Lăng di, từ nay về sau, tôi gọi người 'sư phụ'. Đi theo người, lòng tôi vẫn bất an. Tôi biết khi đó người vì nổi giận mới đồng ý nhận tôi làm đồ đệ. Do đó, một đường đi theo đều cẩn thận, chỉ sợ lúc nào đó người hối hận bỏ tôi lại một mình, trời đất bao la thật không biết nên làm sao cho phải. Về sau ở chung mới phát hiện tự mình lo nghĩ. Sư phụ là người tính tình cực kỳ mạnh mẽ, nói một không hai. Người thu nhận đồ đệ có thể là do khí phách nhất thời, nhưng nhận rồi liền đối đãi tôi như một học trò thật sự. Người mang tôi ngao du tứ phương, ăn gió nằm sương không có chỗ ở cố định. Mỗi ngày nhất định bỏ ra một hai canh giờ để luyện công, thúc giục tôi từ đứng cọc kéo chân tới vận khí ngồi thiền. Chuyện giáo dục vô luận việc to việc nhỏ, thậm chí việc nhỏ không đáng kể đều sẽ căn dặn chỉ bảo. Người đánh giá tôi ra sao tôi vẫn luôn ghi nhớ, huống chi tâm trí thành thục biết chừng mực, mỗi khi luyện công đặc biệt chú tâm, chỉ mong cần cù bù thông minh. Khi nhàn hạ (rảnh rỗi) cũng không dám sơ suất, người nghỉ ngơi tôi sẽ đi tìm nước, người đi săn tôi lo nấu nướng, không hề khó chịu mảy may. Trái lại phấn khởi làm việc sẽ phảng phất những năm tháng đi bụi khi trước. Bởi vậy thỉnh thoảng quên mất giữ chừng mực, đã chọc người giận, đã từng làm người nghi ngờ. Song, hiển nhiên không nghĩ ra được nguyên nhân vì sao, cuối cùng quy về do sống trong núi từ nhỏ.
Suốt một năm, tôi theo người đi rất nhiều nơi, thường là ở nơi vùng núi hoang dã thưa thớt người, hiếm khi nghỉ chân nơi phố xá sầm uất. Điều này làm tôi mơ hồ cảm thấy người có vẻ đang tránh né gì đó, cũng chỉ có thể suy đoán trong lòng. Bình thường, ngoại trừ hai canh giờ dạy tôi luyện công, người rất ít nói, càng chưa từng nói qua chuyện của người. Tôi học gì, người không nói, tôi cũng không hỏi. Tên đầy đủ của người là gì, người không nói, tôi cũng không hỏi. Cuối cùng đến một ngày, trên đỉnh núi non trùng điệp, người chắp tay nhìn thung lũng được bao trùm bởi mây khói mịt mờ một lúc, nói với tôi một câu:
- Thầy trò chúng ta định cư ở đây đi.
Tôi gật đầu đồng ý. Chúng tôi tìm kiếm nhiều chỗ, rốt cuộc giữa sườn núi tìm được một chỗ tốt, nơi đó yên tĩnh xa xôi ít dấu chân người, lại có một hang động tương đối sâu thẳm tĩnh mịch, cảnh vật ở cửa động cũng rất đẹp. Sư phụ rất hài lòng nơi này, tay cầm bảo kiếm chém mấy khối đá thành ghế, phi thân (bay) khắc lên sườn đá ba chữ lớn: Hoàng Long động. Đây là lần đầu tiên tôi thấy người xuất kiếm, cũng là lần thứ nhất chứng kiến cái gọi là chém đá như chém bùn. Cứ tưởng rằng phim ảnh khoa trương, gặp thực tại trước mắt không khỏi líu lưỡi. Hóa ra mình thật sự bái một vị cao nhân làm sư phụ.
Sau khi xuống núi mua sắm lương thực đệm chăn, lại mua thêm chút đồ dùng và quần áo dày, trước khi vào đông rốt cục có chỗ ở yên ổn. Ngày hôm đó, người gọi tôi đến quỳ trước mặt người. Nhìn vẻ mặt người nghiêm túc, tôi lập tức cung kính làm theo. Người im lặng một lúc, trịnh trọng mở lời. Từ đó tôi mới biết, người tên đầy đủ Lăng Mộ Hoa, sở học là do tích lũy từ nhiều trường phái hợp lại mà tự nghĩ ra, cái này không cần tìm hiểu. Bây giờ định cư ở đây, muốn tinh luyện sở học, đem trình độ tiến thêm một tầng, sáng chế ra một bộ kiếm pháp độc bộ thiên hạ.
