Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến
C 14: Thăm dò (1)
Sau ngày kỷ niệm, Kiệt và Minh còn phải ở lại làng chừng một tháng, để gặp gỡ, thăm hỏi các gia đình thương binh, tử sĩ. Trên sân khấu, giữa chốn đông người, chỉ có thể nói chuyện vui để khích lệ sĩ khí, nhưng những người mất đi người thân, bị tàn tật, có thể vui mãi sao. Họ cũng có những chuyện buồn, những điều cần hỗ trợ, những khó khăn trong cuộc sống mà trong không khí vui tươi của lễ kỷ niệm, họ không tiện nói ra. Minh phụ trách đi thăm hỏi động viên trong khi Kiệt ngồi cùng vài trợ lý để xem xét các lời nhờ vả.
- Bà mẹ của Trần Chế sắp chết, ông ta mong muốn có thể tổ chức một lễ tang lớn, hôm trước bà mẹ ra xem ngày kỷ niệm, thấy dàn nhạc ta mời về, cứ muốn trong tang lễ của bản thân dàn nhạc như hôm nọ.
- Bà ấy chơi sang vậy!- Minh và Kiệt nhìn nhau mà cười. Những người này nghĩ quá đơn giản, chưa nói tới số tiền khổng lồ bỏ ra để mời đoàn nhạc, chỉ riêng lý do mời họ tới, e cũng không được. Biểu diễn trong một ngày kỷ niệm trọng đại, những nhạc công có thể chấp nhận, đánh đàn đám ma thì hoặc phải thân phận thế nào hoặc phải chồng vàng lên mà trả.
- Cử người đi nói chuyện rõ với bà cụ để họ liệu cơm gắp mắm.
- Vâng!
- Về chuyện Đào Bản, người bị thương mù hai mắt, hiện đang học nghề nuôi chó săn của lão Hữu, ông ta viết đơn gửi mình để xin có đơn đảm bảo vay vốn.
- Vụ này giao cho các quỹ chứ, sao lại hỏi mình?
- Quỹ thương binh và quỹ làng hiện đang cho vay khá nhiều người nên chưa xét được tới trường hợp của người ấy. Có câu giàu hai con mắt khó hai bàn tay, mắt hỏng cả hai, làm gì cũng khó, thu hồi vốn sẽ rất chậm,...
- Bên ta có thể hỏi thăm, xem xem mô hình họ định làm là gì, hướng dẫn thêm, nhưng tuyệt không được vượt quyền, tùy ý ép buộc các quỹ cấp tiền.
Kiệt nhắc nhở. Cái gì tới dễ quá cũng không biết quý trọng. Trong thế giới cũ, Kiệt từng xem trên TV kể về các trạm dừng cao tốc, một trạm dừng do nhà nước cấp vốn thì nhanh chóng ngừng hoạt động sau một thời gian, một trạm dừng do tư nhân bỏ vốn vào thì hoạt động hiệu quả, bởi khi chịu sự quản lý của tư nhân, tất phải chi li, tìm mọi cách sinh lợi nhuận, và như thế cũng phát triển.
- Cậu Kiệt, bên ngoài bờ biển phát hiện có thuyền tới. Là thuyền của Lý Tuấn. Hiện đang hướng vào bờ. Kiếm Hiệp Hay
- Lý Tuấn tới sao?- Kiệt nhíu mày- Anh Minh biết chưa?
- Dạ, có báo cáo cho cậu Minh rồi!
- Thuyền khoảng bao lâu sẽ cập bến.
- Có lẽ là tầm nửa canh giờ nữa.
- Đã biết! Cho chuẩn bị một chút, khi họ còn 10 phút sẽ tới thì báo.
- Vâng
Phần biển của làng Hồng Bàng khá nông, thuyền lớn không đi vào, nên tới khoảng cách nhất định phải đi thuyền nhỏ vào. Có 5 con thuyền nhỏ tiến vào bờ biển. Kiệt nhìn là biết có vấn đề gì đó, Lý Tuấn làm sao phải trịnh trọng tới vậy. Với quan hệ của 2 bên, y thường tạt vào, nhờ dân làng đi thuyền ra, lên thuyền lớn trông thuyền hộ, để y và binh lính vào làng nghỉ và ăn nhậu. Kiệt vội cho người gọi bá hộ Đào ra. Kiệt và Minh tuy là người có quyền đưa ra quyết sách, nhưng đó là với nội bộ thôi, còn trước mặt người ngoài vẫn nên để bá hộ Đào Văn Xuân, cái này cũng giống như cơ chế Đảng và chính phủ vậy.
