Kiêu Phong

Chương 132: Bố cục?




Sau khi ngồi xuống, Chu Hoàng Đế cũng khoát tay bảo Lục Thất ngồi xuống. Lục Thất sau khi thi lễ một cái rồi mới ngồi ở bàn bên cạnh.
- Thiên Phong! Khanh nhìn nhận thế nào về việc Tấn Quốc Công không có động tĩnh gì?
Chu Hoàng Đế hỏi.
Lục Thất ngẩn ra, tại sao lại nhắc đến Tấn Quốc Công. Lục Thất liền trả lời:
- Tấn Quốc Công chắc hẳn là không dám xuất binh đâu ạ.
- Tấn Quốc Công không dám xuất binh, còn trẫm cũng không dám khởi chiến.
Chu Hoàng Đế bình thản nói.
Lục Thất cười khổ trong lòng, hiện giờ trong mắt Chu Hoàng Đế hắn ta hẳn là không có khác biệt gì lớn với Tấn Quốc Công. Nhưng Chu Hoàng Đế lại cố tỏ ra thân tình, lại thảo luận với hắn về việc Tấn Quốc Công không hợp lễ nghĩa quân thần.
- Thiên Phong! Trẫm biết là khanh nghĩ sau khi đối phó với Tấn Quốc Công xong thì trẫm sẽ đối phó với ngươi.
Chu Hoàng Đế lại nói.
- Thưa bệ hạ! Thần không dám nghĩ như vậy.
Lục Thất cung kính trả lời.
- Khanh không giống Tấn Quốc Công. Địa bàn mà Tấn Quốc Công chiếm giữ là Thái Nguyên, ở đó gần như đều là người Hán, uy hiếp quá lớn đối với Đại Chu, còn ở Hà Tây và Bắc Đình, thậm chí là Hà Hoàng, gần như là phiên tộc. Trong lòng trẫm rất rõ, nếu như triều đình đi tiếp quản thì trên thực tế rất khó thống trị, vì vậy sau khi suy nghĩ kỹ lưỡng, trẫm sẽ để khanh tiếp quản Hà Hoàng.
Chu Hoàng Đế nói.
- Thần tạ ơn bệ hạ tín nhiệm.
Lục Thất khách sáo đáp lại.
- Thiên Phong! Khanh có từng nghĩ đến, trong trường hợp nào Tấn Quốc Công sẽ xuất binh không?
Chu Hoàng Đế hỏi.
Lục Thất ngẩn ra, suy nghĩ một chút, nói:
- Thần cảm thấy, trừ phi là Khai Phong phủ quá trống rỗng.
- Khanh không nghĩ đến Liêu quốc và Yên quốc sao?
Chu Hoàng Đế nói.
Lục Thất cả kinh nhìn Chu Hoàng Đế, nói:
- Bệ hạ muốn nói là Tấn Quốc Công sẽ cấu kết với Liêu quốc hoặc Yến quốc?
Chu Hoàng Đế gật đầu, nói:
- Trước đây Lưu thị chiếm Thái Nguyên đã từng xưng thần mượn binh với Liêu quốc, mặc dù có Chiết thị ngăn cản giáp giới giữa Thái Nguyên và Liêu quốc nhưng nếu như Tấn Quốc Công có lòng mượn lực của Liêu quốc hoặc Yến quốc thì Chiết thị không ngăn được đột kích của phương bắc rồi.
Lục Thất gật đầu, Chu Hoàng Đế lại nói:
- Thiên Phong! Khanh đã từng để Liêu quốc “chịu thiệt”, nếu như Tấn Quốc Công chủ động cấu kết với Liêu quốc thì Liêu quốc chắc chắn sẽ đồng ý xâm chiếm Đại Chu.
Lục Thất gật đầu, nói:
- Những điều bệ hạ lo lắng đều có khả năng rất lớn!