- Tiêm nhi à...
Người gọi tôi:
- Cũng bởi vì như vậy, sư phụ sẽ không đốc thúc con luyện công như trước. May mà con luôn cần cù tự giác, lại thông minh hơn người. Tuy căn cốt bình thường, nhưng cái gọi là 'Chiến mã nhảy xa một cái cũng không được mười bước, ngựa chạy chậm lại hoàn toàn điểu khiển được', công hiệu cũng không xa. Gia nhập sư môn của ta, không nên phụ sư phụ kỳ vọng, hiểu không?
Khi đó tôi đã luyện công được hơn một năm. Chú trọng giai đoạn mới nhập môn, để đáp lại sự dạy dỗ, hễ là những khẩu quyết kiếm pháp cần đọc thuộc lòng tôi đều có thể từng cái thuộc làu, đối với mấy chiêu thức cần nhớ cũng khoa tay múa chân đúng chỗ. Có lẽ bởi vậy mới có cái gọi là thông tuệ hơn người, thật ra chỉ là giả dối, cũng làm cho người đối với tôi ôm ấp kỳ vọng. Có điều chung quy vẫn là Nhất Đại Tông Sư. Mặt khác, tôi vận khí tĩnh tọa tiến triển chậm chạp là không thể nào che giấu được, nên mới có lần khích lệ này. Ước nguyện ban đầu vẫn chưa từng thay đổi, trong lòng không có hùng tâm tráng chí, cũng không muốn làm cái gì gọi là cao thủ. Nhưng phần kỳ vọng này không thể không nhận, người cho tôi bao nhiêu, tôi tự mình hiểu rõ.
Về sau, sư phụ bắt đầu bế quan. Người mở ra một tiểu thạch thất ở chỗ sâu nhất hang động, bên trong không lớn, bên ngoài dùng hai khối đá đặt ngang hàng, qua loa nhìn không ra, có nhìn ra cũng không dễ dàng dịch chuyển. Người ở trong đó nghiên cứu võ học, hơn mười ngày nửa tháng mới ra ngoài hoạt động tay chân, thuận tiện kiểm tra tôi tiến bộ ra sao. Thỉnh thoảng cũng sẽ đi săn chút nguyên liệu nấu ăn, sau đó giao toàn bộ cho đệ tử này đi giải quyết thu thập hậu quả. Có lẽ một năm hơn thói quen thành tự nhiên, hình như không cảm thấy giao hết việc sinh hoạt cho một đứa bé chuẩn bị cũng không có gì sai. Tôi mừng rỡ người không sinh nghi, thản nhiên xử lý mọi thứ gọn gàng đâu vào đấy.
Thời gian cứ như vậy trôi qua từng ngày. Sau khi vào đông, Hoa Sơn bắt đầu lác đác tuyết rơi. Mới ban đầu còn có hứng thú ngắm nhìn cảnh tuyết rơi nguy nga đẹp không thể tả. Về sau tuyết càng lúc càng lớn, cuối cùng vào tháng chạp rét lạnh tuyết rơi liên tục ba ngày ba đêm, trong chốc lát gió lạnh thổi ngã cây, sương trắng phủ kín mặt đá, khe nước đóng băng, tuyết dày ngập tới đầu gối, toàn bộ Hoa Sơn đều được bao trùm bởi tuyết trắng mênh mông. Không ngờ sẽ có tuyết lớn như vậy, làm người không kịp ứng phó. Cũng may con đường phía trước cửa động vốn quanh co, cộng thêm tôi dùng hai mảnh da thú cột lại làm lá chắn tạm thời, xem như cũng có thể che gió tránh rét. Quần áo dày chuẩn bị sẵn cùng với lương thực củi gỗ tích trữ cũng nhiều, nếu lạnh đột xuất thì còn có thể di dời hai chậu than từ cửa động vào sưởi ấm. Tôi không dám đốt lửa ở trong động, sư phụ cũng cho là không cần - mặc dù động cơ của cả hai không giống nhau. Tuy như vậy, việc khổ cực vẫn có. Chẳng hạn như tuyết đóng băng nước sạch, lại thí dụ như đục băng lấy nước. Tôi quấn mình thật dày, xách theo thùng gỗ gian nan tiến vào rừng tuyết. Nhìn sơ qua trông như một con gấu ngựa ngốc nghếch cũng không chừng. Sư phụ nói người tập võ có thể vận công chống lạnh, đáng tiếc đệ tử của người không được như vậy, bọc thành gấu vẫn lạnh run.
