Người Lạ Trong Gương

Chương 1:




Tháng Mười Một, 1969.
Buổi sáng hôm thứ bảy cuối tháng Mười một năm cuối cùng của thập niên sáu mươi thế kỷ XX ấy, có nhiều việc lạ lùng xẩy ra trên chiếc tàu khách sang trọng chạy đường biển khi nó chuẩn bị rời New York để bắt đầu cuộc hải hành xuyên Đại Tây Dương tới Le Havre, châu Âu. Đó là tàu S.S Bretagne của Pháp, trọng tải ngót sáu chục ngàn tấn.
Trưởng ban điều hành Claude Dessard đã gắn bó với Bretagne ngót hai mươi năm nay và chưa từng bó tay trước một tình huống nào xẩy ra trên tàu, dù bất ngờ hoặc nghiêm trọng tới đâu, thì lần này, chẳng những tay chịu bó mà cả đầu óc ông cũng dường như tê liệt, mụ mị, chẳng phán đoán mà cũng chẳng giải thích được gì. Niềm an ủi duy nhất của ông là sau đó, ngay cả cảnh sát Pháp, Mỹ, rồi cả Interpol, dư thừa điều kiện và thời gian điều tra mà cuối cùng cũng đành gác vụ việc lại.
Báo chí cả thế giới được phen ầm ĩ, vì những người gây ra những chuyện lạ lùng kia đều không những nổi tiếng về nhiều mặt mà lại nổi tiếng đã từ rất lâu, và dư luận luôn khát khao biết về họ nhiều hơn. Song ầm ĩ thì cứ ầm ĩ vậy thôi, tấm màn bí mật vẫn hoàn toàn che phủ.
Rồi Claude Dessard bỏ tàu Bretagne, bỏ chức quản lý, bỏ luôn cả nghề đi biển, mở một quán rượu nhỏ ở tại Nice, một thành phố nghỉ mát nổi danh ở miền Nam nước Pháp. Khách hàng của ông ngày càng đông, song không phải vì rượu hay đồ ăn ngon, mà vì muốn được nghe tận tai do một người được chứng kiến tận mắt kể về những sự kiện lạ lùng xẩy ra trên con tàu Bretagne vào cái ngày cuối tháng Mười Một của năm 1969 ấy.
° ° °
Sự việc, theo Dessard, bắt đầu từ khi lẵng hoa của Tổng thống Mỹ được chuyển lên tàu, một giờ trước khi nhổ neo. Lẵng hồng trắng được một người bận comple đen bước ra từ chiếc Limousine đen trao tới tay sĩ quan trực ban tàu Bretagne, Alain Safford, rồi qua tay sĩ quan Janin trước khi tới đúng địa chỉ. Sau đó, Janin báo cáo với Dessard: "Tôi nghĩ ngài cần phải biết. Hoa của Tổng thống Mỹ gửi tặng quý bà Temple."
Jill Temple! Dessard đã quá quen với các tên, và cả gương mặt bà ta, bởi suốt năm qua, tên bà, hình bà đã liên tục xuất hiện trên trang nhất các nhật báo hoặc trang bìa các tạp chí xuất bản tại các thủ đô lớn trên khắp thế giới. Và trong một cuộc thăm dò gần đây bà đã đứng đầu danh sách những phụ nữ được thế giới ngưỡng mộ. Rất nhiều cháu gái chào đời được mang tên thánh Jill. Nghị lực, lòng quả cảm và cuộc chiến đấu vĩ đại mà bà, thoạt tiên chiến thắng nhưng cuối cùng vẫn thất bại, đã khiến loài người nín thở theo dõi. Đó quả là thiên chuyện tình có một không hai.
Vốn không ưa người Mỹ lắm nhưng với bà Jill Temple, Dessard tự cho phép mình xoá bỏ mối ác cảm kia, và thầm hứa sẽ cố gắng ở mức cao nhất để bà phải nhớ mãi những ngày vượt Đại Tây Dương trên con tàu Bretagne do ông điều hành này.