- Trẫm đã sai người đến khuyên Tấn Quốc Công, đồng ý ban cho thánh chỉ, bảo vệ thân tộc của y được phú quý lâu dài, nhưng Tấn Quốc Công cố chấp không chịu thỏa hiệp, đã cam tâm đối địch với Đại Chu. Có điều, quân lực của y không đủ để đấu lại với Đại Chu, vì vậy khả năng tìm đến quân lực bên ngoài là rất lớn.
Chu Hoàng Đế nói.
Lục Thất nghe xong gật đầu, Chu Hoàng Đế lại nói:
- Vì vậy trẫm đành phải tập kết trọng binh tại Kinh Triệu phủ, đồng thời để quân lực Hà Tây bổ sung Hà Hoàng và Hội Châu. Quân lực Hà Tây rời khỏi Hà Tây một phần có thể chi viện kịp thời cho Kinh Triệu phủ. Nếu như Tấn Quốc Công xuất binh thì khả năng tấn công Kinh Triệu phủ sẽ lớn hơn tấn công Khai Phong phủ nhiều.
- Bệ hạ bố trí như vậy, quả thật là có lợi cho việc trấn thủ Kinh Triệu phủ.
Lục Thất đáp lại.
Trong lòng hắn cũng hiểu được dụng ý sâu xa hơn của Chu Hoàng Đế. Việc làm của Chu Hoàng Đế nói là để ứng phó với việc Tấn Quốc Công tạo phản nhưng trên thực tế là cũng hình thành uy hiếp với Triệu Khuông Nghĩa, Chu Hoàng Đế đang mượn thế lực của hắn, hình thành sự khống chế ở Tây Bộ. Chỉ có điều cách làm của Chu Hoàng Đế có tai họa rất lớn là nếu như Lục Thất và Triệu Khuông Nghĩa cấu kết với nhau thì Chu Hoàng Đế sẽ thua rồi, vì vậy Chu Hoàng Đế như đang đánh cuộc vậy.
Lục Thất cũng hiểu được vì sao Chu Hoàng Đế lại để hắn nghe được nghị sự triều đình. Nói trắng ra là có hàm ý thể hiện ra sự yếu đuối, dụng ý là để trấn an hắn, thể hiện Đại Chu rất khó ứng phó với sự tạo phản của Hà Tây, tạo vẻ yếu thế và thân thiện chính là sách lược mềm mỏng nhất.
- Thiên Phong! Các chức quan của Tây Ninh đô đốc phủ sẽ do khanh lựa chọn bổ nhiệm. Hiện giờ khanh có thể báo lên Binh bộ được rồi.
Chu Hoàng Đế bình thản nói.
- Vâng, thần xin lĩnh chỉ.
Lục Thất cung kính đáp lại.
Chu Hoàng Đế gật đầu, ôn hòa nói:
- Thiên Phong! Có phải gần đây khanh muốn đến Thọ Châu không?
- Thần có ý muốn về quê tế tổ, định mấy ngày nữa thì trình tấu.
Lục Thất trả lời.
- Hãy về trước cuối năm đi, trẫm muốn đón Tết với khanh.
Chu Hoàng Đế ôn hòa nói.
- Vâng! Thần nhớ rồi.
Lục Thất chỉ có thể nghe lệnh, đáp lại.
Chu Hoàng Đế gật đầu, Lục Thất chần chừ một chút, nói:
- Bệ hạ! Thần về Thọ Châu tế tổ, có thể về cùng Công chúa điện hạ không ạ?
Chu Hoàng Đế nghe xong không đáp lại, mắt nhìn ra ngoài đình. Lục Thất kinh ngạc không hỏi gì thêm, một lát sau, Chu Hoàng Đế mới nói:
- Thiên Phong! Trẫm hỏi khanh, Hương Hà và Vũ Vi, khanh muốn chọn ai?
