Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 326: Chỉnh hợp Nam Bàn (4)




Quyển III: Cao Nguyên Sắc Máu
C 90: Chỉnh hợp Nam Bàn (4)
- Tướng quân, kẻ địch cử người tới xin hàng?
- Ai tới vậy?
- Chính là lão già Kbuơ Săn.
- Vậy sao?- Nghe tới tên người này, Vương Vĩnh không thể ngồi yên, quyết định đi ra chào hỏi đối phương.
Kbuơ Săn, người Chor, cầm đầu tộc Kbuơ, từng chiếm lĩnh một phần ba vùng Sà Dùng màu mỡ, có 12 buôn làng, một trong các thành viên quan trọng trong cuộc nổi loạn ở Nam Bàn. Hiện tại thì hắn đang phải cùng ẩn náu tại rừng Sà Dùng với một thủ lĩnh khác là Rơ Chăm Duân, người Chor, cầm đầu tộc Rơ, hồi trước chiếm một phần ba vùng Sà Dùng, có 13 buôn làng.
Nhờ có vị trí nằm ở phía tây, quân bình định phản loạn mất thời gian di chuyển tới, mà phe của hai người đều quen thuộc rừng Sà Dùng, tận dụng địa hình phức tạp, hiểm yếu nơi đây để trú ngụ, ẩn nàu, chống trả các cuộc vây bắt của quan quân, thậm chí kể cả khi Puih Tan, người Chor, cầm đầu tộc Rơm chiếm lĩnh một phần ba còn lại của Sà Dùng, có 11 buôn làng, bị ép phải hàng và hỗ trọ đánh dẹp, cũng không thể truy cùng diệt tận bọn họ.
Cuối cùng, quân đội bình định quyết định tạm thời vạch giới tuyến, kiểm soát những nơi quan trọng và dễ kiểm soát hơn. Những tưởng từ này ít nhất có thể được an ổn, ai ngờ Vương Vĩnh cho người viết thư, báo cho họ việc Pơtao Angin hiện đã hợp tác với quan quân bình định, muốn họ quy hàng. Vĩnh cho người tới giải thích một chút, nếu họ hợp tác thì Vĩnh có thể nói chuyện với người cha vợ cũ Dương Quốc Lộ để họ sống an bình hơn, không bị truy quét ngày đêm,...
Hai người Kbuơ Săn và Rơ Chăm Duân nghe điều kiện thì cũng có chút động lòng, nhưng ngẫm lại, họ thấy Vương Vĩnh là hạng không đáng tin. Ban đầu là con rể Dương Quốc Lộ, cùng cha vợ lừa bọn họ, khiến họ trồng mía thay lúa, bị nạn đói. Khi họ cùng người Chiêm nổi dậy, bắt được tên này thì hắn lại theo họ đánh quân miền xuôi. Quân miền xuôi quật lại, hắn cùng người Chiêm chạy trước. Giờ lại kết minh với người Pơtao Angin và quân miền xuôi nữa. Hạng năm cha ba mẹ thế thì ai tin nổi.
Đám người Kbuơ Săn và Rơ Chăm Duân lập tức trả lời, đồng thời thẳng thắn nói hết cái điều mình nghĩ. Họ tin rằng hắn không thể tấn công, bản thân họ tới đại quân miền xuôi lên trấn áp còn không sợ, chỉ tên Vương Vĩnh này và quân Pơtao Angin thì làm được gì. Vương Vĩnh nghe câu trả lời, giận điên lên. Sau ngày hắn vì uống rượu mà đòi quyết đấu với Minh, Sri Bai liền coi hắn là kẻ không đáng tin cậy, không còn cho phép Vĩnh toàn quyền quyết việc trên đây nữa. Ông ta trước tiên để một người họ hàng ở lại quản Vĩnh, sau lại cử một tì tướng người Chiêm lên quản việc chung với Vĩnh. Vĩnh tuy là tướng thật, nhưng nếu không được viên tỳ tướng cho phép thì khó điều quân.
Lòng tự tôn của Vương Vĩnh thế là bị tổn thương sâu sắc, lần này đám người Kbuơ Săn và Rơ Chăm Duân làm tổn thương nó thêm, là giọt nước tràn ly, y lập tức bất chấp tất cả để lấy lại tự tôn, xuất quân đánh dẹp bọn Kbuơ Săn và Rơ Chăm Duân.
- Ngài Vĩnh, vì cơn giận mà khởi binh là điều không nên?
- Ta không chỉ khởi binh vì bọn họ nhục mạ ta! Ta đánh chúng là có lý do cả?- Vĩnh tuy giận, nhưng biết bản thân lúc này phải thuyết phục được tên tì tướng thì mới xuất quân được, nên cẩn thận chuẩn bị lý do rồi.
