Nhật ký Đặng Thùy Trâm

Chương 17:




27.4.70
Thường đã bị bắt sống?!!
Ôi, đứa con trai duy nhất của một bà mẹ già đã suốt một cuộc đời cặm cụi nuôi con, ước mơ hy vọng cũng chỉ là đứa con ấy… bây giờ!!! Ôi đứa em ngoan ngoãn dịu hiền, đứa em sâu sắc và sớm trưởng thành trong cách mạng, đứa em của mình giờ đây đã nằm trong bàn tay đẫm mâu của kẻ thù.
Bất giác mình nhớ lại một đêm cuối cùng mình gặp Thường. Hôm ấy ánh trăng mờ đã soi tỏ nét mặt buồn buồn của em, em cam tay mình nói khe: “Chắc lần này không gặp chị nữa đâu”. Mình la em: Sao lại nói bậy như vậy. Nhưng giọng em trầm trầm: Không bậy đâu chị à. Làm cách mạng hy sinh là chuyện thường tình. Em đã sống mười năm nay, may mắn nhiều rồi không lẽ may mắn hoài vậy sao.
Chao ôi sao em lại tiên đoán như vậy để hôm nay lòng chị rớm máu khi hay tin em sa vào tay giặc. Vậy là hết đó sao em? Không còn được gặp lại đứa em giản dị hiền lành của quê hương Phổ Hiệp nữa hay sao? Đau buồn bây giờ không thể biểu hiện bằng nước mắt mà hãy bằng ý chí trả thù, bằng sự nghiến răng lại ngẩng đầu mà bước tiếp chặng đường gian khổ.
28.4.70
Lẽ ra đây phải là những giờ phút hạnh phúc bởi vì bên mình đông đủ những người thân yêu trên mảnh đất miền Nam này. Thật là hiếm có khi cả anh chị, cả hai em và mình, mẹ... quây quần sum họp. Nhưng niềm vui chỉ như một cơn gió thoảng qua giữa nắng hè và và khi anh chị đã lên đường, còn lại mình và hai em mình không sao ngủ được - cái gì xót xa nhức nhối trong con tim mình ôi, chiến tranh còn diễn ra, còn bao nhiêu đau thương mất mát.
29.4.70
Biết nói sao cung em đây, nghe em nói mình rưng rưng nước mắt. Quả thực vậy, nếu em ngã xuống, dòng họ em sẽ không ai nối dõi nữa. Em đã nghĩ như vậy mà muốn xây dựng gia đình. Nhưng em ơi, tình yêu hạnh phúc của em sẽ như thế nào trước trăm nghìn khó khăn đang chờ đợi các em. Vì thương em mình muốn em có một hạnh phúc đảm bảo hơn và lại cũng vì thương em mà mình muốn em đừng phải giày vò giữa một câu hỏi: Nên làm theo ý em hay theo ý mọi người và mình Cầm bàn tay em mình muốn đặt vào đó tất cả tin yêu nhưng mình lặng thinh vì quả thực mình không hiểu nên sử dụng lòng tin tưởng và thương em như thế nào cho đúng đắn nhất đây.
3.5.70
Tình hình Phổ Cương trở lại căng thẳng, mình vừa đi khỏi là xe tăng ùa lên, máy bay địch chụp quân ngay những nơi mình hay ở. Thuỷ, Liên, Hưng, Lợi đều đã bị bắt… Em của mình có sao không?
Nỗi lo âu làm mình mệt mỏi, bải hoải toàn cơ thể. Ôi, có cách nào bảo vệ được em, chị sẽ làm tất cả dù phải trả một giá đắt như thế nào. Kim sang, ngồi nhìn đôi mắt Kim chớp lia lịa và những giọt nước mắt chực trào ra khỏi mi mắt, mình hiểu lòng cô gái ấy. Kim ơi, em không phải là một cô gái toàn diện nhưng chỉ thương em vì em đã yêu tha thiết đứa em trai của chị. Cũng như chị, dù em có lo âu đến cháy ruột cháy lòng cũng đành bó tay hồi hộp theo dõi từng bước đi của quân thù đang giày xéo quê hương và đe dọa người thân yêu của mình. Có cách nào hơn đâu em ơi.
