Ngân Hồ

Chương 7.1: Tiếng mẹ đầu tiên (thượng)




Vương Nhu Hoa đổ đầy một chum nước rồi lại thêm một chum nữa. Nước này không phải nước giếng mà là nước suối ngọt lành mà những thị vệ đại ca trên đầu Hoàng thành đánh ra.
Chịu ơn thì báo đáp. Vương Nhu Hoa thường xuyên giúp những thị vệ không có gia quyến khâu vá và giặt hồ* quần áo. Dù luôn miệng nói không lấy tiền nhưng đám thị vệ cũng chẳng để nàng làm công không, lần nào cũng có vài đồng tiền từ trong đống đồ ‘vô tình’ rơi xuống lẻng xẻng khi nàng lấy đồ ra chuẩn bị khâu hay giặt.
(*Giặt hồ: người xưa dùng hồ dán để là quần áo, xem phim các bạn thấy nó phẳng là thế).
Vương Nhu Hoa nghe nói quý nhân trong hoàng cung đã vào những nơi non xanh nước biếc để tránh dịch khí, chí ít phải sau khi lập đông thì mới trở về.
Trong thành Đông Kinh, bệnh dịch đã bùng phát dữ dội. Cho dù ban ngày, trên đường cũng chỉ có lưa thưa vài bóng người qua lại, ngay cả dáng đi cũng trở nên vội vã.
Những nhà giàu sang phú quý cũng đi. Những người hiện còn ở lại trong thành thì đều có điều vướng bận, tất cả đều chịu đau chịu khổ chờ gió thu thổi về.
Vương Nhu Hoa cũng vì thế mà trở nên cực kỳ cẩn thận, không hề bước ra khỏi phạm vi mười bước từ chân tường thành. Hoàng thành bao bọc hoàng tộc Triệu thị nhưng cũng vì thế lại cung cấp cho mẫu tử Vương Nhu Hoa một vách chắn bảo vệ thiên nhiên. Do đó, xung quanh khu nhà nàng lại không có bất cứ ai chết vì dịch bệnh.
Điều này cũng bao gồm công lao của phủ Khai Phong. Hoàng thành là khu vực bắt buộc phải gia tăng sự đề phòng và cảnh giác một cách nghiêm ngặt. Bây giờ, đừng nói trong phạm vi mười bước mà ngay cả trong vòng mười trượng cũng không cho ai léo hánh đến gần.
Đến thời điểm này, căn nguyên bệnh dịch được được phát hiện. Không thể không nói phủ Khai Phong là một nha môn làm việc rất hiệu quả, cuối cùng đã tra ra đó chẳng qua chỉ là bệnh kết lỵ mà thôi, không phải bệnh dịch tả. Điều này khiến cho ai cũng thở phào nhẹ nhõm.
Nếu là bệnh dịch tả, chỉ có trời mới biết trong thành Đông Kinh sẽ có thêm bao nhiêu xác chết nữa…
Sau khi biết được đó là bệnh kiết lỵ, ngày nào Vương Nhu Hoa cũng dùng nước muối tắm rửa lau người Thiết Tâm Nguyên ba lần. Tất nhiên, tiểu hồ ly cũng được hưởng đãi ngộ tương tự. Vào hoàng hôn mỗi ngày, lúc Vương Nhu Hoa tắm cho Thiết Tâm Nguyên và tiểu hồ ly, đám thị vệ trên Hoàng thành đều được đãi một trận cười hể hả.
Khắp nơi trong phòng đều bốc lên vị chua, đó chính là mùi dấm chua vương lại sau khi Vương Nhu Hoa đun ngày ba lần để hun khắp nơi.
Một cái mùng mới tinh cơ hồ chiếm nửa gian phòng, căn bản là Vương Nhu Hoa không cho Thiết Tâm Nguyên ra ngoài. Mỗi ngày, nàng đều kiểm tra kỹ lưỡng khắp mùng, đến khi không thấy một con muỗi nào thì lúc đó mới yên tâm.