Ngày hôm đó không có tuyết rơi, nhưng gió vẫn thổi, ngẫu nhiên làm tuyết đọng trên đầu cành cây rơi vào cổ thật đúng là lạnh thấu xương. Thật vất vả đến được khe suối, nước đã kết băng từ lâu. Đi tới chính giữa, vận khí, nhấc tay cầm thanh sắc đục sâu xuống dưới, lớp băng liền vỡ thành khối, nhặt từng mảnh băng vỡ bỏ vào thùng mang về dự trữ, khi cần dùng cũng vừa tan ra. Đây là chuyện mấy ngày sẽ lặp lại một lần, đối với tôi hiện tại mà nói, xem như là... việc vất vả nhất rồi. Bỏ đầy thùng rồi, tôi thẳng lưng, đặt mông ngồi trên mặt băng, quyết định trước hết nghỉ ngơi chút. Tuy rất mệt, tâm lại yên bình. Bốn bề cực kỳ yên tĩnh, đưa mắt nhìn nơi nơi được bao phủ trong làn áo bạc, cây cối núi đá như được chạm băng nặn ngọc vô cùng đẹp mắt. Hơn nữa chỗ này là ở đáy vực, hầu như không có gió, sau khi âm thanh đục băng biến mất, nơi này tĩnh lặng tựa như thời gian đều bị ngưng kết, chỉ có tiếng hít thở chứng minh sinh mệnh là tôi đây còn tồn tại.
Từ từ, theo hô hấp chậm dần, hình như còn nghe được gì đó. Mới đầu tưởng chính mình nghe lầm, dẫu sao trong tình cảnh vô cùng an tĩnh thường dễ xuất hiện ảo thính. Tất nhiên cũng có thể do tuyết động, núi đá lăn, thậm chí là cành cây vì không chịu nổi sức nặng mà gãy khúc, bất luận loại nào đều sẽ gây nên tiếng vọng khác thường. Nhưng, không đúng! Tôi nhảy dựng, tay trái nắm chặt cây đục băng, tay phải rút ra đoản kiếm mà sư phụ tặng, chậm rãi đánh giá xung quanh, chú ý từng dấu vết - âm thanh kia lúc có lúc không, khi xuất hiện tuy nhẹ nhàng, nhưng ngắn ngủi mà có tiết tấu, tựa như nhịp trống yếu ớt, rõ ràng như tiếng bước chân của động vật! Phía tay phải, trong rừng tuyết không xa giống như có gì đó đang chuyển động, không cách nào xác định, cũng không dám tùy tiện đi thăm dò. Trong không khí mơ hồ phảng phất mùi tanh, có lẽ chỉ là ảo giác, nhưng rõ ràng cảm giác được bên kia cũng có đôi mắt đang nhìn mình chằm chằm.
Thời gian từng chút trôi qua, trời lạnh như vậy, giằng co không bao lâu tay chân dần dần hơi tê cứng, tôi không biết còn phải cầm cự tình hình này trong bao lâu, có chút sốt ruột, suy xét có nên dứt khoát mạnh dạn tiến lên, có thể chỉ là sợ bóng sợ gió mà thôi.
