Nhất Phẩm Giang Sơn

Chương 132: Âm thanh của thiên nhiên




Cô gái được tám thiếu nữ vây quanh, giống như các vì sao đang vây quanh mặt trăng, tung chiếc váy mỏng bằng lụa màu vàng nhạt lên, bên trong lộ ra chiếc yếm hồng. Nàng ôm cây đàn tỳ bà, tập trung nghe tiếng nhạc kia, rồi hòa tiếng đàn tỳ bà cùng tiếng nhạc đó. Đợi cho đến lúc khúc nhạc dạo hết, chỉ thấy nàng vừa ấn đàn tỳ bà một cái thì giọng hát đột nhiên cất lên, từng từ trong trẻo, âm thanh uyển chuyển, như chim Oanh mới rời khe núi, chim Yến quay về tổ, hoặc chậm hoặc nhanh, chợt cao chợt thấp, trong đó những chỗ chuyển giai điệu, bách biến bất tận, chỉ nghe nàng hát rằng:
“Trời cao hoa rụng lười chải đầu. Không nói gì dựa trang lầu (phòng ở của con gái). Tu mi sửa mày, núi xa xanh thẳm, cùng nhau kết xuân sầu….”

Ánh đèn chiếu sáng trên sân khấu, mấy thiếu nữ dáng vẻ lẳng lơ bắt đầu nhẹ nhàng nhảy múa trong tiếng nhạc kỳ ảo, tay chân uốn éo, váy áo phất phơ. Bọn họ dùng bàn tay mềm mại, dùng đôi mắt đẹp, dùng thắt lưng, dùng chiếc khăn vải ở thắt lưng, chiếc quạt trong tay, chậm rãi di chuyển. Lời hát trong điệu múa ly hợp bi hoan, khiến người nghe, người xem đều bị mê hoặc, kinh ngạc vô cùng.
“Tiết mục ca hát này..” Trần Khác tuy cảm thấy diễn xuất rất tốt, nhưng không đến mức khiến hắn điên đảo như say, liền hỏi nhỏ cô gái bên cạnh:
- Chắc hẳn đó chính là Đỗ đại gia hả?
- Không phải.
Cô gái bên cạnh Trần Khác đậm chất văn nghệ. Lúc ấy hắn muốn loại hình này là suy nghĩ cho các huynh đệ, sợ khẩu vị quá nặng sẽ làm hỏng bọn họ. Nhưng đây cũng không ý nghĩa là hắn cũng thích người con gái nhẹ nhàng thế này. Kết quả Trương Ngũ kia dâng sai, lấy khẩu vị nhạt nhất đem cho hắn:
- Đây là tiểu muội của Đỗ Hành Thủ, tiểu Đỗ. Giọng hát của nàng đều là do Đỗ Hành Thủ dạy bảo, nhưng nếu so với Đỗ Hành Thủ thì không biết là kém bao nhiêu.
- Kém chỗ nào?
Trần Khác khẽ nhấp một ngụm rượu. Rượu rất ngon, nhưng dùng chén bạc đã ảnh hưởng tới khẩu vị.
- Chỗ hay của cô ấy mọi người có thể nói ra được, còn chỗ hay của Đỗ Hành Thủ người ta không nói ra được. Chỗ hay của cô ấy người ta có thể học được, còn chỗ hay của Đỗ Hành Thủ không học được. Đỗ Hành Thủ thành danh mấy năm nay, ai không học giọng điệu của nàng? Người người đều học, nhiều nhất là giống như Tiểu Đỗ, đã học được bảy tám phần giọng hát, nhưng sự quyến rũ lại chưa đủ.
Chờ cho Tiểu Đỗ kia hát xong, thấy mọi người nhiệt liệt vỗ tay, rất nhanh, có một đám người phục vụ chạy lên đài, cao giọng nói:
- Chu viên ngoại ở gian Cúc lầu hai thưởng Tiểu Đỗ tiểu thư mười quan tiền.
- Mộ Dung công tử ở gian Đào lầu hai thưởng tiểu Đỗ tiểu thư hai mươi quan tiền.
- Hầu đại quan nhân gian Khôn tự lầu ba thưởng tiểu Đỗ tiểu thư năm mươi quan.
- Từ Đãi Chiếu thưởng hai mươi quan...