- Ồ!
- Thực tế mà nói, sau khi ngài Sri Bai và ngài Mala Shila dẫn quân rút lui, tránh thiệt hại lớn, người Nam Bàn vì bị tổn thất lớn mà oán hoài không thôi. Lần này họ từ chỗi ta, cũng là thế. Rõ ràng ta nói là được nước Vitariji ủy thác, chúng vẫn không nghe. Vậy ngài nghĩ xem, có phải chúng oán nước ngài không?
Viên tì tướng khó cãi lại, Vĩnh lại bồi thêm rằng đây là lúc phát uy, chỉ có đánh hạ hai thế lực này, mới uy hiếp được kẻ khác, cho chúng run sợ mà sớm quy hàng, còn không sẽ phải đánh nhì nhằng rất lâu. Mùa vụ sắp tới, rồi bên Nam Bàn cũng chỉ ít lâu nữa là hoàn thiện thể chế mới, không ổn định được bên ta, thu phục được nhiều kẻ, bên Dương Quốc Lộ chỉ e sẽ tự làm. Cuối cùng, tay tì tướng nọ phải đồng ý.
Vương Vĩnh dẫn quân ra trận, tự mình dẫn đầu nhiều trận cam go, thể hiện tinh thần quyết chiến quyết thắng, cũng là lập uy cho bản thân. Đội quân lần này hắn chỉ huy có quân Pơtao Angin, một phần quân do Vitariji viện trợ và quân miền xuôi trên Nam Bàn từng đầu hàng bọn phản loạn. Tuy thành phần phức tạp, chưa phối hợp với nhau trong chiến đấu, nhưng được cái trang bị khá tốt, do Vitariji hỗ trợ, cộng thêm những kẻ này hoặc giỏi chiến đấu trên núi do là dân sống trên núi như bọn Pơtao Angin, hoặc là quân tinh tuyển như quân Vitariji, hoặc đánh nhiều thành giỏi như quân miền xuôi phản loạn. Vậy là yếu tố địa hình không phát huy tác dụng. Chưa kể, hai vùng nằm sát nhau, di chuyển quân dễ dàng, ận lương dễ hơn quân bình định phản loạn.
Bị đánh rát ngày đêm, đám người Kbuơ Săn và Rơ Chăm Duân liền thấy là chỉ còn đường giảng hòa mà thôi. Nhưng họ biết giảng hòa bây giờ thì phải chịu chi cái gì đó. Cuối cùng, Kbuơ Săn chịu cắt máu, dâng đứa con gái trẻ đẹp làm vợ Vương Vĩnh, phần Rơ Chăm Duân sẽ tặng một ít của nả. Hai người thống nhất thế, Kbuơ Săn tự mình qua cầu hòa.
Nghe thấy điều kiện cầu hòa, Vương Vinh cười lớn, hắn thèm loại gái mọi ấy. Nhưng đầu óc hắn như nảy số, bởi bản thân vì không biết tiết chế, đòi đấu với Minh mà khiến Sri Bai thu bớt quyền lực, giờ lại xỉ nhục kẻ có thế lực như Kbuơ Săn, khiến hắn vì thẹn mà đánh tới cùng, khiến lần này không giành được thắng lợi nhanh chóng, hao binh tổn tướng, thế thì chỉ e sau này không tài nào có cơ hội nữa. Chưa kể, Vĩnh tự thấy đây cũng là một cơ hội cho mình. Quân dưới trướng hắn hiện tại không nhiều, chỉ có đám lính miền xuôi từng theo phản loạn là tương đối trung thành, còn quân Pơtao Angin hay Vitariji đều khó sai khiến, nếu có mối hôn nhân này, biết đâu lại có thêm ít quân nữa. Thế là Vĩnh vội chạy tới, hành lễ,
- Xin cha vợ chớ trách, con cười lớn là vì vui mừng đó.
- Vui mừng!
- Cha không biết, con vốn lấy người vợ trước, sau này thất bại bị người ta bỏ, những tưởng không có người nào chịu lấy. Ngờ đâu cha vợ ngài ưu ái, gả con gái cho. Được lấy con gái một tù trưởng lớn như cha vợ, thì con còn gì mà vui bằng.
- Vậy ư! Vậy ư!
Kbuơ Săn vốn thấy Vĩnh cười lớn, tưởng là y coi thường, giờ nghe y tán dương, nịnh bợ, làm thân thì cũng khoái. Vì thế lập tức ngồi bàn việc, còn giúp Vĩnh có thêm lợi ích khi đàm phán. Kết quả cuối cùng, phe Kbuơ Săn và Rơ Chăm Duân chấp nhận đầu hàng Vương Vĩnh, thành đồng minh. Đổi lại, Vĩnh phải thực hiện lời hứa là không cho quân đội bình định phản loạn quấy rối.
