Nhật Ký Xuyên Thanh

Chương 34: Tứ gia đi công tác




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Vấn đề lớn nhất mà Lý Vi gặp phải sau khi ở cữ đấy chính là: Giảm béo.
Nhưng hiển nhiên ngoài nàng ra thì Liễu ma ma, Ngọc Bình, kể cả Tứ a ca cũng không hề cho rằng nàng béo. Liễu ma ma nói: "Cách cách thế này mới là quý."
Ngọc Bình nói: "Cách cách thế này gọi là phúc hậu." Còn khẽ giọng bảo, "Người đừng lo, trời sinh khung xương của người đã nhỏ. Nương nương trong cung ai cũng có khung xương to, người hãy nhìn Nghi phi kia, bà ấy mới gọi là cái đó chứ."
Ra cung là gan to hơn rồi!
Lý Vi sửng sốt nhìn Ngọc Bình dám chế giễu cung phi, ánh mắt bày tỏ "Ta rất bội phục ngươi". Sau đó: "Ta chưa gặp Nghi phi bao giờ." Thực tế thì nàng chưa từng gặp ai trong cả bốn bà phi trứ danh ấy, thậm chí đến diện mạo dáng dấp của mẹ ruột Tứ a ca là Đức phi cũng là một ẩn số đối với nàng. Kể ra nàng cũng từng sống trong cung hai năm trời đấy, thật hổ thẹn làm sao.
Như thể đi đến một khu danh lam thắng cảnh, không được vào tham quan mà chỉ kịp dạo lòng vòng bên ngoài, rồi loáng cái đã phải trở ra.
Ngọc Bình nghẹn họng, nói: "Tóm lại là người đừng tự bỏ đói mình. Chẳng phải Liễu ma ma nói rồi đấy ư? Đợi thêm hai tháng nữa vòng bụng thon gọn lại như cũ là được rồi."
Nàng đành đi trưng cầu ý kiến Tứ a ca.
Tứ a ca nghe nàng nói mới ngắm nàng kỹ càng mấy lượt, đoạn gật đầu nói: "Đúng là có da có thịt hơn so với trước."
Đánh giá này có vẻ cũng không mang ý tiêu cực gì.
Nói với chàng thì dĩ nhiên không thể thẳng thừng quá, mà cần phải uyển chuyển. Nàng bèn cất giọng thăm dò: "Vậy chàng có thích không? Có muốn thiếp gầy đi thêm chút nữa không?" Nói đoạn kéo tay chàng đặt lên eo mình... Giờ chẳng còn là eo iếc gì hết nữa, nhắc đến một cái nước mắt đầm đìa.
Tay Tứ a ca đặt sau eo nàng ngay điểm gây nhột, thình lình gãi nhanh mấy nhát.
"A...!" Nàng bỗng chốc la toáng lên, cong người như con tôm tránh khỏi bàn tay chàng.
Lại bị chàng bắt về, chàng nói một câu "thích...", còn vế sau nói gì nữa chẳng nghe rõ, rồi thế là chàng đè nàng ra lâm cuộc mây mưa. Quá trình mây mưa hết sức hài hòa. Tứ a ca biểu đạt trọn vẹn sự hài lòng với xác thân nần nẫn thịt của nàng, lúc đè lên người nàng còn thích làm trò lắc qua lắc lại, sau đấy cười một điệu rất là damdang.
Được rồi, tôi biết anh rất chi vừa bụng.
Lý Vi bị chàng vần vò một trận xí hết cả hổ.
Hai bầu ngực đương trong thời kỳ cho con bú cũng vô cùng được nâng niu, làm sau cuối trên giường đâu đâu cũng toàn là nước sữa. Đúng là xấu hổ play* thực thụ không còn gì phải bàn cãi. Lý Vi chợt nảy sinh cảm giác tam quan sắp sửa nứt toác ra rồi.
