ĐƯỜNG LÊN BIÊN GIỚI
Ngày
20 - 10 - 1978 đơn vị Đoàn 860 QK5* vẫn sinh hoạt bình thường, chúng tôi vẫn ra
thị trấn Phú Tài (nay là phường Trần Quang Diệu - Thành phố Quy Nhơn - Bình Định)
mua củi và chở về cho chị nuôi, (không hiểu sao nhà bếp toàn là nữ, chuyện này
có nhiều điều bí mật lúc nào sẽ kể…) hoàn toàn không biết rằng chiều nay lúc
hai giờ sẽ hành quân về biên giới Tây nam, và thật ra hồi đó chúng tôi cũng
không nghe gì về tình hình biên giới và mối quan hệ Việt Nam - Căm đang xấu đi.
* QK: quân khu (BTV Gác Sách)
Ngủ
dậy lúc một giờ và vẫn công tác bình thường, tôi được phân công chất lại đống củi
ban sáng mua về. Đang nghỉ giải lao thì nghe báo động, nhanh chóng chạy về C
mang ba lô tập hợp trên sân D. Một đoàn xe Zin130 dính đầy đất đỏ Bazan từ từ
vào cổng… Điểm danh… Lên xe… Khởi hành…
Ra
đến ngã ba Phú tài (giao lộ giữa QL1 và Đường xuống TP Quy nhơn về hướng đông)
tôi nhìn thấy ông cụ thân sinh tôi và cô ấy… (các bác đừng hỏi thêm nhé) đang
đi về hướng đơn vị tôi ở cũ, tôi chỉ kịp kêu tiếng “Cha ơi… Cha” và vẫy tay
nhưng không ai thấy, vì xe chạy khá nhanh (quên mất kêu tiếng Em ơi đến giờ vẫn
ân hận mãi). Ra đến cầu Bà Gi xe quẹo trái về hướng QL19 lên Tây Nguyên.
[Chúc
bạn đọc sách vui vẻ tại www.gacsach.com -
gác nhỏ cho người yêu sách.]
Xe
vượt đèo An Khê, và đây là lần đầu tôi biết đèo là gì… Xe vượt đèo Mang Giang
và nghỉ chân trên đỉnh đèo ăn cơm chiều lúc năm giờ, ánh nắng đã nhạt dần và
tôi bắt đầu cảm thấy lạnh. Bữa chiều là một nắm cơm vắt ở giữa có miếng thịt
heo kho mặn, và thật tình chúng tôi cũng không ăn được vì đang trong trạng thái
bồn chồn... Cơm xong xe chạy tiếp, lúc này tôi mới ngoái cổ nhìn về hướng đông
quê hương Bình Định của tôi... chỉ còn là làn sương mờ giữa núi rừng trùng điệp...
Đến thị xã Gia Lai khi thành phố đã lên đèn và nhìn thành phố với cảnh tấp nập
của nó mà hồi tưởng lại tối hôm qua... Xe quẹo trái và chạy thẳng, trời Tây Nguyên
âm u tĩnh lặng đến lạ lùng chỉ còn tiếng xe bon… bon và những tiếng thở dài lo
âu, xe lại quẹo phải và chạy trên những con đường đất đỏ bụi mù (QL19) xe này
không thấy xe kia dù chỉ cách nhau vài chục mét, chúng tôi vượt qua Chư Prông,
nông trường trà Bàu Cạn... và màn đêm bao phủ khi xe tiến về hướng Đức Cơ, đến
khoảng chín giờ tôi xe chúng tôi dừng lại, trăng qua rằm đã mọc qua những ngọn
cây thấp, xuống xe tại sân bóng đá của trung đoàn 95 điểm danh và phân chia trại
theo từng B, trại là những lều bạt quân sự được căng dây ở các hướng, thấy có vẻ
chật chội tôi ra ngoài trại để cột võng nằm, đâu biết rằng khoảng nửa đêm sương
xuống, con sẽ biết lễ độ thế nào là cái lạnh của xứ sở cao nguyên, nửa đêm lạnh
quá tôi không thể chen vào trại được nữa và lững thững đi về nơi có ánh lửa,
thì ra đấy là nơi mà anh em Đoàn 860 đưa quân lên Tây Nguyên, đang “gác” chúng
tôi. Các anh nhường chỗ cho tôi nằm canh đống lửa và chỉ năm phút sau tôi không
biết gì nữa, căn bệnh này vẫn còn duy trì mãi cho đến bây giờ. Đêm đầu tiên ở cao
nguyên..
