệu được mấy phần, rồi phần làm đường, phần làm rượu. Rồi thì rượu còn để bán cho dân buôn dưới xuôi lên.- Minh dùng tay chỉ vào thái dương, gõ gõ mấy cái, thể hiện việc bản thân đã tính hết rồi.
- Coi như anh giỏi. Được rồi, để tôi đi bán xưởng rèn lấy tiền mua cây giống. Ngoài ra còn cần mua gì không?
- Tôi nghĩ cô nên dùng uy của cha cô để mà thuê vài người thợ mộc làng Hồng Bàng lên đây, dụng cụ làm đường và rượu khó làm lắm, dân trên này không làm nổi đâu. Mua dưới kia mang lên thì nặng nề, khó khăn.
Dương Ánh Hồng đã nói là làm, lập tức đi rao bán xưởng rèn. Thấy cô bán xưởng, rất nhiều thương nhân thấy lạ và dò hỏi. Dương Ánh Hồng không công khai mọi thứ, chỉ chọn xem những người có tiềm năng trở thành khách hàng mà bàn riêng với họ. Tính toán một hồi, trả giá một hồi, cuối cùng xưởng rèn cũng được bán với cái giá chấp nhận được. Dương Ánh Hồng không nhận hoàn toàn tiền mặt, mà chọn một phần chi trả là thuê một vài chuyến xe của người trả giá để đi mua mấy thứ cây giống. Đem cây giống từ dưới Hồng Bàng lên trên này cần đội xe mới được.
Chuẩn bị xong xe cộ đi lại, Dương Ánh Hồng tìm cha và chồng, xin họ phái một đội người đi hộ tống cô. Đoàn xe không lớn, chỉ 5- 6 cái thôi, xe cũng không mang nhiều vàng bạc châu báu gì, nhưng cẩn thận vẫn hơn không.
- Đứa con gái ngốc này, con làm thế mà làm gì chứ!- Dương Quốc Lộ xót con phải đi lại vất vả, sau đó lại phải đi kiểm tra trồng trọt mấy tháng nắng nôi thì can ngăn, thậm chí sẵn sàng chịu lỗ khi khoản tiền vung ra để hỗ trợ xưởng rèn cũng chưa thu lại được nhiêu.
- Cha, con gái của cha đâu phải hạng con gái khuê các, con có dòng máu thổ ty chảy trong người, khỏe mạnh vô cùng.- Dương Ánh Hồng liền động viên ngược lại cha, nói mấy câu tếu táo cho qua việc.
- Vĩnh, mày tạm thời thôi chức vụ đi, cùng đi với vợ mày làm mọi việc, xem xét mọi thứ, việc trên này không cần phải lo nghĩ gì cả, tao cố lo được.
- Cha, con...- Vương Vĩnh lắp bắp không biết nói sao. Ngu gì hắn đi làm việc trồng trọt kia cho vất vả, giờ làm quan binh, ăn chặn tiền bạc sướng thấy mẹ. Quan trọng hơn là bấy lâu nay Vương Vĩnh dùng thân phận con rể để chạy việc cho Dương Quốc Lộ, thực chất là thò thụt ngân sách, kiếm lợi riêng, nếu lúc này hắn để Dương Quốc Lộ mò tay vào thì sẽ lộ hết mất.
- Sao, mày còn lo cái gì nữa chứ!
- Cha à, con thì có gì đáng lo, chủ yếu là anh ấy lo cho cha cơ!
- Ta thì làm sao chứ?
- Con không cần anh ấy đi cùng, bao người đi cùng rồi còn gì, bố mẹ của Hoàng Anh Minh nhất định chăm con thật tốt, vì sự nghiệp con ổn định, mới giúp con trai họ một tí, đúng không? Họ là chủ nhà rồi, cha yên tâm chưa? Anh ấy ở lại đây, giúp cha mọi việc sao cho ổn thỏa mới là đúng.
- Đúng đúng, vợ con lo lắng cho cha nhất mà, con giúp cha chính là đỡ cô ấy.
- Thì ừ!- Con gái đã nói thế, Dương Quốc Lộ đành chịu
Dương Ánh Hồng chịu để chồng ở lại là vì cô biết tính cha bộp chộp hấp tấp, già không sửa nổi. Lần trước chuyện ông ta định vung dao chém mấy tên cấp dưới khi chúng thị uy là minh chứng rõ nhất. Cô cần chồng mình ở bên, đảm bảo cha không làm gì sai lầm.
