Pháo Hôi Ác Độc Không Muốn Sống Nữa

Chương 64: "Huynh nghĩ cô nhóc đó có bị điên không?"




Edit: Ryal
Mưa giăng giăng trên đường phố, nha nội [1] túc trực oai nghiêm.
[1] Quan cảnh vệ làm trong nha môn.
Tri châu trẻ tuổi ngồi nghiêm trên ghế, đập kinh đường mộc [2] xuống bàn, nói bằng chất giọng trong trẻo.
[2] Một thanh gỗ màu đen dùng khi quan xử án, có xuất hiện ở phim Bao Công hồi xưa hay những phim tương tự.
"Kẻ phía dưới là ai, có điều gì oan khuất?".
Tiểu Thúy liên tục dập đầu ba cái: "Bẩm đại nhân, dân nữ là Hồ Thúy Nương, ngụ tại hẻm Táo Hoa, vốn dân nữ cùng cha là Hồ Đại Trụ là người làm của nhà họ Trần trong hẻm Ô Y ạ. Nửa tháng trước dân nữ được quản gia sai đi mua đồ, chẳng may bị kẻ gian đánh ngất rồi bắt trói đến một mỏ muối nằm trên núi. Họ ép dân nữ làm quần quật bất kể ngày đêm, sơ sẩy là sẽ bị đánh, thậm chí còn không được ăn cơm đàng hoàng...".
Tiểu Thúy vừa khóc vừa giơ tay thật cao để Tri châu thấy rõ những vết thương chồng chất và cả làn da nhăn nheo nứt nẻ vì bị nước muối ăn mòn.
Hai chữ "mỏ muối" khiến đôi mắt Tống Tử Khiêm thoáng mở to, bàn tay nắm kinh đường mộc siết thật chặt. "Mỏ muối mà ngươi nhắc đến nằm ở đâu?".
"Ở ngọn núi phía thành Đông ạ".
Tống Tử Khiêm lại hỏi: "Sao ngươi trốn ra được?".
Tiểu Thúy ngước mặt nhìn y, gò má tái nhợt, nước mắt đầm đìa. Em kể lại chuyện hôm ấy.
Tiểu Thúy càng nói, ánh mắt của Tống Tử Khiêm càng lạnh, thậm chí mu bàn tay y đã chuyển màu trắng bệch vì dùng quá nhiều sức. Nhưng sắc mặt hắn vẫn thản nhiên, giọng điệu bình tĩnh, tỏ vẻ không tin câu chuyện này.
"Ngươi có chứng cứ gì không, có nhân chứng nào không? Sao bổn quan có thể tin ngươi được?".
Tiểu Thúy trợn mắt, không tin nổi: "Dân nữ đang quỳ trước mặt đại nhân đây, chẳng lẽ dân nữ không được tính là một nhân chứng? Nếu đại nhân không tin thì cứ sai nha dịch lên núi xem là biết!".
"Mưa to thế này, làm sao bổn quan dẫn người lên núi được? Nếu ngươi không có chứng cứ thì bổn quan cũng không tin! Về đi!".
Tống Tử Khiêm vung tay áo: "Bãi...".
"Dân nữ có, dân nữ có nhân chứng mà!". Tiểu Thúy vội vàng hô lên. "Tối qua còn rất nhiều người khác trốn được! Đại nhân cứ phái người đi hỏi khắp thành là biết, chẳng phải ngày trước có những người mất tích vô cớ hay sao, họ đều bị bắt cả, nhất định họ có thể làm chứng!".
Nhắc đến những người đã mất tích, nét mặt Tống Tử Khiêm lại càng thiếu kiên nhẫn.
"Nói xằng nói xiên, mau về nhà đi! Bãi đường!".
Tiểu Thúy bật khóc: "Đại nhân! Sao ngài lại không tin dân nữ? Ngài cứ lên núi là biết! Chẳng lẽ ngài không phải thanh thiên đại lão gia [3] của thành Dương Châu sao? Ngài không phải quan phụ mẫu vì dân vì nước sao?".