Gạt hình ảnh bà khách đặc biệt sang bên, Dessard cẩn thận xem xét thêm lần nữa danh sách hành khách. Liên tục, ông bắt gặp những cái tên đặc Mỹ, mà kèm theo đó là cái ghi chú viết bằng chữ Hoa - VIP, một cách gọi tắt mà Dessard chẳng mấy ưa, bởi nó ám chỉ không mấy tế nhị rằng ta đây là nhân vật quan trọng. Người Mỹ dường như ham thích cái sự khoe khoang đó. Dessard dừng mắt ở cái tên bà vợ một nhà công nghiệp giàu có, chị đi du lịch một mình; rồi ông sục tìm một cái tên khác và gật đầu với vẻ hài lòng xen lẫn am hiểu khi thấy nó: Matt Ellis, ngôi sao bóng bầu dục, người da đen. Ông còn bắt gặp cái tên của một thượng nghị sĩ Mỹ khá tiếng tăm và tên một vũ nữ thoát y thường được báo chí nhắc kèm với nhau, nay thuê hai buồng cạnh nhau trên tàu. Rồi Đavi Kenyon, rám nắng, đẹp trai, tiền như núi, ít nói và oai vệ, khách cũ của Bretagne. Dessard đánh một ký hiệu nhỏ sau cái tên kenyon để nhớ xếp ông ta ngồi ở bàn ăn cùng thuyền trưởng. Còn nữa, đây là Clifton Lawrence, đặt vé vào phút cuối cùng. Xưa thì chả nói, ngay lập tức Dessard sẽ xếp ông ta vào bàn thuyền trưởng, và cả bàn ăn sẽ liên tục vang lên những trận cười bởi cái kho truyện vui của ông ta. Clifton gắn đời mình vào sân khấu và từng có thời cùng lúc là đại lý của vô số các ngôi sao. Tiếc thay, ánh hào quang đã tắt và nay, thay vì thuê cả lô phòng dành cho bậc vua chúa như xưa kia, ông ta chỉ thuê một phòng đơn, khoang dưới, tuy vẫn hạng nhất. Cư xử thế nào với ông ta là cả vấn đề đây. Thôi, cứ đặt tạm sang bên đã. Còn ai VIP không nào?
Cũng còn đấy. Vài người dòng dõi hoàng tộc, một ca sĩ opera tiếng tăm, một nhà văn từ chối nhận giải thưởng Nobel...
Có tiếng gõ cửa gấp gáp. Rồi lao động Antoine bước vào, vẻ e dè hiện lên cả trên gương mặt lẫn trong giọng nói: "Thưa, ngài ra lệnh khoá cửa phòng chiếu phim?".
Dessard hơi nhíu mày không hiểu: "Tôi lại ra cái lệnh lạ thế ư?".
Antoine ngơ ngác: "Còn ai dám nữa? Mấy phút trước, tôi đi xem xét lại mọi việc lần cuối cùng thì thấy các cửa ra vào phòng chiếu đều khoá, song lại nghe như có tiếng máy chiếu phim đang chạy trong đó".
Dessard lắc mạnh đầu: "Không ai chiếu phim khi tàu đang neo ở cảng. Và cũng không ai cho phép khoá các cửa ra vào đó cả. Tôi sẽ lưu ý việc này".
Giá đang rảnh rỗi, hẳn Dessard sẽ tới đó ngay nhưng ông hiện đang ngập đầu vào công việc, mà việc nào, theo ông, cũng quan trọng hơn nhiều lần cái phòng chiếu đó, nhất là khi chỉ còn một giờ nữa là Bretagne khởi hành. Nào là phải đếm số đôla Mỹ mà ông trực tiếp nhận, nào là căn phòng sang trọng nhất trên tàu bị đặt trùng chỗ tới hai lần, nào quà cưới mà thuyền trưởng Montaigne đặt làm quà tặng lại bị chuyển nhầm địa chỉ... Không, chưa phải lúc này, cái phòng chiếu đó.
Nhưng nào người ta có để ông yên. Người gõ cửa và bước vào lần này là Léon, nhân viên phục vụ trên boong. Thấy vẻ sốt ruột của Dessard, anh ta nói ngay:"Thưa, có chuyện liên quan đến bà Temple".
Vẻ phòng bị lập tức xuất hiện trên gương mặt Dessard khi ông ngẩng phắt lên: "Chuyện gì?".
"Tôi đi ngang cửa phòng bà ấy, thấy vang ra mấy giọng đối đáp và cả tiếng la thét. Nghe như có câu Ông giết tôi. Ông giết tôi rồi...Tôi không dám vào, nên phải chạy đến báo ngài biết".
"Giá như ai cũng biết hành xử như anh. Tôi sẽ tìm hiểu ngay để biết không có sự việc gì đáng tiếc đã xẩy ra. Về làm việc tiếp đi. Cảm ơn anh".
Cái này thì không thế nấn ná. Ông đội mũ, liếc nhanh qua tấm gương và vừa dợm chân bước ra thì tiếng chuông điện thoại bỗng đổ dồn, thúc bách. Ông nhấc máy: "Dessard xin nghe".
"Claude," ông nhận ra giọng viên thuyền phó thứ ba. "Hãy cho người tới phòng chiếu phim, thật nhanh. Máu lênh lắng khắp".
Cảm giác như bị ai đám mạnh vào bụng, giọng ông nghẹn lại. "Tôi làm ngay đây". Cắt cử người xong, ông quay số máy hỏi viên bác sĩ trên tàu, cố giữ giọng bình thường. "André phải không? Claude đây. Này, sức khoẻ hành khách nói chung có gì đặc biệt không? À, tôi đang lo có một người...Không, không phải chuyện say sóng. Người này có thể bị thương, và có thể nặng đấy. Được, tôi tin ở anh. Cảm ơn anh...".