Lục Thất giật mình nhìn Chu Hoàng Đế, lập tức nói:
- Khởi bẩm bệ hạ! Thần nghe Thái hậu chỉ định là thần có hôn ước với Hương Hà Công chúa.
- Vậy sao khanh lại tặng vòng ngọc cho Vũ Vi?
Chu Hoàng Đế bình thản hỏi.
Lục Thất đứng dậy, thi lễ nói với Chu Hoàng Đế:
- Khởi bẩm bệ hạ! Thần tặng vòng ngọc cho Vũ Vi Công chúa là đáp lễ bằng hữu thôi ạ. Vũ Vi Công chúa đã từng tặng cầm phổ và áo mùa đông cho thần, thần khắc sâu trong lòng nên tặng lại vòng ngọc cho Công chúa.
Chu Hoàng Đế im lặng, một lát sau mới ôn hòa nói:
- Trẫm biết Vũ Vi thích ngươi. Hôn nhân bất hạnh trước đây của Vũ Vi là do trẫm gây nên. Lần này khanh về tế tổ hãy về cùng Vũ Vi đi.
Lục Thất vẻ mặt ngạc nhiên, nói:
- Bệ hạ! Thần có đính ước với Hương Hà Công chúa rồi, điều này rất nhiều người biết.
Chu Hoàng Đế nhau mày, nói:
- Hương Hà vẫn còn nhỏ, con bé nên nhường cho Vũ Vi.
- Bệ hạ, thần cảm thấy không ổn! Thần có đính ước với Hương Hà Công chúa, nếu đã có đính ước thì thần không muốn thay đổi.
Lục Thất cố chấp bác bỏ.
Chu Hoàng Đế nhìn Lục Thất, chau mày nói:
- Thiên Phong! Nếu Vũ Vi thích khanh, như vậy kết duyên với khanh là tương xứng, chẳng lẽ khanh không thích Vũ Vi sao?
- Bệ hạ! Thần không có ác cảm với Vũ Vi Công chúa nhưng thần đã có đính ước với Hương Hà Công chúa, thần phải có trách nhiệm phu thê với Hương Hà Công chúa. Nếu như Hương Hà Công chúa tình nguyện hủy bỏ hôn ước thì thần bằng lòng kết duyên với Vũ Vi Công chúa.
Lục Thất nghiêm nghị bày tỏ thái độ.
- Khanh muốn nói là cần Hương Hà nói với khanh, Hương Hà không muốn lấy khanh?
Chu Hoàng Đế lạnh lùng nói.
- Vâng! Thần muốn chính miệng Hương Hà Công chúa nói cho thần.
Lục Thất nghiêm nghị trả lời.
Chu Hoàng Đế nhau mày, bỗng khoát tay nói:
- Khanh đi đi!
- Thần xin cáo lui!
Lục Thất cung kính từ lễ, lui về sau hai bước, xoay người rời đi.
*****
Lục Thất ra khỏi hoàng cung, ngồi vào trong xe ngựa vẻ mặt mới bình thản và trở nên lạnh lùng. Chu Hoàng Đế bỗng nhiên thay đổi con gái gả cho hắn, khiến hắn cảnh giác theo bản năng, do đó cố chấp thể hiện ra việc không chấp nhận. Hắn đoán cách làm này của Chu Hoàng Đế có phải là đang thăm dò không?
Từ cách sắp xếp của Chu Hoàng Đế có thể thấy rõ ràng là muốn mượn thế lực của Lục Thất, để Hà Hoàng cho hắn tiếp quản, thu lại quân lực đến đóng tại Kinh Triệu phủ, điều quân lực Hà Tây chống lại Thổ Phiên và hô ứng Kinh Triệu phủ, ném gánh nặng Hà Hoàng hiện giờ cho Lục Thất.