[3] Chỉ một vị quan liêm khiết, chính trực, nhưng đây là cách dân chúng gọi quan trên với thái độ biết ơn và tôn kính. Sau này các nhân vật quần chúng cũng dùng cụm này để ca ngợi quan trên. Thành thật mà nói thì mình cũng không biết edit sao cho thuần Việt hơn nên đành để vậy... một phần là do ảnh hưởng từ mấy phim Trung Quốc xử án xem ké của bố từ thời xưa nữa. Có gì mong mọi người góp ý nhé ━┳━ ━┳━
Tống Tử Khiêm nhắm mắt, trái tim đau đớn mà khuôn mặt vẫn phải dửng dưng. Y lạnh lùng phất tay: "Người đâu, lôi ả ra ngoài!".
Mấy nha dịch bước tới kéo Tiểu Thúy đi.
Tiểu Thúy bị vứt lại ngoài nha môn. Ngoài trời vẫn còn mưa, mưa rơi xối xả trên thân mình nhỏ bé, em gào khản giọng: "Đại nhân, xin ngài hãy đi xem thử, mỏ muối kia rất rộng, nó đã hại chết biết bao nhiêu người! Dù mưa có rơi ba ngày ba đêm nữa thì mọi thứ cũng chẳng thể bị xóa nhòa được đâu!".
Tống Tử Khiêm ngồi trên ghế, im lặng, không trả lời. Y bỗng ngước lên – bốn chữ "Gương sáng treo cao" như cái dằm đâm vào trái tim y đau buốt. Y che mắt, yết hầu cuộn lên cuộn xuống, dường như đã nổi cả gân xanh.
Mãi sau y mới rụt tay, quay lại với dáng vẻ thản nhiên thường ngày.
Tống Tử Khiêm bước xuống công đường, thấp giọng nói với phụ tá đứng bên cạnh: "Sai người chăm sóc cô gái kia, đừng để cô ấy gặp chuyện".
"Vâng". Phụtá gật đầu. "Đại nhân, Công chúa vừa sai người đến, bảo ngài bãi đường xong xuôi thì hãy mau về phủ".
"Nghe gì chưa? Đứa con gái mất tích của nhà họ Hồ đã quay lại!".
"Đấy đấy, từ lúc về là nó điên luôn, ngày nào cũng tới nha môn làm ầm ĩ!".
"Cha nó cũng không nhốt nổi nó cơ mà, nó liên tục trốn, bị nha dịch quẳng ra ngoài nha môn mấy lần rồi!".
"Nó bảo nó bị bắt đến mỏ muối làm công! Sao mà thế được!".
"Phải đấy, mỏ muối là do các quan nắm quyền cai quản, đâu ra trò bắt dân bao giờ?".
"Chắc nó điên rồi, ai cũng bảo nó nói linh tinh!".
"Nhưng mọi người quên trong thành thường hay có người mất tích sao? Cũng hợp lí mà!".
"Có thì có, nhưng báo quan giải quyết được gì đâu. Tôi thấy Tri châu đại nhân cũng không phải hạng người bản lĩnh".
"Ai mà biết có bí mật gì cơ chứ, nói chung đám dân đen như mình chẳng cần quan tâm".
...
Bầu trời âm u, mưa không ngừng trút xuống, dân không có gì làm nên biến câu chuyện của Hồ Thúy Nương thành đề tài bàn tán xôn xao khắp các quán trà quán rượu.
Dung Ngọc ngồi ở tầng hai của Phiêu Hương Lâu, ngay cả tiên sinh kể chuyện cũng đang thêm thắt kể lể sự việc này.
"Công tử dùng trà đi". Sở Đàn rót cho cậu một chén trà nóng hổi.
Dung Ngọc cất tiếng qua làn khói trắng lượn lờ: "Ngươi nghĩ Hồ Thúy Nương có nói thật hay không?".
Sở Đàn đáp: "Không có lửa thì làm sao có khói".
"Nghĩa là cô ta nói thật?".
Hắn cười: "Công tử tin ta đến thế sao? Ta chỉ đoán bừa mà thôi".
"Em nghĩ Hồ Thúy Nương không nói dối đâu ạ". Mặc Thư bỗng dưng chen vào, thấy hai người còn lại đều quay sang nhìn mình thì mấp máy môi, nói thật chậm rãi. "Hồ Thúy Nương mới có mười mấy tuổi mà lại không để ý đến thanh danh, thà chịu đàm tiếu khắp nơi cũng quyết đến nha môn làm ầm ĩ, hẳn nàng có thứ gì đó quan trọng hơn đáng để bảo vệ".
