PREAH VIHEAR - HÀNH TRÌNH CUỐI CÙNG CỦA
NĂM CANH THÂN.
Rời
biên giới, chúng tôi đi về hướng nam của tỉnh Preah Vihear. Bám sát các dấu mòn
của chúng đi, để tìm điểm đến của chúng. Suốt ba ngày hành quân, không gặp lực
lượng nào của chúng. Có lẽ chúng biết đã bị lộ và ngưng các cuộc chuyển hàng.
Giới
thiệu sơ qua về địa giới hành chính của tỉnh Preah Vihear:
Preah
Vihear có bảy huyện.
+
Phía bắc là huyện Choamkhsan giáp với biên giới Thái (huyện này giáp với Tbeng
Meanchey về hướng Nam, Nam – Tây nam giáp với Kulen, Nam – Đông nam giáp với
Chhep).
+
Phía Tây là huyện Kulen.
+
Phía Đông là huyện Chhep và Cheysen (giáp với tỉnh Stung – treng).
+
Cực nam của tỉnh là huyện Sankung Thmey và Rovieng (giáp tỉnh Congpong Thom).
Như
vậy nhìn toàn cục thì huyện Tbeng Meanchey là huyện trung tâm, giáp với sáu huyện
còn lại của tỉnh, và là thủ phủ của tỉnh Preah Vihear.
Qua
theo dõi và quan sát, thì hàng hóa chúng đều chuyển về hướng Nam, trọng tâm
theo ranh giới giữa các huyện Tbeng Meanchey – Cheysen và Rovieng…
Địa
hình ở đây khá hiểm trở là nơi giáp ranh nhiệm vụ giữa đoàn 5504 (Bác
Bmtthaoanh) và của f307 nên việc quản lí tình hình có phần lỏng leỏ hơn tuyến dọc
biên giới.
Các
Phum sau đây là nơi tiếp nhận hàng của chúng: Phumi Pouthi, Bahar, Phumi Sre
Prang, Phumi Prame (huyện Tbeng Meanchey), cách các Phum này chừng vài cây số dấu
mòn của chúng dày đặc với số lượng người đông.
Kho
chứa của chúng là tại vị trí cách Phum Sre Thum (huyện Rovieng) chừng hơn 2 km (gần
giao lộ 7 vào huyện Rovieng). Từ đây chúng phân phát về Congpong Thom thuộc mặt
trận 479 (gần vị trí của E Gia Định)…
Vì
gần giáp Tết, BTM sư đoàn lệnh cho đơn vị hành quân, tiếp cận với đường số 7 từ
Congpong Thom lên Preah Vihear, đón đoàn xe chở hàng Tết từ bên nước qua.
Sau
khi BTL sư đoàn liên lạc với các đơn vị thuộc MT479, chúng tôi chốt tại khu rừng
cao su giáp ranh giữa tỉnh Congpong Thom và Preah Vihear.
Trưa
ngày 27 Tết, đoàn xe bên nước qua và chúng tôi theo đoàn xe về cầu Cháy.
Dọc
theo đường các đơn vị của 29 và 94 đã chuẩn bị Tết khá kĩ. Lá chuối, lá dong rừng
đang được phơi dọc theo đường. Các đơn vị đều có phong lan treo trước doanh trại.
Lần đầu tiên thấy anh em bảo vệ đường tung thuốc lên xe…
Do
tình hình ta làm chủ chiến trường, sự thông thương giữa các đơn vị thông suốt
nên phải nói là năm 1981 (Tân Dậu) chúng tôi đón Tết quá là sung túc và đầy đủ.
Chiều
28 Tết chúng tôi về đến F bộ tại ngầm Saem. Sau nhiều năm cả đơn vị không tập hợp
đông đủ vào dịp Tết, BTM sư đoàn cho phép rút các đơn vị trinh sát f đi phối
thuộc với các E về doanh trại ăn Tết.
Sắc
trời đang chuyển mình vào xuân… vẫn là những cái nắng mùa khô. Ban đêm cái lạnh
đến nao lòng… Cái thời điểm kì diệu của mùa xuân khiến tâm hồn người ta bừng
lên sự sống mới. Tô điểm cho cảnh đẹp mùa xuân vùng cực bắc là loài hoa gạo đỏ
sặc sỡ... Mùa xuân vẩn là mùa đem tới sức sống mới cho vạn vật, trong đó cũng
có cả những người lính như chúng tôi. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi, len
qua từng chiếc lá, cành cây, ngọn cỏ. Hơi xuân lướt nhẹ nhàng qua từng cánh
thư… như đã từng lướt nhẹ lên đôi má ửng hồng… và thăng hoa trong niềm hạnh phúc
tràn trề.
Mùa
xuân… Sức trẻ… Tình yêu. Chào xuân Tân Dậu 1981.