Ông đặt máy, bồn chồn đi tới lô phòng của bà Temple. Nhưng lại có một chuyện xảy ra khiến ông phải dừng lại. Đặt chân lên boong, ông bỗng cảm thấy mình như hơi mất đà. Quả nhiên, con tàu Bretagne, khi đang được dắt lùi để tới ngọn hải đăng Ambrose sẽ tháo dây khỏi tàu kéo để quay hướng ra biển khơi và bắt đầu cuộc hành trình, thì nay bỗng dừng lại. Dường như chưa bao giờ có hiện tượng này.
Dessard vội bước tới sát lan can cúi đầu nhìn xuống, thì thấy chiếc tàu dắt đang áp mạn vào cửa hầm khoang chứa hàng của tàu Bretagne và có mấy thuỷ thủ đang chuyển hành lý sang đó. Cùng lúc, ông thấy một hành khách cũng bước theo sang. Vừa nhìn từ trên cao, vừa chỉ thấy đằng lưng nên ông chỉ có thể đoán là ai, song ông cho là mình đoán nhầm. Nếu đó đúng là một khách đi tàu thì việc rời tàu theo cung cách này quả là đặc biệt, và báo hiệu tin xấu hơn là tin tốt. Ông xoay người và đi như chạy về lô phòng của bà Temple. Ông gõ cửa, mạnh và dồn dập, nhưng không có tiếng thưa. Ông xưng danh, xưng cả chức trách, vẫn không có lời đáp. Và thế là linh tính lập tức mách bảo ông đã có chuyện không hay xảy ra với người đàn bà nổi tiếng này. Bị giết? Bị khống chế? Bị bắt cóc? Và có thể, biết đâu, bị cưỡng hiếp, cộng thêm nhục hình? Trong cái thế giới đảo điên này điều gì mà không thể xảy ra?
Ông xoay nắm đấm, mừng vì thấy cửa không khoá, song vẫn dè dặt khi mở ra và sững sờ khi thấy bà Temple đứng bất động trong góc phòng, như bức tượng, hoặc như xác chết được dựng dậy. Bà không nghe thấy ông gõ cửa, ông gọi, và cũng không hề biết ông đã mở cửa, đã bước vào? Dessard đang lúng túng xem nên cất tiếng hỏi hay nên lùi ra thì bỗng giật bắn mình vì một tiếng kêu đau đớn, như tiếng con thú bị thương, ré lên. Hoảng sợ vì tiếng kêu ấy, và cả vì sự bất lực của chính mình, ông nhón chân lui ra, khẽ khàng khép cửa lại.
Đầu óc trống rỗng, Dessard lê chân đến phòng chiếu phim và thấy người lao công đang lau những vết máu trước cửa phòng. Lạy Chúa, còn chuyện gì nữa đây? Ông tự hỏi, mở bung cánh cửa ra, bước vào căn phòng rộng rãi có sức chứa trên sáu trăm người. Không có ai. Ông đi lên phòng máy. Cửa khoá. Chỉ hai người có chìa khoá phòng này là ông và người thợ máy chiếu. Ông mở khoá và đẩy cửa ra rồi lập tức đi tới hai chiếc máy, đặt tay lên chúng. Một chiếc vẫn còn ấm.
Ông đi tìm người thợ máy chiếu và đầu óc càng rối bời khi nghe anh ta nói như thề rằng không hề biết có chuyện gì đã xảy ra ở phòng chiếu phim.
Khi quay về phòng mình, ngang qua khu bếp, Dessard bị người đầu bếp ngăn lại, nói với ông bằng một giọng cáu kỉnh. "Ai đã gây ra chuyện này, ông biết không? Nếu không biết thì phải tìm cho ra chứ".
Nhìn theo tay anh ta, Dessard thấy trên chiếc bàn kê ở chính giữa phòng ăn là một chiếc bánh cưới nhiều tầng lộng lẫy. Tầng trên cùng là hình cô dâu chú rể nặn rất đạp bằng kẹo màu hồng. Nhưng bàn tay thô bạo nào đó đã vò nát đầu cô dâu.
"Và tôi hiểu rằng,", Dessard gật gù kết luận với đám khách trong quán rượu của ông đang há hốc mồm nghe, "một chuyện chết người sắp xảy ra".
Năm 1919, chiến tranh thế giới lần thứ Nhất vừa kết thúc được hai năm. Detroit thuộc bang Michigan được coi là một trong những thành phố công nghiệp phát triển nhất nhì toàn cầu. Không còn lo cung cấp xe tăng, máy bay cho các đồng minh tận châu Âu xa xôi, nay các hãng xe hơi của Detroit chỉ còn tập trung sản xuất, nâng cao, hoàn thiện sản phẩm chính của mình để nhanh chóng sau đó, mỗi ngày, hàng ngàn chiếc xe được xuất xưởng, chở tới khắp thế giới, nơi người tiêu dùng khao khát nó. Ngược lại, hàng vạn lao động từ khắp nước Mỹ, khắp cả châu Âu, đổ xô đến Detroit. Ai cũng hy vọng tràn trề song không phải ai cũng toại nguyện.
