Nhất Phẩm Giang Sơn

Chương 22: Chia phần




Đúng, nhất định là món xào! Bí quyết trong truyền thuyết mà các vị đầu bếp giỏi nhất ở Biện Lương không bao giờ truyền lại! Không ngờ lại được thể hiện bởi một đứa bé mười tuổi. Ông trời ạ, chẳng nhẽ Bồ Tát đã phái thần đồng đến cứu ta?!
Nhất định là như vậy, cơ hội như thế này mà không nắm lấy thì sẽ không còn nữa, nhất định phải nắm lấy!
Người thanh niên nghiến chặt răng lại, thầm quyết tâm. Nhưng Tam Lang đang bận ở trong bếp, anh ta không dám vào, cũng không dám lên tiếng làm phiền, chỉ có thể ở bên ngoài vò đầu bứt tai mà chờ đợi.
Chỉ thấy hương vị quyến rũ của những món ăn, nước miếng của anh ta đã chảy ra. Với một chốc công phu, chiếc bàn đã được bày đầy thức ăn.
- Đúng là thần tốc, quả nhiên là bản lĩnh…
Người thanh niên vô cùng hồi hộp, vừa nhìn thấy Tam Lang vén màn bước ra, anh ta liền bước nhanh tới, vẻ mặt háo hức như đứa trẻ, anh ta gọi to:
- Tiểu sư phụ, hãy nhận ta …
- Đói gần chết đây này.
Tam Lang bước nhanh kéo tay đệ đệ ngồi bên cạnh bàn:
- Ăn cơm trước đã. Xuống tiệm ăn cơm, lại phải tự mình xuống bếp, đúng là chẳng ra làm sao.
- Ăn cơm trước, ăn cơm.
Người thanh niên khẩn trương xới cơm cho huynh đệ Tam Lang, lại còn ân cần múc canh cho bọn họ.
- Ngồi xuống cùng ăn đi.
Nhị Lang áy náy nói.
- Sư phụ trước mắt, đồ đệ đâu dám ngồi.
Người thanh niên không chút do dự cự tuyệt nói:
- Sư thúc sư bá cứ ăn tự nhiên, ta đứng bên cạnh hầu hạ là được rồi.
Anh ta yêu cầu bản thân mình làm theo đúng quy định của học đồ.
- Sư bá, ách…
Nhị Lang nuốt nước bọt, trong tâm nghĩ, ta hãy còn thiếu niên.
- Sư thúc là gọi chúng ta sao?
Tiểu Lục Lang giật nhẹ tay áo của Ngũ Lang.
- Ăn cơm của đệ đi.
Ngũ Lang trừng mắt nhìn nó một cái.
- Ngồi xuống cùng ăn đi.
Tam Lang ngượng ngùng tỏ vẻ:
- Bái sư hay không, ăn cơm xong mới bàn.
- Tuân lệnh.
Người thanh niên liền ngồi xuống. Vừa đặt được nửa bên mông xuống, vốn muốn hỏi rất nhiều điều, những món này tên là gì, cách làm như thế nào, nhưng gia quy của Trần gia, “Ngủ không nói ăn không lời”, những câu hỏi của anh ta chỉ có thể giữ lại trong bụng.
Tuy nhiên đồ ăn Tam Lang nấu thực sự là hương sắc đều toàn vẹn. Người thanh niên mập mạp chưa từng ăn rau xào bao giờ đã không còn để ý đến xung quanh, liên hồi gắp thức ăn. không còn nhớ tôn ti gì nữa, khiến cho huynh đệ Trần gia lườm nguýt.
Với một bàn đầy ắp thức ăn, huynh đệ họ chỉ gắp vài lần đã không có gì ăn. Dưới sự tham ăn của người thanh niên, huynh đệ Trần gia cũng bắt đầu điên cuồng lao vào. Bên trong căn phòng to như vậy, mà chỉ có thể nghe thấy tiếng canh cách của đũa, và tiếng nhai thức ăn…
Người nấu ăn thường không thèm ăn, rất nhanh Tam Lang đã ăn xong, hắn cầm một bát canh chậm rãi mà uống, ánh mắt lại nhìn về phía người thanh niên trên mồm đã bóng loáng dầu mỡ.
