Nhất Phẩm Giang Sơn

Chương 40: Thiên hạ bản chính




Cái gọi là ba người thành hổ, càng truyền càng phi thường. Nghe đồn, Trần Khác trở thành vị thần sinh ra đã biết, điều gì cũng hay. Đối với điều này hắn chỉ thấy phiền hà, giống như lão Ngưu đã từng nói, ta sở dĩ trông rất lợi hại, là bởi vì ta đứng trên vai người khổng lồ. Sau thời Tống, loài người lại phát triển thêm một ngàn năm, mặc dù có sự thụt lùi lớn, nhưng đa phần là tiến bộ. Nhất là trong lĩnh vực kỹ thuật sản xuất, ít nhiều cũng mạnh hơn thời kỳ này.
Hắn chẳng qua là đang trong xã hội của nghìn năm sau, vất vả sống qua ngày, lại trùng với thời kỳ của sự bùng nổ về kiến thức internet, vì vậy những thứ mà hắn biết có nhiều hơn một chút. Nhưng ngoài những thứ mà hắn được tự mình trải nghiệm, thì những mặt khác cũng chỉ có thể nói là hiểu sơ qua.
Vì vậy việc Trần Khác biết nấu ăn, biết ủ rượu trái cây, biết làm tương dầu từ đậu tương, biết là không chỉ phải thiến heo đực mà còn phải thiến cả heo nái, biết được công dụng của ròng rọc và đòn bẩy, hiểu được sự phối hợp nhịp nhàng giữa lao động và nghỉ ngơi, hiểu về quy trình đốt than… Đối với một người hiện đại có chút kinh nghiệm mà nói thì những điều đó chỉ là bình thường.
Nhưng cũng chỉ giới hạn trong sự hiểu biết sơ qua, ví dụ như việc đốt than. Hắn đương nhiên biết là phải chặn ngọn lửa của lò, nhưng lại không biết được rằng đây là phương pháp sấy khô, chỉ là dựa vào trí nhớ của hắn rồi sao chép lại mà thôi. Việc này giống như những người dân lao động thời cổ đại, chỉ biết vỏ bề ngoài mà không biết giá trị, cũng không đi sâu nghiên cứu, càng không quan tâm tới hiệu quả thực sự của phương pháp này.
Ngay cả là việc sao chép, hắn cũng chỉ biết làm những thứ không mang tính kỹ thuật, chỉ là những việc đơn giản như chọc thủng cửa sổ giấy. Đối với một người chưa từng học qua ngành khoa học kỹ thuật, thì mặc dù hắn biết rằng thủy tinh là do natri carbonat cộng với cát, than và vôi sống tạo thành, nhưng cho hắn thời gian là mười năm thì cũng không dám hy vọng hắn có thể làm ra thủy tinh.
Cái gì chế tạo ra máy thủy lực, động cơ hơi nước, rồi súng đạn… cũng vậy, hắn thậm chí đến cửa ra vào cũng không đụng tay đến, có cho cả trăm năm cũng kông thể nghiên cứu ra được.
Huống chi, Trần Khác cũng chẳng để ý gì tới cái ngành khoa học kỹ thuật đó, hắn khó khăn lắm mới giữ được mạng sống quay về, nên đương nhiên phải đối xử tử tế với bản thân để hưởng thụ cuộc sống, đâu dám đem thời gian quý báu của mình lãng phí vào những thí nghiệm tẻ nhạt hết năm này đến năm khác cho được?
Tuy nhiên Trần Khác vẫn đem toàn bộ các kiến thức ít ỏi của mình về toán lý hóa học viết lại, xem xem sau này có ai có hứng thứ với phương diện này, tặng cho người có duyên, tuyệt đối không thể để lãng phí được.
Khổng Minh từng nói, cái gì cũng hiểu một chút, cuộc sống sẽ tuyệt vời hơn, dùng để miêu tả Trần Khác rất thích hợp. Hắn chẳng qua chỉ là dùng sự hiểu biết của mình để cải thiện cuộc sống bản thân, cũng là để giúp mọi người cải thiện cuộc sống mà thôi, chứ không có dã tâm gì khác. Hơn nữa không phải ý tưởng nào của hắn cũng dùng tốt, trên thực tế phần lớn là rất ít ảnh hưởng, chỉ có vài cái hiệu quả tốt thì mới được lan truyền rộng rãi, mà mọi người lại thích những câu chuyện truyền kỳ nên mới đem hắn thổi phồng đến nỗi không còn nhận ra.