Paul Templarhaus và vợ là Frieda, dân Đức, cũng nằm trong số hy vọng đó. Đang học nghề tại một lò mổ ở Muchen, anh lấy vợ, lấy luôn hồi môn của vợ để di cư sang New York, để mở hàng bán thịt và để...lỗ vốn. Rời New York nhưng không rời nghề bán thịt, anh dắt vợ đến St.Louis, đến Boston và rồi đến Detroit, song ở đâu cửa hàng anh cũng lỗ hơn là lãi. Điều đó thật khó hiểu, vì ở vào thời kỳ kinh tế phát triển, nhu cầu ăn ngon, nhất là cứ bốc hơi đi? Anh khó hiểu chứ Frieda, vợ anh, thì biết thừa. Thực ra, chồng chị chỉ lo làm thơ chứ đâu chịu lo làm ăn. Ngồi trước bàn thịt mà đầu óc anh chỉ quẩn quanh với câu với chữ, với ý với tứ chứ nào đâu với miếng thăn miếng đùi và nhất là với chuyện mời chào khách bỏ tiền ra mua. Không một tờ báo hay nhà xuất bản nào chịu mua thơ của anh, ngược lại, những người máu thịt của anh thì đông vô kể nhưng không ai chịu trả tiền, vì anh luôn sẵn sàng cho họ chịu. Đến nỗi người ta đồn thổi khắp mấy con phố, lan ra cả ngoại ô, rằng, muốn không mất tiền song lại muốn có thịt ăn thì cứ việc đến cửa hiệu Paul Templarhaus.
Frieda chưa từng biết tới đàn ông trước khi Paul cầu hôn cô. Mà nói là anh cầu hôn với cha cô mới đúng, và lập tức được cả cha lẫn con đồng ý, nhất là ông già lại đang lo rằng cô con gái sẽ sống bám lấy mình suốt đời, thậm chí ông còn tặng thêm hồi môn, ngoài số đã định trước đó, để hai vợ chồng sớm xa chạy cao bay, nghĩa là di dân, mà với ông, càng xa càng cao thì càng tốt.
Còn Frieda? Paul đâu biết vừa thấy anh cô đã yêu liền. Đã bao giờ cô được gặp nhà thơ, thậm chí một người thích làm thơ? Ngoại hình anh thì cô mê tít, bởi nó vô cùng phù hợp với người tình trong mộng mà đêm vẫn luẩn quẩn bên cô. Anh hơi gầy, mắt cận thị màu xanh nhạt, tóc thưa, nói năng e dè... nghĩa là theo cô, rất trí thức, rất nhà thơ. Vợ chồng dắt nhau sang New York cô mới dám tin thiên- tài- đẹp- trai này thực sự là của mình. Cô biết mình, nếu không bị nhìn là xấu xí thì cũng chẳng ai coi là đẹp đẽ gì, ngoài đôi mắt xanh biếc lanh lợi như vay mượn của ai đó, còn lại cô thừa hưởng toàn bộ cái xấu xí của họ hàng hang hốc nội ngoại nhà cô. Nào mũi to, trán dô, cằm bạnh...nào thân hình ục ịch...nào dáng đi lật bật...Con tim, Paul cũng như bất kể ai không mù, đều dễ dàng nhận ra những cái xấu đó, vậy sao anh vẫn cầu hôn cô? Có phải vì là nhà thơ nên anh tinh tường hơn người đời, nhìn ra được bao vẻ đẹp của cô ẩn náu bên trong cái vẻ ngoài xấu xí đó? Cô đâu biết, tuy không phải dân đào mỏ, cũng chẳng là kẻ thực dụng, song với Paul, điều hấp dẫn lớn nhất ở cô vợ có vẻ ngoài xấu xí đó chính là đống của hồi môn kia. Anh hy vọng, thậm chí tin tưởng, nhờ nó mà bằng cách này hay cách khác, anh sẽ thoát khỏi đám lòng, tiết, gân, xương nơi lò mổ, có cửa hàng riêng, có đủ tiền sinh sống và toàn tâm toàn ý với Nàng Thơ của mình.