Dung Ngọc ngạc nhiên nhướng mày, không ngờ Mặc Thư cũng nói ra được những câu từ như thế. "Ừm, Mặc Thư nói rất phải".
Nó xoa tai, ngượng nghịu cúi đầu.
Những người được sinh ra trong nhung lụa như công tử khó mà hiểu được nỗi khổ của hạng người thấp cổ bé họng giữa trần gian. Nhưng dù thế, để bảo vệ thứ bản thân muốn bảo vệ, dù chỉ có một cơ hội nhỏ nhoi, nhất định họ sẽ níu chặt tới nỗi không muốn buông tay kể cả khi đã chết.
Tại nhà họ Hồ trong hẻm Táo Hoa.
Tiểu Thúy nhìn người đàn ông áo đen bỗng dưng xuất hiện, sững sờ hỏi: "Ngài nói thật không? Có thật là chỉ cần tôi nghe theo ngài, kẻ đầu sỏ sẽ bị bắt đền tội?".
Người áo đen đáp: "Chỉ cần cô không sợ nguy hiểm".
"Tôi không sợ". Tiểu Thúy gần như ngắt lời hắn ta. "Tôi sẽ làm tất cả mọi thứ để trả mối thù này".
Gương mặt dịu dàng của chị Hoa bỗng chốc hiện lên, em cúi đầu, lẩm bẩm: "Tôi không sợ".
Sáng sớm hôm sau, tiếng trống kêu oan ngoài nha môn lại vang lên lần nữa.
"Tri châu đại nhân, dân nữ có oan! Dân nữ muốn tố cáo Công chúa Lâm Ngu chiếm đoạt mỏ muối, lừa bán dân lành!".
"Huynh nghĩ cô nhóc đó có bị điên không? Đòi tố cáo cả Công chúa cơ mà!". Trần Hàn Tuấn dằn mạnh cái chén xuống mặt bàn.
Mấy ngày nay trời cứ mưa, cậu ta không đọc sách nổi nên thường sang phủ họ Dương buôn chuyện. Cứ mỗi lần nhắc đến chuyện của Hồ Thúy Nương là Trần Hàn Tuấn lại tỏ ra bực mình.
"Cha nó vì nó mà chạy ngược chạy xuôi, không tới nhà ta nấu nướng nữa, dạo này ta chẳng ăn được gì".
Cậu ta vừa nói vừa thản nhiên cầm một cái bánh sữa bò nhét vào miệng.
Hình như Dung Ngọc rất hứng thú với những gì cậu ta đang nói, thậm chí cậu còn đẩy cái đĩa đến trước mặt cậu ta: "Vậy tình hình thế nào rồi? Xử xong chưa?".
"Xử gì mà xử nữa". Trần Hàn Tuấn ăn hai cái bánh sữa bò, lại uống thêm một ngụm trà cho nhuận họng rồi mới nói tiếp. "Nó là dân mà dám kiện người hoàng thất, dù có tội hay không thì phải phạt hai mươi roi trước đã. Nó không chịu được nên xỉu rồi, giờ còn đang ở trong ngục, chẳng rõ sống chết ra sao".
"Mà ta nói nhé, lẽ ra nó đừng băn khoăn làm gì. Dù lời nó nói là thật hay giả thì Công chúa vẫn là Công chúa, lại còn là thê tử của Tống Tri châu, thật cũng thành giả cả thôi. Họ cùng hội cùng thuyền, mình là dân đen, phải thắp hương xin phù hộ độ trì mới được sống yên ổn ấy chứ!".
Trần Hàn Tuấn nói năng hùng hồn, ra vẻ như đã nhìn thấu mọi sự nhân gian.
Dung Ngọc cong môi: "Trần công tử đâu còn là dân đen nữa, công tử đã đỗ cử nhân rồi mà".