Mặc dù Thiết Tâm Nguyên rất muốn đến xem đám đất có nấm tán bay* nhưng lại không tìm được cơ hội nào. Chỉ cần hắn vừa chui ra khỏi màn, Vương Nhu Hoa lập tức cho hắn vài phát khá mạnh lên mông.
(*Nấm tán bay: mãn độc dăng nga cao khuẩn đích ma cô - Wiki: https://vi.wikipedia.org/wiki/Amanita_muscaria)
Gió thu rốt cuộc đã về.
Hạt lê Vương Nhu Hoa vùi trước phòng thế mà lại nhú lên một cái chồi xanh biếc. Nhưng vậy thì làm sao nó chịu nổi mùa đông giá rét đây! Điều này khiến Vương Nhu Hoa, vốn một lòng muốn cho con trai sớm được ăn lê, vô cùng thất vọng.
Chẳng qua cũng còn một tin tốt. Đó là bệnh dịch dần dần biến mất…
Vương Nhu Hoa sau khi tận mắt thấy đã ba ngày không có ai vận chuyển xác chết, lúc này mới chịu yên lòng.
Ngay lập tức. nàng để con trai và tiểu hồ ly trong phòng rồi khóa cửa lại, bản thân vội đẩy kê công xa* đi ra phố.
(*kê công xa: rùa, xe cút kít).
Thân là nông phụ, Vương Nhu Hoa hiểu rõ mùa thu là lúc tích trữ lương thực. Hơn nữa, dưới năm gặp thiên tai như thế này thì giá cả sẽ tăng lên vùn vụt. Không ai biết rõ tầm quan trọng của lương thực với một gia đình hơn một nông phụ cả.
Mới chín tháng tuổi, Thiết Tâm Nguyên đã đứng vững. Qua bốn tháng không ngừng rèn luyện, ngoại trừ không thể chạy thì hiện giờ hắn đã có thể tự đi mà không cần Vương Nhu Hoa phải vịn đỡ.
Bò dưới khe cửa, thấy mẫu thân đã khuất dạng thì hắn bèn ngoắt ngoắt tay. Tiểu hồ ly thành thạo chui ra ngoài theo cổng tò vò, sau đó trèo lên cửa cắn then kéo ra rồi dùng vuốt đẩy cửa.
Sau bốn tháng, khuôn mặt Thiết Tâm Nguyên đã bầu bĩnh hơn chút ít, còn tiểu hồ ly cũng đã phát triển thành một con hồ ly ‘thiếu niên’. Chỉ cần chờ sau khi nó thay bộ lông sữa màu vàng nhạt, mọc lại bộ lông mới sau mùa đông thì nó sẽ trở thành một con ngân hồ chính hiệu.
Đi nhanh đến mảnh đất có nấm, Thiết Tâm Nguyên chợt vô cùng thất vọng. Nấm rơm thì nơi nào cũng có, còn nấm tán bay thì đã khô héo tự lúc nào. Khắp nơi đều là bào tử màu đen lốm đốm nhưng lại không hề thấy được một cây trưởng thành nào.
Tiểu hồ ly đang ăn nấm rơm thơm ngát, đôi khi lại tha một cây đến bỏ xuống cạnh Thiết Tâm Nguyên. Dáng vẻ nó tỏ ra kỳ quái, như thầm nghĩ vì sao Thiết Tâm Nguyên lại không ăn những món ngon đến như vậy?!
Nấm từ phương Bắc chịu rét cực tốt, những lời này sai bét!
Gió từ xa thổi tới, thốc lên đám lá khô trên tường thành cao cao. Ngay lập tức, lá khô đã che kín những dấu chân của Thiết Tâm Nguyên.
Lòng hắn bỗng thê lương như gió thu. ‘Nấm yêu nấm quý ơi, mày thật thích hợp cho trẻ con phòng thân mà! Làm sao lớn nhanh trong một thời gian ngắn đây hả trời?’

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.