Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 359: Cướp biển (2)




Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến
C 8: Cướp biển (2)
Mất đi 3 con thuyền là một tổn thất khó lòng nhịn nổi, một vài người chủ bắt đầu bàn tán, nói ra nói vào. Họ đã nghe phương án bỏ chạy tán loạn mà đám lính của Ebisu đưa ra. Nếu thực hành phương án đó, có khi chỉ mất một thuyền. Những tên lính mà Ebisu cử theo cũng chỉ trích La Bảo, việc La Bảo giết người khiến chúng nó bất an. Rõ ràng, La Bảo giống như một viên tướng hơn một viên thuyền trưởng, và nếu có ông tướng chỉ huy, thì phận làm lính, con đường phải đi sẽ luôn là xung trận, ăn chém, may thì sống mà không may là chết. Bọn nó không muốn thế, ở trong quân ngũ đã thế, giờ lên thuyền tư nhân, vừa hưởng chút không khí tự do, không phải theo lệnh mà xung trận.
Họ Bùi, với tư cách là người bỏ vốn nhiều nhất, lập tức mời La Bảo qua hỏi chuyện. La Bảo thì mệt muốn chết, đem tin về báo cho quan lại Hoài Nhân, khi kể tới chuyện hỏa khí, đám người đó bâu lại hỏi đi hỏi lại không biết bao lần, suốt gần một ngày này, làm La Bảo chỉ muốn đi ngủ một giấc. Nhưng đối phương cũng là ông chủ, đành lết xác tới.
- Mệt mỏi quá hả?- Bùi Văn Đạt thấy La Bảo ngáp ngắn ngáp dài, đưa cho y cốc nước hoa quả. La Bảo mệt mỏi quá, không để ý lễ tiết, nhún vai, cầm cốc nước uống cạn, lấy tay áo quẹt miệng rồi bảo rằng cần hỏi gì thì hỏi nhanh, cậu ta rất mệt, muốn đi nghỉ. Người bên họ Bùi hai mắt như phun lửa nhìn La Bảo vì cậu ta nói năng thật vô lễ, tới Hoàng Văn Định và Hoàng Anh Tài cũng phải khách khí với anh em họ Bùi, song Bùi Văn Đạt đã lập tức vào chuyện, hỏi lý do La Bảo chọn phương thức dùng thuyền chắn đạn, khiến 3 thuyền phải bỏ lại, tổn thất lớn.
- Tôi cảm thấy phương án bản thân sử dụng là hiệu quả nhất và ít tổn thất nhất. Nếu để các thuyền tùy tiện bỏ chạy, sau khi các thuyền bị tách ra, kẻ địch có thể truy đuổi, đánh từng chiếc một.
- Kẻ địch tuy có hỏa khí lợi hại nhưng thứ đó không quá chính xác, nếu không phải 3 thuyền kia phơi người ra hứng đạn, chưa chắc đã bị hỏng?
- Ai dám nói kẻ địch chỉ có một chiếc thuyền duy nhất, và ai dám nói chúng hạ một thuyền xong là sẽ không đuổi nữa. Mất vài ngày để thuyền ta quay về bờ, chúng một mặt truy kích, đánh hỏng thuyền rồi để đồng bọn tới giải quyết nốt thì sao?
- Cái này chỉ là phỏng đoán.
- Đúng, chỉ là phỏng đoán mà thôi.
- Cậu đã làm mất 3 con thuyền chỉ vì một suy nghĩ vô căn cứ!
- Tôi đã bảo toàn phần lớn đội thuyền, dựa trên suy đoán của bản thân.- La Bảo vẫn tỏ ra cứng đầu với chọn lựa của bản thân.
Những người ngồi trong phòng tỏ ra ngao ngán trước sự cố chấp ấy, họ xì xào, khiến Bùi Văn Đạt phải ho hắng để yên lặng.
- La Bảo, tôi biếtbên làng Hồng Bàng các anh luôn tự tin là được đào tạo cẩn thận, nhưng...
