Tiếng còi xe ầm ĩ ngoài cổng làm Mẫn Nhi phải vội vàng trông ra cửa sổ. Và rồi, dù không ai ép buộc, cô gái trẻ vẫn cố chèo đôi nạng to oạch từng bước khó nhọc ra trước cửa chính.
Đôi nạng này là do bác sĩ pháp y Trịnh Vũ Dương và cô chủ Huệ Lan chuẩn bị cho Mẫn Nhi. Nhắc đến người chủ xinh đẹp, trẻ tuổi, Mẫn Nhi vội đưa mắt ra chiếc xe vừa đỗ lại trước sân mà tìm kiếm.
Nhưng rõ ràng sáng là Huệ Lan rời nhà cùng với bà Phụng, mà trở về lại là Hứa Kim Phát. Định cất tiếng hỏi cô chủ của mình đâu thì Mẫn Nhi đã nghe thấy giọng nói bực bội của bà Phụng.
- Nó trẻ người non dạ mà sao con lại giao cho nó nhiệm vụ đó. Là đồ chết sông chết nước thì kiểu gì thi thể cũng sẽ trương phình lên. Gớm ghiếc lắm.
- Con cũng có nói với chị Lan như vậy! Nhưng chị ấy hình như vì muốn ghi điểm với cô nên đã nhất quyết ở lại nhận dạng, và kí tá mấy giấy tờ này nọ.
Hứa Kim Phát vừa dứt lời thì bên này bà Phụng đã buông ra 1 tiếng thở dài não ruột. Rồi như nhớ ra điều gì đó, người đàn bà khi nãy còn ngất lên ngất xuống kia quay ngoắt đầu lại nhìn thằng cháu cưng.
- Cô nói con thu thập biên lai đóng thuế của chú Sáu. Con làm tới đâu rồi? Đã thu đủ chưa? Từ năm 2006 đến giờ đó.
- Dạ, con thu đủ rồi. Mà chú Sáu cũng kì lắm cô Hai. Cứ 1 mực không chịu đưa. Rồi cứ hỏi đi hỏi lại là con lấy để làm gì?
- Lấy để làm gì bộ con không thắc mắc hả?
Bà Phụng cười gằng.
- Tới mức này thì phải thu lô đất ở chợ đó lại thôi. Cô có của có cải. Cô muốn cho em út trong nhà hưởng chút lộc mà trời cho cô. Nhưng có lẽ của cải đã làm tất thảy mờ mắt rồi.
- Ý cô là..
- Ừ.
Bà Phụng hướng ánh mắt buồn bã vào trong nhà. Người đàn bà có tướng tá to lớn như gã hộ pháp đó đi từng bước lững thững vào trong mà không cần Hứa Kim Phát dìu đỡ nữa.
Bên kia Hứa Kim Phát hình như đã nghe thủng câu chuyện. Nhưng trong đầu vẫn còn thắc mắc, và cái thắc mắc đó quá to lớn khiến anh chàng chẳng còn tâm trí đâu mà quan sát, để ý đến sắc mặt của bà Phụng. Hứa Kim Phát hỏi dồn:
- Nhưng con vẫn chưa hiểu tại sao mình lại phải thu lại biên lai đóng thuế của chú Sáu? Không lẽ cô định hoàn tiền thuế cho chú 6 sao? Vừa có chỗ để buôn bán mà vừa không phải bỏ ra bất kì chi phí nào.
Câu nói của Hứa Kim Phát như đã nhắc nhở bà Phụng điều gì đó. Người đàn bà từng hô mưa gọi gió, thấu hiểu bao mánh khóe trên thương trường kia cứ đứng yên mà nhìn lom lom vào mặt người đối diện, khiến Hứa Kim Phát thoáng lạnh gáy. Anh chàng vội vã cúi đầu mà rằng.
- Cô Hai! Nếu con có nói gì sai thì xin cô Hai bỏ qua cho. Chứ con là con thật lòng lo cho cô Hai mà thôi.
- Cô có nói gì con đâu.
Bà Phụng khôi phục dáng điệu bình thản thường ngày.
- Cô là đang nhẩm xem phải trả lại cho chú Sáu con bao nhiêu tiền thôi. Cô muốn sòng phẳng, nên coi bao năm chú Sáu con làm ăn trên mảnh đất đó là bao năm chú ấy giữ đất cho cô thôi. Có điều chuyện này đừng cho người ngoài biết, con cứ tính toán, rồi cộng hết các khoản thuế lại. Chừng nào xong thì mình nói với chú Sáu con để giải quyết 1 lần luôn.
- Cái này..
Đôi mắt Hứa Kim Phát lúc này bất giác trở nên âm trầm đến lạ lùng.
