Ngược Về Thời Minh

Chương 469.3: Không hủy Trường Thành không phải hảo hán (đại kết cục) (3)




- Hoàng thượng, trước tiên thần nói với Hoàng thượng về thế cục của Đại Minh chúng ta. Trước nội sau ngoại, thần nói nội trước. Triều ta cải cách cao trị, thuế phú, đất đai, quân đội, bình định nội loạn, chấn hưng công thương, mở thành phố biển, mượn tích lũy của triều Tiên đế mà khai mở chấn hưng bản triều, dân giàu nước mạnh, quân đội hùng mạnh chỉ trong tầm tay, đây là nội chính.
Nói về ngoại, tình thế bên ngoài, phía tây, bên trong thì ân uy đồng thời vỗ về các tộc, bên ngoài thì dùng thông thương kinh tế để trói buộc Tây Vực, hơn nữa thêm vào hai mạch núi quan trọng ở Cáp Mật đoạt được khống chế từ tay người Ngõa lạt, cho dù là mặt kinh tế hay là mặt quân sự, hoàng triều Đại Minh ta đã hình thành sức ảnh hưởng cực lớn đối với ba mươi sáu quốc đô Tây Vực, Tây Vực đã không đủ là họa nữa.
Phía đông, dẹp yên Oa quan, thủy sư của Đại Minh từ nội hồ đi về phía Đại Hải, Đông Hải, Nam Hải đều nằm trong phạm vi của thủy sư Đại Minh ta, hai năm tới là có thể kéo dài đến Nam Dương thậm chí là Tây Dương, dần dần khuếch trương, mở rộng ảnh hưởng. Phía nam dĩ nhiên không cần phải nói, các phiên quốc nhiều, đấu đá lẫn nhay, khó thành họa lớn. Họa của Đại Minh chỉ có phương bắc.
Phía bắc, chúng ta lấy lại thảo nguyên Hà Sáo, có một mảnh đất quý để nuôi dưỡng binh mã, hơn nữa lấy đây làm cứ điểm tiến công, có thể hình thành kiềm chế nhất định đối với bộ lạc thảo nguyên. Phía Liêu Đông đợi sau khi chư vệ Đóa Nhan nhường ra lãnh địa, các vệ sở Liêu Đông hình thành một tuyến, phòng ngự kiên cố, lại có mục dân khai hoang trồng trọt, dung hòa với cuộc sống của bộ tộc Nữ Chân, ba năm mươi năm sau thì không khác gì quan nội cả.
Mà Ngõa Lạt và Đóa Nhan Vệ có phải từ nay không còn uy hiếp gì không? Sẽ không, nhân khẩu của bọn họ cũng không ngừng tăng lên, hơn nữa tính không xác định của bão tuyết, hạn hán trên thảo nguyên đã định trước là bọn họ chỉ dựa vào thảo nguyên thì khó mà có được cuộc sống an ổn. Đến lúc đó, bọn họ vì sinh tồn, lựa chọn duy nhất chính là khơi mào chiến tranh lần nữa, công kích biên cương Đại Minh ta.
Thần nghĩ, về mặt văn hóa, tư tưởng thì không ngừng giáo hóa, khiến họ không khác gì người Hán. Về mặt kinh tế, chí ít phải để bọn họ có áo mặc, có cơm ăn, bọn họ mới không nghĩ đến chuyện cướp bóc người khác. Một mẫu đất có thể nuôi sống cả một nhà, một mẫu thảo nguyên ngay cả một con ngựa còn không nuôi sống nổi, từ du mục hoàn toàn phát triển thành bán nông canh là chuyện tất nhiên.
Nhưng đại thảo nguyên có địa lý hạn chế, ngoài trừ một ít khu vực con sông ra thì không thích hợp đổi thành nông canh, bằng không chỉ sẽ biến thành sa mạc, vậy thì ruộng đất của bọn họ từ đâu mà có? Đại Minh không thể cho bọn họ Liêu Đông, quan nội được? Vậy thì chỉ có duy nhất phía bắc, ở đó có vô số đất đai màu mỡ.
Ý của thần, chặn không bằng theo, để quan lại và quân đội Đại Minh chúng ta dẫn đường cho những bộ tộc du mục này phát triển về phía bắc, dần dần đi theo con đường từ du mục chuyển sang cùng coi trọng du mục và canh nông. Đồng thời trong quá trình này tăng cường dung hòa, thông thương, đồng minh, liên hôn hai tộc chúng ta. Dần dần, bọn họ sẽ bị chúng ta Hán hóa, trở thành một phần tử của chúng ta, không tiếp tục phân chia Hán Di nữa. Kế hoạch này cần thời gian lâu dài, lại là cách ổn thỏa nhất đồng thời là nhất lao vĩnh dật.
Hoàng thượng phong thần làm vương, thần lại tự xin xuất quan đến tái bắc xa xôi, thật ra quan hệ trọng đại đến việc này. Kết minh với bộ lạc Mông Cổ, khai thác thảo nguyên phía bắc, nếu không có một loạt biện pháp kinh tế, văn hóa, tôn giáo, chính trị áp dụng vào thì không thể khai thác đất đai vững chắc đồng thời cùng hưởng lợi ích lâu dài với người Mông Cổ, hợp tác thậm chí là hoàn toàn dung hợp.