Tuy nhiên dưới sự bắt tay liên kết của các ngành công nghiệp, dân số huyện Thanh Thần đã tăng nhiều, buôn bán nhộn nhịp, toàn thể cư dân đều được hưởng lợi ích. Họ mặc dù không biết nguyên nhân bên trong, nhưng đều biết rằng đây là sự thay đổi có được kể từ sau khi Trần Khác xuất hiện. Vì vậy cho dù ý tưởng có lúc không phải là ánh hào quang, thì cũng không ảnh hưởng tới việc mọi người luôn miệng khoe khoang hắn với người ngoài, khiến cho những người bên ngoài đều cảm thấy Trần Tam Lang dường như có thể biến đá thành vàng.
Trần Khác cũng từng lo lắng rằng liệu mình có bị hoa mắt không, tuy nhiên số mệnh hiện nay rất tốt, được sinh ra trong triều đại tự do văn minh nhất, và triều đại này lại do một vị vua hết sức nhân từ, tốt bụng thống trị. Ở triều Đại Tống này, thậm chí là thời kỳ hạnh phúc nhất của dân tộc Trung Hoa, có thể những anh chàng mù quáng nhiều hơn, giống như sự mù quáng của hắn, nhưng chỉ trong phạm vi thị trấn, và lại chỉ làm những phát minh nhỏ nhặt ấy thì thật không đáng nói.
Hơn nữa còn có Trần Hi Lượng, tuy đã cho phép con trai tự do hành động, nhưng với những vấn đề quan trọng, vẫn là phải do người cha quyết định. Hơn nữa giáo dục lễ giáo của Trần gia cũng dần dần có hiệu quả, ít nhất là Trần Khác đã hiểu được tầm quan trọng của việc kiềm chế phô diễn tài năng, hiểu được việc tiền bạc không thể thiếu, nhưng nhiều quá thì lại chỉ giống như cát bụi.
Vì vậy mấy năm nay, hắn từ bỏ cái tật xấu có chết cũng phải đòi bằng được tiền, giúp đỡ không công rất nhiều người, cũng không hề ỷ lại vào sự tâng bốc của mọi người dành cho mình, mà ngược lại đối xử với mọi người rất lễ độ, điều này khiến hắn dần dần có được sự tôn trọng thực sự của dân chúng khắp huyện.
…….
- Cung nghênh ba vị tiểu quan nhân.
Nhìn thấy ba anh em nhà Trần gia xuất hiện, thương nhân khắp phố đều hân hoan chào đón.
- Tiểu quan, hãy lấy vài miếng tuyết lê nếm thử xem, vừa giòn, vừa ngọt lại không mất tiền.
Người nói câu đó chính là lão Vương què bán trái cây, ông lấy từ trong chiếc thùng được che phủ một lớp lá xanh mấy quả lê, nhiệt tình đưa mời anh em nhà Trần gia.
- Vừa mới ăn no căng bụng rồi, tạm thời không thể ăn thêm được nữa.
Trần Khác cười nói :
- Sao hôm nay không nghe thấy ông rao bán nhỉ?
- Còn sớm quá, sợ ồn ào làm mất giấc ngủ của tiểu quan nhân.
Lão Vương què cười đáp.
- Ta mà lười như vậy sao?
Trần Khác liếc nhìn ông lão, cười đùa đáp:
- Hôm nay có từ gì mới? Cứ theo quy định cũ, chỉ cần là từ mới, ông hát mấy từ tôi sẽ mua bằng ấy thứ.
- Ha ha, lão mới học được một giai điệu mới.