Bên này Mẫn Nhi sau khi nhìn thấy bà Phụng bước vào nhà thì cung kính lên tiếng chào.
- Bà chủ đã về ạ!
Tiếng chào không lớn không nhỏ nhưng đủ để người đàn bà kia hướng ánh mắt về phía Mẫn Nhi. Chút thương xót hiện lên trên gương mặt bà Phụng. Bà chép miệng:
- Có nạng thì có nạng. Nhưng bây đừng có cử động nhiều. Kẻo vết thương lại toác miệng ra thì khổ lắm đó. Mà hay nhất là bây giờ dô giường nằm nghỉ đi. Việc nấu nướng để đó, tao với bà Năm làm được rồi.
Đang tính trả lời bà Phụng là "thế sao được!", thì bên kia Hứa Kim Phát đã nhanh miệng hơn. Anh ta nói bằng 1 giọng giễu cợt.
- Chà, nay cô Nhi giúp việc sướng nha. Còn được nghỉ ngơi nữa cơ đó. Nhưng mà cô Hai nè, không làm việc như này thì sao được hưởng trọn lương. Chỉ được trả phân nửa thôi.
Rồi đợi bà Phụng bỏ đi, Hứa Kim Phát đã nhìn chằm chằm vào mặt Mẫn Nhi mà xăm xoi.
- Học tới lớp mấy vậy? 6 hay 7?
- Tui..
Cảm giác bị khinh thường làm cổ họng của Mẫn Nhi nghẹn đắng.
- Tui học tới lớp 11 thì mới nghỉ.
- Cũng học cao quá đó chớ. Vậy có việc này cho cô giúp việc Mẫn Nhi đó.
Ông mặt trời của độ tháng 6 không e dè mà ném những tia nắng chói chang xuống mặt đất. Rướn người để đóng lại 1 bên cửa sổ để đỡ chói, Mẫn Nhi nhìn chằm chằm vào mới biên lai đang nằm ở trên bàn nhỏ đầu giường ngủ.
Đó là mớ biên lai mà khi nãy bà Phụng đã nhắc qua. Biên lai nộp thuế nhà đất của ông Sáu Hưng. Có điều có nằm mơ, Mẫn Nhi cũng không tưởng tượng được là Hứa Kim Phát lại bắt cô tổng hợp chúng cho gã ta.
Thở hắt ra 1 tiếng, Mẫn Nhi chỉnh lại cuốn tập trên bàn lần nữa trước khi tiến hành ghi chép. Thật sự người giàu họ rất biết cách dùng người. Và đương nhiên là họ sẽ chẳng bao giờ để lãng phí số tiền mà họ đã bỏ ra để thuê anh A hay chị B.
Trong trường hợp cụ thể này là thuê Mẫn Nhi cô. Gì mà đã bỏ tiền trả lương thì sao lại cho ở không. Phải làm việc.. và việc Mẫn Nhi làm đó là phải ghi rõ ràng từng khoản thuế mà ông Sáu Hưng đã nộp ra giấy. Sau đó cộng lại cho Hứa Kim Phát.
1 việc mà lí ra anh ta phải làm thì giờ lại đổ cho Mẫn Nhi. Con người này thật là..
Lắc đầu 1 cái thật mạnh để xua đi những ý nghĩ hơn thua, Mẫn Nhi đem những tờ biên lai kia lên xem xét. Thẳng băng không 1 nếp gấp, mặt giấy cũng không bị ố vàng dù tờ cũ nhất cũng đã hơn 10 năm..
Đúng là trước giờ biết ông Sáu Hưng nổi tiếng cẩn thận, nhưng cẩn thận đến mức này thì vô địch rồi.
Có điều người thế mới giàu có được. Chứ cứ trớt gai, bày hày như Mẫn Nhi thì không phải chỉ kiếp này, mà tận trăm kiếp sau chắc cũng không thoát nổi cái nghề giúp việc.
Lấy giấy bút chuẩn bị ghi ra những con chữ đầu tiên, Mẫn Nhi chợt khựng lại. Cô gái trẻ trong phút chốc đã chau mày như cố nhớ lại điều gì đó. Rồi bất chợt là biểu tình há hốc mồm miệng.
Mẫn Nhi vội buông cây bút trong tay xuống để chộp lấy cái điện thoại. 1 dòng tin được đánh lên màn hình và cô gái trẻ không chút chậm trễ mà bấm nút gửi đi.
Tiếng chuông điện thoại báo có tin nhắn như kéo Huệ Lan ra khỏi cơn ác mộng. Cơn ác mộng ư? Không phải.. nhưng nếu có là 1 cơn ác mộng thì cũng chính do Huệ Lan lựa chọn nằm mơ thấy nó.
