Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 30: Vào huyện




Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt
Chương 30: Vào huyện
Đi xong ba ngôi làng ở lân cận làng Hồng Bàng xong, Kiệt và bọn nhóc đi tiếp lên phía bắc để tới được huyện Sơn Hải. Nói sơ qua một chút về địa lý và phân chia hành chính của khu vực Kiệt đang sống nhé.
Nam Giao Đô Ty- Bách Việt sau khi nội thuộc bị chia thành phủ hoặc trấn. Phủ thường là nơi có bộ máy cai trị trực tiếp, trấn thì mới lấy được từ những nước lân bang hoặc của các tù trưởng, do đó vẫn do các tộc trưởng dân tộc thiểu số cai trị.
( Do mình dốt địa lý, không biết vẽ bản đồ nên chúng ta tạm dùng theo bản đồ Việt Nam).
Đầu tiên là 17 phủ:
1. Phủ Lạng Sơn – tương đương tỉnh Lạng Sơn
2. Phủ Thái Nguyên – tương đương tỉnh Thái Nguyên + một phần Tuyên Quang
3. Phủ Bắc Giang – tương đương phần lớn tỉnh Bắc Giang
4. Phủ Tam Giang – tương đương tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc + một phần Tuyên Quang
5. Phủ Lạng Giang – tương đương tỉnh Bắc Ninh + một phần Bắc Giang
6. Phủ Hồng Giang – tương đương tỉnh Hà Nội
7. Phủ Sơn Quan – tương đương tỉnh Hòa Bình
8. Phủ An Bang – tương đương tỉnh Quảng Ninh
9. Phủ Tân Hưng – tương đương tỉnh Hải Phòng + Hải Dương
10. Phủ Trường Hưng – tương đương tỉnh Nam Định + Thái Bình
11. Phủ Hoàng Giang – tương đương tỉnh Hà Nam
12. Phủ Trường Ân – tương đương tỉnh Ninh Bình
13. Phủ Thanh Ái – tương đương tỉnh Thanh Hóa
14. Phủ Hoan Diễn – tương đương tỉnh Nghệ An + Hà Tĩnh
15. Phủ Thăng Hóa- tương đương tỉnh Quảng Bình
16. Phủ Thuận Hóa – tương đương tỉnh Quảng Trị + Thừa Thiên
17. Phủ Tân Bình – tương đương tỉnh Quảng Nam + Quảng Ngãi
Các trấn gồm
1. Trấn Ninh Sóc – tương đương tỉnh Bắc Kạn
2. Trấn Cao Bình – tương đương tỉnh Cao Bằng + Hà Giang
3. Trấn Quy Hóa – tương đương tỉnh Yên Bái + Lào Cai
4. Trấn Hưng Hóa – tương đương tỉnh Sơn La
5. Trấn Đà Giang – tương đương tỉnh Điện Biên + Lai Châu
6. Trấn An Ninh – các bạn tìm bản đồ Trấn Ninh thời Lê Thành Tông
7. Trấn An Định – các bạn tìm bản đồ Trấn Định thời Lê Thành Tông
8. Trấn An Tĩnh – các bạn tìm bản đồ Trấn Tĩnh thời Lê Thành Tông
9. Trấn Lạc Biên – các bạn tìm bản đồ Lạc Biên thời Lê Thành Tông
10. Trấn Cam Lộ – các bạn tìm bản đồ Trấn Định thời Lê Thành Tông
11. Trấn Nam Bàn – tương đương một phần phía bắc của Tây Nguyên
12. Trấn Hoài Nhân – tương đương tỉnh Bình Định.
Rồi, bây giờ quay lại với nhân vật chính một chút. Phủ Tân Bình bắc giáp phủ Thuận Hóa, nam giáp trấn Hoài Nhân, tây lên Nam Bàn, đông nhìn biển lớn, có 3 châu là Bắc Bình, Tây Bình và Nam Bình. Trong đó, Bắc Bình giáp Thuận Hóa, đi lại dễ dàng, có cảng biển nên buôn bán xầm uất, Tây Bình thông thương với dân Thượng ở Nam Bàn, nên đông thương nhân qua lại, còn Nam Bình thì nhiều núi non, biển nước nông khó thông thương nên dân ít. Làng