Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 207: Bàn cờ Nam Bàn (2)




Quyển II: Học Phủ Phong Vân
C 92: Bàn cờ Nam Bàn (2)
- Thầy Minh, em xin lỗi, nhưng ở làng hiện tại không còn ai quan tâm tới lời thầy nữa rồi, lương thực đã tích đủ, họ sẽ tập trung vào việc trồng đống mía để trao đổi thêm hàng hóa.
- Không sao, các em đừng có nản, cứ khuyên được ai thì khuyên!- Minh không tỏ ra thất vọng, vẫn động viên học trò hãy cứ về tuyên truyền vận động người dân của mình cố gắng giữ việc trồng lúa, đừng mải mê món lợi trước mắt.
- Vâng!- Đám học trò đều vâng lời.
- Anh lo lắng quá mức rồi thì phải, chẳng phải lượng gạo mua bán đã đủ rồi sao. Hơn nữa người bán gạo lên đây cũng là làng Hồng Bàng, anh có thể hỏi trực tiếp họ nguồn cung, tính toán cẩn thận...- Vi Thúy Liên an ủi. Hơn ba tháng ròng Minh lao tâm khổ tứ đi gặp gỡ người dân Nam Bàn để khuyên họ nên ổn định nghề nông, Vi Công Tín thấy ông con rể làm hùng hục như thế, sợ quá, phải bảo con gái đi chăm sóc.
- Hừ, ngốc quá con ơi!- Vi Công Tín nạt ngang con gái.- Lượng lương thực đó dù nhiều, nhưng nguồn cung không ổn định, lại không thể kiểm soát được. Con quên hả, Làng Hồng Bàng không phải nơi cung cấp lương thực, họ cũng chỉ mua đi bán lại, bán trao tay lại cho Vương Vĩnh. Vì thế, quyết định được rằng lương thực có thể cung cấp lên đây được hay không, không chỉ bởi làng Hồng Bàng, mà còn bởi nguồn cung của họ nữa. Minh, nói cho đứa con gái ngốc của ta biết về nguồn cung gạo đi.
- Con đã hỏi cha, ông ấy nói là từ Phủ Thuận Hóa. Lương thực này nằm trong cuộc trao đổi giữa làng Hồng Bàng và Phủ Thuận Hóa, làng Hồng Bàng xuất khẩu kỹ thuật và kỹ sư nông nghiệp, Phủ Thuận Hóa trả lại bằng lương thực giá rẻ.
- Phủ Thuận Hóa, nhưng nếu là nơi đó thì tại sao lại có gạo giá rẻ mà trao đổi? Lương Khánh Thành....
- Hiểu rồi hả con gái!- Vi Công Tín cười khẩy
Đã từng làm quan ở Phủ Thuận Hóa một thời gian, Vi Công Tín cũng có chút thông tin về nơi đó. Tri Phủ Lương Khánh Thành là một tên đại tham quan, người dân hầu như phải đóng thuế tới è cổ, phục vụ việc làm giàu của hắn ta. Lương Khánh Thành thực thi một chế độ thuế rất nghiêm ngặt, tận thu từng chút tiền của dôi dư của dân Thuận Hóa. Trong đó, có một cách làm rất đặc biệt: lấy lý do đảm bảo sự ổn định của Phủ Thuận Hóa, không cho thương nhân buôn bán lương thực làm đảo lộn thị trường, khiến giá cả leo thang, nên phải tiến hành tập trung quản lý nông sản. Mỗi năm, sau vụ thu hoạch, dù nông dân làm được bao nhiêu lúa gạo hoặc các loại nông sản, đều phải bán cho quan phủ, sau đó quan phủ cho vào trong kho chứa, chỉ được giữ lại một phần rất nhỏ, đủ để ăn uống mà thôi.