Lão Vương què hắng giọng, vỗ vỗ tay, và giai điệu nhẹ nhàng cất lên:
- Các vị khách từ nam bắc lui tới, kính mời nghỉ chân một chút, xem ta biểu diễn một khúc hát. Đây là khúc hát của quê hương lão sáng tác, cũng chính là bản gốc. Ta đây cũng không thể nói hết được tất cả các loại trái cây đang bày ra trước mắt… Táo, sơn tra làm chảy nước miếng, đu đủ, quất thì ngon miệng, táo tàu khô phân lợi âm dương, quả mận điều hòa cơ quan nội tạng. Táo tàu này bổ cho dạ dày, dứt ho bổ phế, ăn hai quả vẫn chưa bõ. Loại bánh quả hồng này dưỡng hầu nhuận phế, giải sầu trừ khát, ăn vào xua tan bách bệnh. Loại vải hồng giải phiền dưỡng huyết, xua uế tỏa hương thơm, trường an cho đến khi gặp thiên sứ.
Giọng hát của lão vô cùng dễ nghe, ca từ nhẹ nhàng, lại phối hợp với những động tác hài hước, tuy nhiên những người qua đường nghe mãi cũng thành quen, chỉ có Trần Khác là vô cũng say mê. Vì thế lão cũng chỉ hướng tới phía Trần Khác mà hát:
- Vương tôn công tử, quan nhân trong nha dịch, không hề khoa trương, dám bán hư danh, thử ăn rồi mua, không ngọt không tươi, hãy quay đầu bước đi.
- Hay!
Chờ lão hát xong, Trần Khác liền trầm trồ khen ngợi, lấy trong ống tay áo ra một nén bạc, đưa lão và nói:
- Hãy chọn trong chín loại quả mà lão mới hát, mỗi loại chọn hai, ba trái tươi ngon đem đến nhà ta đi.
- Nhưng dùng không hết chỗ tiền này.
Lão Vương què nói:
- Đủ để tiểu nhân dọn hàng rồi.
- Không kiếm tiền của ta thì lão kiếm tiền của ai được chứ?
Trần Khác lắc đầu cười nói:
- Trái cây đem cho ta nhiều chút, nhà ít người, lãng phí là phạm tội lớn nhất đấy!
- Tạ ơn tiểu quan nhân ban thưởng.
Lão Vương què cười rạng rỡ nói.
Chờ ba huynh đệ Trần gia bước tới, bà lão Lưu bên cạnh lại nói:
- Tiểu quan nhân, mua mấy cuốn sách đi, trong sách tự có Nhan Như Ngọc đấy.
- Sách của bà không thể có Nhan Như Ngọc.
Trần Khác từ chối nói:
- Bà Lưu, bà vẫn còn dám bán sách lậu, lần sau bị nha môn bắt được, đừng nhờ cha ta đi giúp bà.
Từ “sách lậu” này thực ra không phải do Trần Khác đem đến, mà là nguyên bản của người Tống. Thời đại này, khắc gỗ in ấn vẫn là chính. Có được bản khắc gỗ tốt thì có thể hoàn thành in ấn nhanh một số lượng lớn, và rất có ý nghĩa đối với lợi nhuận. Vì vậy ở đời Đường có những phần tử làm ăn phi pháp, một mình đánh cắp bản khắc làm thành bản sao để kiếm lời phi pháp.
Sự lộng hành của hoạt động vi phạm bản quyền đã làm cho các tác giả và nhà xuất bản rất bất mãn. Mà triều đình cũng rất coi trọng vấn đề này, lý do rất đơn giản, sách lậu càng nhiều, không chỉ không đem lại một nửa thu nhập cho các tác giả và nhà xuất bản, mà ngược lại còn chiếm lĩnh nguồn tiêu thụ của bản chính. Nếu mặc kệ thì dần dần trong thiên hạ còn ai muốn viết sách? Còn ai muốn in sách? Cuối cùng là tổn hại độc giả, tổn hại lợi ích của mọi người.
Bắc Tống thời kỳ đầu, triều đình ban bố một loạt các quy định, đưa vấn đề quản lý thị trường xuất bản vào nhiệm vụ hàng ngày của quan phủ. Quy định trước khi khắc gỗ, tất cả các bản in ấn đều phải giao cho nha môn tại địa phương lập hồ sơ, do quan phủ đánh số đăng ký sau đó mới được phép in ấn.