Hồng Bàng là ngôi làng cuối cùng phía nam Tân Bình, thuộc về huyện Sơn Hải. Giống như tên Hán – Việt của nó, huyện Sơn Hải bị kẹp ở núi và biển ở mức độ cực đoan, gần như một bên núi cao một bên bờ biển vậy. Tuy vậy, có một nơi có may mắn tồn tại một đầm nước để thuyền bè đi lại, nên trao đổi kinh tế vẫn có. Đó chính là nơi đặt trung tâm hành chính của huyện Sơn Hải. Tại đây, những con thuyền chở cá biển từ ngoài khơi có thể vào cảng bán, hoặc vận tải những mặt hàng mà người dân sản xuất để bán đi, nên kinh tế sầm uất vô cùng, thậm chí so với làng Thụi chuyên làm muối lậu thì không khác gì trời với vực cả.
Hầu như tất cả những nhà giàu có của các làng trong huyện Sơn Hải đều có cửa hàng buôn bán ở trên đây. Hai người chú của Kiệt là Hoàng Văn Đình và Hoàng Văn Đĩnh. Chú Đình là thợ gốm, chú Đĩnh bán thịt lợn kiêm thợ mổ các loại gia súc cho những lò mổ lớn. Hai chú cũng đều có gia đình cả, nên ở nhờ không tiện, Kiệt và Minh tới ở tạm cửa tiệm do họ Đào và Đỗ mở ra. Chúng chủ yếu là bán ít đồ mộc với là nhà kho để người ta để đồ, nhưng cũng tươm tất phết.
Chuyến đi qua các làng vừa rồi đã mở mang cho bọn nó nhiều điều, nhưng nếu so với huyện thì thực quá là bé nhỏ. Trong huyện nhà dân san sát, phố rộng rãi mà người qua lại rất đông. Trong huyện nào là chợ mua bán, nào là các nhà bày bán bên trong các món đồ, rồi thì nhà làm kho chứa,… nhiều không kể xiết. Bọn trẻ ở trong huyện ăn mặc cũng khác hẳn bọn Kiệt, quần áo có màu sắc đẹp do được nhuộm không phải màu nâu như của chúng, chất vải nhìn qua là thấy tốt hơn, chắc là mềm với da lại thoáng mát. Nhưng chúng nó cũng không chơi ngoài đường, vì người qua lại nhiều, dễ va quệt. Bởi thế đứa nhỏ quá thì bố mẹ trông, đứa đủ lớn thì đi học. Trường học ở huyện hơn hẳn trường làng, rộng rãi, thoáng mát mà lại nghiêm chỉnh, có đủ giấy viết, bút mực,… trông thật thích mắt.
- Giá mà được đi học ở đây nhỉ!- Hoàng Anh Minh tặc lưỡi.
- Cậu có ông em giỏi thế, cần quái gì học thêm nữa!- Linh ngạc nhiên hỏi lại
- Bụt chùa nhà không thiêng rồi!- Tuần thì cười khẩy
Anh Minh cũng không nói lại, nhưng Kiệt hiểu rõ điều mà Minh nghĩ. Đúng là những thứ Kiệt dạy thực sự tốt, nhưng nó không thể dùng để tiến thân trong thời kỳ này được. Trước khi bị nội thuộc, Bách Việt chỉ có con đường tiến cử, tức là các nhân vật có thế lực tiến cử nhân tài lên làm quan, sau khi bị nội thuộc thành Nam Giao Đô Ty, theo thể chế của Đại Hoa thì việc khảo hạch thi cử được diễn ra, nhưng là khảo hạch về Nho học để lấy công danh, sau đó kết hợp với thân thế của mình để định chức quan. Công danh ở thời kỳ này thực sự rất giá trị, người nào có công danh thì gặp quan không phải quỳ, tội nhẹ được miễn hình, không bị ép cung,… Đúng là hơn hẳn người thường. Thậm chí dù có là một phú thương mà gặp anh trò nghèo có công danh cũng không dám hống hách nữa là.