- Chu Hiếu Liêm tặng hai bài hát mới…
- Lưu Hiếu Liêm tặng một bài hát mới…
Trần Khác há hốc miệng nghe, khả năng tính toán của hắn cực tốt, chờ gã phục vụ kia báo xong thì hắn cũng tính ra được tổng số - ước chừng hai trăm hai mươi quan, điều này cũng thật là quá điên khùng. Hát một bài hát mà thu nhập hai trăm hai mươi quan tiền, đây mới là tiểu nhân vật xuất hiện trước đại nhân vật mà thôi. Chỉ là vì sao lại có người đem tặng lời do chính mình viết ra? Không ngại mất mặt sao?
Lại nghe thấy tiếng Trương Ngũ kia cười ha hả nói:
- Các vị quan nhân đều là người đọc sách. Nếu có sáng tác mới vừa ý, đừng ngại để tiểu nhân cũng đi xuống lộ diện.
- Ngươi không sợ xấu mặt?
Trần Khác cười nói:
- Ta cũng không mang nhiều tiền như vậy.
Trên người hắn chỉ đem theo mười mấy lượng bạc, chỉ e ngay cả việc thanh toán cũng không đủ.
Cũng may bên người còn giấu vài miếng vàng lá, cũng không lo bị giữ lại rửa chén gán nợ.
- Quan nhân sao lại hồ đồ thế?
Trương Ngũ cười nói:
- Tục ngữ có câu “chủ chứa yêu tiền, chị em yêu tài”, quan nhân nếu có kiệt tác dâng lên, bảo đảm sẽ khiến Tiểu Đỗ tiểu thư cảm động hơn thưởng trăm quan tiền. Nói không chừng còn có cơ hội được âu yếm nữa.
Kỹ nữ ở Biện Kinh luôn theo đuổi những lời hát mới giống như đại hạn chờ mưa rào thế này. Bởi vì lời hát hay có thể thay đổi giai điệu của một bài hát. Một khi biểu diễn, danh tiếng sẽ tăng nhanh. Không tin bạn hãy xem các ngôi sao ca nhạc đời sau, có thể gặp được một bài hát hay là quan trọng như thế nào. Vì vậy sự theo đuổi của họ đối với lời hát hay giống như thú vật chạy theo kỳ lân, chim bay theo phượng hoàng. Đối với những tài tử có thể sáng tác những lời hát hay thì lại càng nên dâng tặng.
Đồng thời, khi kỹ nữ đang biểu diễn cũng dần dần có thể ngộ ra sự thâm thúy trong đó, học được kỹ xảo điều từ, nâng cao sự rèn luyện văn hóa, lâu ngày ngấm dần bài hát, trong đó trình độ thơ từ đôi khi chỉ có cao hơn chứ không thấp hơn những văn nhân thi thoảng mới làm. Do đó Trương Ngũ cũng chính vì lấy lòng mà nói, trong lòng vốn nghĩ mấy người nhà quê thì có thể có ca khúc gì hay ho, sao có thể lọt được vào mắt thần của các chuyên gia?
Trần Khác nhìn Tô Thức, cười thầm nói “Ở đây vừa may có một người tài hơn Liễu Thất, chỉ đáng tiếc còn chưa đến tuổi làm ra những kiệt tác. Tô Đông Pha này sở trường viết văn, cũng có thể làm thơ. Về phương diện ca kịch thì không có thành tựu gì, vì ca kịch là để vui chơi, dùng cho kỹ nữ hát. Những người đọc sách lấy khoa cử làm mục tiêu, trước khi công chưa thành danh chưa toại thì sẽ không dành công sức thời gian cho lĩnh vực này.
Trừ Liễu Thất ra…
Tuy nhiên trời đặt ở đó, Trần Khác vẫn là người xúi giục cậu cả tới.
Tô Thức trước giờ là người không hay mất bình tĩnh, cầm bút đến. Đang cười nói náo nhiệt, chỉ nghe bên ngoài bỗng nhiên lặng ngắt, bàn của bọn họ cũng vội im lặng, nhìn ra phía ngoài lan can.