Sáng
hôm sau thức dậy, em mới biết thế nào là rừng, rừng ơi là rừng... Tám giờ sáng
mà màn sương còn bao phủ cả doanh trại, nhìn dòng suối chảy qua thấy nó bốc
khói “hiện tượng hóa học gì đây?” Chả quan tâm. Cả đội hình vệ sinh sáng ngay bờ
suối... tán dóc… chờ đợi... chả thấy cơm nước gì cả.
Thiếu
tá Tạ Như Quỳnh (không rõ lúc đó ông là Chính ủy hay P. chính ủy eBB95?) đến gặp
gỡ và nói chuyện, chắc các bác cũng hiểu ông nói cái gì rồi, và em thích nhất
câu “Tỉnh Nghĩa Bình là địa phương có truyền thống đấu tranh cách mạng, trung
dũng, kiên cường… Oai chưa (Nghĩa Bình là tỉnh cũ bao gồm tỉnh Quảng Ngãi và
Bình Định ngày nay).
Nghi
thức bàn giao quân... vovanha@ ngày nay thuộc đơn vị trinh sát. Do những đặc điểm
như sau: Mắt to, người to, vạm vỡ (dân biển mà) đẹp trai nhưng hơi đen (dạ con
biết thân phận con) trình độ văn hóa trên chuẩn (thật 100%) (anh em nào không
tin tôi miêu tả xin PM cho bác TQ Nam; Thanglong69… để biết thêm chi tiết) Từ
ngày đó cuộc đời em là lính trinh sát cho đến ngày em giã từ vũ khí. Phân bổ
xong là cuộc hành trình về các đơn vị một quãng đường khá xa để về F bộ 307
nhưng cứ thắc mắc là tại sao cơm chưa có... Trên lưng ba lô với đủ thứ đồ chơi
của thằng lính lẽo đẽo vượt qua các cánh rừng cao su Đức Cơ do các chị em của
Trung đoàn 746 trồng, sao bộ đội nữ ngày ấy em nào cũng hình vuông trông dễ
thương cực, chị em nhìn cánh bộ đội hành quân ngang qua cứ hỏi ở tỉnh nào? Và lắc
đầu thất vọng, vì chị em quê ở Bình Trị Thiên. Đến một doanh trại bộ đội thì giải
lao hình như anh em vừa mới ăn cơm xong, thau chậu chưa kịp dọn, lính nhà ta
vào kiếm nước uống thấy còn ít cơm dư, canh dư... chơi luôn, một anh chơi được
cả đội hình chơi được và thế là trong chớp nhoáng thau chậu của đơn vị này anh
nuôi buổi chiều khỏi phải rửa.
Khu
F bộ nằm trong một ngọn đồi bằng lăng khá lí tưởng, cảnh quan đẹp, thoáng mát,
những dãy nhà tranh ba gian thưng bằng tre gọn ghẽ, tươm tất, nhưng không thấy
lính nhà ta, lát sau thấy một số anh em đi tới hỏi chuyện thì biết cả Sư đoàn
đã vượt sang bên kia biên giới, và đây là số anh em bị thương nay ra viện chờ
trở về đơn vị cũ, trong này có một số anh trinh sát F... chuyện nhỏ, chuyện to,
chuyện gánh gồng đua nhau mà kể.