Mà gỗ dùng cho bản khắc được sử dụng lặp đi lặp lại cho số lần cơ bản cố định, quan phủ bèn thông qua việc giám sát mỗi bản khắc để ngăn chặn khả năng các nhà xuất bản tự ý tái sử dụng.
Có lẽ bởi vì thân nhân quan chức, thậm chí cả quan lại thời Tống đều xuất thân là người đọc sách, có một thời triều Tống đã đả kích sách lậu vô cùng nghiêm khắc. Mà đúng là rất có lợi với quan phủ về vấn đề bảo vệ nền văn hóa, ngăn cấm sử dụng lại bản khắc gỗ, nghiêm cấm tự mình in ấn đã trở thành một loại hình nghiêm cấm trong ngành in ấn ở thời Tống. Các nhà xuất bản chỉ cần có hành vi tái sử dụng, tự in ấn một lần sẽ vĩnh viễn bị loại ra khỏi ngành in, các trường hợp nghiêm trọng còn có thể bị xăm lên mặt và lưu đày.
Có thể nói, việc bảo vệ bản quyền ở thời Tống còn tốt hơn thời kỳ sau này. Ở những thành phố có lực lượng quan phủ hùng mạnh, về cơ bản ngăn chặn được nạn sách lậu xuất hiện, nhưng có một loại ấn phẩm ngoại lệ, đó là vì phong cách thấp kém mà không thể thông qua thẩm tra, đó là thoại bản (một hình thức tiểu thuyết Bạch thoại) được lưu hành mà đại đa số dân chúng yêu thích. Tuy không thể phát hành bản chính, song lại có nhu cầu lớn, cho nên có rất nhiều người ở nơi xa xôi hẻo lánh, sau khi bí mật in đã vận chuyển vào thành phố tiêu thụ.
Loại sách này, tuy quan phủ không nghiêm cấm, nhưng trong các hiệu sách đều không dám bán, mà là đều được bán thông qua những tiểu thương lưu động như bà lão Lưu. Đi khắp các ngóc ngách rao bán, nhưng cũng không dám đi bán ở những khu phố phồn hoa rộng lớn, mà chỉ bán ở những nơi quan phủ ít xuất hiện như nơi đây.
…..
- Không bán cái này thì ta lấy gì ăn?
Bà lão Lưu cười nói:
- Nếu không tiểu quan nhân thuê hết tất thảy người trong nhà lão đi, đảm bảo quan gia sẽ được hầu hạ từ đầu đến chân..
Người đàn bà này tuy được gọi là bà, nhưng thực ra mới chỉ tròn bốn mươi tuổi, hơn nữa người vùng Tứ Xuyên mặt nhìn non nớt, nhìn qua vẫn còn thùy mị duyên dáng, nhất là lại thích trêu đùa các chàng trai trẻ.
- Ha ha ha ha…
Trần Khác lại không phải là loại trai trẻ mặt non nớt ấy, hắn cười lớn ba tiếng rồi đáp:
- Đừng mơ trâu già gặm cỏ non.
Hướng về phía những tiếng cười ngặt nghẽo của người dân và vẫy vẫy tay, huynh đệ Trần gia bước ra đường lớn.
Trên đường phố, dòng người đông hẳn,các gánh hàng rong bên đường cũng chật kín cả lên.
Đúng là thịnh tiết trời xuân, các loại mẫu đơn, thược dược, đệ đường, mộc hương đua nhau bày bán. Người bán hoa bày đầy các giỏ tre bên đường, giống như là lão Vương què dùng tiếng hát để bán hàng. Đây không phải là độc quyền của người nào, mà rất nhiều người bán hàng rong đều hiểu rõ. Loại hình bán hàng rao độc đáo này bắt buộc phải có thanh vận, ngâm nga không giống nhau, cùng nhau xướng lên, giống như trăm loài chim cùng cất tiếng hót làm say mê lòng người.
Tuy rằng đã sống bốn năm trong môi trường buôn bán hàng gánh, ca hát tràn ngập, nhưng Trần Khác vẫn nghe mãi mà không chán, không thể kiềm chế bản thân, cảm giác dễ nghe hơn tất cả các âm thanh của trời đất cộng lại.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.