Chỉ thấy trên đài đó lại xuất hiện một người con gái, nàng mặc một bộ quần áo màu xanh lơ, dáng người tướng mạo không thể chê, phong thái đong đưa khiến nàng càng đẹp tuyệt vời. Tuy nhiên người con gái này vừa bước lên liền khiến cho các cô gái ban nãy đột nhiên biến sắc, là bởi vì trên người nàng có một khí chất trong trẻo nhưng lạnh lùng, điềm đạm, phảng phất như không mảy may để tâm tới mọi chuyện. Rõ ràng là nàng đang đứng trên bục, mọi người đang chăm chú nhìn, nhưng lại khiến người ta có cảm giác dường như nàng đang lạnh lùng quan sát thời đại hỗn loạn này. Tóm lại là trong trẻo nhưng lạnh lùng tới tột cùng.
Nếu kông thì phải nói thế nào? Nam giới đâu phải đều là đồ đê tiện đâu? Người con gái này càng lạnh lùng thì càng hấp dẫn mọi người, dạy cho họ quên hết mọi chuyện trong lòng, một chút cũng không chịu rời ánh mắt.
Chỉ thấy nàng đứng trơ trọi một mình trên bục, ban đầu là hơi cúi đầu, chờ đến lúc tiếng vân bản vang lên thì mới ngẩng đầu lên, nhìn xuống dưới khan đài. Đôi mắt ấy như nước mùa thu, như sao lạnh, lại như gió xuân đang quất vào mặt. Trái phải đều chăm chú xem, ngay cả người ngồi ở góc xa xa cũng đều cảm thấy nàng như đang nhìn mình. Người ngồi gần thì không cần nói, chỉ cần liếc một cái, thì cả phòng đều im lặng như tờ, ngay cả một cây trâm rơi dưới đất cũng có thể nghe thấy.
Người con gái đó bắt đầu hé môi, lộ ra hàm răng trắng tinh, nhẹ nhàng cất lên vài câu, âm thanh ban đầu không lớn lắm, chỉ cảm thấy như có cảnh đẹp không nói nên lời lọt vào trong tai. Trong ngũ tạng lục phủ giống như đang bị bàn ủi ủi qua, không chỗ nào không rát. Ba vạn sáu ngàn lỗ chân lông, giống như ăn quả nhân sâm, không có lỗ chân lông nào không cảm thấy thoải mái.
Sau khi hát năm ba câu, tiếng nhạc bắt đầu cất lên, tiếng hát cũng thêm tươi đẹp, du dương, miên man buồn, làm mê hoặc lòng người…Mọi người dường như đang trong buổi sáng sớm ngày cuối xuân, đứng rất lâu trên lầu cao, gió nhẹ thổi vào mặt, dõi mắt trông ra phía xa xa, chỉ thấy màu cỏ xanh biếc, làn sương mù thấp thoáng, tất cả đều là nỗi buồn ly biệt vô tận ngày xuân.
Tất cả mọi người đều cảm nhận thật sâu những phiền muộn, buồn khổ trong lòng người hát. Cả năm giác quan của bọn họ tất cả đều vì người hát. Lúc này, lấy tâm của người hát làm tâm, lấy niệm của người hát làm niệm, trên đời này chỉ còn lời hát của người hát.
Người con gái đã hát xong rất lâu mà mọi người vẫn còn đắm chìm trong giai điệu mà không thể tự thoát ra được. Rất nhiều người thậm chí còn giàn giụa nước mắt, không thể nào dừng lại.
Mãi cho đến khi cô gái lại hát một ca khúc vui vẻ, mọi người nghe thấy thì mới thoát ra được khỏi cái sự thương cảm trong lòng. Không khí lại vui vẻ náo nhiệt lại. Lại nhớ lại sự sầu bi lúc trước, tâm hồn mọi người đều như được gột rửa, trở nên thuần khiết hơn.
Giữa sự bi thương và sự vui vẻ, cảm xúc của hàng trăm người đều bị lôi kéo bởi giọng ca của người con gái này, tài nghệ như thần không thể hơn được nữa.

Người con gái sau khi hát xong hai ca khúc liền cúi chào bước xuống bục. Chắc là cảm thấy tiền không xứng với tiên tử, không một ai thưởng tiền, bạc, nhưng mấy phú hộ trên lầu đều tặng minh châu, lụa là, giá trị vượt xa tiểu Đỗ.
