Nhất Phẩm Giang Sơn

Chương 228: Tiền hào Biện Kinh




Cửa hàng thứ nhất mở trên con phố Mã Hành phồn hoa nhất, nhìn buổi khai trương cửa hàng ba tầng xa hoa, khí phái, múa sư tử, chiêng trống, tiếng pháo hoa đùng đoàng, Trần Khác cảm thấy như rơi vào trong mộng.
- Biện Kinh tiền hào! Một cái tên thật khí phách!
Người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp mời bọn họ ở lại Kinh thành làm đồng bạn kinh doanh, mấy người Triệu Tông Tích, Tào Bình, Dương Hoài Ngọc đều dẫn theo một đám bằng hữu đến cổ vũ cho hắn.
- Đến đây đến đây, mau mời vào trong.
Trần Khác cười cười giơ tay.
- Tiểu tử tốt, vô thanh vô tức đã mở được tiền hào!
Tào Bình nửa thật nửa giả nói:
- Tại sao không gọi ta tham gia?
Tào gia là phú hộ xếp danh hàng đầu Biện Kinh. Sản nghiệp to lớn khiến cho người ta nghe mà kinh sợ.
- Ta cũng không phải ông chủ. Chẳng qua chỉ là chút cổ phần, kiếm chút tiền tiêu vặt thôi.
Trần Khác cười ha hả:
- Hơn nữa còn không biết có kiếm được tiền không, nào dám kinh động lão ca? Lần sau đi, chờ nếu thật kiếm ra tiền nhất định phải kéo ngươi tham gia góp cổ phần!
Kỳ thật hắn cũng đã sớm chuẩn bị chút cổ phần danh nghĩa, chuẩn bị đầu tư vào một số nhân vật quan trọng, Tào Bình đương nhiên là một trong số đó. Nhưng hiện tại, hiển nhiên không phải lúc nói chuyện này.
- Nói rồi đó nhé. Mọi người làm chứng, đến lúc đó không cho thằng quỷ này quỵt nợ.
Tào Bình cười.
Mọi người vào trong, vừa nói cười vừa quan sát tiền hào mới khai trương. Chỉ thấy trang bị toàn đồ gỗ thông mới được đánh bóng loáng, trên quầy vách ngăn bằng đồng thau sáng choang. Góc tường còn có mấy bàn trà cho khách nhân nghỉ ngơi, một bên là mấy thị nữ xinh đẹp dễ coi bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng dâng trà điểm tâm.
Trần Khác dẫn mọi người lên tầng hai, tầng hai trang hoàng đơn giản hơn tầng một, nhưng xa hoa hơn. Tùy tiện mở một cánh cửa, chỉ thấy trên sàn trải kín thảm dày, trên tường treo tranh chữ của thời Đường, góc tường bày bình sứ cổ, một dãy ghế mũ quan đều làm bằng gỗ tử đàn. Trên bàn trà thật dài bày hơn mười loại hoa quả tươi.
Trần Khác dẫn bọn họ vào, đóng cửa lại, không nghe thấy tiếng gì ở bên ngoài nữa.
- Tiệm này quả không sơ sài nhỉ.
Triệu Tông Tích cúi xuống ngồi ở chính vị, cười nói:
- Xem ra là làm lớn đây.
- Lời này cũng đúng, nhưng đừng nói ra ngoài, để cho ông chủ nghe thấy sẽ đuổi ta đi ôm tiền chạy mất đấy.
Trần Khác ngồi trên ghế chủ nhân, mời mọi người ăn trái cây:
- Ta chỉ là người dẫn lối thôi, dẫn phú hộ đất Thục chúng ta tới với tài chủ bổn địa, người ta nghĩ tới chúng ta không có công lao cũng có khổ lao, mới để cho ta chút cổ phần.
- Tài chủ bản địa, có đúng là Lam Mạo Hồi Hồi đó không?
Một quý công tử hỏi, nể mặt mũi Triệu Tông Tích và Tào Bình, y cũng khá lịch sự với Trần Khác.
- Đúng.
Trần Khác gật đầu.
- Những người này có tiền? Người còn lại hỏi:
- Chỉ cảm thấy bọn họ thần thần bí bí, cũng không lui tới với bên ngoài nhiều.
- Đó là những gì thể hiện bên ngoài thôi.
Lại một người nói:
- Ta cũng biết, đám người này là làm mua bán tiền đẻ ra tiền đấy, biên thương phương Bắc, mười người có tới chín là khách hàng của họ.