Frieda, kể từ hôm nhận được lời cầu hôn của Paul, đã tưởng tượng, đã thêu dệt ra bao mộng vàng của đêm tân hôn. Nơi họ đến nghỉ tuần trăng mật thì tuyệt rồi: ngôi nhà nhỏ ven hồ năm trong một khu thành cổ, lại ở giữa rừng, giữa đồng cỏ mênh mông. Thế rồi, cô hình dung, Paul sẽ ôm cô, miệng thì thầm lời yêu, tay lần cởi váy áo. Rồi anh sẽ hôn cô, thoạt tiên ở môi, ở cổ, rồi có thể cả ở tai, cô hy vọng thế. Sau đó, môi anh sẽ lướt dần xuống vai xuống ngực cô, ngậm thật lâu vào vú cô, rồi lướt khắp thân thể trần truồng của cô, nhẹ nhàng, mơn man, y hệt trong những cuốn sách mà cô đã vụng trộm đọc. Thế rồi anh khẩn khoản, như âu yếm, nhờ cô cởi bỏ giúp quần áo của anh. Tất nhiên cô cứ để anh nài nỉ, mãi sau mới chịu nghe. Cô đã bào giừo giúp ai việc đó mà bảo làm ngay được? Rồi cô sẽ thấy cái gì? Chả gì cả ngoài cái con vật của anh thẳng đơ và vênh vang như cán cờ Đức quốc xã. Nghe nới là đau lắm thì phải. "Nó" như thế kia cơ mà? Và anh sẽ nói gì với cô trước khi làm đau cô nhỉ? Anh khen người cô đẹp, hay giảm đơn như cánh lò mổ, "người cô nhiều thịt"? Chắc anh không đơn giản vậy đâu. Anh là nhà thơ kia mà.
Chả có gì giống như cô tưởng tượng hoặc thêu dệt hoặc hình dung cả. Tối đến, ăn no xong, hai người vào phòng ngủ - cô phải tự đi vào vì không thấy anh tỏ ý muốn bế, như sách tả- và trong khi cô đang hồi hộp chờ đợi những gì tiếp theo thì anh đã lăn luôn ra chiếc giường tân hôn sau khi vội vội vàng vàng cởi bỏ quần áo. Anh nằm đó, dang chân dang tay, phô ra thân hình gày gò, bộ ngực lép kẹp và...cái của nợ kia nhỏ tí, ẽo uột ẩn sau đám lông lá, như xấu hổ. Chỉ thấy anh nhìn mình như chờ đợi, Frieda hiểu rằng mình sẽ phải tự cởi bỏ váy áo, tự leo lên giường chứ chẳng có ai sẽ hay dẫn. Cô thở dài, vừa thả váy xuống vừa tự nhủ, to nhỏ đâu quan trọng gì, với lại mình cần tình yêu của anh chứ đâu cần cái đó nhỏ hay to...Hãy chờ những gì anh sắp nói với mình đây. Anh sẽ thủ thỉ...sẽ bày tỏ.
Nhưng anh chẳng hé một lời,dù to hay nhỏ. Cô vừa hồi hộp đặt mình xuống giường, còn chưa kịp nhích sát lại gần anh thì đã bị anh đẩy vai cho nằm ngửa ra để anh ngã sấp lên bụng cô, nhét cái đó vào, rồi sau vài lần nhấp nhô cô thấy anh rên khẽ, rùng mình khẽ và lăn xuống bên cô. Tất cả là vậy ư? Chả lẽ nó đã kết thúc khi cô còn tưởng nó chưa bắt đầu? Thực ra, chuyện đó với Paul chỉ là vấn đề giải quyết nhu cầu của phần "con" chứ không phải phần "người", và xưa nay anh cũng chỉ làm việc đó với đám gái điếm nhung nhúc ở Muchen. Theo thói quen, anh nhổm dậy móc ví định trả tiền thì chợt nhớ từ nay mình làm chuyện này sẽ không phải tốn một xu nào cả. Trong khi Frieda còn chưa hết ngơ ngác thì Paul đã ngáy nhè nhẹ. Anh ngủ, mặt vô tư như đứa trẻ. Cô quyết không khóc, tự nhủ, mấy ai vừa ý ở ngay lần đầu. Rồi anh sẽ khác. Rồi anh sẽ là người chồng tuyệt vời về mọi mặt chứ không riêng tình dục. Vả lại, tình dục đâu phải là quan trọng nhất với mình...
Song càng ngày Frieda càng thất vọng hơn về Paul. Là vợ thì phải nghe lời chồng, cô chấp nhận, nhưng cô đâu có ngu ngốc để không thấy, dù muộn, những bài thơ của anh dở toẹt mặc anh mỗi ngày thêm lao tâm khổ tứ vì nó, và cũng vì nó mà anh sống như kẻ mộng du, đôi khi cứ như thằng ngớ ngẩn. Và quan trọng hơn nữa là vì cái ả thơ ấy mà đống hồi môn của cô cứ ngày một vơi dần.
Khi hai vợ chồng chuyển tới Detroit thì Frieda không chịu đựng thêm được nữa. Sắp trắng tay rồi. Hôm đó, sau khi rà soát số hồi môn ít ỏi còn lại, cô lẳng lặng bước vào cửa hàng thịt của Paul, lẳng lặng chiếm giữ quầy thu tiền, để rồi từ đó không rời nó ra nữa.