*Em không biết êdit ra như nào nữa cơ mà tên tiếng Anh của nó là Erotic humiliation, một kiểu play trong bdsm, chị nào muốn biết thì có thể lên gg xem nó là cái gì ^0^
Trải qua đêm ấy, Lý Vi lần nữa xây đắp nên lòng tự tin với vóc dáng của mình. Đây không phải béo, mà gọi là đầy đặn.
Đảo mắt đã đến đầu xuân. Đại cách cách của Tống thị tròn một tuổi, Nhị cách cách của Lý Vi đầy tháng. Thực là chuyện vui nối đuôi nhau tới.
Ngay cả phúc tấn cũng tự thấy mình số may, hai cách cách có thai trước nàng, sau đó hai đứa trẻ ra đời lại đều là cách cách. Đây có lẽ nhờ ông trời phù hộ. Lúc vào tiểu Phật đường thắp hương dâng kinh Phật, nàng cầm lòng không đặng thành tâm khẩn cầu, nếu trời xanh có linh, xin hãy cho nàng một mụn con trai mà nàng hằng mong mỏi.
Tứ a ca cũng có cùng một suy nghĩ như thế. Tống thị thì không cần phải nói, Lý thị lại là nốt son lòng chàng, hai người này lần lượt mang thai mà đều sinh cách cách... Chẳng lẽ a ca thực sự sẽ đầu thai vào bụng phúc tấn hay sao?
Xuất phát từ ý nghĩ ấy, Tứ a ca bắt đầu sang chính viện của phúc tấn thường xuyên hơn. Những lời đồn thổi phúc tấn chuyên sủng dần lan truyền đi khắp hậu viện.
Người khác nghĩ thế nào thì không biết, còn Lý Vi lại lấy làm vui mừng. Mới chỉ qua đi một thời gian ngắn, nàng không muốn lại phải bầu bí sinh con nữa đâu. Đúng như lời Liễu ma ma nói, sau hai tháng là bụng nàng đã gọn về tương đối. Song mông và ngực khi trước to lên, nay lại không hô biến về như ban đầu nữa. Dáng người thế này cháy bỏng quá đi, mà nàng thì không định hướng mình theo hình tượng thịt thà khêu gợi, vậy nên nàng quyết định mấy tháng tới sẽ ít xuất hiện, cố gắng tránh mặt Tứ a ca, khi cần thiết sẽ ăn thịt dê.
May rằng chẳng đợi nàng xuất chiêu thịt dê, Tứ a ca đã xoay chiều chạy sang chỗ phúc tấn rồi. Ghen thì cũng có ghen một tí, không ghen mới là bất bình thường. Nhưng ghen xong, niềm vui vẫn chiếm thế thượng phong. Nhân thể đoán liệu có phải Tứ a ca cũng thấy áy náy hay không? Hai cách cách đã sinh con cả rồi, ấy mà bụng phúc tấn vẫn hoài im re.
Tứ a ca và phúc tấn lại vui vẻ với nhau, hai người bàn chuyện cũng tiện hơn hẳn. Nhắc tới chuyện hai tiểu cách cách một đứa đầy năm một đứa đầy tháng, Tứ a ca bảo gộp chung lại mời khách một thể là được, để khách khứa khỏi phải đến tận hai lần, bớt rầy rà lôi thôi.
Hôm ấy cũng trôi qua rất nhanh, vì Lý Vi không có cơ hội đi mục kích hiện trường, chỉ sửa soạn tươm tất cho con gái rồi đưa nó ra ngoài, một lúc lại được Tứ a ca đưa về.
Từ đây, hai tiểu cách cách đã có thứ tự hẳn hoi, gọi là Đại cách cách và Nhị cách cách. Tạm thời lược bỏ phần đặt tên, bởi theo ý Tứ a ca, Đại cách cách vừa sinh ra đã yếu người, Nhị cách cách bị sinh non, nên việc đặt tên sẽ trì hoãn cho đến lúc lấy chồng rồi mới tính tiếp.