Nhà ngoại của hai đứa, tức gia đình Văn Nguyệt Nga khi trước cũng là gia đình có ăn học, được công danh, tuy chưa làm quan mà cũng rất đáng trọng. Sau gia cảnh nghèo, gặp lúc cần khoản tiền lớn để anh trai mẹ đi thi thố, mẹ cậu phải lấy phú thương Hoàng Tư Trịnh. Song dù làm thiếp, thì Văn Nguyệt Nga cũng được đối xử tốt ngang vợ cả, có lẽ đó cũng là lý do bà ấy định hại chết mẹ cậu chăng.
Hoàng Anh Minh thì tuy còn nhỏ, nhưng cậu ấy cũng thông minh vô cùng. Từ chuyện quá khứ mà mẹ kể, cậu ta đã hiểu rằng công danh thi cử quan trọng tới mức nào. Vì thế, Minh luôn ước ao được vào học trong những ngôi trường như thế này để từ đó có thể tiến thân lên trong xã hội.
Kiệt hiểu về anh mình, cũng biết hi vọng mẹ dành cho anh ấy, nên một mặt dạy anh mình kiến thức khoa học, mặt khác cũng không ép anh ấy phải bỏ qua Nho học. Thời thế, thế thời mà. Hơn nữa Nho học trong mắt Kiệt cũng không hoàn toàn là xấu xa, nó có lẽ có nhiều khuyết điểm, nhưng với việc nó có thể tồn tại lâu tới vậy, thì nó chẳng phải cũng có chỗ phải học tập sao.
Thăm quan trường học là không thể, vì đi vào đó là phải mất tiền cho thầy giáo, mà lúc này thì bọn nhóc không có thời gian cho việc đó, nên chúng quay sang chợ.
Khác với phố huyện, chợ lộn xộn hơn, vì phải bày bán nhiều đồ hơn. Nào đồ tươi sống như thịt lợn, thịt gà, cá, nghêu sò,... đến rau củ quả, hoặc đồ khô như gạo, lạc, vừng,... hay những vật dụng cá nhân: quần áo, mũ, áo mưa,... tới cả công cụ lao động: cày, cuốc,.... Chúng đã dạng về chủng loại, kích thước và màu sắc, tha hồ mà chọn lựa.
Đi kèm với nhiều đồ buôn bán, là một lượng người mua sắm lớn, cho nên đông đúc. Kiệt lập tức bắt cả bọn hai đứa nắm tay nhau mà đi, tránh bị lạc. Đồng thời, nếu lạc thì không đi tiếp mà lập tức quay thẳng về nơi bọn nó đang ở nhờ, vì không như ở trong những ngôi làng mà cả bọn từng tới thăm, dân ở đây tạp nham, ai biết liệu có bọn bắt cóc trẻ con hay không.
Ngoài việc sợ bị bắt cóc, trộm hay ăn xin cũng là vấn đề. May sao, do quán triệt trước, cả bọn không mang tiền, mặc quần áo cũng như ở quê nên trộm có muốn cũng không lấy được đồng nào, còn ăn xin thì không có mà cho. Ở huyện, nơi kinh tế khá giả, trộm và ăn xin mới xuất hiện được, chứ về làng các cậu thì làm sao có được đây.