Thế nhưng thành lập thành trấn thôn xóm, cắt cử quan lại, trú đóng quân đội, phát triển văn hóa giáo dục, chấn hưng công thương, di cư người Hán, khai hoang đồn điền, và các phương diện khác đều liên can đến việc chung sống của hai tốc, quan viên được phái trú cho dù là một Tổng Đốc Tuần Phủ, thì quyền lực cũng không làm được. Mà một vị phiên vương phiên địa lại có thể làm được điểm này.
Lấy quyền lâm thời thay đổi của phiên vương, hàng họ lập uy, cho họ lợi ích, giáo dục văn hóa, thúc đẩy Phật Đạo Nho giáo, mở rộng tai mắt ngôn luận, chấn hưng nông mục công thương, đồng loạt quản giáo, biên giới Đại Minh, sẽ có thể khuếch trương đến tám ngàn dặm nơi chân trời cực bắc!
Hoàng thượng, Kiềm Ninh Vương Mộc Anh là con nuôi của Thái Tổ, lại là đại tướng khai quốc công lao chói lọi. Luận công lao, thần không bằng ông ta; luận thân sơ, tám lạng nửa cân. Thái Tổ Hoàng đế có thể để ông ta làm phiên vương Vân Nam, vĩnh trấn biên thùy, đời đời cùng tồn tại với Đại Minh, hà cớ gì Hoàng thượng lại xem chuyện bảo thần làm phiên vương Tái Bắc giống như là sung quân vậy? Chúng ta quân quân thần thần, con cháu đời sau không tiếp nối được sao?
Chính Đức Hoàng đế bị hắn lừa đến hơi choáng váng, nghĩ không ra tại sao ở lại Kinh thành là tiêu dao vương thì không thể quân quân thần thần, con cháu đời đời, thể nào cũng phải sung quân biên tái mới được. Y nghi hoặc nói:
- Nơi cực bắc kia, thật sự không phải là nơi bốn mùa rét căm đất cằn sỏi đá sao?
- Hoàng thượng ngài nghĩ xem, Tô Võ chăn dê, cái dê ăn là cỏ, nếu ở đó thật sự là một năm bốn mùa, tuyết rơi băng đóng thì cỏ có thể lớn lên sao? Nơi vực bắc đích thật là nhiều năm đóngbăng không đổi, nhưng Hoàng thượng, địa vực Tây Bá Lợi Á to lớn, không thua gì quốc thổ hiện có của thiên triều ta. Đại Minh ta có miền nam bốn mùa như xuân, có miền bắc đông hạ rõ ràng, địa phương kia có miền nam đông hạ rõ ràng, có miền bắc bốn mùa như đông, chỗ không tiện cư trú chỉ có vùng cực bắc, nói vậy Hoàng thượng có hiểu không?
Chính Đức Hoàng đế như thoáng chút suy nghĩ gật đầu.
Dương Lăng lại nói:
- Hoàng thượng, hoàng hậu Tác Phi Á của La Tư Quốc phía tây là một người hùng tài đại lược. Người này châm ngòi ly gián đối với các Hãn quốc ở Tây Bá Lợi Á, khiến các Hãn quốc chinh chiến không nghĩ, quốc lực dần dần suy yếu, e rằng không đầy mấy năm nữa, La Tư Quốc sẽ khởi binh đông chinh, thâu tóm từng nước, chiếm cứ lấy giang sơn ngàn dặm này.
Bây giờ thời gian đã không đợi chúng ta rồi, nếu Hoàng thượng không có chí làm một đế vương như Tần Hoàng Hán Vũ, vậy vì sao không thành toàn cho thần làm một danh tướng như Mông Điềm Vương Tiễn, Vệ Thanh Hoắc Khứ Bệnh chứ? Không có hùng tài đại lược của Tần Hoàng Hán Vũ, thì trên đời làm sao có những tướng quân giống như những chiến thần này? Không có những tướng quân dũng mãnh thiện chiến này, làm sao có được công tích vĩ đại của Tần Hoàng Hán Vũ?
Nếu Hoàng thượng thương thần, thì nên buông tay để thần đi thực hiện giai thoại quân thần của chúng ta, chứ không phải để thần tiêu dao tự tại, chết già ở kinh!
Dương Lăng càng nói càng kích động, đứng lên nói:
- Hoàng thượng, từ khi Tần Thủy Hoàng xây Tường Thành, chỉ có duy nhất triều Đại Minh ta dụng tâm tu sửa xây dựng nhất, quan ải trùng trùng, những cửa ải thành lũy mà Binh Bộ chuẩn bị xây nữa đã hơn trăm cái, lại có phòng ngừa được biên họa xâm lược không ngừng không, trọng binh tụ tập cửu biên lãng phí thế nào chứ?
Nếu Đại Minh ta hùng mạnh, biên giới mở rộng về phía bắc, thảo nguyên tái ngoại chẳng qua là hoa viên để Hoàng thượng cưỡi ngựa ngắm hoa, cần gì phải dùng tôn nghiêm của thiên tử để giữ biên giới chứ? Thần nguyên trong những năm còn sống, xây dựng công lao thiên thu cho Đại Minh ta. Xin Hoàng thượng thành toàn! Không hủy Trường Thành không phải hảo hán, chưa phóng ngựa Bắc Hải thủy không thể xưng hùng!
- Không hủy Trường Thành không phải hảo hán, chưa phóng ngựa Bắc Hải thủy không thể xưng hùng!
Chính Đức Hoàng Đế chậm rãi đọc một lần, đôi mắt dần dần sáng bừng lên.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.