Vương Vĩnh đồng ý ngay, đây là điều hắn cũng phải làm, có để thế lực của Kbuơ Săn và Rơ Chăm Duân yên ổn thì nơi này mới sản xuất lính cho hắn. Chưa kể, làm ra được tấm gương này, những tên phản loạn khác sẽ tới tìm hắn. Vĩnh chiến thắng mà về, uy vọng lên cao chót vót, Siu Kleen ít lâu trước còn hơi coi thường, giờ cũng phải ra mà hầu rượu. Vĩnh tuy trong bụng khoái, nhưng cũng biết giả tiết chế mình, khách khí với vua xứ Pơtao Angin, sắp tới còn phải nhờ lão.
Vĩnh nói ra kế hoạch, hiện tại thu phục được hai thế lực lớn là Kbuơ Săn và Rơ Chăm Duân rồi, kẻ khác sẽ dần theo về, nhưng cũng chỉ e quân địch chú ý, Dương Quốc Lộ và Hoàng Anh Minh là người mình thật, nhưng vẫn còn kẻ khác như Đan Quốc Hùng. Nay phải diễn một tí. Vĩnh lôi chiến lợi phẩm ra, đống của nả mà Rơ Chăm Duân dâng, cộng thêm của hồi môn mà Kbuơ Săn cho con gái, đưa cho Siu Klen để lão qua chỗ Dương Quốc Lộ làm vở kịch xin thần phục.
Vương Vĩnh liền đó đánh tiếng với bên Minh. Biết được những việc làm của Vương Vĩnh, Minh cũng phải khen ngợi tên này nhanh nhẹn. Cậu lập tức cho người qua tiếp nhận Siu Klen, dẫn ông ta qua gặp riêng, dạy ông ta cách ăn nói, ứng xử. Thế rồi, nhân một ngày, giả cho người báo việc Siu Kleen cho người sứ giả tới. Việc này báo ngay cho hội Dương Quốc Lộ và Đan Quốc Hùng. Hai người Minh và Dương Quốc Lộ đóng kịch một phen, triệu sứ giả vào cùng Đan Quốc Hùng dò hỏi.
Tay sứ giả nói Pơtao Angin đang bị kẹp bởi hai nước Pơtao Lia và Pơtao Anui, nhìn thấy Nam Bàn được ấm no, rất muốn học theo, nên tới xin phụ thuộc. Hùng còn hồ nghi, cả Minh lẫn Dương Quốc Lộ kẻ tung người hừng với tay sứ giả, hỏi thăm mọi thứ, khiến câu chuyện được bày ra trước mặt Đan Quốc Hùng theo hướng hợp lý nhất có thể. Cuối cùng, hai người giả làm khó bằng cách yêu cầu vua Siu Kleen phải lên chầu.
Sứ giả nhăn nhó một phen, xin về tâu vua. Tiếp đó Siu Kleen mấy lần cử người qua, lễ lạt thâm hậu đám Hùng ( Minh và Dương Quốc Lộ thì vẫn đóng giả là nhận, nhưng sau trả về để tập trung đút lót cho Đan Quốc Hùng), đại ý là Pơtao Angin thèm công nghệ như Nam Bàn triển khai, xin xỏ các kiểu. Hùng nhận quà cáp, ăn cơm chúa múa tối ngày, lên tiếng giục Dương Quốc Lộ nhận sự quy hàng, lại nói chuyện với sứ giả, đảm bảo an toàn cho Siu Kleen.
Lúc này, Siu Kleen xuất hiện, vào quỳ lạy một phen, kể nghèo kể khổ, chốt lại bằng việc thậm chí xin góp quân giúp Dương Quốc Lộ đánh dẹp quân phản loạn. Dương Quốc Lộ đồng ý liền. Kế sau đó liền cho một tì tướng thân tín tới làm tướng chỉ huy quân Pơtao Angin, đây là lấy danh nghĩa cho hợp pháp, ít lâu sau viên tì tướng báo về các chiến công đánh bại bọn Kbuơ Săn và Rơ Chăm Duân, sau đó xin chiêu hàng nơi khác. Còn thực tế, viên tì tướng chả cần làm gì, các chiến công đều là báo cũ hết.
Nam Bàn, cuối cùng được phân phối lại dưới tấm màn che, và mỗi thế lực tham gia cuộc phân phối cũng lấy được những điều mình muốn và cho là hời, nhưng tấm màn thưa đang che đậy các mâu thuẫn chỉ chờ cơ hội bay đi, phơi bày hết mâu thuẫn.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.