Quà Tứ a ca tặng Nhị cách cách là một chiếc khóa vàng* cực to không gì sánh bằng, Lý Vi cầm áng chừng, phải nặng những bảy, tám lượng. Khóa này đương nhiên không phải thứ đeo lên người, mà là để treo trên nôi* của đứa nhỏ. Ý Tứ a ca là vàng nặng, sẽ bảo vệ được tính mệnh con.

Tuồng như người xưa ai cũng nghĩ trẻ con dễ chết yểu là do mệnh bạc, như có ngọn gió thổi qua cũng sẽ bay đi. Lý Vi nhìn con gái mà lòng cũng lo ngay ngáy, ở đây không nhiều vắcxin phòng bệnh như thời hiện đại, con trẻ quả thực rất dễ gặp chuyện ấy.
Lý Vi nhớ người mẹ kiếp trước từng nói với nàng rằng con nít tiếp xúc với thú cưng từ bé khả dĩ tăng khả năng miễn dịch. Mẹ kể lúc nhỏ sểnh ra một cái là nàng lại bị sốt, về sau mẹ bèn đem hai em thỏ về cho nàng. Khi đó việc nuôi thỏ kiểng làm thú cưng vẫn chưa phổ biến, hai em thỏ kia chỉ là thỏ bình thường; mẹ còn rửa ra vô số ảnh hồi bé nàng chụp với thỏ, nàng đứng cạnh thỏ trông người cũng chẳng to hơn con thỏ là mấy.
Nàng quên bẵng đi mất là ngày xưa nhà mình từng nuôi loài động vật dễ thương như thỏ!
Sau đó như lời mẹ kể, nàng ít sốt hẳn đi. Còn thỏ thì đem cho người khác, chắc cũng vùi xác trong bụng người luôn rồi.
Tóm lại, trong hoàn cảnh không có vắcxin phòng bệnh và các phương pháp y học hiện đại, đây cũng là một cách hay để áp dụng, hơn nữa nàng còn từng tự mình trải nghiệm thực tiễn (tuy là quên sạch sành sanh rồi).
Ngay lúc Lý Vi đương đau đầu nghĩ cách làm sao giấu Tứ a ca để Bách Phúc và tiểu cách cách tiếp xúc nhiều hơn, Tứ a ca lại đi công tác.
Năm ngoái Hoàng Hà lũ lụt, gieo rắc tai ương khắp từ Hà Nam đến Sơn Đông. Hoàng thượng cũng hạ chỉ phải trấn an lòng dân, cứu giúp người gặp nạn, hết miễn thuế má rồi thì phát động giảm bớt phần ăn. Cả chúng đại thần nhất loạt làm theo, mọi người đồng tâm hiệp lực chống chọi qua trận thiên tai. Hiện giờ ắt phải đi xem vùng bị thiên tai ấy ra sao rồi? Quan phủ tiêu tiền vào những đâu? Chi phí sửa chữa Hoàng Hà hết bao nhiêu? Đồng ruộng ở những vùng ấy đã được canh tác lại chưa? Số lưu dân chạy về ước chừng khoảng bao nhiêu?
Nhiệm vụ này hoàng thượng định giao lại toàn bộ cho Tứ a ca, tính kỹ thì chuyến này chàng đi ít nhất phải tốn một năm, hoặc kéo dài ra một năm rưỡi cũng có khả năng.
Lúc hoàng thượng và thái tử thương lượng, mãi phân vân không biết giữa Tam a ca và Tứ a ca thì nên chọn người nào. Tam a ca lớn hơn, đã có đích tử, song con người chỉ toàn thích nói những điều viển vông, niềm yêu thích dành cho các học giả quá đỗi sâu nặng, sợ cắt cử y đi lại bị người ta dụ về.
Tứ a ca thì thiết thực hơn, chỉ là tuổi hơi nhỏ, vả lại trước mắt trong phủ chỉ có hai cách cách, chưa có con trai.