Không bán chịu, đó là biện pháp đầu tiên của cô. Paul hoảng hồn, nhưng đau chỉ có thế. Frieda tìm mọi cách quảng cáo chất lượng thịt tuyệt hảo của cửa hàng và kèm theo đó là tăng giá ở những món buộc phải tăng, và ngược lại. Bây giờ thì đã nhìn thấy đồng tiền đi vào chứ không chỉ nom thấy miếng thịt đi ra, như trước. Lãi nhỏ kéo theo lãi lớn. Việc buôn bán cứ khấm khá dần lên. Từ lúc nào chẳng biết, Frieda trở thành người ra lệnh còn Paul cứ răm rắp làm theo. Quen đi, ngày một ngày hai đã biến cô trở thành độc đoán, chuyên quyền, không chỉ ở cửa hàng thịt mà còn ở việc đầu tư tiền nong vào đâu, nên sống ở vùng nào và mùa hè này nghỉ tại đâu thì tốt nhất.
Rồi cả việc chăn gối nữa. Giờ thì Paul đừng mong chỉ thoả mãn phần "con" của mình còn vợ ra sao thì mặc. Bây giờ chính Frieda là người quyết định làm chuyện đó, mặc Paul khoẻ hay yếu, có hứng hay không. Cái việc này bỗng trở nên khủng khiếp với Paul khi Frieda quyết định sẽ có con chỉ trong vòng một năm, không thể muộn hơn. Cô buộc chồng phải thực hiện bằng được việc làm tình trong những ngày có nhiều khả năng thụ thai, mặc Paul có hôm mệt đến phát ốm, mà là ốm thật chứ không phải vờ để trốn tránh. "Cho vào!", cô ra lệnh. Paul quấn cái đó của anh quanh ngón tay. "Mềm như sợi dây thế này thì cho vào đâu?". Frieda vẫn tảng lờ như điếc.
Mấy tháng sau anh được tạm nghỉ vì đã hoàn thành sứ mệnh. Anh thích có con gái nhưng vợ anh thì ngược lại. Vì vậy, chẳng mấy ai quen biết họ tỏ ra ngạc nhiên khi thấy Frieda sinh con trai.
Ngày lâm bồn, Frieda chịu tốn tiền để mời bằng được bà đỡ đến nhà vì không muốn sinh con tại bệnh viện. Khi đứa trẻ cất tiếng khóc, ao nấy xúm quanh đều trợn mắt ngạc nhiên khi nhìn nó. Chẳng phải nó dị dạng hay thừa gì, thiếu gì. Song, giữa hai đùi nó, cái ở đứa trẻ khác người ta gọi là chim thì ở đây, nếu tạm so sánh, phải gọi là đại bàng. Bởi nó to quá khổ. Bố nó nằm mơ cũng chẳng được như thế. Không hiểu sao Frieda lại kiêu hãnh nghĩ vậy.
Tên nó là Tobias. Do Frieda đặt, tất nhiên. Paul đòi dạy bảo thằng bé. Chuyện học hành, chữ nghĩa anh giỏi hơn cô. Vả lại, dạy dỗ con trai là việc của ông bố mà. Không phản đối, song Frieda không mấy khi để hai bố con ngồi riêng với nhau. Chính là cô, vừa nuôi vừa dạy nó, bằng những món ăn vừa ngon vừa bổ, và bằng những mệnh lệnh rắn như sắt thép. Lên năm tuổi, Toby cao nhưng gầy đến thảm hại, đôi mắt xanh biếc như của mẹ, luôn có vẻ đăm chiêu. Nó vừa yêu vừa sợ mẹ, mong ngóng được mẹ ôm ấp để có thể dụi sâu đầu vào ngực mẹ. Nhưng Frieda quá ít thời gian cho việc nựng nịu con, bởi còn lo kiếm tiền nuôi cả nhà. Phần khác, cô yêu con, tất nhiên, nhưng quyết không để nó lớn lên uỷ mị, yếu đuối như bố. Vì vậy, tình mẫu tử của Frieda được thể hiẹn bằng những mệnh lệnh cứng rắn, những đòi hỏi khe khắt về kết quả của mỗi công việc mà Toby thực hiện, dù là việc học hành ở trường hay việc mẹ giao ở nhà. Cô ít khi khen con, ngược lại, phạt nhiều hơn, nhưng có lẽ thế lại tốt cho Toby, cô nghĩ. Có một linh tính nào đó mách bảo, ngay giây phút đầu tiên ôm con vào lòng, khiến cô tin chắc sau này nó sẽ nổi danh thiên hạ. Cụ thể ra sao thì cô không biết nhưng cô chắc chắn nó phải như thế, và cô còn luôn nói với con, nhắc nhở con, khiến Toby dường như lớn lên cùng với niềm tin của mẹ. Và Toby biết, một khi mẹ đã muốn là phải được.
