Say Mộng Giang Sơn

Chương 235: Thổ Phiên Vương thành




Thẩm Mộc nói:
- Đột Quyết Vương vốn là người tóc vàng mắt xanh. Nhưng đây là chuyện từ rất lâu rồi, Quý tộc Đột Quyết vẫn tự xưng Lam Duệ, còn dân thường Đột Quyết xưng Hắc Duệ. Tướng mạo của người Hắc Duệ cũng không khác người Trung Nguyên ta nhiều lắm. Mấy trăm năm qua, quý tộc Đột Quyết và Hắc Duệ cũng kết thông gia với nhiều tộc khác. Hơn nữa, rất nhiều quý tộc Đột Quyết vơ vét mỹ nữ, đến nỗi dung mạo con cháu khác tổ tiên một trời một vực. Tuy có người vẫn giữ được nét đặc thù chính của tổ tiên, nhưng rất nhiều con cháu vương tộc thì tướng mạo có phần giống chúng ta. Ngươi xem, Ô Chất Lặc, cũng là hậu duệ quý tộc Đột Quyết nhưng hiện giờ tóc đen mắt đen, có khác gì người Trung Nguyên ta không?
Ô Chất Lặc nói:
- Đúng vậy! Tổ mẫu ta chính là người Hán. Trong số các phu nhân của ta cũng có người Hán. Mấy đứa con trai của ta cũng có người khôi ngô cao lớn như ta, cũng có một số người văn nhược yếu đuối. Nếu để cho mấy đứa đó mặc trang phục của các ngươi, căn bản không thể nhận ra đó là một đứa trẻ lớn lên trên thảo nguyên.
Thẩm Mộc hỏi:
- Sao? Kế hoạch của ngươi có liên quan gì đến chuyện này?
Dương Phàm đáp:
- Đúng vậy! Nhất định phải xác nhận tướng mạo của ta có đúng là giống vị A Sử Na Mộc Ti kia không thì kế hoạch này mới có thể thực thi!
Thẩm Mộc không nói hai lời, lập tức nói vọng ra ngoài:
- Đi! Gọi Trương Nghĩa tới cho ta!
Chỉ chốc lát sau, Trương Nghĩa đã chạy đến. Quần áo của y xộc xệch, vội vàng hỏi Thẩm Mộc:
- Tam ca, lại có đánh nhau à?
Thẩm Mộc chỉ Dương Phàm, hỏi:
- Trương Nghĩa! Ta biết bản lĩnh nhận người của ngươi. Tuy nhiên việc này rất quan trọng, ngươi nhất định phải xác nhận cẩn thận một lần nữa, Nhị Lang và A Sử Na Mộc Ti kia quả thật giống nhau như đúc không?
Trương Nghĩa giật mình, nhưng thấy sắc mặt Thẩm Mộc nghiêm túc, nên cũng không dám qua loa. Y quan sát lại Dương Phàm một lúc mới nói:
- Nhị Lang huynh đứng lên, để ta xem cho rõ.
Dương Phàm liền đứng thẳng trước mặt y. Trong lúc Trương Nghĩa đi vài vòng quanh hắn, Ô Chất Lặc và Thẩm Mộc nín thở nhìn. Trương Nghĩa lại từ từ quay lại đứng ngay trước mặt Dương Phàm nói:
- Dung mạo, độc nhất vô nhị!
Nhìn lên nhìn xuống vài lần, y liền nói:
- Chiều cao, độc nhất vô nhị!
Ô Chất Lặc và Thẩm Mộc nghe thấy vậy thì thở phào. Trương Nghĩa lại nói:
- Béo gầy…., Mộc Ti béo hơn Nhị Lang một tí, nhưng nhìn kỹ cũng khó nhận ra được. Chỉ có điều nước da của Nhị Lang… Ừm! Nhìn kỹ, da của Mộc Ti đỏ hơn Nhị Lang một chút.