- Tướng quân Lý Tuấn!- Bá hộ Đào Văn Xuân tiến ra chào hỏi,
- Đây là bá hộ Đào Văn Xuân, hương trưởng, là người đứng đầu trong làng này. Lão Xuân, đây là một viên tướng nhận nhiệm vụ quan trọng tới từ tận Hồng Giang, lão tiếp đón cẩn thận.- Lý Tuấn chỉ tay vào Đào Văn Xuân, đầu tiên nói tiếng Hoa sau lại nói lại bằng tiếng Việt, cha hắn là dân Hoa nên Lý Tuấn nói sơ được, sở dĩ nói tiếng Việt là để đám Kiệt nghe được, liệu mà xử sự. Người hắn giới thiệu là tướng lĩnh tới từ Hồng Giang có 2 người, một nam một nữ. Nam tầm 30 tuổi, nữ tầm 16 tuổi.
Người nam gật gù, dùng tiếng Hoa trả lời, bảo rằng họ muốn ở đây nghỉ hai ngày, nếu Tuấn có việc cần tuần tra bên ngoài cứ việc đi, chỉ cần 2 tới 3 ngày nữa tới đưa họ đi tới Hoài Nhân là được. Ngoài ra, có tên phiên dịch xuất hiện, dịch từ tiếng Hoa ra tiếng Việt, không cần Tuấn phải truyền đạt hộ.
- Dạ!- Lý Tuấn chắp tay tỏ ra hiểu, qua nói với Đào Văn Xuân chuẩn bị nơi nghỉ cho khách quý.
Bá hộ Đào Văn Xuân lập tức dẫn đường, đưa mọi người qua nhà khách của làng, là nơi để quan lại hoặc các nhân vật lớn như họ Bùi qua thì nghỉ ngơi. Làng Hồng Bàng phát triển, phải giao thiệp các thế lực lớn, cũng cần có tiện ích hợp lý. Đoàn người tiến vào trong nhà nghỉ, nơi này cơ bản có thể ở được, Đào Văn Xuân xin phép cho lau dọn qua vì có chút bụi, bởi cũng lâu chưa đón khách quý.
Hai người kia cũng không làm khó, chỉ ngỏ ý muốn đi quanh làng cho biết, với cả ngồi thuyền cũng lâu, muốn đi lại một chút. Đào Văn Xuân liếc qua Kiệt và Minh, được sự gợi ý, liền bảo hai thằng nhận nhiệm vụ chọn lấy người để đưa khách đi thăm quan. Hành động này tuy nhanh, song không qua nổi con mắt của hai người khách quý nọ.
- Hình như hai kẻ kia mới là nhân vật có sức ảnh hưởng?
- Chúng còn trẻ, nhưng không tầm thường. Nhìn tay của chúng xem, có vết chai của việc luyện võ, cơ thể nhìn bên ngoài không có gì, nhưng ta đảm bảo có cơ bắp đàng hoàng, chưa kể thần thái thong dong như vậy,... Nếu ta nhìn không nhầm, bọn này đã từng giết người hoặc cầm quân.
Hai người không dùng tiếng Hoa, mà dùng tiếng Cao Câu Ly nói chuyện, tránh có kẻ hiểu được. Phiên dịch họ dùng, cũng chỉ biết tiếng Hoa và tiếng Việt. Hai người đó chính là Lý Vĩnh Khuê, con thứ hai của Lý Đại Thủy và Lý Huệ Trân, người cháu gái nghịch ngơm của Lý Đại Thủy. Lý Đại Thủy lệnh con trai đi về phía nam xem xét trước các chiến trường, từ Thuận Hóa, Tân Bình tới Hoài Nhân. Chỉ nắm rõ địa lý, thời tiết, hải đồ, dòng nước,... thì mới có thể lập trận tốt nhất. Vốn dĩ chỉ Lý Vĩnh Khuê đi, ai ngờ Lý Huệ Trân lại tiếp tục giở trò, lén đi theo. Tới khi Khuê phát hiện cháu gái theo đuôi, cũng muộn, đã gần tới Thuận Hòa, đành một mặt viết thư báo tin bình an, mặt khác kiểm soát đứa cháu gái không biết trời cao đất dày của mình
Kiệt cho vài người đi dẫn đường, thực tế làng Hồng Bàng cũng khá bình thường, không cần ẩn nấp gì quá ghê gớm, những thứ quan trọng như hỏa khí hoặc vũ khí đều cất cẩn thận ở những chỗ có khóa, ghi là nhà kho. Mà không chỉ cho vào nhà kho, còn cất dưới hầm, đối phương khó mà tìm ra chứng cứ gì. Hai chú cháu Lý Vĩnh Khuê đi dạo một vòng, tuy hai chú cháu đều có năng lực quan sát rất mạnh xong vốn là người lạ, chả thể thâm nhập sau, cưỡi ngựa xem hoa như này chỉ thấy làng Hồng Bàng là một nơi thanh bình, nam cày nữ dệt, không khí nhộn nhịp,...
