Mẹ Chồng Tôi

Chương 30:




Phải sang đến chiều mùng 5 khi mà vợ chồng tôi chuẩn bị mọi thứ để mai đi làm và cho bé Thỏ đi học trở lại thì mới thấy chú út về. Khi đi chú bảnh bao bao nhiêu thì lúc trở về chú ấy tiều tuỵ, nhếch nhác bấy nhiêu.
Vừa bước chân vào đến cửa nhà Hùng đã ăn trọn 1 cái tát của bố chồng tôi, mẹ chồng tôi vốn tính xót con lại trách ông:
- Thằng bé nó vừa về đến nhà ông phải để cho nó nghỉ ngơi chứ, chưa gì ông đã đánh con rồi.
- Bà có để im cho tôi dạy con hay không, đúng là con hư tại mẹ, bao năm qua tôi vì bà mà nhu nhược với nó, thế nên ngày hôm nay mới ra cơ sự này.
Rồi ông chỉ tay vào mặt chú út quát:
- Còn mày, sao mày không cút đi luôn đi còn vác cái mặt chó của mày về đây làm gì, hả thằng mất dậy. Bao năm qua tao dậy mày như thế nào mà giờ mày lại đổ đốn thế này. Cút, cút ngay đi cho khuất mắt tao.
Nói rồi ông mệt nhọc ho lên từng cơn, hình như đêm qua ông không ngủ, nhìn hai quầng mắt ông thâm lại. Thương ông nhưng cũng chẳng biết phải làm gì, chồng tôi nhìn cái bộ dạng của chú út cũng tức giận nói:
- Khiếp quá mày soi gương nhìn xem trông có giống cái thằng ăn mày hay không?
Chú út dường như không để tâm đến những gì chồng và bố chồng tôi nói, chỉ kéo tay Hoài bảo:
- Hoài vào phòng anh có chuyện muốn nói.
- Chuyện gì thì nói luôn ở đây đi sao mà phải vào phòng làm gì?
- VÀO PHÒNG?
Bố chồng tôi thấy chú út lớn tiếng thế thì tức giận quát:
- Mày chơi bời cho chán rồi về nhà còn quát vợ, quát con hả cái thằng kia. Mày định gọi nó vào phòng để đòi nó trả nợ cho mày chứ gì, mày nói đi mày lại nợ nần bao nhiêu tiền? Sao cái lúc mày chơi bời sung sướng mày không nghĩ đến nó, mà bây giờ nợ nần khốn khổ mày lại tìm nó. Mày tốt với vợ mày thế à, mày có coi nó là vợ hay chỉ là cái cây để mày hái tiền?
- Mệt quá đi mất thôi, không phải việc của bố, Hoài vào phòng đi.
Ngay lập tức chú út lại ăn thêm 1 cái bạt tai từ bố chồng tôi, ông nghiến răng mà nói:
- Thằng mất dậy này, bây giờ mày không coi tao ra gì nữa phải không, mày đi chơi cho lắm vào, đi đâm đầu vào mấy cái con gái làng chơi cho nhiều vào rồi mà u mê. Tiên sư nhà mày, biết thế này ngày xưa tao bóp mũi cho mày chết mẹ mày đi, đẻ mày ra, nuôi mày khôn lớn, mày không báo hiếu cho tao thì cũng đừng làm khổ tao biết chưa.
Chú út thở mạnh ra khó chịu đáp:
- Ông già này, tôi đang muốn điên cái đầu lên đây, ông nói in ít thôi cho tôi nhờ. Tôi làm tôi chịu, tôi đã xin ông đồng nào đâu mà lắm mồm. Vợ chồng tôi tự có cách giải quyết với nhau.
Chồng tôi dường như cũng không thể chịu được cái tính hỗn láo của chú út, nên kéo mạnh tay chú mà quát:
- Hùng mày càng ngày càng quá đáng rồi đấy, mày chưa xin bố đồng nào thế ai nuôi mày khôn lớn, ai bao phen khốn đốn vì trả nợ cho mày. Lần này mày không xin bố thì mày lại định xin vợ mày chứ gì, mày không thấy nhục à, thà mày ở mẹ nhà mà rúc vào váy vợ mày mà sống. Cái thằng đàn ông đã đéo lo được cho gia đình vợ con lại còn tối ngày chỉ biết ngửa tay xin tiền vợ. Tao mà là mày tao đâm đầu vào chồng trồ tao chết cho đỡ nhục từ lâu rồi.