"Cử nhân gì nữa! Khụ khụ, khụ!". Trần Hàn Tuấn suýt thì nghẹn bánh sữa bò, mặt đỏ ứ cả lên. "Thôi đừng gọi ta như thế, ta tự biết cái phận ta đang nằm ở đâu. Hoài Cẩn mới là cử nhân có thực tài này. Hoài Cẩn!".
Trần Hàn Tuấn gọi, nhưng Dương Hoài Cẩn vẫn tỏ vẻ trầm tư.
"Cẩn biểu ca đang nghĩ gì thế?".
Dương Hoài Cẩn ngẩng đầu, chầm chậm mở to mắt: "Ta có cảm giác Tống Tri châu không phải loại người như vậy".
"Trần huynh còn nhớ chứ? Ba năm trước chúng ta tham dự kì thi Hương, từng có một thí sinh bị phát giác hành vi gian lận, quan chủ khảo ngày ấy chính là Tống Tri châu bây giờ".
Trần Hàn Tuấn chống má nghĩ ngợi: "Hình như đúng thế".
Dương Hoài Cẩn huých Dương Hoài Diệp: "Hoài Diệp, đệ nhớ không? Lúc ấy đệ đợi ta ở ngoài trường thi, cuối cùng phát hiện ta bị lạc, chúng ta cùng nhau tìm đường, đúng lúc đi ngang qua phòng chấm thi của quan chủ khảo. Thí sinh kia và người nhà của kẻ ấy cùng quỳ xuống đất dập đầu lạy Tống Tri châu mong ngài ấy giơ cao đánh khẽ, không ghi tội của kẻ ấy vào trong sổ để khỏi bị tước quyền tham gia kì thi Hương kế tiếp".
Dương Hoài Diệp đang gà gật bỗng mở mắt, ngẫm nghĩ một lúc lâu: "A, có nhớ có nhớ".
Rồi y lại nghiêng đầu sang bên cạnh ngủ tiếp.
Dương Hoài Cẩn bất đắc dĩ thở dài. "Khi ấy Tống Tri châu đã nói một câu mà đến giờ ta vẫn chưa quên".
"Ngài ấy nói, nếu làm người không trong sạch thì làm quan cũng chẳng thanh liêm. Quan là đại diện của dân, phải khắc ghi hai chữ 'thanh', 'chính' thật sâu vào trong tim mình".
Tại phủ Công chúa.
Cửa sảnh chính nơi tiền viện mở toang, đám tôi tớ hai bên cúi thấp đầu, không dám hé răng nửa chữ. Âm thanh cười nói thỉnh thoảng vọng ra. Dường như trong phòng có khách.
Chốc lát sau, một hạ nhân bước lên bẩm báo: "Thưa Công chúa, Phò mã đã về".
"Mau gọi chàng qua đây".
Dù người hầu có thúc giục ra sao thì Tống Tử Khiêm vẫn về phòng thay quan phục trước, sau đó mới thong thả ra tiền viện.
Công chúa Lâm Ngu ăn mặc lộng lẫy, trên tóc cài châu ngọc, khuôn mặt đẹp hút hồn cũng được thoa son đánh phấn tỉ mỉ. Nàng nghiêng người ngồi chính giữa, thấy Tống Tử Khiêm thì cười thật tươi: "Phu quân. Chàng xem ai đến này?".
Tống Tử Khiêm dời mắt sang người đàn ông trẻ tuổi còn lại trong phòng, kính cẩn hành lễ: "Tham kiến Tam điện hạ". Tì𝗺 t𝙧𝘂yệ𝘯 hay tại ⩶ T 𝙧 ù 𝗺 T 𝙧 𝘂 y ệ 𝘯.V𝘯 ⩶
"Yến An, lâu rồi không gặp". Nụ cười của Tam Hoàng tử gần như giống hệt nụ cười của Công chúa Lâm Ngu. "Dạo này đệ khỏe không?".
"Nhờ phúc của Tam điện hạ, vạn sự tốt lành".
Thấy nét mặt Tống Tử Khiêm chẳng mảy may dao động, Tam Hoàng tử lại cười: "Hình như Yến An không hề ngạc nhiên khi thấy ta xuất hiện".
Tống Tử Khiêm đáp: "Chuyện điện hạ tới Dương Châu để tìm quà chúc cho hoàng thượng đã truyền khắp nơi".