5.5.70
Cuộc chiến tranh lan rộng trên dải đất Đông Dương. Thằng chó đểu Ních-xơn đã liều lĩnh điên cuồng mở rộng thêm cuộc chiến. Chúng ta sẽ phải đương đau với một khó khăn ghê gớm hơn nữa đây. Nhưng tao đã thề cùng các đồng chí của tao rồi, dù có chết cũng quyết đánh cho đến cùng…
Ôi! Căm thù đến bầm gan tím ruột. Tại sao cũng là con người mà lại có những con người độc ác tàn tệ muốn lấy máu đồng bào để làm nước tưới cho gốc cây vàng của nó như vậy?
7.5.70
Kỷ niệm 16 năm ngày chiến thắng Điện Biên. vậy mà mười sáu năm qua đất nước vẫn chưa ngừng xương rơi máu chảy. Miền Nam đã hai lăm năm trong lửa đạn chiến tranh. Đất nước ơi! Hai lăm năm trong lửa đạn vẫn còn kiên cường gan góc, vẫn ngẩng cao đầu trong thế tiến công. Mỗi bước đi máu thấm đỏ trên chặng đường chiến đấu! Cả thế giới này có nơi nào chịu nhiều khổ đau như đất nước ta chăng?
Chiều nay mọi người đi đồng bằng, không hiểu đi có lọt không. Phèo địch dập trên đường đi, phải chăng quân chúng còn ở dốc Xối... Lòng mình nóng như lửa đốt, buồn bực lo âu và căm thù đến ngột ngạt.
13.5.70
Nghĩa bị thương trong hành quân chiến đấu. Vết thương em gãy một xương cẳng tay.
Ngày xưa khi mới xa em, có lúc mình mong ước được gần em, dù em có bị thương sơ sơ để vào nằm viện, mình sẽ có điều kiện chăm sóc em... Bây giờ điều đó đã là sự thực (M. của mình đã từng mơ ước "được bàn tay ấm áp của bác sĩ Thuỳ chăm sóc" nhưng không được). Xa em lâu rồi, bây giờ em già và gầy nhiều so với tuổi hai ba của em. Cánh tay đau làm em rên khẽ, tất cả điều ấy làm mình xúc động. Muốn ôm em trong cánh tay mình vuốt ve xoa dịu nỗi đau cho em nhưng mình không làm vậy bởi vì không phải ai cũng hiểu được tình thương trong sáng như mình, họ sẽ có những suy dẫn.
Trong những vật em mang theo nằm viện - rất đơn sơ, chỉ một bộ đồ lót mặc trong người, một chiếc quần đùi Thuận đưa... một quyển sổ tay công tác, mình tìm thấy tập lưu niệm mình viết cho em năm 1967 hồi mình chia tay em để về căn cứ. Quyển sổ được bọc cẩn thận trong chiếc bìa nylon. Lòng mình cảm thấy xao xuyến khi biết rằng những dòng chữ của mình vẫn theo em trên khắp chặng đường chiến đấu.
19.5.70
Được thư mẹ... mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào con đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lý tưởng. Ba năm qua, trên từng chặng đường con bước, trong muôn vàn âm thanh hỗn hợp của chiến trường, bao giờ cũng có một âm thanh dịu dàng tha thiết mà sao có một âm lượng cao hơn tất cả mọi đạn bom sấm sét vang lên trong lòng con. Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của ba, của em, của tất cả. Từ hàng lim xào xạc trên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi cả.
Biết bao lần trong giấc mơ con trở về với Hà Nội, con trở về giữa vòng tay êm ấm của ba má, trong tiếng cười trong trẻo của các em và trong ánh sáng chan hoà của Hà Nội. Xa nhà ba năm, năm năm hay bao lâu đi chăng nữa chắc rằng cũng không có gì khác trong tình nhớ thương của con. Ai đâu có thể vì tiền tài danh vọng mà ra đi, còn con ngoài Đảng chắc không ai có thể làm con xa với gia đình.