Đi đôi với kiểm soát nông sản người dân làm ra, Lương Khánh Thành cũng đánh mạng thuế vào nông sản từ nơi khác tới, khiến không ai dám báo nông sản vào Thuận Hóa. Thế là, quan phủ, với vai trò độc quyền, mặc nhiên giao dịch giá cả với những hộ dân không trực tiếp sản xuất lương thực: thương nhân, thợ thủ công, người làm nghề tự do,... Ngoài việc dùng độc quyền giá cả lương thực để mua thấp bán cao kiếm lợi, Lương Khánh Thành còn tận dụng việc độc quyền lương thực để điều phối kẻ khác. Dân dĩ thực vi thiên, ăn không no đừng nói làm gì được, vàng bạc châu báu quý thì quý thật, nhưng không có cơm ăn, để rồi cơn đói khát hành hạ, lúc ấy vàng bạc khác chi hòn sỏi viên đá. Lương Khánh Thành liên tục ép các thương nhân, thợ thủ công hay người lao động tự do phải để quan lại được ăn chia lợi ích chung, một phần thu nhập ngoài thuế và vô vàn kiểu chèn ép khác.
- Nghe là đủ hiểu rằng cái Phủ Thuận Hóa đó không bao giờ có lương thực giá rẻ rồi!- Nghe tới đây thì hạng không hiểu thế sự như Bất Thắng cũng thấy được cái bất thường rồi.
- Đến đúng giá còn không có nữa là.- Vi Công Tín mỉa mai
- Chắc thầy lại đấu tranh vì vụ này nên bị tống khỏi đó phải không!- Minh hỏi và nhìn qua ông thầy là biết ngay câu trả lời. Hiển nhiên là thế rồi.
Khi Vi Công Tín còn ở Thuận Hóa, bản thân ông ta cũng từng đấu tranh đòi bãi bỏ sự kiểm soát lương thực và nông sản theo kiểu vô lý này, nhưng bất thành. Hiển nhiên là Lương Khánh Thành có nhiều đồng minh hơn Vi Công Tín, đó là các đại địa chủ người Việt, các thế gia người Việt làm tay sai hoặc các đại thương nhân ngoan ngoãn nghe lời. Lương Khánh Thành cho phép những kẻ này được giữ lại nhiều lương thực hơn để chúng có thể dùng lương thực làm vật trao đổi với kẻ khác, tạo nên một tầng lớp có quyền lực và lợi ích gắn chặt với Lương Khánh Thành và chính sách hắn ban hành.
Có lương thực dôi dư để trao đổi, những kẻ kia có lợi thế vô cùng lớn khi đàm phán: thuê nhân công, thuê thợ, trao đổi hàng hóa,... chỉ cần vung tí lương thực ra làm lợi thế trao đổi, coi như là xong hết. Máy muốn có cơm ăn hay muốn có tiền, muốn có cơm ăn thì phải làm cho tao, giá cả như này thôi, còn đòi hơn, tao trả tiền và thách mày mua được cơm ở đâu mà về nuôi vợ con. Lợi thế như vậy, ai không ham. Thế nên khi Vi Công Tín đứng lên đòi thay đổi, chưa cần Lương Khánh Thành ra tay, tất cả những kẻ tên địa địa chủ, đại Việt gian, đại thương nhân kia đã cùng nhau hợp sức tấu chương tố cáo, khiến Vi Công Tín chật vật rơi đài, bị ép rời khỏi Phủ Thuận Hóa.
- Vậy là ngài cũng thật cứng rắn, dám đấu lại bao nhiều kẻ như vậy!
- Chỉ là sự ngu xuẩn cứng đầu!- Vi Công Tín không nhận lời khen này, vì ông ta cuối cùng đã bại, phải cuốn gói khỏi Thuận Hóa, người dân không được hưởng ấm no hạnh phúc gì hết.
- Người quân tử có điều nên làm, có điều không nên làm, cha làm vậy là vì những người dân thường mà...
- Ý của thầy khi nói đến sự ngu xuẩn là muốn tự trách bản thân đã không lập kế hoạch chu đáo, cứ cắm đầu vào trận chiến, vì thế bị đối phương đánh là không có cách nào phản công, cuối cùng thất bại rời sân đấu, không được lợi ích gì.- Minh thì cũng đang ở cảnh này, nên hiểu.