Năm Toby sắp mười hai tuổi, một hôm, có bà hàng xóm nổi tiếng là ngồi lê đôi mách ghé nhà chơi, mồm nói không ngớt, mắt thì cứ đảo qua liếc lại. Bà ta vừa ra khỏi nhà, Toby bèn lập tức bắt chước từ giọng nói đến điệu bộ khiến Frieda cười muốn chết bởi sao giống ơi là giống. Đó là lần đầu tiên Toby thấy mẹ vui như vậy. Kể từ đó, cậu luôn tìm cách để được thấy mẹ cười. Mà theo đầu óc non nớt của cậu thì không gì bằng cách bắt chước các hành động tức cười của người khác, từ khách mua thịt, đám bạn bè cùng lớp đến cả các thày cô giáo ở trường. Thế là Toby đã tìm ra cách để mẹ có thể cười chảy nước mắt rồi. Cậu vui lắm.
Toby tham gia vào ban kịch của trường và được thủ vai chính trong một vở diễn. Đêm đầu tiên Toby ra sân khấu, mẹ cậu ngồi ở hàng ghế đầu. Chính là lúc đó, Frieda biết Toby sẽ trở thành người nổi tiếng bằng con đường nào cũng như biết mình phải giúp đỡ đứa con ra sao.
Cuộc Đại suy thoái của đầu những năm ba mươi (1930) lan cả sang ngành giải trí khiến các rạp vắng tanh vắng ngắt. Các ông chủ bóp óc tìm cách lôi kéo người xem vào rạp. Nào tặng quà, nào quay số, đủ cả. Lại còn nghĩ ra việc tổ chức các cuộc thi cho các nghệ sĩ nghiệp dư nữa. Tất nhiên, có giải hẳn hoi. Và Frieda thường theo dõi sát sao địa điểm tổ chức các cuộc thi đó để dẫn Toby tới dự trong khi cô ngồi lẫn vào khán giả, vừa nghe ngóng vừa tạo ra dư luận bằng cách hò hét cổ vũ mỗi khi con trai xuất hiện. Thường là Toby đoạt giải nhất trong các cuộc thi đó.
Toby càng lớn lên càng cao song vẫn gày gò, vẫn không mất đi vẻ đăm chiêu trên gương mặt và cả trong ánh mắt xanh biếc. Một vẻ ngây thơ thiên phú trong ánh mắt ấy khiến Toby luôn nhận được sự đùm bọc chở che của những người quen biết, và của cả những người ngồi xem cậu diễn trên sân khấu. Toby ngày càng tin tưởng hơn vào niềm tin của mẹ: cậu sẽ nổi tiếng!.
Mười lăm tuổi Toby đã thèm chuyện trai gái. Được mấy đứa bạn cùng trường chỉ bảo, cậu thường thủ dâm trong phòng tắm, song vẫn thấy thiêu thiếu cái gì đó. Và cậu hiểu mình cần được làm tình thực sự, nghĩa là cần có đàn bà.
Thế rồi đến cái đêm ấy, cái đêm Clara, chị gái đứa bạn học, đưa Toby về nhà, hình như do mẹ cậu nhờ thì phải. Clara đã có chồng, dễ coi, đặc biệt là vú rất to, to hơn cả vú mẹ Toby. Chỉ cần thấy đôi vú Clara rung rung là cái của Toby đã ngỏng dậy. Không kìm được, khi Clara đang bận lái xe, Toby cứ nhích dần từng ngón tay lên đùi, rồi luồn vào trong váy chị ta, ve vuốt, và sẽ rút ra ngay nếu bị mắng chửi. Clara giận thì ít mà tức cười và cả thinh thích thì nhiều, song đến lúc Toby lôi cái của mình ra khỏi quần cho dễ nghịch thì Clara chợt la hoảng lên khi nhìn thấy nó, và lập tức ngậm ngùi khi nghĩ ngay đến cái của chồng mình thật khiêm nhường, đến mức xấu hổ. Và hôm nay anh ta lại vắng nhà. Thế là chị ta quành xe lại. Vì đang mải mê sờ soạng nên Toby cũng không buồn hỏi chị ta quành lại làm gì, để rồi nửa tiếng sau, trong tiếng rên rỉ sung sướng của Clara cậu cũng được hưởng những cảm giác thần tiên chưa từng được biết tới, hơn gấp nhiều lần cái cảm giác mà cậu có trong nhà tắm, một mình. Nếu như trước đó Toby đã từng có lúc xấu hổ khi bị đám bạn trai cùng lớp trêu chọc vì sự quá khổ của cái đó thì nay nó lại là báu vật không những của riêng cậu mà còn của đám đàn bà có chồng, bạn bè thân và cả không thân lắm của Clara. Chị ta "khoe" Toby với họ như khoe một tài cán gì đó của chính mình vậy. Và họ cũng chẳng dại gì mà bỏ phí cái của trời cho này. Toby thì chẳng mong gì hơn. Từ nay, hễ cần là có. Mà cậu thì luôn luôn cần.