Vương Vĩnh được vợ nói đỡ, phần nào cũng thấy có lỗi, nên sau đó tìm cách bố trí một đội ngũ tương đối, chuẩn bị các con dấu đàng hoàng, để vợ được đi lại thuận tiện, cũng dúi cho vợ ít tiền nữa. Thấy chồng quan tâm, Dương Ánh Hồng cũng hạnh phúc, cô thầm hứa với lòng, một khi cha cô được chuyển chức, cả nhà tới được nơi nào đó tiện hơn, sẽ làm tròn nghĩa vụ người vợ, người mẹ, sinh con dưỡng cái cho chồng.
Đi cùng với Dương Ánh Hồng xuống dưới xuôi, tới những nơi làng Hồng Bàng kinh doanh lần này còn có Vi Thúy Liên. Cô nàng này được bố mẹ Minh rủ đi cùng, cốt là để con dâu tương lai được biết quê chồng. Hai cô ngồi chung một xe, rủ cả mẹ chồng tương lai tới ngồi cùng, vì dù sao cũng chỉ ba người phụ nữ đi về, Hoàng Văn Định và Hoàng Anh Tài ở lại Trấn Nam Bàn ít lâu để xem xét việc kinh doanh, đồng thời cũng giúp thằng con út chuẩn bị chỗ ở. Ông muốn nó ở lại trên này, chịu sự kèm cặp của Minh.
Hai người phụ nữ và một con vịt thì thành cái chợ, ba người phụ nữ thì sao. Thì cũng là một cái chợ, nhất là nơi đây có mẹ chồng và nàng dâu tương lai, hai cô bạn gái, hai người phụ nữ đã lấy chồng kể chuyện cuộc sống,… Không nói thì thôi, nói ra thì vô khối việc, giúp họ hiểu hơn về cuộc sống của đối phương, và giúp hành trình như ngắn lại. Chẳng mấy chốc, họ đã xuống quận trị An Lạc.
Tới được quân trị An Lạc, hai bên chia tay, Dương Ánh Hồng tại Phố Đêm tiếp tục việc mua hàng, còn Văn Nguyệt Nga và Vi Thúy Liên thì về làng Hồng Bàng. Có sự giới thiệu của Văn Nguyệt Nga, Hồng dễ dàng mua được một lượng lớn cây giống và các loại dụng cụ sản xuất với giá phải chăng nhất. Số cây giống này sẽ không đi cùng một lúc lên trên Trấn Nam Bàn, đất trồng trên đó không đủ, thời tiết thì bắt đầu hết mùa trồng trọt, lên hết là chết hết còn về các loại dụng cụ để phục vụ việc ép dầu, ép nước mía hay là chế xà phòng, Hồng cũng đặt mua từng phần, và được ưu đãi trả tiền từng phần nhận được, không cần đặt cọc gì cả. Riêng về phần thợ, dù dùng giá cao thuê lẫn lấy cái uy quan tước ra nói chuyện, sau cùng chỉ thuê được có một người thợ tầm trung, bởi
Có cây giống và đồ cần kíp trong tay, Dương Ánh Hồng tất bật quay lên trên Trấn Nam Bàn, đi gặp gỡ những buôn làng thân thiện trước thuyết phục họ đi trồng mía. Để không mất khoản tiền nào, vì đây là thời kỳ chuẩn bị giống, Hồng kêu Minh đi cùng, rồi nói dân làng trồng coi như trả ơn Minh. Người dân tộc chất phác liền đồng ý, thậm chí vì coi như là giúp Minh, họ làm hăng hái hơn cả lúc trồng lúa, khiến Hồng hơi xấu hổ và thèm. Giá như về sau cứ dùng biện pháp này được mãi.
Vụ mía đầu tiên trong năm, thu hoạch không phải nhiều, người dân nhiệt tình nhưng ít kinh nghiệm nên nhiều cây bị chết, song những cây còn sống thì đều tốt, có độ ngọt cao, thích hợp cho việc làm đường mía và nấu rượu. Đường và rượu lần đầu tiên nấu ra được, không đem bán, mà đem tặng, từ những buôn làng tham gia việc trồng mía cho tới quân phòng thủ, thương nhân,… Ai được nhận cũng trố mắt, liên tục đánh tiếng dò hỏi. Khi biết được cách làm, dân Nam Bàn lại lần nữa sục sôi, đổ dồn người đi học để mong có được cách trồng mía, làm đường, làm rượu

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.