- Hừ!- Vi Công Tín thở dài, coi như phụ họa lời Minh nói ra.
- Cha cũng đừng quá thất vọng, thua keo này ta bày keo khác, cả Minh nữa.
- Thầy, vậy lần này, thầy nghĩ sao về hành động của Lương Khánh Thành.
- Ta không dám chắc, chuyện quan trường, ta biết đôi chút, nhưng tính cách của ta thì mấy đứa biết rồi đấy, như thế thì làm sao mà đi sâu vào quan trường, có đủ thông tin được.
- Vậy từ giờ ta càng phải gắng chuẩn bị cho một điều mà ta không biết là gì rồi!- Minh tặc lưỡi.
- Chà! Tệ đấy!
- Không, thực ra mọi thứ vốn là thế mà. Thầy hãy cố gắng nói chuyện với những người khác trong Học Phủ, bảo họ cũng chuẩn bị tăng gia sản xuất đi thôi.
- Chúng ta thì làm được bao nhiêu chứ.
- Thiếu lương thực chưa chắc có thể ảnh hưởng tới chúng ta, nhưng nếu có vấn đề về lương thực, nơi nào còn đủ lương nơi đó sẽ dễ bị để ý tới. Dân đói sẽ tới đây, có lương, ít nhất giúp họ được một chút
- Anh tính thế có xa xôi quá!- Vi Thúy Liên lo lắng
- Tính xa như vậy là tốt!- Vi Công Tín gật đầu khen ngợi.- Nhưng tích thêm lương chỉ có tác dụng với ăn xin, còn ăn cướp thì sao?
- Ta có thể làm một vài công trình phòng ngự như chiến hào, làm rào chắn, chuẩn bị chút vũ khí,... dưới danh nghĩa tăng gia sản xuất. Làng Hồng Bàng có mấy chiêu chống cướp biển khá là hay.
Lo trước khỏi họa, bởi đồng ý vụ việc trao đổi lương thực này nhất định có chuyện, có nghĩa Trấn Nam Bàn nhất định sẽ có nạn đói, và hậu quả đi kèm như Minh lo nghĩ, Vi Công Tín đồng ý mọi đề xuất của Minh. Đầu tiên, ông cho gọi mọi người trong Học Phủ, cả thầy và trò, nói rõ những điều trên, từ tình hình ở Phủ Thuận Hóa tới những trăn trở của ông ta về việc trao đổi gạo, nguy cơ thiếu đói ở Trấn Nam Bàn,... .
||||| Truyện đề cử: Hôm Nay Thiên Kim Lại Đi Vả Mặt |||||
- Nhưng chúng ta được cung cấp gạo bởi quan phủ, đâu thể thiếu gạo...
Nghe những lời này, Vi Công Tín đành phải nhắc lại những điều Minh nói: thiếu gạo thì dân trên này sẽ đổ xô tới chỗ còn đủ, và họ sẽ phải đối mặt với việc phải phát chẩn cho những người thiếu gạo.
- Nhưng đó là gạo của ta, ta có thể không cho.
- Đồ ngu, mày có cơm ăn, bọn nó sắp chết đói, thì nó sẽ ghè mày ra để cướp cơm đó.- Một thằng nhảy ra phản bác ngay.
- Nhưng dù có bố thí kiểu gì chăng nữa cũng đâu thể đủ hết được, ta cũng sẽ hết gạo cùng với đám dân đói.
- Đúng vậy. Nhưng ít nhất chúng ta cũng có một thứ được gọi là chính danh. Chúng ta đủ thức ăn mà không chia sẻ, thì khi có kẻ nào định tới ăn cướp, chúng có thể đường hoàng bảo là vì dân đói mà chúng ta no, chúng ta đáng chết. Dân đói thì nó đâu nghĩ sợ nữa, chết đói chết no đều là chết cả, xông tới giết sạch cả bọn, cướp thức ăn, sống thêm ít lâu, rồi đến đâu thì đến. Nếu ta có phát chẩn, ít nhất khi đó còn nói được mấy câu, nhiều nhất mất tiền không mất mạng, hiểu không!- Hoàng Anh Minh đứng lên. Lập luận của cậu ta không ai phản bác được.