- Thứ xảy ra không phải một cuộc kinh doanh, chỉ phải tính lời với lỗ, là cả một trận chiến. Các người đã trải qua chiến trận bao giờ chưa! Căng mắt trong đêm nhìn kẻ địch chèo lại gần, chuẩn bị giết sạch ngôi làng của mình, để báo tin ngay khi chúng sắp vào, quá sớm thì không tác dụng gì, quá muộn, cả làng chết. Hay như khi phải chạy qua mưa tên mưa đạn, đem tin tức tới cho mọi người, để bắt đầu trận chiến, hoặc là mang tin dữ về cho người nhà! Mọi quyết định sai lầm trong một trận chiến, sẽ phải trả giá bằng mạng sống, không phải bằng tiền đâu. Ta đã ở trên thuyền lúc đó, và ta nghĩ: nếu như lần này không cứu được tất cả về, lần sau còn ai dám đi thuyền ra khơi nữa- La Bảo đứng phắt dậy, nhìn vào mặt từng người, ánh mắt như muốn giết người khiến tất cả nín lặng- Các người ngồi đây nói chuyện rất đơn giản, vậy có giám dẫn người đi lần sau không. Ai dám thì ta nhường.
- Mi....- Vài người cứng họng, kể cả Bùi Văn Đạt
- Đúng là một tên vô lễ!- Một người lẩm bẩm, nói thay tiếng lòng của mọi người
- Thiếu gia, tiểu thư, hạng như hắn suốt ngày chỉ lo nghĩ linh tinh, chả có căn cứ gì hết, ta nên kiến nghị thay người.
- Đúng vậy, họ Hoàng...
Đống ý kiến khiến Bùi Văn Đạt ong thủ, đành ra lệnh bãi họp, mai họp tiếp. Khi chỉ còn vài người thân tín, Bùi Văn Đạt nhìn qua cô em gái, hỏi xem em gãi nghĩ thế nào.
- Em không đồng ý với La Bảo trong quyết định hi sinh thuyền để cứu người, nhưng em thấy trước mắt không thể làm gì hắn. Vì hắn đã làm thế, người dân đều cảm phục việc hắn cho bỏ thuyền mà cứu người, ta tùy tiện đổi người thì không hay. Càng tệ hơn là lần ra khơi sau, ai dám chắc chiếc thuyền cướp biển nọ không hành động như La Bảo dự đoán. Một khi đối phương làm vậy, ta mất cả thuyền cả người, mất cả lòng người, những lời oán trách của những cổ đông nhắm vào La Bảo hôm nay sẽ đổ qua đầu chúng ta đấy.
- Mẹ nó chứ. Không thể hiểu nối là chuyện quái gì nữa. Bọn người Chiêm đi quanh, rồi có thuyền cướp biển, thế này có còn cho người ta sống nữa hay là không đây!- Bùi Văn Đạt chửi một hồi cho bõ tức, rồi tính cách đối phó. Đạt tới tìm quan lại trấn Hoài Nhân, nhờ họ giải quyết tình trạng này. Bùi Văn Đạt muốn xin thủy quân Hoài Nhân xuất chiến tấn công kẻ địch, hoặc chí ít cũng lượn lờ ngoài khơi xa, để các thuyền có thể biết bản thân được bảo hộ.
Tất cả quan viên Hoài Nhân đều đồng lòng từ chối đề xuất này, họ không biết thông tin về con tàu cướp biển kia, nhưng kết hợp với việc quân Chiêm xuất hiện ngoài khơi xa, cho rằng thuyền cướp biển thực tế là quân Chiêm cải trang, dụ họ xuất kích rồi hoặc phục kích đánh ngoài biển hoặc đánh thẳng vào Thị Lỵ Bị Nại và thành Đại Định. So sánh giữa thiệt hại của đội tàu đánh cá với an nguy của cả trấn, chẳng ai ngu mà chọn phương án xuất quân.
- Họ vẫn từ chối anh ạ!- Bùi Khả Ái hôm nay cũng đi gặp gỡ những vị phu nhân, tặng lễ nhờ nói đỡ, các vị phu nhân đều khéo léo chối từ, nói là không thể giúp được. Có điều lễ đã mang tới, vẫn phải đưa cho họ, chứ đối phương nói không thể giúp, mình thu lễ lại thì trong mắt đối phương, bản thân chính là cạn tàu ráo máng, trong khi vốn dĩ đây phải là giao dịch công bằng, có làm thì mới có ăn. Bùi Khả Ái cảm khái thương nhân xưa nay luôn thiệt thòi như vậy đấy.
- Đã là thương nhân thì không bao giờ được chịu thiệt trong việc làm ăn đâu em gái ạ!- Bùi Văn Đạt lắc đầu, nó là con cháu nhà họ Bùi, không thể để vậy được
- Chứ anh định làm thế nào?
- Bọn chúng định để mình bên ta chịu thiệt, ta kéo chúng vào chịu thiệt chung, xem chúng có cuống lên không.
- Anh định làm gì?