- Thế nên anh mới đéo phải là tôi, anh biết cái đéo gì mà lên mặt dạy tôi. Tôi xin tiền nó bao giờ, anh nhìn thấy tôi xin nó lúc nào mà lên giọng dạy đời. Đéo giúp nhau được thì thôi lại còn càn trở, đang rồ hết cả người lên đây, anh em cái đéo gì, lúc khó khăn có giúp nhau được đồng rách nào đâu mà anh với chả em.
- Không giúp, mày bảo tao không giúp ấy gì, được vậy mày trả lại số vàng cưới của vợ chồng tao cho mày vay để trả bọn vay nặng lãi tết năm kia đây. Trả lại rồi từ nay tao cũng chả thèm dây với mày nửa lời, nhớ là mày phải tự đi làm mà trả, đừng có mà ngửa tay xin tiền của vợ. Tao không lấy những đồng tiền do mày bám váy vợ mà có đâu, ghê tởm lắm.
Chú út cũng chẳng vừa mà ngay lập tức chỉ tay vào mặt chồng tôi quát:
- Không biết cái gì thì câm cái mồm lại, thằng này lấy gì từ nó cũng đều viết giấy vay nợ đàng hoàng nhé, đéo xin không của ai cái gì đâu. Còn anh kể công anh cho tôi vay vàng ấy gì, được, mấy hôm nữa thằng này phát tài thằng này trả đủ cả vốn lẫn lời. từ nay tôi cũng đoạn tuyệt đéo thèm anh em gì với nhà anh nữa.
À thì ra là thế, thế mà tôi cứ nghĩ bấy lâu nay ngoài chu cấp ăn uống cho gia đình Hoài còn chu cấp tiền cho chú út chơi bời bà trả nợ thay chú. Hoá ra tôi lầm, tất cả mọi thứ giữa Hoài và chồng đều sằng phẳng như thế.
Có điều, người như chú út đến nuôi thân còn chả xong thì làm sao có khả năng mà trả nợ được mà bắt viết giấy vay nợ. Không lẽ sau này vợ lại đi đòi nợ chồng, mối quan hệ của chú thím ấy sao càng ngày càng rối rắm lên vậy.
Mẹ chồng tôi có lẽ do sốc quá mà huyết áp lại tăng, bà cứ hổn hển nói:
- Hùng ơi, con ơi con sai rồi, xin lỗi mọi người đi con. Còn thằng Hưng em nó đang mệt mỏi đừng đay nghiến em nó nữa kẻo anh em lại bất hoà.
Bố chồng tôi cứ vò đầu mà lầm bẩm:
- Gia môn bất hạnh, đúng là gia môm bất hạnh mà…
Hoài nãy giờ vẫn thản nhiên đứng khoanh tay xem mọi người chửi nhau giờ mới lên tiếng:
- Anh Hùng ạ, mặc dù tôi có bắt anh viết giấy vay nợ thật đấy, nhưng anh nghĩ đi cái loại trên răng dưới “cát tút” như anh, nuôi mồm còn chả đủ tiền đâu mà trả cho tôi. Tôi bắt anh viết thứ nhất là để anh phải nhớ ơn tôi, thứ 2 là mong anh nhìn vào số nợ ấy mà tu chí làm ăn. Đáng tiếc là cả 2 thứ anh đều không làm được, vậy thì tôi cũng nói luôn cho anh nghe, lần này tôi sẽ không đưa cho anh 1 xu nào cả anh nhớ chưa. Tôi không phải là cái cây để cho anh thích rút lúc nào thì rút, tiền tôi cũng phải đồ mồ hôi công sức ra làm mới có chứ không phải trên trời rơi xuống đâu.
Có lẽ suốt buổi nói chuyện đây mới là câu nói có sức nặng với chú út:” tôi sẽ không đưa cho anh thêm 1 xu nào”, chú thần người thẫn thờ nhìn Hoài như không tin vào những gì mình vữa nghe được. Phải mất một lúc chú mới khó nhọc nói:
- Anh sẽ viết giấy và hứa sẽ sớm trả lại cho em đầy đủ. Anh cũng thề là sẽ không có lần sau nữa đâu. Hoài, anh biết em thương anh mà, giúp anh 1 lần cuối cùng này nữa thôi được không em, chỉ có em mới giúp được anh, em là bồ tát sống hiển linh của đời anh. Đừng bỏ mặc anh lúc này mà Hoài ơi, anh xin em.