Đang yên lặng như tờ, đột nhiên, một tiếng "huýt" dài xa xa truyền đến. Âm thanh kia vang vọng xa xăm, nhiều lần chuyển hướng lên xuống, sau cùng thu giảm, tuyết đọng trên cây vì chấn động mà "rào rào" rơi xuống. Thứ cùng tôi đối đầu nghe tiếng hú giống như bắt được hiệu lệnh, không chút do dự quay đầu chạy về hướng sâu trong rừng tuyết, hành tung cũng không tận lực ẩn giấu, lúc chạy trốn mang theo bụi tuyết như hơi nước cuồn cuộn mịt mù, qua một lúc mới tan. Bởi vì bụi tuyết che tầm mắt, tôi không thấy rõ mình gặp cái gì, nhưng rất chắc chắn chính mình nghe gì. Này đâu phải cái gọi là huýt sáo, rõ ràng là tiếng sói tru. Hồi đó lúc chọn chỗ ở, tôi và sư phụ cố ý tránh nơi lang hổ qua lại. Nửa năm nay vẫn gió êm sóng lặng trôi qua, hiện tại đột nhiên xuất hiện ở vùng lân cận, khiến tôi có chút kinh ngạc. Càng không ổn chính là, mấy ngày sau, mỗi khi đêm đến, cho dù ở bên trong hang động cũng có thể nghe được rõ ràng tiếng sói tru thê lương. Trong lòng bất an, lo sợ một đêm nào đó bầy sói theo mùi đi vào trong động, đúng lúc những ngày này sư phụ đang bế quan. Trong mắt tôi là chuyện lớn nhưng với người chỉ là chuyện nhỏ, tự nhiên không thể quấy rầy người, chỉ có thể tự mình vực dậy tinh thần, buổi tối ôm đoản kiếm ngủ năm phần, bất cứ lúc nào cũng lưu ý ở cửa động có cái gì chuyển động dị thường hay không. Cầm cự suốt ba đêm, ngày thứ tư sư phụ rốt cuộc ra ngoài, tôi lập tức báo lại việc này. Người nghe xong ngẫm nghĩ một lát, hờ hững nói:
- Có thể do gần đây tuyết lớn không ngừng khiến bầy thú không có chỗ kiếm ăn, vì đói bụng nên mới thay đổi địa bàn. Cứ theo dõi kỹ, nếu cách Hoàng Long động quá gần, không cho phép chúng nó lộng hành. .
||||| Truyện đề cử: Sụp Đổ Hình Tượng |||||
Tôi tính tình nhiều một chuyện không bằng bớt đi một chuyện. Nghe vậy, cũng ngóng trông bầy thú rời đi xa xa nơi này. Cố tình khoảng canh hai đêm hôm ấy, sói tru không những không thôi, trái lại liên tục, càng gần động hơn so với mấy ngày trước. Sư phụ không nói nhiều, trực tiếp đứng dậy, khoác áo ngoài, cầm kiếm đi ra. Người ra ngoài chưa dặn dò điều gì, tôi cũng không tùy tiện manh động, chỉ khuấy đống lửa căng thẳng chờ đợi trong động. Chờ mãi không thấy người trở về, trước đó lại quên đếm thời gian, không canh giờ được, lại nghe tiếng sói bên ngoài nhẹ hơn nhiều, phỏng đoán độ nguy hiểm không lớn, một phần đợi không được, cầm một cây đuốc lập tức ra khỏi động.
Ngoài động khí lạnh bức người, là lúc nhiệt độ thấp nhất, ánh trắng chiếu lên mặt tuyết hiện ra ánh sáng lạnh. Tôi không dám đi xa, chỉ ở gần đó dò xét một lần, quả nhiên không ngoài dự đoán bắt gặp hai cỗ xác sói, đều là hai mắt trừng trừng bị một kiếm lấy mạng, hiển nhiên là tác phẩm của sư phụ. Xem miệng vết thương không sâu không cạn, vừa vặn chảy máu cực nhỏ, nghĩ sư phụ đối phó chúng nó hẳn là thành thạo điêu luyện, yên tâm, liền tính quay về động. Đúng lúc này, trong gió phảng phất âm thanh lúc ẩn lúc hiện. Trong lòng hoảng sợ, tưởng lại gặp thứ lúc trước đi đục băng lấy nước, nhanh chóng rút kiếm trên tay tựa lưng vào vách đá, đốt lửa hướng về bóng đen trước mắt sẵn sàng đón quân địch. Đợi một lúc lâu không thấy động tĩnh gì, vểnh tai cẩn thận nghe tiếng vọng trong gió, không giống như tiếng sói tru, trái lại tựa như tiếng khóc trẻ con. Điều này càng kì lạ, nơi vùng hoang núi dã lại thêm tuyết phủ kín đường, sói còn có thể, làm sao lại có tiếng thút thít ỉ ôi của trẻ con? Thoáng chốc trong đầu tuôn ra hàng loạt ý nghĩ lung tung, tự dọa mình đến một thân mồ hôi lạnh. Thời khắc này chỉ muốn nhanh chóng trở về. Muốn đi nhưng chân lại bất động, tuy trông nhỏ bé yếu ớt, tâm cũng là một linh hồn đã sống hơn hai mươi năm, không thể mắt điếc tai ngơ trước tiếng khóc của một đứa nhỏ nơi hoang dã. Cắn răng, cuối cùng quyết định nâng đuốc, từng bước một đi về nơi âm thanh truyền tới.