Ngược Về Thời Minh

Chương 266.3: Vùng vẫy sinh tồn (p3)




Địch Thanh Sơn cũng có tinh thần hơn một chút, bước tới phía trước cổ vũ thêm vào nói: - Phía trên Việt Sơn Dục không xa có một con sông lớn, tiếng pháo ở đó vùng mai phục vừa vang lên thì chúng ta có thể phái người phá đê cho nước tràn vào. Bọn họ muốn tránh nạn hồng thủy thì chỉ còn có cách chạy sang hai bên mà thôi, vừa hay phục binh của chúng ta lại ở trên đỉnh núi, nói không chừng chẳng cần mất một hòn tên mũi đạn nào, chẳng cần phải giáp mặt đối chiến, chúng ta cũng có thể đánh bại được quân của Tổng Đốc!
Chu Hồng nghe mà thấy từng thớ thịt trên mặt cứ giật giật liên hồi, y nghĩ ngợi trước sau một hồi rồi vỗ đùi, nghiến răng nói: - Ngẩng đầu cũng vậy mà cúi đầu cũng là thế, cứ thử xem biết đâu còn cơ hội, đại nhân, chúng ta tiến hành thôi!
Nguyễn Đại Văn từ từ ngẩng đầu lên, ánh mắt thất thần nhìn bọn chúng, lúng túng nói: - Giết... Giết Khâm sai? Đó là tội chu di cửu tộc đó!
Những thớ thịt trên mặt của Chu Hồng đều căng lại, cười một cách đau khổ: - Đại nhân, chúng ta lấy quân lương thông đồng với giặc Oa cũng đã phạm tôi chu di cửu tộc rồi, người còn có thể chết được tới hai lần hay sao? Nhưng nếu như thành công thì là tìm được cơ hội thoát chết đó. Những tên binh lính biết chuyện cũng không thể dám để lộ chuyện ra ngoài được.
Hơn nữa tại hạ có thể điều bọn chúng lên chiến trường đánh trận để mà mượn tay giặc Oa trừ khử hậu họa, còn về Khâm sai... Ha ha ha..., giữa đường gặp giặc Oa, xả thân vì nước, người nhà lại còn được hưởng phúc thêm, chúng ta nào đâu có tội với ngài ấy.
Nguyễn Đại Văn lại hoang mang, không đưa ra được chính kiến. Y nhìn một lượt ba người đó, Địch Thanh Sơn lóe lên tia nhìn độc ác, dáng vẻ đầy sát khí. Nguyễn Đại Văn cuối cùng đành sụp mắt xuống, khẽ tiếng nói: - Vậy... Lệnh cho ai đi phục kích Khâm... Phục kích hóa trang thành "Giặc Oa" đánh úp? Chu đại nhân, ngài...
Quả thật muốn y đi đối mặt với đại quân của Khâm sai, Chu Hồng, một kẻ sợ chết như vậy thì làm gì có cái lá gan đó cơ chứ? Y vội vàng nói: - Đại nhân, tại hạ là Thủy sư Đề đốc, tuy nói rằng đô đốc ba vệ lục thượng binh mã, nhưng nếu để cho Thủy sư Đề đốc là ta đây đích thân ra trận thì người khác sẽ nghi ngờ ngay.
Nguyễn Đại Văn do dự một lúc rồi nói: - Vậy... còn dùng ai được nữa?
Chu Hồng sáng mắt, giọng đanh lại nói: - Hà Bính Văn, tướng quân du kích, đại nhân thấy sao?
- Gã...? Nguyễn Đại Văn hơi ngây người.
Chu Hồng nói: - Đúng! Hà Bính Văn có tài cầm quân, binh sĩ của gã chiến lực tốt nhất trong Thủ quân Phúc Châu. Nghe nói gã vốn là một danh tướng của quân biên phòng phía Bắc, trong trận Kê Minh Dịch vì chịu tội thay cho người khác nên mới bị bãi chức xuống làm Quảng Tây làm một Bách Hộ nhỏ bé. Vì đại nhân trọng người tài nên mới đề bạt cho gã, nên khi ngài chuyển tới Phúc Kiến Bộ Chính Sử lại còn mang theo gã tới đây, có thể nói chính là tâm phúc của ngài đúng không?
- Ồ.... Người này luôn ít nói, lời lẽ cẩn thận, bổn quan phát hiện ra gã là một tướng tài nên mới để theo bên mình. Nguyễn Đại Văn vừa nói vừa vuốt nhẹ râu.
Kỳ thực thì Nguyễn Đại Văn chẳng có được cách nhìn người tốt như vậy, sau khi Hà Tham tướng bị bãi chức làm một Bách Hộ nhỏ nhoi ở Nam Đan Châu, có một lần Nguyễn Đại Văn du tuần tới đây, con ngựa quý của y bị một con chó săn của thợ săn bản địa làm cho sợ, vùng tuột khỏi tay của người đánh ngựa, kéo theo y lao như điên. Chính là Hà Tham tướng đã dùng sức giữ con ngựa đó lại, Nguyễn Đại Văn bèn đem hắn đi theo tới Nha môn của Bộ chính là chức Thủ Bị.