Hoài không đáp lại mà chỉ lặng lặng ngồi xuồng ghế quay lưng lại với chú út, mọi người kể cả tôi vẫn còn đang sốc về thông tin vợ chồng ấy đưa tiền cho nhau còn có cả giấy vay nợ, nên nhất thời chưa ai biết phỏi nói gì lúc này cả.
Chú út thấy vậy lại quỳ xuống năn nỉ Hoài:
- Coi như anh van anh lậy em, lần này em tính lãi cao hơn nữa anh cũng chịu, chỉ cần em đồng ý giúp anh nốt lần này thì từ nay đến cuối đời anh sẽ không quên ơn em. Nhất nhất làm theo ý em, em đừng lạnh lùng với anh thế được không em.
Chả hiểu sao nhìn và nghe những hành động cùng lời nói của chú út tôi lại thấy kinh tởm đến vậy. Một thằng đàn ông vì tiền mà bất chấp tất cả, 1 thằng nhu nhược, ham chơi và vô cùng khốn nạn.
Một thằng đến bố mẹ anh em ruột thịt nó còn chả coi là gì thì chắc Hoài trong lòng nó cũng chỉ là thứ để bòn tiền mà thôi. Nói bòn cũng chả phải vì có giấy vay nợ còn tính lãi đàng hoàng, có lẽ là cái chỗ để chú ấy thoả sức vay tiền thì đúng hơn.
Mẹ chồng tôi thấy con trai quỳ dưới chân con dâu thì có vè không vui, bà vội vàng chạy đến kéo Hùng dậy nói:
- Đứng dậy đi con, sao mà phải quỳ dưới chân nó làm gì, mày là chồng nó thì nó phải nghe lời mày, phục vụ mày chứ.
Rồi bà cố tình nói to như muốn nhằm vào Hoài:
- Đã là vợ chồng ấy thì phải đồng cam cộng khổ cùng nhau, có sướng cũng hưởng có hoạ cùng chia. Chồng nó không may lầm đường lạc lối thì phải biết bảo ban nó, giúp đỡ nó rồi cùng nhau tìm cách mà giải quyết. Nó là chồng mày nợ của nó cũng là nợ của mày, nó không trả được thì người ta lại tìm mày đòi chứ tìm ai. Trần đời tao chưa thấy cái đứa nào đưa tiền cho chồng còn bắt chồng viết giấy vay nợ và tính lãi. Thế sao cái lúc nó đưa lương về cũng không ghi giấy luôn đi.
- Lương, lương của anh ta hình thù như nào mẹ miêu tả hộ tôi cái. Tôi nào đã nhìn thấy nó lần nào đâu mà biết, anh ta chỉ biết lấy tiền của tôi chứ đã đưa cho tôi được đồng nào mà mẹ kể.
Bố chồng tôi mệt mỏi nói:
- Bà Nết nếu bà đã nói là việc của vợ chồng nó thì phải để cho chúng nó giải quyết bà xen vào làm gì. Còn Hoài ngày hôm nay con có cho vay hay không bố cũng ủng hộ con, vì bố không thể chấp nhận nổi con người thằng này nữa rồi. Bó bất lực thật sự rồi, từ nay bố coi như mình không có nó. Kể từ hôm nay bố từ mặt nó, và bố cũng xin lỗi con, nhưng bố không thể chứa chấp nó ở nhà bố thêm 1 ngày nào nữa. Con giúp bố xếp đồ cho nó để nó đi đâu thì đi làm gì thì làm.
- ối ông ơi không được đâu, ông đuổi thằng bé thì nó biết đi đâu, rồi nó ra ngoài cuộc sống biết bao nhiêu cám dỗ nó lại bị bạn bè xấu rủ rê mất thôi.
- Bà câm mồm lại cho tôi, bà tính xem nó bao nhiêu tuổi rồi mà bà nói cái câu ấy. Nó là thằng ngu đần, thằng không có não hay sao mà bà bảo bạn bè rủ rê. Chơi hay không là do nó, bạn nào dí dao vào cổ bắt nó chơi à?
Tôi rất muốn lên tiếng nhưng mà lại chẳng biết nói gì cho phù hợp ở hoàn cảnh này cả, đành đi lấy khăn giấy cho mẹ chồng tôi lau nước mắt, coi như thay lời an ủi bà. Tôi cũng là mẹ, tôi hiểu lòng bà, dù con cái có lớn đến đâu thì trong lòng mẹ cha vẫn mãi bé bỏng, cần bảo vệ.
