Ở Rể (Chuế Tế)

Chương 430: Khởi hành về phía đông (1)




Ánh mặt trời rọi qua ô cửa sổ.
Hắn ngồi ở đó nhìn bàn tay mình, nhắm hai mắt lại, hắn có thể cảm nhận thấy được mùi đẫm máu.
Ngọn lửa, máu tươi, gào khóc, thi thể, hàng vạn người bị giết hại.
Lương Sơn, Lương Sơn, Lương Sơn Lâm Xung, Lư Tuấn Nghĩa, Sử Văn Cung Tăng Đầu Thị Hắn vẫn tiếp tục hình dung lại mọi chuyện, có những chuyện, chưa chắc hắn đã có thể làm được. Lương Sơn giờ rất mạnh, thế nhưng vết thương ở ngực của hắn dẫu sao cũng đã khỏi rồi.
Hắn hít một hơi thật sâu rồi đứng dậy. Rốt cục hắn cũng cầm lấy cây côn bát giác ở mé tường và bỏ vào chiếc túi dài đeo sau lưng, sau đó đi ra ngoài.
Tháng năm, sắc trời ảm đạm.
Phía tây nam Sơn Đông, gần Tế Châu, cách Thủy bạc tám trăm dặm.
Như tục ngạn thường nói, " Thấu thấu hồ hồ tấn trung nam", Vũ triều phồn hoa, thế nhưng lúc này lấy Biện Lương làm ranh giới, phía bắc sông Hoàng Hà dần dần không có những cảnh như ở miền nam nữa. Từ đây mà đi thẳng tới Lữ Lương Sơn, quan binh, thương nhân, thổ phỉ, Lục Lâm đều có sắc thái riêng. So sánh với Lữ Lương Sơn thì cả khu vực Nhạn Môn Quan có thể coi như là cũng còn trật tự. Thế nhưng so với phương nam thì lại là dũng mãnh bất kham. Tương tự như thế, thực ra ở phương nam Vũ triều cách rất xa trung tâm, ví dụ như những nơi như Miêu Cương cũng vẫn đang tồn tại.
Chính bắc Biện Lương thẳng đến khu vực Nhạn Môn Quan, do có sự qua lại trên con đường giao thương nên mức độ kiểm soát của quan phủ vẫn là tương đối lớn.
Thế nhưng chỉ cần ra khỏi con đường chính này thì tình hình lại khác. Hai bên đường đông tây Sơn Đông, dân chúng trước giờ vẫn rất hung hăng. Do quan phủ quản lí vẫn không đủ nghiêm ngặt nên các loại buôn lậu, những chuyện cướp bóc vẫn lộng hành mãi không thôi.
Buôn lậu, thổ phỉ lộng hành khiến cho nhân dân trở nên khó khăn hơn. Từ Biện Lương đi về hướng đông, tiến vào vùng đất Sơn Đông, sau khi rời khỏi duyên hải sông Hoàng Hà thì trước mắt lại hiện lên một cảnh tượng hoàn toàn khác biệt với phương nam.
Vào trung tuần tháng năm, ánh mặt trời rất độc, đập vào mắt chỉ toàn là rừng núi hoang sơ. Thôn trang, đồng ruộng thưa thớt, cho dù là con đường chính cũng đã bị suy tàn hỏng hóc, không được tu sửa. Dân đi đường không nhiều mà lại rất nhiều thương nhân, người áp tải và những nhân sĩ Lục Lâm có mang binh khí bên người.
Đương nhiên họ không có khí phách hào hùng đẹp đẽ như hậu thế. Đa số mọi người mặc những bộ quần áo cũ nát, râu ria tóc tai bù xù, luộm thuộm. Binh khí thì dùng những miếng vải để bọc, khi đi đường thì mang ánh mắt buồn chán mệt mỏi chứ không phải là vẻ mặt tức giận. Với bộ dạng thiếu ngủ, lúc muốn dừng chân để nghỉ ngơi, trước hết là phải dùng ánh mắt cảnh giác quan sát một lượt những người xung quanh xem ai là địch, ai là cừu non và kẻ nào là quái vật.
Vùng đất phương nam là vùng đất của các nhân sĩ Lục Lâm, thế nhưng cũng không đến mức có những cảnh tượng như thế này. Đó là bởi vì dù sao phương nam cũng là nơi mà đa số dân thường sinh sống. Còn ở nơi này, những người mang gươm đao nhiều hơn rất nhiều so với ở phương nam.
Kinh tế của Vũ triều rất phát triển, trên thực tế dù là ở đây thì cũng coi tiền tài là trung tâm vận chuyển. Buôn lậu muối, sắt, lá trà đủ các thể loại buôn bán phi pháp, không để lộ ra ngoài ánh sáng. Chỉ cần cái gì có lợi nhuận thì chắc chắn sẽ có người làm. Vì lợi ích, ngoài quan phủ ra thì trên dưới lớn nhỏ lập thành hội cũng là xu hướng chính của nơi này. Đương nhiên, đó cũng không phải là những môn phái uy danh lừng lẫy gì cả, mà họ phần lớn cũng đều phải sống dựa vào thôn trang.