Một hai năm sau, Toby gần như phá trinh hầu hết đám nữ sinh cùng lớp, và cả vài cô lớp dưới hoặc trên. Nhưng có sung sướng nào mà không phải trả giá. Năm mười tám tuổi, khi đang học năm cuối chương trình phổ thông, một hôm Toby bị hiệu trưởng gọi lên. Vừa bước vào, cậu gặp ngay gương mặt khó chịu của mẹ, cạnh bà là một trung sĩ cảnh sát mặt mũi đỏ ngầu, tay đặt lên vai một cô gái đang thút thít khóc. Toby là gì con nhỏ Eilleen Henegan mười sáu tuổi học dưới cậu hai lớp này. Có chuyện rồi...
Ông hiệu trưởng hỏi bằng giọng quan toà chứ không bằng giọng nhà giáo. "Toby, Eileen có bầu, và bảo rằng do cậu. Có phải cậu đã ngủ với cô ta?".
Toby không đáp ngay được. Ơ kìa, thì Eileen đã tìm đến cậu, đã gào toáng lên vì sung sướng và bao giờ cũng đòi cậu thêm lần nữa, rồi lại lần nữa. Giờ thì cô ta...
"Thằng khốn, mày có nhận là đã chơi bậy con gái tao không?" Viên trung sĩ gào lên.
Toby chẳng sợ ông trung sĩ đang gào thét đó. Cậu chỉ sợ mẹ. Sự nổi tiếng mà bà hy vọng ở cậu là thế này ư? Chưa kể nỗi nhục mà bà đang phải chịu. Tất cả chỉ vì cái của nợ khốn kiếp đó. Thoát được vụ này, lạy Chúa, cậu sẽ cắt phăng nó đi, cho nó, cho cả cậu nữa, biết tay.
"Con có ngủ với cô bé này không?" Toby rúm người lại trước cái giọng nhẹ nhàng, nhưng cậu biết, đầy nguy hiểm của mẹ. Trống ngực thình thịch, cậu nói không thành tiếng. "Có ạ!".
"Thế thì con phải lấy nó". Không còn gì để tranh cãi trong giọng nói uy nghiêm ấy. Rồi bà quay sang cô gái vẫn đang sụt sịt. "Cô có muốn làm vợ Toby không?".
"V...âng...ạ...cháu rất yêu Toby!". Cô ngước nhìn cậu. "Em không muốn đâu, nhưng họ cứ bắt em phải khai thật ra..."
Ông bố dõng dạc như đang nói trước toà. "Eileen mới mười sáu. Theo luật pháp thì đây là hành động cưỡng hiếp trẻ vị thành niên. Thằng kia phải ngồi tù mới đáng tội của nó. Nhưng nếu nó chịu cưới Eileen thì..."
Ông ta ngừng lời, vẻ như chờ đợi sự biểu hiện của Toby. Mọi cặp mắt đều hướng vào cậu. "Vâng...chấu xin ông tha thứ...cháu sẽ làm theo lời mẹ".
Ngồi trên xe cạnh mẹ trên đường về nhà, Toby vừa sợ hãi vừa buồn bã. Sợ vì không biết mẹ sẽ trị tội thế nào. Chắc là không nhẹ, cậu nghĩ. Một điểm kém ở lớp mẹ còn không tha nữa là. Còn buồn ư? Cậu sẽ làm gì để lấy tiền nuôi vợ, lại cả con nữa? Đứng bán thịt cho mẹ ư? Thế còn nghề diễn viên mà cậu mơ ước và mẹ hy vọng? Giá có thể cắt phăng cái của nợ ấy ngay lúc này và mọi chuyện chỉ là cơn mộng dữ.
Về đến nhà, mẹ lẳng lặng lôi cậu lên gác và trong khi Toby run rẩy chờ ít nhất là trận đòn phủ đầu thì lại thấy bà lôi valy ra và nhét quần áo của nó vào đấy. Nó bị đuổi khỏi nhà ư? Mẹ giận đến thế ư? Toby oà khóc. "Đừng, mẹ ơi, mẹ đừng đuổi con đi. Con hứa...".
Bà không ngừng tay, "Tao không đuổi, mà là mày phải đi, con ạ. Chả lẽ mày tin tao chịu để cả cuộc đời mày vô dụng bởi cái con ranh dâm đãng ấy à? Nó ngu thì bố mẹ nó phải chịu, can cớ gì lại lôi cả mày vào? Cưới với chả hỏi. Không có chuyện đó với Toby vĩ đại của mẹ đâu. Chúng ta không được làm trái ý muốn của Chúa là con phải thành người vĩ đại. Hãy đến New York. Và chỉ khi đã nổi tiếng hãy đón mẹ về sống cùng con".
Vẫn giàn giụa nước mắt, Toby lao vào lòng mẹ, dụi mặt sâu vào bộ ngực đồ sộ của bà. Cái gì chờ đợi phía trước cậu không cần biết, không cần lo, bởi cậu tin chắc vào điều mẹ nói: cậu sẽ trở nên nổi tiếng. Mẹ đã bao giờ nói sai?

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.