- Nhìn thấy rồi, vừa rồi dưới lầu, nhìn mấy người Hầu Nghĩa, Lý Toàn là tài chủ lớn nổi tiếng ở Biện Kinh đều đến cổ vũ.
Công tử kia lại nói:
- Xem ra, các lộ thần tiên ở đây bình thường trốn thật kỹ.
- Mặc kệ đó là thần tiên nào, có thể cho ta mượn tiền đều là thần tiên tốt.
Người còn lại nhìn chằm chằm Trần Khác:
- Trọng Phương, ngươi hỏi ông chủ một chút quy củ thế nào, lợi tức bao nhiêu?
- Được. Ta đi hỏi cho ngươi.
Kỳ thật Trần Khác có thể giải đáp, nhưng dù sao hắn cũng là người đọc sách vẫn là tận lực gác lại.
Kéo một sợi dây ở bên cạnh, liền có tiếng gõ cửa, một người Nhất Tứ Lạc Nghiệp mặc áo đơn, đội mũ bát giác, đi tới, xem cách ăn mặc cũng biết, đây là nhân viên của tiền hào. Lễ phép khom người thi lễ với mọi người, Trần Khác nói yêu cầu của người nọ với y, người nhân viên này cười đáp:
- Vậy còn phải xem ngài muốn mượn bao nhiêu. Với thân phận như Lưu công tử, trong vòng một ngàn quan không cần bất cứ thứ gì thế chấp, bằng danh tiếng của ngài là có thể mượn. Về phần lợi tức, khai trương có ưu đãi, lãi hàng tháng ba phần.
Lãi mỗi tháng ba phần, đổi ra là 36% một năm. Hiện tại tại các tiệm cầm đồ ở thành Biện Kinh phổ biến là khoảng ba bốn phần một năm, nhưng nhất định phải có tài sản thế chấp mới cho vay. Nếu cho vay tín dụng không cầm cố lãi hàng năm phải tới sáu phần (60%).
Thấy lãi thấp như vậy, mọi người đều hưng phấn:
- Vậy nếu có thế chấp có thể cho vay bao nhiêu?
- Nếu có thế chấp… lãi hàng tháng hai phần năm.
Nhân viên nọ mỉm cười:
- Lãi hàng tháng hai phẩy năm, có nghĩa lãi một năm là 30%. Tuyệt đối là giá thấp nhất toàn bộ thành Biện Kinh. Nhiêu đây vẫn chưa tính là gì.
Dừng một lát, y đưa ra món lợi ngàn cân:
- Khách hàng lớn mượn tiền hơn vạn quan, nếu có thế chấp thỏa đáng, lãi hàng tháng còn có thể giảm nữa!
- Còn bao nhiêu?
Mọi người chăm chú, tim đập thịch thịch.
- Một vạn quan lãi hàng tháng hai phân tư, hai vạn quan còn hai phân (*) ba, ba vạn quan là hai phân hai, cứ thế, cho tới mười vạn quan lãi hàng tháng chỉ còn một phân năm.
Lãi hàng tháng chỉ còn một phân năm tức là lãi hàng năm là 18%, đối với người Tống vẫn quen vay nặng lãi thì đây cũng không khác gì được tặng rồi.
(*) Phân (lãi suất): Lãi suất năm thì một phân bằng một phần mười, lãi suất tháng thì một phân tính bằng một phần trăm.
- Con bà nó, quả nhiên là ưu đãi lớn!
Lưu công tử kia thở hổn hển:
- Chừng nào thì các người bắt đầu làm việc?
- Hôm nay có thể giải quyết.
Nhân viên nọ nho nhã lễ độ cười nói:
- Tới quan phủ làm thủ tục thế chấp, ngay hôm đó là có thể vay được rồi ạ.
- Chư vị, ta thất bồi rồi.
Lưu công tử gần như nhảy dựng lên, ôm quyền với Triệu Tông Tích:
- Lần sau ta mời khách!
Nói xong, lủi vội xuống lầu.
- Chúng ta cũng xin lỗi không tiếp tục được.
Mọi người vừa thấy, trong lòng tự nhủ chúng ta không thể đợi, tiền hào này cũng chỉ có mấy chục vạn quan chống trời, nếu chậm có thể vay không nổi. Nói xong liền biến sạch.
Nhân viên kia cũng khom người đi ra.
Trong gian phòng trang nhã, ngoại trừ Trần Khác, chỉ còn Triệu Tông Tích. Hai người nhìn nhau cười khổ:
- - Đều là làm loạn Thập Tam Hành Phố lên rồi đây.