Sau này Nguyễn Đại Văn phát hiện gã có tài cầm binh, tính tình cẩn thận, là một nhân tài có thể dùng được nên mới dần dần cất nhắc. Khi mới đến Phúc Kiến vì ở đây không có quan chỉ huy nên những vấn đề về quân vụ phải do Nguyễn Văn Đại đảm nhiệm, bên cạnh lại thiếu nhân tài am hiểu những chuyện này nên mới để cho Hà Bính Văn đảm nhiệm tướng quân du kích của Phúc Châu.
Địch Thanh Sơn nói: - Chuyện của gã tại hạ cũng từng được nghe qua, dường như là sau khi bị bắt vào kinh thì quan lại trong các bộ đều đẩy trách nhiệm, đều đổ cho gã tội chết, sau đó thì tiên đế khai ân nên tha cho tội chết mà bị bãi nhiệm xuống Quảng Tây. Nếu thế thì nhất định gã chẳng có chút cảm tình nào với những đại quan trong kinh thành, hơn nữa là ngài dẫn dắt gã, chắc hẳn là người có thể tin được. Hơn nữa đại dự đã thành rồi thì gã có muốn rời khỏi chiếc thuyền đang ngồi chung với chúng ta cũng là điều khó khăn.
- Năm nghìn binh mã mà Hà Bính Văn có trong tay tính đến thời điểm hiện tại là đạo quân tinh nhuệ nhất của Phúc Châu, cũng chỉ có phái gã đi thì mới yên tâm được. Nếu như đại nhân không yên tâm về bản thân gã thì tại hạ có thể cử một vài tâm phúc đi để theo dõi gã, có gì bất thường thì lập tức ra tay trừ khử!
-..... Tốt! Cuối cùng thì Nguyễn Đại Văn cũng hạ quyết tâm, vỗ đùi mạnh một cái rồi đứng dậy, ánh mắt lạnh lùng nói: - Ngươi bất nhân thì đừng trách ta bất nghĩa! Dương đại nhân, là do ngài ép ta đó thôi!
Y thở hắt vài hơi, nói lớn: - Người đâu, lập tức truyền Hà Bính Văn du kích tướng quân đến gặp ta!
Đội quân Khâm sai hùng hậu rầm rộ, nghiêm trang hành quân, men theo đường mòn khó đi kiên nhẫn tiến về phía Nam. Phía trước có tới một nghìn quan binh áo giáp sáng lóa, tay cầm giáo mắc đi trước để mở đường; ở phía giữa là một nghìn lính mang khiên đao và cung thủ, hỏa tiễn thủ thốc đi theo bảo vệ cho xe của Khâm sai đại nhân; quan binh đằng sau vác cờ đi theo, gươm giáo chi chiết.
Chỉ có điều đạo quân này ai nấy đều thắt khăn trắng trên đầu, ngay đến cả Kỵ Mã Sử và Dương Lăng cùng với Tham tướng Tiêu Hoành Giang, Đều Ti La Nghị cũng không ngoại lệ. Khi đại quân đi tới Lệ Thủy, Dương Lăng mới nhận được tin tức thật sự về chiến trường ở Phúc Kiến. Đạo quân Oa đó là người của Cung Bổn Hạo, mang theo ba đại hỏa pháo lấy được từ tay của quân Minh, chiến lực không hề yếu.
Đội quân nghìn người này dựa ít đánh đông, khổ sở chống đỡ. Còn Thủy sư Phúc Kiến phụ trách đánh chặn phía sau và đạo quân tấn công của quan quân Vệ Sở thì lại lấy lý do là mưa bão hồng thủy trở ngại không đến kịp thời giải vây, khiến cho đội quân có nghìn người của Dương Lăng độc thân lâm trận, một nghìn một trăm hai mươi năm người toàn bộ tử trận không một người sống sót.
Khi nghe thấy tin này thì Dương Lăng đã phẫn nộ đến nỗi không thốt được câu nào, ngài ấy nắm lấy bản mật báo được gửi tới từ Phiên Tử trong Nội Xưởng mà khóc một hồi lâu, nghiến chặt răng xé lấy một vạt áo mà chít lên đầu, rồi sau đó hạ lệnh đại quân khởi hành, gia tốc tới Phúc Châu.
Tin dữ truyền đi khắp nơi trong quân trại, chẳng biết từ lúc nào mà tất cả tướng sĩ đều học theo Tổng Đốc đại nhân đeo trên đầu chiếc khăn trắng, tất cả đều mặc áo tang tỏ lòng thương tiếc với những người đã tử trận.
Huyện lệnh Thái Thuận, Vương Hòa Lai tiếp đón Khâm sai, nhìn thấy không khí tang tác lạnh lẽo đó, không biết đại quân đã xảy ra chuyện gì, bèn thận trọng bái chào Dương Lăng rồi dẫn đoàn quân vào Huyện Thái Thuận nghỉ ngơi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.