Ăn xin ở đây có người già, cũng có trẻ em. May mắn là không có mấy ông giả bệnh hay cố tình ôm trẻ sơ sinh ra ăn xin như ở thế giới cũ, nó thực sự rất đau lòng. Bố mẹ cậu ở thế giới cũ hay nói rằng những kẻ giả bệnh thì là thanh niên khỏe mạnh cố tình giả bệnh để không làm mà vẫn có ăn, còn kẻ mang trẻ con bé tí đi xin thì thường mua bán với nhà nghèo. Mà lũ trẻ con tí xíu đó khi bị mang đi chắc chắn sẽ không được chăm sóc tốt, thật nhẫn tâm. Dù vậy, những người ở đây có lẽ cũng thực đáng thương. Từ bỏ hết liêm sỉ để kiếm chút tiền, mà có khi ăn chửi ăn đánh, cũng chưa chắc được cả. Chỉ cần quan sát kĩ một chút thì cũng thấy được một đầu lĩnh của đám ăn xin đang lởn vởn quanh đó để kiểm tra tình hình làm ăn của cả bọn. Nếu đứa nào nghỉ ngơi chút xíu là sẽ ra nhắc nhẹ. Khi thì lừ mắt, lúc thì giả vờ cho tiền rồi chửi, nhưng tựu chung thì bọn ăn xin đều run như cầy sấy.
Nhìn thì nhìn vậy, Kiệt cũng chưa thể làm gì, nên cậu quay mặt đi, cố làm như không thấy. Điều duy nhất Kiệt có thể làm là tự hứa với mình sẽ giúp bọn nhỏ này khi có cơ hội, đồng thời cũng dặn bọn nhóc chớ cho ăn xin tiền bạc, mà nếu có thể thì cho chúng thức ăn hoặc nước uống nếu chúng nó đói khát, thứ này có lẽ là thứ duy nhất có thể cho bọn nó 100%.
Đi cùng với đám ăn mày làm mất đi một vài mỹ quan, thì sự hỗn loạn của chợ cũng thực sự khiến Kiệt không vui vẻ. Thời này con người vẫn chưa ý thức được vấn đề vệ sinh thì phải, khạc nhổ bừa bãi, vứt rác lung tung, những hố nước đọng, máu từ lò mổ,… tạo nên một mùi thực buồn nôn. Không biết làm sao mà mấy người này chịu nổi đây.
Đi qua mấy sạp hàng nữa, thì bọn nhóc được chứng kiến một cảnh trèo kéo khách bằng tay chứ không phải bằng miệng nữa. Hai cửa hàng nằm sát bên nhau đánh nhau, chửi nhau để tranh khách.
- Ngày xưa mẹ của Mạnh Tử ba lần dời nhà là đúng!- Minh than thở
- Mạnh Tử là ai!
- Dời nhà làm gì?
Nghe Minh nói, trừ Kiệt ra còn đâu cả bọn nhao nhao lên hỏi. Thế là Minh bắt đầu kể lại câu chuyện về việc mẹ của Mạnh Tử ba lần dời nhà để tìm chỗ thích hợp giáo dục con cái.
- Cái này là do tính bắt chước của trẻ con. Dễ thấy nhất chính là việc trẻ con học nói vậy đó!- Kiệt bổ sung thêm.- Trẻ con làm những thứ chúng không hiểu rất nhanh. Đây là một bản năng để sinh tồn từ xa xưa.
- Nhưng tao thấy sống cạnh chợ cũng tốt mà, va chạm nhiều thì nhiều kinh nghiệm.- Tuần nêu ý kiến của nó.
- Nhà cậu làm thương buôn thì tất nhiên cần nhiều kinh nghiệm buôn bán rồi!- Lộc phán một câu xanh rờn.
- Làm thương lái có gì xấu à?- Tuần xừng cồ
- Chẳng có nghề nào mà lại không tốt cả, người lái buôn mang hàng từ nơi thừa tới nơi thiếu, giúp người ta xoay vòng vốn để có thêm tiền mở rộng cơ nghiệp,… Nhưng mà nhìn cảnh tượng trước mắt chút đi, người mẹ nào lại muốn con bắt chước trò này đúng không. Con nó ngoan ngoãn đã đủ mệt rồi, học trò cãi nhau thì có mà…
Nghe Kiệt nói vậy, Tuần cũng xuôi xuôi, và thôi. Còn Lộc thì cười cười không nói thêm nữa.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.