- Một khi nạn đói xảy ra, dân chúng sẽ lập tức quay lại canh tác ngay, rồi thì săn bắn, trồng rau, hái rau dại,... Về cơ bản việc phát chẩn của ta là một sự hỗ trợ nhỏ thôi.- Xủ Lu tiếp lời
- Tên mọi nào vậy?- Thấy Xủ Lu dám chen vào cuộc nói chuyện, mấy tên Thái Học Sinh nói không lại Minh, đang bực việc sắp phải đi trồng trọt vất vả, thấy Xủ Lu rõ ràng không phải người Việt, liền vặn lại.
- Cậu ta là người làng Hồng Bàng.- Minh lên tiếng bênh vực Xủ Lu.- Và ta nên chú trọng vấn đề lương thực, thực phẩm tôi vừa nói hơn là đấu đá lẫn nhau. Bởi vậy, muốn lo trước khỏi họa, ta cần tăng gia sản xuất ngay. Những mặt hàng nông sản có thể tích trữ lâu như gạo, rau củ, muối được tích trữ thật nhiều. Tôi chính thức đề nghị rằng từ giờ, thời gian biểu của những người trong Học Phủ, kể cả tôi hay thầy Vi Công Tín đều gồm 3 việc: nghỉ ngơi, làm việc và tăng gia sản xuất.
Cuộc tranh luận tạm kết thúc, nhưng bất đồng vẫn còn đó, khi mà những con người vốn ăn trắng mặc trơn nay phải lao động quần quật để chuẩn bị lương thực cho người khác tới ăn.
Một tuần rồi hai tuần, đám Thái Học Sinh bùng nổ, vài đứa bắt đầu cãi cọ, đứa thì tỏ ý muốn bãi công, không làm việc nữa, kệ mẹ đời muốn ra sao thì ra, kẻ thì tị nạnh với đám dân Thượng- chủ yếu vì bọn họ khỏe hơn chứ công việc ngang nhau. Trước khi mọi thứ trở nên tệ quá mức, Minh tổ chức hội trại sinh hoạt văn hóa và hội thi thể thao.
Đây là cách mà Kiệt khi xưa dùng với dân Đá Vách. Sau khi bắt được dân Đá Vách, tức là dùng vũ lực khiến dân Đá Vách lo sợ, Kiệt thường xuyên tổ chức giao lưu văn hóa giữa dân Hồng Bàng và dân Đá Vách để hai bên hiểu thêm về nhau như kể chuyện dân gian, kể chuyện cuộc sống, để mọi người hiểu lẫn nhau, bởi một khi đã hiểu rõ nhau thì sẽ chỉ còn thấy sự khác biệt, chứ không còn sự kỳ thị. Không kỳ thị, sẽ không hiểu nhầm, không hiểu nhầm gì thì tin tưởng nhau, có vậy mới dễ hợp tác. Sau đó, lại chia tổ cho dân Hồng Bàng và dân Đá Vách lập đội hỗn hợp, các đội thi đấu thể thao đối kháng. Lúc này, vì dành thắng lợi, tất nhiên thành viên của đội phải nâng cao sự hợp tác, cuối cùng sẽ tự giác hòa thuận.
Không chỉ hiệu quả với dân Hồng Bàng và dân Đá Vách, cách làm như vậy cũng hiệu quả tương tự với dân Thượng ở trấn Nam Bình cùng các bạn Thái Học Sinh. Chỉ vài cuộc giao lưu kể chuyện, vài trận đấu thể thao: đá bóng, thi chạy tiếp sức,... thì các bên đã gần như hòa thuận được với nhau. Cùng với sự tin tưởng, những trò giải trí cũng hạ bớt sự bất mãn từ những Thái Học Sinh, mọi người tiếp tục trụ vững trong việc tăng gia sản xuất, đảm bảo một nguồn lương thực dồi dào chờ ngày nạn đói nổ ra.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.