Lần này Tam Lang mới thực sự thể hiện tài nghệ nấu ăn của mình. Ngày trước nấu cơm, nhiệt độ quá thấp, nồi cũng quá dày, lại không nỡ dùng dầu và muối, nguyên liệu quá hạn chế, chỉ phát huy ba phần thực lực. Lần này chuẩn bị chu đáo, đặt làm ống bễ, nguyên liều tươi mới và gia vị đầy đủ, đến nồi sắt đều là tự chuẩn bị, chỉ sợ đồ ăn không đủ làm dao động, không thể làm cho người thanh niên nể phục.
Tam Lang sở dĩ khổ nhọc đến tửu quán Phúc Lai này, chỉ với một lý do, đó chính là ông chủ của tửu quán này nợ Trần gia ba mươi nghìn tiền.
Từ mười năm trước, Trần gia đã bán than trúc cho tửu quán này, bởi vì mối quen lâu năm, nên thời gian thanh toán càng ngày càng dài. Ban đầu thanh toán theo tháng, đến cuối cùng thanh toán theo quý. Ba mươi nghìn này bắt đầu từ mùa đông năm ngoái cho đến nay, vì ông chủ trước qua đời, ông chủ mới kinh doanh không tốt, cho nên đã kéo dài đến tận bây giờ.
Lúc Trần Hi Lượng tới đòi nợ, nhìn thấy trên giường là một lão nương đang bệnh nặng, dưới đất là một đứa bé ba tuổi, đã không thể nhắc đến khoản nợ, còn để lại cho nhà họ một trăm đồng tiền…
Tam Lang vốn rất giận Trần Hi Lượng đã làm một việc như thế. Nhưng sau khi hắn quan sát gia đình này được vài ngày, hắn đã bị tên thanh niên mập Thái Truyền Phú làm cho cảm động. Cũng đã nghe qua láng giềng nói, thấy rằng người thanh niên này thực sự là một đứa con hiếu thảo. Lão nương anh ta nằm trên giường nửa năm trời, không có một lần hoại tử… Điều này có nghĩa là gì, tất cả những người từng chăm sóc người bệnh đều biết. Nếu như cha mẹ đối với con cái như vậy, điều đó hoàn toàn bình thường, nhưng nếu ngược lại, thì quá khó gặp… ít nhất kiếp trước của Tam Lang là như vậy.
Truyền Phú quả là lãng tử quay đầu, dùng hết tâm huyết để tập nấu nướng, hy vọng mỗi món trên thực đơn của của quán đều có thể trở về như cũ. Nghề làm bếp không thể không có sư phụ được, nhất là mở quán ăn, phải làm ra những món ăn phức tạp.
Mọi người bỏ tiền ra ăn cơm, là đến để thưởng thức những món ngon, không phải đến để làm chuột bạch. Nhà trọ Lai Phúc cứ như thế này sẽ không còn trụ được bao lâu nữa rôi…
……
Tam Lang quay lại với thực tế, trên bàn chỉ còn lại những chiếc đĩa sạch đáy. Huynh đệ họ từ trước tới giờ chưa từng được ăn ngon như vậy, bụng đều đã no căng rồi. Người thanh niên ôm bụng đứng dậy, mời huynh đệ Trần gia sang một bàn khác, dâng trà và bánh trái. Sau đó bưng một cốc trà đến bên cạnh Tam Lang, vẻ mong ngóng nói:
- Sư phụ, hãy thu nhận ta.
Tam Lang cuối cùng cũng nhận trà của anh ta, nhấp một ngụm.