Cuối cùng vẫn chọn Tứ a ca làm nơi gửi gắm. Dù sao lần này đi cốt chẳng phải để khoe mẽ bản lĩnh, đi mà không làm được việc thật thì có khác nào đi cho uổng hơi. Chọn lựa kỹ từng quan lại sẽ đồng hành xong, mới gọi Tứ a ca vào cung ban chỉ. Hoàng thượng kéo Tứ a ca lại, trước tiên là động viện, kế đó là kích thích, dặn chàng theo chân chư vị đại thần ra ngoài nhớ phải nghe nhiều nói nhiều, và dạy "quân tử không đứng dưới tường xiêu"*, phái cho chàng hai mươi thị vệ và năm trăm hộ quân, đi sớm về sớm.
*Ý nói phải biết tránh xa nguy hiểm.
Sau đó thái tử lại kéo đi dặn dò, thái tử có phần thực tế hơn, không nói điều sáo rỗng: trước hết y điều động Hộ bộ, Lại bộ đến Hà Nam thượng tuần phủ; phần Hà Nam hạ, thống kê lại lý lịch của quan phụ mẫu các cấp cũng như tổng số thuế má được miễn ở các nơi, cùng với số lương thực đã phát ra trong những năm gần đây tại huyện, tất cả bàn giao cho Tứ a ca. Y nói Tứ a ca không được mang theo những giấy tờ này đi xem, mấy ngày tới hãy đến sớm về muộn, cố làm sao đọc hết trước khi xuất phát là được.
Tứ a ca bèn đóng đô luôn ở chỗ thái tử. Mới tinh mơ cửa cung vừa mở đã vào ngay, buổi tối cửa cung sắp đóng lại về; nếu không phải vì chỗ thái tử có mặt nữ quyến nên không thể tá túc, thì chàng đã sẵn lòng nán lại thức đọc thâu đêm.
Trong số nhóm quan viên cùng đi cũng có người lân la đến tìm Tứ a ca làm thân. Dù người ta hay nói a ca không được kết giao với ngoại quan, nhưng dưới danh nghĩa làm việc công, còn kẻ nào dám nhảy ra phản đối nữa. Nhân dịp này Tứ a ca làm quen với mấy vị lão làng có thâm niên, tuy không tiện xin cho họ về phủ mình làm liêu thuộc, nhưng cũng nhờ họ giới thiệu thêm cho mấy chỗ quen, ghế trống ở phủ Tứ a ca vẫn đang đợi.
Trước khi ra kinh, Tứ a ca đã tường tận tình hình chung của chuyến đi này như lòng bàn tay.
Những giao phó của hoàng thượng và lời căn dặn của thái tử đã sáng tỏ trong bụng chàng. Nhiệm vụ chính yếu lần này của chàng không phải bắt tham quan, vì nạn tham nhũng mức độ nhẹ ở các cấp nha phủ là không có gì đáng lo ngại, chỉ cần giải quyết tốt mọi chuyện là được. Tỷ như không còn lưu dân nào trong khu vực nữa này; ruộng nương đã được tái canh gần như đâu vào đấy nhằm ứng phó với năm sau này; ven bờ Hoàng Hà không còn nỗi vườn không nhà trống; dân chúng được ăn no, không phải bán con trai con gái để giành giật cái sống. Vậy thôi là đủ.
Điều kiện đặt ra thấp như thế, Tứ a ca cảm thấy lần này mình đi ắt sẽ rất thuận lợi. Đám quan viên có tham ô mấy đi nữa, cũng phải biết đường nể mặt nhau, mai sau mới có ngày gặp lại. Bởi ép bách tính vào đường chết, đám quan này cũng chỉ còn nước tạm biệt cái ghế mình ngồi là vừa.
So với tâm nguyện tốt đẹp của Tứ a ca, trong phủ chàng lại là một tình cảnh khác.
(còn tiếp)

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.