Buôi
chiều thấy anh nuôi của d3 e95 mang đến một nồi cơm to tướng (nồi quân dụng) và
chia cơm, lính mới phải lấy nón cối mà đựng cơm vì anh nuôi bảo các đơn vị đi hết
rồi không còn ai nên cố gắng khắc phục (lần đầu tiên có thêm vốn từ vựng khắc
phục). Trên nón cối ngày ấy không anh nào không ghi một câu nào đó cho có vẻ đời
chút xíu, chẳng hạn như: vovanha HT 5a3872 Phú Tài (trí nhớ tôt lắm đó các bác)
hoặc có anh ghi: Nhớ Mẹ, chưa vợ 100% (cái này không có tương đối thì phải). Một
buổi cơm đầu tiên của đời lính báo hiệu một cuộc đời binh nghiệp với bao nỗi
gian truân. Chiều tối một chiếc xe DOG chở hàng đến không gì ngoài súng AK, cuốc
xẻng, tăng đi mưa... có anh thì nhận xẻng, anh thì súng... có cái này thì không
có cái kia vì là tải hàng chứ không phải là cấp phát. Tôi với truyền thống đạo
đức của cha ông để lại được nhận khẩu AK mới tinh còn nằm trong bọc giấy dầu, vất
vả cho đêm ấy phải dùng nước sôi để lau chùi cho sạch vết dầu súng… Đêm tĩnh lặng,
xa xa nghe tiếng súng từ biên giới vọng về chỉ cách 5 km. Nằm miên man nghĩ mọi
thứ về ngày mai lên biên giới, với bao điều mới lạ, và bệnh nằm xuống là ngủ
như chết đã đưa em qua giấc ngủ thứ hai của đời người lính lúc nào không biết.
Khái
quát từ Quy Nhơn theo đường 19 lên Đức Cơ quan K tới Preah Vihear.
Thị
trấn Phú Tài, bây giờ thuộc TP. Quy Nhơn, nơi đoàn 860 đóng quân (bên phải hay
trái bác VVH?) đi chợ.
Và ngã ba chia tay, nơi bác VVH thoảng thốt “Cha...
cha...” mà quên kêu “Em... em.”
Qua
cầu Bà Gi, quẹo trái, theo đường 19 lên Tây Nguyên...
Nông
trường Bàu Cạn, Chư Prông, nơi bác VVH qua là Tân Lạc - Thị trấn Chư Prông ở dưới
một chút (đã kiểm tra trên Gúc). Và bác vovanha trải qua 1 “đêm rừng Đức Cơ,”
đó là nơi bác ấy chuẩn bị “vượt biên.”
Sáng
ngày 22/ 10/ 1978 cuộc hành trình của người lính biên giới Tây nam bắt đầu. Được
lệnh thức dậy từ rất sớm, chuẩn bị xong xuôi mọi thứ, anh nuôi mang cơm đến
theo chế độ một nóng cộng một lạnh (ăn nóng tại chỗ và mang theo cơm vắt), cũng
đói quá do mấy bữa trước ăn uống thất thường, hơn nữa trước giờ vượt biên sang
ngoại quốc nên chế độ cũng hơi cao chút, không một lời bàn tán trong bữa cơm, tất
cả đều biết rằng lát nữa đây mọi thứ đều có thể xảy ra…
Tập hợp... Quán triệt một số điều
trên đường đi, đến lúc này mới biết rằng chiến tranh đang đến rất gần, chưa đầy
5 km sáng nay xe về nhận quân còn kiêm thêm việc đưa tử sĩ của đồn biên phòng
23 công an NDVT bị địch tập kích tối qua. Khẩu AK mới tinh và ba băng đạn quàng
lên vai... Xuất phát.