- Sư phụ, nhận đồ nhi một lạy…ợ
Truyền Phú vội vàng bái kính cẩn. Ở thời Tống, bái như vậy, thể hiện đời trước với đời sau. Nhưng ai ngờ rằng anh ta đã ăn quá nhiều, vừa cúi người xuống đã phát ra tiếng ợ, làm cho huynh đệ bọn họ cười vỡ bụng.
- Đứng dậy mà nói.
Tam Lang nói một câu, anh ta mới ngượng ngùng đứng dậy, hỏi:
- Tiểu sư phụ, khi nào sư phụ dạy đồ nhi nấu ăn?
- Nghệ thuật nấu ăn của Trung Hoa vô cùng phong phú uyên thâm, vội vàng cũng không được.
Tam Lang nhìn về phía Nhị Lang.
Nhị Lang liền giơ ra tờ giấy nợ, đưa cho Truyền Phú nói:
- Ngươi xem trước đi.
-A…
Truyền Phú vừa nhìn thấy đã đỏ mặt, gãi đầu nói:
- Hóa ra các người là chủ nợ, chẳng trách…
Nói xong vẻ mặt nhăn nhó nói:
- Xin hãy cho ta thư thả vài ngày, mấy ngày nữa sẽ có tiền…
- Nếu thực sự đến tìm người đòi tiền, làm gì phải phí sức như vậy?
Nhị Lang theo sắp đặt của Tam Lang nói:
- Nói thật với ngươi, chúng ta nhìn thấy ngươi thực sự khó khăn, vì vậy mới muốn giúp đỡ, giúp ngươi vượt qua khó khăn này.
- Quả là người tốt…
Sống mũi thấy cay cay, suýt nữa thì rơi lệ:
- Trần đại quan nhân là một người tốt, con trai của ông ta… cũng là người tốt
Vừa nói vừa thở dài:
- Rất đa tạ sư bá sư thúc thương tình, ta nhất định sẽ học thật tốt việc nấu ăn, không làm mọi người thất vọng.
- Ngươi kém không chỉ là tay nghề làm bếp.
Tam Lang không khách sáo nói:
- Dù làm bếp giỏi đi chăng nữa, quản lí tửu quán không tốt cũng không được, cả đời cũng chỉ có thể làm một đầu bếp mà thôi.
- Đúng vậy, đồ nhi cái gì cũng không biết.
Truyền Phú xấu hổ nói:
- Ngày trước chỉ biết sống mù quáng, bây giờ thấy rất hối hận.
Anh ta bây giờ không còn dám coi Tam Lang là đứa trẻ con nữa rồi, coi hắn như là bếp trưởng.
- Có lỗi lầm biết sửa chữa còn quý.
Tam Lang làm ra vẻ nói:
- Chỉ cần ngươi chịu khó học hỏi của ta, sau này ngươi không phải mở tửu quán ở cái nơi hẻo lánh này, đi phủ Thành Đô, đi Biện Lương cũng có thể.
Nếu như trước kia hắn nói những lời này, Truyền Phú nhất định sẽ cười khinh. Nhưng sau khi Tam Lang thể hiện kỹ thuật đỉnh nhất của nghề nấu ăn, đã đủ tư cách sống tại kinh thành. Vì vậy Truyền Phú không cho rằng đó là khoác lác, ngược lại có vẻ hồi hộp, mặt đỏ bừng nói:
- Đồ nhi chắc chắn chịu khó học hỏi sư phụ!
Tiếp theo, anh ta tiếp tục nói vấn đề vừa mới bị đứt quãng:
- Không dối sư bá sư phụ, ta đã bán cái quán này rồi, đến lúc đó người ta trả nợ đầu tiên là sư công!
- Cái gì, ngươi đã bán cái quán này rồi?
Tam Lang không còn giữ được bình tĩnh nữa, trừng to mắt nói:
- Khi nào thì bán, bán cho ai?
- Ông chủ Lỗ ở Thành Đông, ông ta sớm đã muốn mua cái quán này rồi. Nhưng trước đây là sự nghiệp của phụ thân, vả lại ông ta trả cái giá quá thấp, vì vậy nên vẫn chưa đồng ý bán.