Hơn nữa, đám phần tử trí thức nhiệt tình kia, ban nãy tặng lời cho tiểu Đỗ chỉ có mấy người ít ỏi, bây giờ thoáng cái xuất hiện mấy chục người, trên trăm bài… Thì ra mọi người không phải không có mà là chờ để tặng cho vai diễn chính.
Lúc này đèn ở tửu lầu lại sáng lên, bọn tiểu nhị lại hâm nóng lại rượu cho các bàn khách, chuyển các đồ ăn đã nguội, thay vào bằng những món ăn còn nóng hầm hập. Dưới sự trợ giúp của ban nhạc, bữa tiệc vui vẻ lại như bắt đầu, nhưng mọi người rõ ràng nói năng nhỏ nhẹ hơn, cử chỉ nho nhã hơn ban nãy rất nhiều.
- Đỗ đại gia này đã đi rồi sao?
Bàn của đám người Trần Khác thầm nói. Tuy nàng là đại danh, nhưng ngay cả một câu chào hỏi cũng không có mà bỏ đi thì thật là hư danh.
- Không có.
Trương Ngũ cười đáp:
- Đỗ Hành Thủ chưa đi, đang xem lời ở trong phòng. Theo lệ thường, chỉ cần viết mấy lời cho nàng, nàng đều sẽ đến trước bàn để cảm ơn. Nếu như nàng thấy hay, còn có thể mời rượu nữa.
Nói rồi hạ thấp giọng, bỉ ổi nói:
- Nếu như có lời cực cực hay thì đêm nay sẽ được Đỗ Hành Thủ phục vụ nữa.
- Ồ.
Bàn này, cũng viết năm sáu lời, hiển nhiên là lòng cũng chờ đợi.
Trần Khác nhìn Ngũ Lang, cười nói:
- Nói vậy thì ta cũng phải viết một bài.
Nói rồi hắn cầm bút lên, viết nhanh mấy hàng chữ, chuyển cho Trương Ngũ nói:
- Nói với Đỗ đại gia đó, chúng ta sẽ không đợi quá lâu.
Đây cũng là một cách tiếp thị của tửu lầu, bởi vì muốn chờ hoa khôi ra mời rượu, tất cả mọi người đều không rời đi. Rất nhiều khách đến sớm đã kêu làm bàn tiệc thứ hai.
Thành Biện Kinh là một thành phố không có ban đêm, những người sống ở triều Tống không phải giống như triều Đường, trời tối là không được ra khỏi cửa. Họ ở trong thủ phủ của chính mình, có thể tự do tự tại dạo chơi cho đến khi trời sáng cũng không có ai quản. Mà mở tiệc chiêu đãi, thường thường là phải đến canh ba, thậm chí canh tư.
Chờ đợi rất lâu cũng không thấy Đỗ đại gia đi ra, vì ngày mai còn phải đi học, đám người Trần Khác quyết định không chờ nữa, trả tiền, thưởng cho Trương Ngũ và mấy cô gái tiếp rượu, tổng cộng tiêu hết hai mươi lượng bạc… hai vạn đồng, một nhà ba người, ở kinh thành đơn giản có thể sống nửa năm… Mọi người liền đứng dậy rời đi.
Đã nhìn thấy cô gái nhảy múa lúc đầu bước đến, nhìn đám người Trần Khác cúi chào nói:
- Xin hỏi, vị nào là Trần công tử “đời người nếu chỉ như gặp lúc ban đầu” ạ?
- Là hắn.
Tranh trước người khác, Trần Khác chỉ vào Ngũ Lang nói:
- Vị này họ Trần.
Ngũ Lang bối rối, y vốn chưa từng viết qua lời hát bao giờ. Mọi người tuy không hiểu rõ tình hình, bởi vì những lời đó đều là do phân công nhau viết, giao cho Trương Ngũ, vẫn chưa trao đổi với nhau. Nhưng nhìn bộ dạng như kẻ trộm của Trần Khác thì liền biết là sẽ có màn kịch hay để xem, do đó đều gật đầu đáp: là hắn, là hắn.
Người con gái đó vừa nhìn chàng trai đen như thiết giáp thì ngay lập tức toát mồ hôi, thầm nói “thật sự là đừng trông mặt mà bắt hình dong”, rồi khó khăn nói nhỏ:
- Hành Đỗ nhà ta mời Trần công tử bớt chút thời gian để gặp mặt…

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.