Chồng tôi có lẽ cũng thấy bất lực với Hùng nên lẳng lặng bế bé Thỏ ra ngoài, cuối cùng Hoài lại là người lên tiếng phá tan bầu không khi u uất này:
- Bố ạ, con biết bố đang giận anh ấy lắm, những điều anh ấy vừa nói con cũng không thể chấp nhận được. Con chỉ xin bố vì con mà cho anh ấy ở lại đây được không bố. Con bây giờ cũng mang thai sang tháng thứ 6, chả bao lâu nữa là sinh rồi, bây giờ mà bố đuổi con đi thì con biết làm sao, bố mẹ con ở cả trên hà Nội, trong khi công việc của vợ chồng con lại ở dưới này. Quê mình tìm 1 căn nhà để thuê đâu phải dễ, vì con biết cả năm nay vợ chồng chị Nhân muốn mà còn chưa tìm được. Thử hỏi con chỉ còn 3 tháng nữa liệu có ổn định chỗ ở để sinh con được không. Rồi lúc con sinh con bỡ ngỡ, không có ai bên cạnh con biết phải làm sao?
Hoài như trở thành 1 con người khác, từng câu từng chữ đều thấu tình đạt lý, nhưng chính vì nó đi vào lòng người quá nên tôi lại càng cảm thấy vô lý. Rõ ràng Hoài vô cùng ghét mẹ chồng tôi, cũng chả yêu thương gì chồng hay những người khác trong căn nhà này cả. Đáng ra Hoài phải ra sống riêng từ lâu mới phải, đằng này hôm nay có cơ hội đi Hoài lại nhất quyết không đi. Hay là Hoài sợ mang tiếng là bị đuổi đi, chắc có thể Hoài nghĩ nếu đi thì phải đường đường chính chính mà đi chứ không phải đi theo kiểu nhục nhã ngày hôm nay.
Bố chồng tôi khóc, lần đầu tiên kể từ khi về đây làm dâu tôi thấy ông khóc, gương mặt ông lộ rõ vẻ đau đớn, ông bất lực nói:
- Thôi thì tuỳ con, bố thương con lắm, con chả khác nào bông hoa nhài bị cắm phải bãi phân trâu cả.
- Nào ai cắm được con, là con tự nguyện mà bố, con tính thế này bố nghe xem có hợp lý hay không nhé. Số nợ của anh Hùng con sẽ không trả mà…
Hùng nghe đến đây thì sợ hãi xen vào:
- Hoài, anh xin em mà, em cứu anh nốt lần này thôi.
Hoài trợn mắt lên nhìn chú út mà đáp:
- Để im cho tôi nói nốt. Tôi sẽ không thay anh trả nợ, nhưng sẽ dùng uy tín của mình để bảo lãnh cho anh, xin với họ cho anh được trả dần từng tháng. Lãi suất thì tuỳ họ quyết định, anh phải tự mình khổ cực trả nợ may ra anh mới khôn lên được. Nhưng tôi cũng nói luôn, đây là lần cuối cùng tôi giúp anh, nếu có lần sau kể cả anh chết trước mặt tôi, tôi cũng không bận tâm đâu.
Ai cũng tán thành với cách của Hoài, có lẽ phải vất vả trả nợ thì chú ấy mới biết trân trọng đồng tiền, mới có hy vọng sẽ thay đổi được.
Ngay lập tức Hoài bắt chú út gọi điện cho bên chủ nợ để Hoài hẹn gặp mặt. Mọi thứ tạm gọi là êm xuôi, sau lần này Hoài bỗng dưng lại được lòng bố chồng tôi. Bât kể là có chuyện gì hay đồ gì ngon ông cũng phần Hoài. Chú út thì bỗng dưng trở thành người thừa trong gia đình, ngoài mẹ chồng tôi ra thì chả ai nói với chú nửa lời.
Tôi cũng có đôi chút ghen tị với Hoài nhưng cũng chỉ giữ trong lòng chứ không dám nói ra. Nếu so sánh thì ở trong gia đình chồng tôi vẫn hạnh phúc hơn Hoài vì tôi có chồng yêu thương bảo vệ mà.
Chưa đầy 2 tháng nữa là vợ chồng tôi lại chào đón thiên thần thứ 2 rồi, do lần trước sinh mổ nên lần này tôi rủ chồng đi xem ngày giờ cẩn thận để chọn ngày sinh cho con. Mê tín cũng được, nhưng tôi muốn dành cho con mình sự khởi đầu tốt nhất, bù lại những gì thiệt thòi ngày tôi mang bầu bé Thỏ. 

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.