- Em đừng quên nhờ hải sản ta mang về, trấn Hoài Nhân mới hạ được giá lương thực, nuôi nổi nhân công, nếu thiếu hải sản, giá cả tăng, ai là người chịu thiệt nào?
- Anh định ngừng đánh cá sao?- Bùi Khả Ái lo lắng can ngăn- Làm thế là lưỡng bại câu thương đấy.
- Không, việc đánh cá vẫn phải tiếp tục, chỉ là hơi khác một chút thôi.- Bùi Văn Đạt làm sao lại ngu tới mức dừng việc đánh cá lại. - Ta sẽ đánh cá ở địa phận Tân Bình.
- Đúng ha!- Bùi Khả Ái vỗ lên trán, biển cả mênh mông, không có chốt chặn, họ đi đâu mà chả được. Sang tới vùng biển Tân Bình, cách xa Chiêm Thành như vậy, đối phương tất nhiên không thể nào vượt biển tới đó đánh họ. Mà ở vùng biển Tân Bình, làng Hồng Bàng có đủ sức ảnh hưởng để hai bên hợp tác.
Họ Bùi hành động ngay, một mặt vẫn tìm cách xin hỗ trợ của quan lại Hoài Nhân, một mặt thông tin cho các cổ đông và cả làng Hồng Bàng. Kiệt nhge chuyện, cũng thấy điều này là bất khả kháng, chấp nhận cho bên họ Bùi đưa thuyền tới vùng biển quanh Tân Bình để đánh bắt xa bờ. Dù sao trong tương lai cũng phải khai phá, thôi thì cho khai phá trước một chút vậy, thậm chí, Kiệt nghĩ có thể đề nghị đối phương tiến vào cả vùng biển xa bờ của Thuận Hóa luôn. Không chi để đánh bắt, còn thuận tiện do thám đường đi lối lại các thứ.
Để họ Bùi và những cổ đông của các thuyền cá an tâm, Hoàng Anh Kiệt để chú Hoàng Văn Đình đi liên lạc với Lý Tuấn- kẻ năm xưa giúp làng Hồng Bàng đánh cướp biển. Lý Tuấn khi xưa nối nghiệp cha, đảm nhiệm thủy quân Nam Bàn, sau này làng Hồng Bàng hỗ trợ, y mua được tới chức phó tướng thủy quân Tân Bình, chuyên môn phụ trách phần phòng thủ bờ biển, dưới tay có 1000 lính và 20 thuyền chiến các loại.
Công việc này nói thực là vất vả, thường xuyên phải tuần tra các vùng biển gần xa, kể cả khi sóng to gió lớn, hay lúc nắng cháy da,... mà cơ hội lập công thì ít, bởi cướp biển dạo gần đây không còn xuất hiện rồi thì việc này không thể thường xuyên tiếp xúc các thương nhân để mà vớt chất béo, không có tiền của để đút lót, e rằng trong 10 năm tới Lý Tuấn ngồi yên tại vị trí này.. Đây cũng là bởi Lý tuấn dựa vào quan hệ với họ Hoàng, lên chức quá nhanh, thậm chí khiến vài người con cháu của những vị tướng lĩnh bị đình trệ tiến độ thăng tiến, nên các tướng lĩnh khác gõ y một chút.
Lý Tuấn biết điều này, nhưng cha y đã chết, có câu con có cha như nhà có nóc, không còn nóc nhà, mưa gió trút xuống là phải chịu. Còn may hồi đó có thể tạo lập quan hệ với họ Hoàng, coi như kiếm được một chút bồi thường, họ Hoàng phát triển nghề đi biển rất mạnh rồi sẽ có lúc hai bên tìm tới nhau. Lý Tuấn đoán không sai, rất nhanh sau đó, y được Hoàng Văn Đình, chú của Kiệt tới tìm, giới thiệu y làm quen với Mã Văn Phong. Mã Văn Phong thay hai đứa cháu tới găp Lý Tuấn đề bàn trước với Tuấn việc bảo hộ đội thuyền đánh cá. Ở gần Tân Bình có một vài đảo nổi nhỏ, nếu đoàn thuyền gặp cướp biển hoặc nguy hiểm cứ lao tới đo tạm lánh, đốt lửa lên báo động cho quân Lý Tuấn tới ứng cứu. Có mối làm ăn tốt như vậy, Lý Tuấn nhận ngay. Nếu không có người Chiêm quấy rối vậy thì chính là ngồi không nhận tiền, bởi đằng nào bản thân cũng phải đi tuần tra, còn như có giặc Chiêm tới hay là bọn cướp biển có hỏa khí tới tìm, thì chính là có công lao để lên chức.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.