Truyền Phú thở dài nói:
- Nhưng vài ngày trước, sư công và vài nhà chủ nợ đến đòi, ta không còn cách nào, chỉ có thể đồng ý bán…
- Bán bao nhiêu tiền?
- Tám mươi xâu tiền.
- Quán lớn như vậy, ngươi bán tám mươi xâu tiền?!
Tam Lang cười nhạt nói:
- Chỉ nguyên nhà bếp đã đáng giá hơn số tiền đó.
Nghĩ đi, tám mươi nghìn đồng đã bán đi một tửu quán phồn hoa hai tầng, tuy rằng chỉ ở trong thị trấn, vụ mua bán này cũng khiến người ta phải hộc máu.
- Ta biết, nhưng bọn họ biết ta đang gặp khó khăn, nên cố ý đưa giá thấp, đồ nhi cũng không còn cách nào.
Truyền Phú dường như sắp khóc rồi nói.
- Cái tửu quán này ngươi bán đi thì dễ, nhưng muốn mở lại, cần gấp bao nhiêu lần tiền như thế này?
Tam Lang lại thở dài nói:
- Đã giao nhà chưa?
- Vẫn chưa.
Truyền Phú nói:
- Chỉ mới tạm ký khế ước.
- Có thể thay đổi không?
Tam Lang ôm lấy một phần hy vọng nói.
- Có thể.
Truyền Phú nói:
- Trước khi đến quan phủ sang tên, chỉ cần hai lần tiền đặt cọc là có thể ngừng việc mua bán.
- Tiền đặt cọc bao nhiêu?
- Tám xâu tiền.
- Ở đây ta có bốn xâu tiền, ngươi có thể kiếm thêm bốn xâu tiền nữa không?
- Có thể…
Truyền Phú nhỏ giọng nói:
- Hôm trước vừa bán thịt ướp mặn của cha ta.
- Được rồi! Chiều nay ngươi hãy đi hủy bỏ khế ước.
Tam Lang nói tiếp:
- Theo ta học một tháng, ít nhất mở tiệm kiếm tiền không vấn đề gì!
- Dạ.
Đã bái sư rồi, trước khi xuất sư, nhất định nghe theo sự chỉ bảo của sư phụ. Học đồ của người khác chính là công nhân miễn phí, nhưng Tam Lang không chỉ không bắt y làm việc, mà còn cho y vay tiền. Truyền Phú cảm thấy rất áy náy, nghĩ một lúc, quay ra nói:
- Công ơn của sư bá sư phụ, đồ nhi không gì đền đáp, chỉ có thể chia một nửa tửu quán cho các người, xin mọi người nhận cho!
Lòng vòng một lúc, cuối cùng cũng nói đến điểm này.
Nhị Lang nhăn nhó đứng dậy, cảm thấy có ý lợi dụng người khác.
Hai người nhường đi nhường lại, Tam Lang không nhịn được nữa, xen vào nói:
- Nhị ca không cần như thế, chúng ta cũng không phải làm từ thiện. Tài nghệ nấu bếp của ta và kinh doanh đều là tiền vốn, anh ta học để kiếm tiền, chia cho chúng ta cũng là lẽ đương nhiên!
- Đúng vậy đúng vậy.
Truyền Phú gật đầu nói:
- Tửu quán có một đầu bếp giỏi, chia hai phần cũng đáng. Sư phụ của ta có tài nấu nướng như vậy, ta chia một nửa cũng không tính là nhiều.
- Cũng không cần một nửa, ta không tham gia kinh doanh, chỉ dạy ngươi, giúp ngươi, chỉ điểm cho ngươi. Chúng là chia ba bảy là được rồi, ngươi bảy ta ba. Nợ nần thì thôi, tửu quán tất cả là của ngươi, bọn ta chỉ lấy phần của bọn ta.
- Thế này, quá có lợi cho ta rồi?
Truyền Phú có phần áy náy nói.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.