Những
anh em có súng đi trước cùng với anh em lính cũ dẫn đường, còn lại đi sau cự li
20 m mỗi người và phải duy trì trên suốt chặng đường. Quốc lộ 19 mùa mưa quá xấu
không thể đi bộ được, hơn nữa để giữ bí mật toàn bộ đội hình phải xuyên rừng. Rừng
Đức Cơ cây bằng lăng khá nhiều, những thân cây bạnh gốc đứng sừng sững cả một
cánh rừng, đoàn quân chậm rãi tiến về biên giới. Đi được khoảng hơn một giờ thì
đến biên giới giữa hai nước, ghé vào đồn 23 nghỉ giải lao chứ không dám ở ngoài
rừng vì chúng mới đánh bọc hậu tối qua, được lệnh không đi theo trục QL19 vì có
khả năng địch đang phục, nên phải cắt rừng đi tiếp, lần đầu tiên mang nặng trên
vai đi đường dài ai cũng thấm mệt, lưng áo đã ướt đẫm, đang đi bỗng chốc súng nổ
chát chúa và đạn băng qua đầu, lính công binh f309 đi mở đường gặp địch nổ súng
cách đội hình khoảng 200 m, phân tán đội hình vào các gốc cây và các anh em
lính cũ quan sát để bắt liên lạc với f309 tiếng súng càng lúc càng lùi dần về
phía đội hình thì ra anh em c15 công binh của e31 bị địch vây đánh, mười lăm
tay súng cả cũ và mới chuẩn bị, nhưng may quá địch không dám tấn công thêm nữa
vì nó biết đã gần ra đường 19. Buộc phải quay lại biên giới chứ không thể đi được
nữa, tất cả vào các vị trí chiến đấu của đồn 23 chờ lệnh trên. Khoảng hơn một
giờ sau thấy có bộ đội xuất hiện phía trước và anh em CANDVT* ra hiệu bình tĩnh
vì F cho một c của e95 mở đường về biên giới, sau này mới biết là e31 đang di
chuyển quân từ Đức Cơ sang để chuẩn bị đánh điểm cao điểm 328 bắc đường 19, may
quá chừng, đội hình bám theo anh em 95 đi dọc theo đường 19, khi qua ngầm Ô Gia
Đao (Phum Kampa Du 2 có dòng suối cắt qua đường 19) một cảnh tượng quá sốc khi
thấy có tám tử sĩ đã bỏ trong bọc ni lông để nằm kề bên suối chờ xe thông đường
chở về nghĩa trang Đức Cơ, đây là trận địa pháo của mặt trận chi viện cho các
đơn vị nhưng cũng bị địch tập kích liên tục, chúng đánh theo kiểu đeo bám tới
cùng. Đơn vị trinh sát của f307 nằm ở Pu nhai nam đường 19 cạnh E bộ E95, lực
lượng đi phối thuộc cùng e95 khoảng mười lăm người phụ trách là anh Trường c
trưởng, thấy lính bổ sung cho đơn vị anh có vẻ vui hẳn lên dù không nhiều lắm
chỉ hai mươi anh em, anh khẩn trương phân tán về các hầm vì mới ngày hôm qua nó
cối vào đây làm bị thương một anh lính năm 1976 do chủ quan. Lúc này tiếng súng
gần như nổ xung quanh liên tục, và thỉnh thoảng pháo 105 của trận địa pháo bên
cạnh nhả đạn, toàn bộ đơn vị đều trú ẩn trong hầm và khi có chuyện thì ra hào
chiến đấu hoặc nếu pháo kích thì chui vào hầm chữ A. Đang là mùa mưa nên hầm bị
ngập nước anh em phải chặt cây bó thành bó bõ xuống mặt hầm để di chuyển qua lại.
Ổn định xong thì anh em được lệnh nghỉ ngơi, anh nuôi nấu thêm mấy xuất cơm chứ
không dùng cơm nắm và món ăn đầu tiên đời lính biên giới là thịt bò hộp Trung Quốc
loại 400 g và canh thịt gà hộp nấu với lá giang rừng. Cả buổi chiều phải mấy lần
chui xuống hầm vì nó bắn cối vào xung quanh đơn vị. Chiều đến ăn cơm sớm và
phân công gác đêm, ưu tiên cho lính mới được nghỉ sau một chặng đường dài vượt
biên ra ngoại quốc. Và đêm ấy là đêm đầu tiên ngủ hầm, giấc ngủ được ru bằng những
tiếng nổ của các loại đạn nổ xung quanh…