Con vẫn là một chiến sĩ trong cuộc chiến đấu này. Địch càn lên súng nổ rần rần con vẫn cười, bình tĩnh ra công sự Địch tập kích vào căn cứ, vừa chạy địch có đêm phải ngủ rừng con cũng vẫn cười, nụ cười vẫn nở ngay cả khi tàu rọ và HU-LA quăng rocket xuống ngay trên đầu mình... Vậy mà khi nghĩ đến gia đình, đến những người thân yêu trên cả hai miền, lòng con xao xuyến xót xa và cũng có những lúc những giọt nước mắt thấm mặn yêu thương chảy tràn trên đôi mắt của con.
22.5.70
Về họp Huyện đoàn. Sống trong không khí của những lớp người gọi là trẻ trung ấy mình cảm thấy vui. Tình hình địch căng thẳng hết mức, chúng đã lén lút kéo quân đến gần vị trí bọn mình họp mà cũng không hay, cứ lo hát cười đóng cây chặt gỗ ầm ầm. Cho đến lúc có một anh dân tộc chạy vào báo địch ở sát bên nách lúc đó mới rõ. Tiếp theo là những lúc chạy càn, may mà xử trí kịp trước tinh huống chớ nếu không rọ cũng xơi bọn mình, hoặc cũng chết vì pháo hoặc bộ binh. Trong tình huống đó bọn mình vẫn giữ được cái vui tươi nụ cười không tắt trên những gương mặt trẻ trung. Đêm đêm trong căn nhà chật hẹp những chiếc võng chen chúc nhau và những câu đùa hóm hỉnh vẫn làm bật lên những tiếng cười phải nén lại trong lồng ngực...
Cái gì làm mình vui nhỉ? Phải chăng đó là niềm mến thân của tất cả mọi người, của Phương, Tổng, Hào, Hằng, Minh... và tất cả cái gia đình ấm cúng này.
24.5.70
Anh sắp đi xa, mà không, hình như anh đã đi xa rồi, mặc dầu gặp anh em vẫn cảm thấy như vậy.
Xa, về không gian thời gian hay còn cái gì nữa? Mình đã hỏi anh như vậy, nếu như anh không đi, chắc cho đến tận lúc ra về, mình sẽ chỉ chào anh một câu ngắn gọn mà không nói thêm một tiếng nào nữa.
Mình giận anh ghê, hôm chạy về báo tình hình địch và xin ý kiến anh về vấn đề giải quyết thanh niên như thế nào, anh đã la anh Kỷ là thiếu linh hoạt, là cả chấp hành huyện đoàn thiểu sáng suốt... Mình giận anh ghê, lập tức mình giục anh Kỷ đi, không chào ai cũng không nói gì với anh nữa. Tối đó anh cho Cúc ra bảo mình về nghỉ, nhưng đời nào mình về, anh còn lạ gì mình, mình tự ái rồi! Suốt mấy ngày mình không trở lại chỗ anh nữa, kề cả lúc anh ra dự họp mình cũng làm thinh luôn... cho đến hôm nay. Sắp chia tay anh rồi, giá mà anh chưa đi thì nhất định mình sẽ lẳng lặng ra về nhưng tình thương sâu đậm đối với anh từ trước đến nay không cho phép mình làm như vậy, mình đành viết một lá thư ngắn với những lời như trên.
Thư anh viết trước lúc đi họp làm mình xáo động. Vậy ra anh cũng hiểu mình đấy chứ.
25.5.70
Nhận xét của anh về mình:
- Giác ngộ cách mạng tốt, động cơ lý tưởng rõ ràng, đúng đắn.
- Tiến bộ nhiều về mọi mặt.
- Cần nghiên cứu khoa học thêm.
- Tính tiểu tư sản vẫn còn.