- Triệu Tông Tích hiện chỉ hận không thể khoác hai mảnh bao tải trên đường phố, tự nhiên sẽ không tham gia. Y kỳ quái nói:
- - Tào quốc cữu có tài sản trăm vạn quan, sao Tào Công Chính cũng tham gia vụ náo nhiệt này?
- Gia tư trăm vạn quan không nhất định sẽ xuất ra một mười vạn quan. Làm không tốt phải bán của cải lấy tiền, vậy cũng đều là gà đẻ trứng vàng đó. Hiện tại có cho vay lãi thấp như thế, không dùng thì không phải là người ngu sao?
Trần Khác cười đáp.
- Các ngươi không sợ phải bồi thường tiền sao?
Triệu Tông Tích quan tâm tới hảo huynh đệ.
Trần Khác cười đáp:
- Ha ha ha, toàn bộ đều có thế chấp sao có thể bồi thường? Lợi tức hàng tháng hai phân đã là kiếm lớn rồi, các cửa tiệm cầm đồ đã quá tham lam rồi, muốn hút hết máu người ta rồi! Nhà chúng ta sẽ không giống với họ, lợi nhân lợi kỷ.
Nói lời này hắn cũng hơi xấu hổ, nhưng so với các cửa tiệm chín ra mười ba về kia thì đúng là hợp lý hợp tình.
Nói xong, hắn nhìn Triệu Tông Tích đầy thâm ý:
- Huynh đệ, ngươi biết không, các triều đại thay đổi, đều bị hủy do cho vay lãi quá cao đấy…
- Nói lời thừa.
Triệu Tông Tích nhấp một ngụm trà, cười nói:
- Lời nói này cũng khá giật gân đấy. Gần đây ta xem rất nhiều sách sử, nhưng cũng không thấy ai nói như vậy.
Trần Khác lắc lắc đầu cười nói:
- Tuyệt đối không nói khoa trương chút nào. Sở dĩ ngươi không nhìn thấy ở trong sách là do người biên sách không nghĩ tới, hoặc cố ý không nói ra mà thôi.
- Vì sao?
Triệu Tông Tích hỏi.
- Cuối cùng thì ai cũng phải vì lợi ích của thế lực mà mình phục vụ thôi..
Trần Khác thản nhiên nói:
- Viết sách sử đều là quan văn, người thân của mình cũng chính là những người cho vay nặng lãi đấy, làm sao bon họ lại có thể tự bôi tiếng xấu lên lưng mình được?
- Nguyện lắng tai nghe ngươi giảng giải.
- Cho vay nặng lãi ở thành thị chính là tiệm cầm đồ, ở nông thôn là địa chủ.
Trần Khác nhẹ giọng nói:
- Trước thời kỳ Đại Tống, các triều đại bị thay đổi chắc chắn có liên quan đến thuế đất, cấm chợ, thuế sắt và muối, nhưng đó chỉ là mấy món ăn sáng, vặt vãnh mà thôi. Chủ lực thực sự của quốc gia là nông nghiệp và nông dân. Thuế thu được chủ yếu do nông nghiệp cung cấp, nông dân đã bị gánh nặng như vậy, lại còn bị người chủ cưỡng bức. Cho nên trước kia chúng ta chỉ nhìn thấy được cái nguy hại của việc địa chủ cho vay nặng lãi.
- Đối với nguy hại của việc vay nặng lãi, ta cũng biết đại khái một chút, nó giống như cướp tiền của dân nghèo, khiến cho người ta không còn một đồng nào, cửa nát nhà tan!
Triệu Tông Tích nói.
- Đúng vậy, nhưng đây chỉ là mặt ngoài của hiện tượng đó, không phải là nguy hại chân chính.
Trần Khác nói:
- Đối với nông dân ở nông thôn, tình trạng phổ biến nhất là trong nhà có hơn mười mẫu đất nhưng lại có tới bảy tám miệng ăn. Chính mình tự làm ra lương thực, nuôi gà nuôi lợn, có thể tự cấp tự túc, lại đem nông phẩm lên chợ bán, mua chút muối, sắt và nhu yếu phẩm, trong tay coi như chẳng còn thừa ra chút nào nữa rồi. Nhưng bởi vì chỉ có một gánh nặng duy nhất là thuế má nộp cho triều đình, cho nên cuộc sống coi như cũng chấp nhận được.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.