Lục Thất ở trong xe phỏng đoán, nghĩ xem cách làm của Chu Hoàng Đế có ẩn giấu âm mưu gì không? Thật ra Hà Hoàng thuộc hắn tiếp quản đối với hắn mà nói cũng là một cái lợi lớn. Có được Hà Hoàng thì về cơ bản có được trạng thái “được đằng chân lân đằng đầu”. Một khi thời cơ xuất hiện thì có thể xuất binh ra khỏi Hà Hoàng tiến công đoạt lấy Ba Thục, hình thành chiến lược ưu thế giáp công nam bắc với quân Tấn ở phía nam Ba Thục.
*****
Lục Thất ở trong xe phỏng đoán, suy nghĩ, nhưng sau khi Lục Thất đi thì Chu Hoàng Đế liền gọi thái giám vào, lệnh cho thái giám lấy rượu bồ đào ra, sau đó ngồi ở Noãn Đình thưởng thức. Thần thái uống rượu của Chu Hoàng Đế rất bình thản, thậm chí còn mang theo nụ cười hưởng thụ, giống như được vào thiền cảnh vậy.
Nửa canh giờ sau, Chu Hoàng Đế đứng dậy rời khỏi Noãn Đình, vòng đến điện Văn Đức. Đến bên ngoài điện Văn Đức thì ông ta nhìn thấy Tào Vương.
Tào Vương vừa thấy Chu Hoàng Đế đến, vội lên trước hô:
- Phụ hoàng, nhi thần có chuyện lớn muốn bẩm báo.
Chu Hoàng Đế gật đầu, vào điện Văn Đức ngồi xuống sau long án, nhìn Tào Vương, ôn hòa nói:
- Có chuyện gì vậy?
- Phụ hoàng, có một hàng thần Giang Nam tên là Hoàng Phủ Kế Huân nói cho nhi thần một bí mật có liên quan đến Lục Thiên Phong. Hoàng Phủ Kế Huân nói trên thực tế Lục Thiên Phong sớm đã đầu hàng Tấn quốc, được Tấn Vương phong làm Ngô Vương rồi.
Tào Vương vội trả lời.
Chu Hoàng Đế nghe xong chỉ nhau mày, bình thản nói:
- Tên Hoàng Phủ Kế Huân kia là cận thần của quận công Thanh Hà, vì vậy trẫm không cần đến nữa, những lời gã ta nói con cũng tin sao?
- Phụ hoàng! Nhi thần cảm thấy những lời Hoàng Phủ Kế Huân nói đều là sự thật. Gã ta nói sau khi Lục Thiên Phong đến Đại Chu, hắn ta từng đến Hấp Châu tuyên dụ, kết quả là bị bỏ thuốc hôn mê mang đến Tấn quốc, ở Tấn quốc bị ép quy hàng, Tấn quốc còn hứa sẽ phong hắn làm quốc công.
Tào Vương vội nói.
- Chuyện này con không cần nói nữa, trẫm sẽ đi điều tra.
Chu Hoàng Đế thoáng trầm giọng nói.
- Phụ hoàng! Chuyện này không thể khinh suất được. Nếu như Lục Thiên Phong xuất binh hô ứng Tấn quốc chiếm lấy Ba Thục thì sẽ dẫn đến đại họa.
Tào Vương lại nghiêm nghị góp lời.
Ánh mắt của Chu Hoàng Đế ẩn hiện một tia tức giận, bình thản nói:
- Con lui xuống trước đi, trẫm sẽ cho người đi điều tra.
Tào Vương không dám nói nữa, cung kính nói:
- Vâng, nhi thần cáo lui.
Tào Vương vừa đi, Chu Hoàng Đế viết một chỉ thị, gọi một người nhận chỉ vào, dặn dò:
- Cầm chỉ thị này đi “xử lý” Hoàng Phủ Kế Huân, không được để lại dấu tích giết gã.
Người nhận chỉ cung kính nghe theo, lên trước nhận lấy chỉ thị vội vàng rời đi.
Người Chu Hoàng Đế dựa vào long ỷ, lắc đầu không biết nên làm thế nào.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.