Cả hai quyết định quay về nhà nghỉ để chuẩn bị công việc. Mấy ngày qua đi dọc bờ biển Tân Bình xem xét, do sóng vỗ, chỉ có thể vẽ sơ qua, giờ lên đất liền nghỉ ngơi, tiện thể vẽ lại. Đang đi, cả hai chợt thấy một cảnh, bà mẹ cầm roi vụt đít một đứa bé gái, con nhỏ sợ hãi chạy, rồi tới chỗ họ chạy vòng quanh để né bà mẹ và cây roi.
- Này, thím Lim, đây là khách quý trong làng, hai mẹ con thím đừng có rớ tới.
Bị nhắc nhở, người mẹ nhăn nhó chỉ vào đứa bé gái nước mắt ngắn nước mắt dài. Lý Huệ Trân nhìn con bé trông hơi bẩn thỉu do chạy trốn, nước mắt nước mũi tèm lem, nhưng kháu khỉnh, liền thích thú bế nó lên xem xét, tiện thể hỏi lý do nó bị đánh. Gọi là tiện thể, bởi thực tế Lý Huệ Trân cũng không quá quan tâm, thân là thiên kim tiểu thư nhà họ Lý, cô nàng từng thấy những nữ hầu đánh con gái họ ác hơn chỉ vì làm sai việc.
- Là vì con nhỏ không chịu đi học, cứ muốn đi chơi nên mẹ đứa nhóc mới cáu và đánh nó?
- Đi học, đi học gì?
- Học chữ. Con nhỏ năm nay đã 6 tuổi, phải đi học.
Lời này làm 2 chú cháu tò mò. Đi học xưa nay là đặc quyền của người có tiền, người mẹ nhìn chân lấm tay bùn thế kia, sao có thể? Người dẫn đường cũng vô tư giải thích rằng tại Hồng Bàng, hễ có cha hoặc mẹ là người làng, hoặc có mối quan hệ thân thiết nào đó, khi đủ 6 tuổi sẽ được cho đi học. Thậm chí là cưỡng chế phải đi học tới khi 16 tuổi.
- Các người dạy gì ở trường?
- Cái này là do chương trình học theo độ tuổi. Chủ yếu là dạy viết chữ, làm toán và một số môn học tự chọn để sau này các cháu đi làm việc tốt hơn, như dệt may, làm nông,...
- Mấy nghề vớ vẩn đó mà cũng phải học sao?
Người dẫn đường nọ toan cãi gì đó thì bị ngăn lại bởi một người khác. Chỉ một cái lừ mắt, người dẫn đường vội im bắt, người vừa chặn anh ta là thuộc tổ tình báo dưới trường Hoàng Văn Tâm. Người này thấy tên này chuẩn bị cãi cõ, thì ngăn chặn, vì nói nhiều có thể lộ. Đối phương đến từ Hồng Giang, đầu não của quân Đại Hoa cai trị Nam Giao Đô Ty, làng Hồng Bàng phải chú ý.
- Vậy cho bọn ta tới trường xem qua một chút được chứ!- Lý Vĩnh Khuê lên tiếng. Hắn nghi ngờ không biết tại sao có kẻ phải ngăn tên kia nói, nên quyết tâm tới xác thực
Lần này, không có sự ngăn cản nào. Trường học dạy những thứ hợp pháp, chữ viết, toán học và mấy bài học về vật lý, hóa học,... cơ bản thì có gì có thể khiến người ta chú ý tới. Hai chú cháu Lý Vĩnh Khuê có căng mắt tìm tòi, cũng chỉ thấy được từng ấy thứ. Dẫu thế, họ tìm được một vài thứ tốt, những tờ giấy cực tốt. Chúng được sản xuất để in ấn sách cho trẻ em, và nếu giữ tốt có thể tồn tại chục năm, chuyển qua lại các thế hệ, giống như các bộ sách giáo khoa trước thời kỳ cho phép tư nhân tham gia soạn thảo và in ấn.
- Còn loại giấy này không?
- Chúng tôi rất hân hạnh phục vụ các vị!- Giấy tốt bên họ cũng dự trữ sẵn, nhất là gần đây phải đi vẽ hải đồ cũng là lấy giấy tốt để làm.
"Bạn thích thể loại lĩnh chủ. Nhưng chán ngán với main hồ biến ra bá đạo binh chủng, chỉ tay cái là thần cấp kiến trúc....
Hãy đến với Hy Tuyệt Truyện 8: Thần Chiến
Nơi đây chỉ có làm mới có ăn. Cũng là một quyển chiến tranh nhiệt huyết nơi vạn tộc san sát. Văn minh như sao cùng nhau va chạm cùng nhau tỏa sáng.
Ngoài ra còn sẽ có chút ít sinh tồn, hài nước cùng chút xíu cơm tró. "