"Vậy sao? Xem ra Yến An dù ở Dương Châu xa xôi vạn dặm nhưng tai vẫn thính, mắt vẫn tinh tường. Nếu Tống lão phu nhân ở kinh đô biết con trai mình đang sống tốt thì hẳn bà ấy sẽ rất vui".
Tam Hoàng tử ung dung rót một chén trà đưa cho Tống Tử Khiêm, đôi mắt phượng hẹp dài khẽ cong cong: "Đệ nghĩ sao, đệ muội?".
Những ngón tay đặt trên đầu gối run run, y giơ tay nhận chén trà.
"Hãy uống đi. Đây là trà do Lâm Ngu đích thân pha cho đệ, mùi hương tuyệt vời lắm đấy".
Tống Tử Khiêm đặt chén trà lên bàn, bình tĩnh đáp: "Thần không thích uống trà".
Công chúa Lâm Ngu nhìn chén trà chưa vơi lấy một giọt, ánh mắt lạnh lẽo, những ngón tay sơn đỏ bấm mạnh vào lòng bàn tay.
Nụ cười của Tam Hoàng tử lại không suy suyển chút nào. Hắn ta thản nhiên đổi đề tài: "Nghe nói hôm nay có một cô gái tố cáo Lâm Ngu, nói là muội ấy chiếm mỏ muối làm của riêng, lừa bán dân lành. Dư luận cũng vì thế mà bàn tán không ngớt. Chẳng hay Yến An định xử trí ra sao?".
Tống Tử Khiêm đáp: "Thần đã hạ lệnh nhốt cô ta vào trong ngục".
"Vậy thì tốt quá". Thái độ của Tam Hoàng tử hòa hoãn hơn đôi chút. "Những lời nói ấy thực sự quá hoang đường, sao có thể tin tưởng được. Tội bôi nhọ người của hoàng gia là tội chết".
Tống Tử Khiêm cụp mắt, im lặng.
"Nhắc mới nhớ, Yến An nhậm chức ở Dương Châu đã gần bốn năm, cũng bốn năm rồi Lâm Ngu chưa quay lại kinh thành nhỉ. Lần này ta đến để chuẩn bị quà mừng, cũng là để truyền khẩu dụ của phụ hoàng, người lệnh cho Lâm Ngu về kinh chúc thọ".
Tam Hoàng tử cúi sát vào người Tống Tử Khiêm: "Yến An cũng nên nhân cơ hội này về kinh báo cáo. Ta sẽ nói tốt cho đệ trước mặt phụ hoàng, nhỡ đâu đệ được phép ở lại thì sao? Hẳn đệ rất nhớ Tống lão phu nhân và em trai đệ. Họ cũng nhớ đệ lắm đấy".
Khoảng cách giữa hai người gần sát, Tống Tử Khiêm nhìn chằm chằm vào đôi mắt phượng gần như giống hệt đôi mắt của Công chúa Lâm Ngu, nỗi căm ghét chợt quặn đau trong dạ dày.
Yết hầu y cuộn lên cuộn xuống, Tống Tử Khiêm cố đè nén cảm giác buồn nôn, nhích ra sau tránh né: "Thần xin cảm tạ Tam điện hạ".
Tam Hoàng tử biếng nhác ngả người tựa vào lưng ghế, nụ cười lại càng sâu thêm. "Tốt lắm".
Tống Tử Khiêm nói: "Thần còn có công việc, xin điện hạ thứ lỗi cho thần không thể tiếp chuyện thêm được nữa".
"Ừ, đệ đi đi".
Tống Tử Khiêm gật đầu, đứng dậy.
"Yến An à". Giọng Tam Hoàng tử lại vọng tới sau lưng y. "Sinh nhật phụ hoàng là vào cuối năm. Ta mong năm tháng tới mọi chuyện sẽ được yên ổn, không nên có bất kì biến động nào nữa, đệ làm được phải không? Đệ nên nhớ cho kĩ, đệ là Phò mã của Lâm Ngu. Chúng ta là một gia đình".
Tống Tử Khiêm thoáng dừng bước, đôi mắt phản chiếu lại màn mưa càng thêm u ám. Y buông bàn tay đang siết chặt, quả quyết bước vào giữa cơn mưa.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.