2.6.70
Một tai nạn bất ngờ (nhưng cũng rất bình thường trong chiến tranh) đã xảy đến với bệnh xá của mình: Một loạt bom đã rơi đúng ngay một phòng bệnh nhân giết chết một lúc năm người. Cả cơ đồ sự nghiệp sau một phút đã tan thành khói lửa Bom nổ xong mình nghe im lặng, một thứ im ắng đến dễ sợ, chắc là chết hết rồi. Mấy phút trôi qua bỗng chị Lãnh la lên: "Chết hết phòng ông Chánh rồi!". Mình và mọi người chạy ra. ôi cái cảnh điêu tàn làm sao! Khu rừng trơ trọi cây đổ ngổn ngang, những mảnh quần áo bay tơi tả dính trên các cành cây, mấy nếp nhà xiêu vẹo... Đào được Niên, Bưởi lên, trời đã sẩm tối. Trong nhà Thảnh - đồng chí thương binh vừa cắt ruột hôm qua - lại bị thêm một sổ vết thương nặng đang hấp hối. Thảnh nhìn mọi người nói qua hơi thở hãy ở làm, chiến đấu và học tập trả thù cho tôi. Tôi không sống nữa đâu.
Ôi người đồng chí dũng cảm! Lời dặn của đồng chí là lời thề của chúng tôi, những người còn sống. Phải chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng để trả thù cho những người đã chết.
Gần một đêm thức trắng, sáng hôm sau bọn mình ra đi khi trời vừa mờ sáng. Lại ra đi. "Cuộc kháng chiến chổng Mỹ cứu nước còn có thể kéo dài, đồng bào ta còn có thể hy sinh nhiều của nhiều người hơn nữa, song dù sao chúng ta nhất định thắng lợi...".
Bác Hồ ơi, di chúc của Bác còn vang bên tai con và lúc nảy lời nói ấy vang lên át tiếng bom đạn, con mang nó trong lòng và ra đi.
4.6.70
Tại sao ta không được thoải mái khi mà tình cảm trong trái tim ta vẫn trong sáng và xanh tươi kỳ diệu. Gặp lại anh và các em sau những giờ phút sống chết cách nhau không đầy gang tấc, lẽ ra ta phải được ôm chầm lấy người thân của mình trong vòng tay siết chặt, mừng vui và cảm động đến rơi nước mắt. Vậy mà tất cả đều phải nén lại chỉ nhìn nhau không nói nên lời! ôi người anh thân thương, ơi các em quý mến... vì sao vậy, vì sao ta không thể đến với nhau trong mối quan hệ tốt đẹp và chính đáng đó?
6.6.70
Đọc thư Vân trong một trưa hè im lặng, những dòng chữ nguệch ngoạc của người bạn gái đã gởi đến mình biết mấy yêu thương. Vân ơi, hãy tự hào rằng ta đã thuỷ chung trọn vẹn với nhau dù xa cách dù gian nan ác liệt. Vân có biết không, lời nói ân tình của Vân đã theo Th. trong suốt những chặng đường gian khổ, đã đem lại cho Th. một ngọn lửa ẩm trong tim. Có ai đó nói rằng ta thân nhau vì tiền tài địa vị... nhưng tiền tài địa vị có là gì đâu, nó xa xôi kỳ lạ quá đối với chúng ta. Vân chỉ lả một cô gái bình thường của quê hương lửa khói, có khác mọi người con gái khác là Vân đã có tinh thần hy sinh vì cách mạng, đã dám từ bỏ cảnh sung sướng đề lăn lộn với anh em đồng bào, đồng chí trong bom đạn, trong gian khổ. Và có khác hơn là Vân giàu lòng ưu ái, giàu tình thương, mà tượng trưng cao nhất là tình thương đổi với Th Vân đã hiểu Th., thương Th. và tất cả cho
Th.. Còn Th. đối với Vân, Th. không phải là một bác sĩ quyền cao chức trọng, Th. chỉ là một cán bộ bình thường, một người con gái cũng đã dám từ bỏ nơi sung sướng để vào Nam cùng đồng bào miền Nam chiến đấu trên chiến trường lửa khói. Và đáp lại tấm tình của Vân, Th. cũng đã đến với Vân bằng tất cả chân tình.
Vậy đó Vân ơi, trên chặng đường gian khổ này ta đã dựa vào nhau mà bước. Ta sẽ tự hào vì tình bạn của ta, hay gìn giữ trân trọng nó nghe Vân, người bạn gái yêu thương!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.