Lớn thì phải kể đến Tăng Đầu Thị đã bị Lương Sơn hủy sạch, trung bình thì có các nơi như đồi Ngọc Long, núi Vạn Gia. Còn nói đến loại nhỏ thì đếm không hết được các thôn trại lớn nhỏ, thổ phỉ. Người trong thôn chỉ có tự mình thành lập lực lượng riêng cho mình thì mới có thể đứng vững ở đây, mới có thể trồng trọt, cày cấy.
Còn nếu là những thanh niên có chút bản lĩnh mà tâm đầu ý hợp thì có thể tụ lại với nhau cùng hoạt động ở một vùng, hoặc là cướp bóc của thương khách hoặc là thu phí bảo vệ thôn trang. Còn khi có địa bàn riêng thì hoặc ít hoặc nhiều chắc chắn sẽ buôn bán đen tối trong khu vực đó, khiến cho các vùng to vùng nhỏ đều bị cái quy tắc ngầm đó liên kết lại thành cùng một mảng.
Tình trạng như vậy vẫn luôn trải dài về phía bắc, cho đến vùng đất Vũ, Liêu.
Phải như vùng đất Lữ Lương Sơn mới có thể thay đổi được, trở thành nơi mà gần như đã quy được ngành thông thương buôn bán về một mối, có hệ thống. Số ít thôn trang cũng hợp với sơn trại thành một thể thống nhất. Nếu tuân thủ theo pháp luật thì sẽ không thể sống được ở cái nơi không có chủ này.
Thời gian gần đây, sau khi Thủy Bạc Lương Sơn là trại đầu tiên dựng lên cờ hiệu "thay trời hành đạo" thì thanh thế của Lương Sơn lại càng thêm lớn mạnh.
Mỗi ngày, mỗi giờ đều có không ít các nhân sĩ Lục Lâm thay nhau canh gác.
Trong số những người này có rất nhiều những tàn dư quân đội Phương Lạp bị đánh tan tác ở Hàng Châu. Ngay đến cả những tướng lĩnh lớn nhỏ cũng đều từng là những kẻ liều mạng chuyên làm chuyện ác. Trước đây có những người đã tìm cách cứu viện cho những người Phương Lạp, điều này đã khiến cho Lương Sơn trở nên ngày càng nổi tiếng hơn. Cho dù kế hoạch cướp bóc hàng mừng sinh thần vận chuyển ở sông đào lần đó thất bại thì cũng vẫn có thể thể hiện được lập trường giai cấp ở Lương Sơn. Khi quân đội Đồng Quán bắt buộc phải đối phó với quân bắc phạt thì bên phía Phương Lạp đang phải chống đỡ khổ sở. Rất nhiều người thông minh có thể nhìn ra được một hi vọng khác, đó chính là hi vọng chuyển sự tạo phản ấy sang Sơn Đông.
Về phần Tô gia ở Giang Ninh cùng với những sai sót trong việc vận chuyển hàng mừng sinh thần, tuy rằng sau khi Lâm Xung, Chu Vũ cùng những người khác trở về Lương Sơn, liên tục mang tới những chấn động lớn, đặc biệt là vụ ở sông đào, hàng loạt thủ lĩnh bị giết, đến nhị thủ lĩnh Lư Tuấn Nghĩa cũng mất mạng ở đó, thế nhưng rốt cục cũng chỉ có thể quy kết lại rằng tất cả là do kẻ địch quá xảo quyệt và do họ không may mắn mà thôi. Tống Giang khóc lớn ở đại sảnh, hắn mặc đồ tang và nói rằng hắn nhất định sẽ báo thù cho Lư đại ca. Mặc dù có một số ít người ở đó nói rằng người này lợi hại như vậy, nên suy xét cho cẩn thận, thế nhưng những lời đề nghị như thế lúc đó chỉ mang tính theo trào lưu chứ không được chấp thuận.
- Có một tên ở rể, tuy rằng hai lần may mắn thực hiện được kế hoạch, thế nhưng sự thông minh của hắn tất nhiên cũng là đê hèn vô sỉ, bỉ ổi xấu xa. Hảo hán trên núi khinh thường làm bạn với kẻ cặn bã như thế. Hơn nữa Lư đại ca cùng với rất nhiều huynh đệ khác đều chết dưới tay hắn, chỉ cần có cơ hội bắt được hắn thì nhất định sẽ mang hắn đến sảnh để róc xương róc thịt hắn ra.
Tống Giang đã lập ra lời huyết thệ như vậy. Nghĩa khí đặt lên hàng đầu, mọi người cũng không nghi ngờ liệu sau này có thể làm được việc này hay không, mà đó sẽ chỉ là vấn đề thời gian thôi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.