Thấy cô gái trẻ cứ chăm chăm nhìn vào cỗ thi thể đến mức không nghe thấy tin nhắn, thì Vũ Dương mới đằng hắng 1 tiếng để đánh động. Anh nói:
- Cô Lan! Cô không sao chứ? Điện thoại của cô hình như có tin nhắn tới kìa.
- À, vâng.
Đáp lời và vội vàng quay đi để móc điện thoại trong túi áo ra, Huệ Lan thật sự là đang chạy trốn hơn là quan tâm đến cái tin nhắn mới tới kia. Bởi theo lí mà nói thì hẳn tin nhắn kia hẳn là của nhà mạng..
Là những tin quảng cáo 5g hoặc là tin khuyến mãi nạp tiền. Huệ Lan nghĩ vậy cho đến khi nhìn thấy tên của người gửi tin.
Mẫn Nhi.. và nội dung tin nhắn lại càng khiến cho Huệ Lan choáng váng hơn. Người đó ư? Sao có thể là người đó kia chứ? Đang còn vật lộn với những câu hỏi tại sao thì Huệ Lan nghe Phan Kiến Văn chất vấn Vũ Dương.
- Cậu thật khẳng định ông Quyền là chết chỗ nào đó khác, chứ không phải là ở trên cầu sao? Bằng chứng đâu chứ?
- Tôi chỉ phỏng đoán chứ không khẳng định.
Vũ Dương cau mày nhìn anh bạn đồng nghiệp của mình.
- Nhưng tôi tin tưởng phỏng đoán này có khả năng là sự thật tới 90%. Này nhé, cùng là tử vong do chết ngạt và trên đầu có vết thương nên chúng ta rất dễ nhằm lẫn cái chết của ông Quyền với nhảy cầu nhưng cậu có để ý không? Thi thể của ông Quyền là vướng vào chân vịt của tàu đánh cá. Và hướng đi của cầu là..
- Từ sông ra biển! Vũ Dương, ý cậu là.. thi thể của ông Quyền là trôi từ trên sông ra tới cầu thì mới vướng vào chân vịt của tàu, chứ không phải là đã ở đây trước rồi mới vướng vào tàu.
- Chuyện này gần như là chắc chắn. Vì hôm qua đỉnh triều là 8h tối, nơi này lại là khu vực cửa sông, nước không thể từ ngoài biển chảy ngược vào được.
Nói đến đây thì Vũ Dương dừng lại để đưa mắt nhìn cỗ thi thể của ông Quyền.
- Nhưng cũng có trường hợp là khi nhảy xuống, thi thể ông Quyền đã vướng vào giữa các tảng đá. Rồi sau đó khi có tàu đánh cá đi ngang qua vì có chân vịt tạo lực hút nên đã nổi lên, và bám vào cái chân vịt đó.
- Lập luận của cậu không có sai. Nhưng thử nhìn thi thể của ông Quyền đi. Không có dấu vết gì của việc đã bị va đập với đá.
- Vậy sao?
Buột miệng hỏi lại Vũ Dương, Phan Kiến Văn cẩn thận quan sát cỗ thi thể từ đầu đến chân. Có điều chàng trưởng phòng này dù đã rất cố gắng nhưng 1 chút manh mối anh ta cũng không nhìn ra được. Hết cách, Phan Kiến Văn hướng Vũ Dương nói khó dễ.
- Bạn đồng nghiệp à, vậy thì còn vết tích nào trên thi thể giúp cho chúng ta biết là ông ấy bị hại hoặc tự sát không? Rồi thì tự sát ở chỗ nào không?
Câu hỏi vừa được nói ra thì Phan Kiến Văn đã bị ai đó hung hãn trừng mắt đến nỗi phải nín lặng. Vũ Dương nhìn Phan Kiến Văn ghét bỏ.
- Tôi nhớ cậu mới là Trưởng phòng CSĐT mà, đâu phải tôi. Đừng có mà thấy khó rồi đổ quàng trách nhiệm cho cấp dưới như vậy chứ.
- Thôi đi ông tướng.
Phan Kiến Văn bĩu môi
- Trong cả cái trường Học viện Cảnh sát, rồi bây giờ là sở công an tỉnh, ai chả biết nếu năm đó ông không bỏ đi học y, thì giờ đừng nói là cái ghế Trưởng phòng này, có khi ông đã được đưa hẳn ra bộ làm Bộ trưởng cũng nên.
- Xàm xí!
Đáp lại câu nói tâng bốc bằng 1 tiếng chửi, Vũ Dương hình như định nói thêm gì đó. Nhưng chưa kịp mở miệng thì đã dừng lại. Phía xa, ở đoạn chỗ người tập trung khá đông bên ngoài dải băng phong tỏa không biết tại sao lại có tiếng khóc rất lớn.
(Hết chương 15)