Da của người thảo nguyên đỏ là do đặc thù khí hậu địa phương, khiến cho chất sừng trên mặt quá mỏng, mao mạch máu nở rộng làm cho lớp da ngoài đỏ như tơ máu. Cho dù có sống quyền quý an nhàn sung sướng, ở hoàn cảnh như vậy cũng khó tránh khỏi có màu da đó. Dương Phàm mới tới một thời gian ngắn, đương nhiênkhông thể giống với Mộc Ti lớn lên ở đây từ bé.
Thẩm Mộc hỏi:
- Không có gì khác nữa? Ánh mắt, chòm râu, vân vân?
Trương Nghĩa đáp:
- Không có… Mộc Ti cũng không có râu. Ừm, nếu như nói có gì khác, thì đó là khẩu âm bất đồng. Còn những thứ khác.. hoàn toàn giống như đúc.
Thẩm Mộc gật đầu nói:
- Tốt lắm, ngươi có thể cút xéo. Mấy ngày nay nhớ nghỉ ngơi dưỡng sức cho tốt, còn có việc cần ngươi làm đấy. Đừng có cả ngày chỉ biết phóng đãng.
Trương Nghĩa cợt nhả đáp ứng một tiếng, nhanh chóng lui ra ngoài. Thẩm Mộc xoay người nói với Dương Phàm:
- Nếu chỉ có cái mặt đỏ hơn thôi thì cũng rất dễ Nhưng không biết Nhị Lang có kế hoạch gì?
Dọc theo bờ sông, dê bò đông đúc tập trung thành đàn bên đường, còn có một số nơi là những khoảnh ruộng nằm ngang dọc được trồng lúa mạch cùng với một ít hoa màu khác và rau xanh. Khi Văn Thành Công chúa tới đây đã mang theo nghề dệt, y dược và kỹ thuật tiên tiến của Trung Nguyên đến trong đó bao gồm cả canh tác, khiến cho nền nông nghiệp ở đây có sự tiến bộ so với trước kia.
Một đội lạc đà từ phía xa tới, mang theo những tiếng chuông lạc đà vào trong vương thành Thổ Phiên.
Trong thành hết sức thịnh vượng, lấy Đại chiêu tự làm trung tâm, đường phố xung quanh vô cùng tấp nập hối hả, và náo nhiệt. Trên đường bán đủ thứ trái cây quà vặt như bánh chưng, há cảo, thịt dê mềm, thịt luộc, cũng có đồ tơ lụa vải vóc, đồ sứ, dao kéo, có cả cửa hàng chải đầu, bán yên ngựa, cửa hàng của thợ giày, thợ thủ công.
Đám người giàu có phe phẩy quạt, áo bào dài tụ tập với nhau. Bên đường còn có cả ăn xin, nạn dân. Tất cả hòa quyện vào nhau tạo ra một nơi rất phức tạp, mỗi người một vẻ. Đằng trước, có mấy tên Hồng Y võ sĩ ngẩng đầu ưỡn ngực đi đến. Người Thổ Phiên vốn có làn da đỏ, nên các võ sĩ lại luôn tận mọi khả năng biến áo giáp, cờ xí, mũ giáp của mình thành màu đỏ làm cho bọn họ càng thêm nổi bật.
Lúc này, hơn mười phiên mã cao lớn ầm ầm lao tới. Đám kỵ sĩ trên ngựa quát mắng đối phương. Song phương bắt đầu to tiếng, một lát sau liền ra tay đánh nhau tàn nhẫn. Tất cả đều rút đao ra khỏi vỏ, lao vào chém giết khiến cho người qua đường đều chạy trốn. Tuy nhiên, cũng chẳng mấy ai có vẻ kinh hoảng. Xem chừng chuyện này đối với bọn họ đã quá quen thuộc.
Những năm gần đây Thổ Phiên thâu tóm rất nhiều bộ tộc khác, tỷ như Tô Bì, Dương Đồng, Thổ Cốc các loại… Cho nên thường xuyên phát sinh mâu thuẫn nội bộ. Chỉ cần một xung đột nho nhỏ cũng dẫn tới đánh nhau đẫm máu. Mà bên trong Thổ Phiên, giữa các bộ tộc, giữa vương tộc và hoạn tộc, giữa giáo đồ Phật giáo tuy mới phát cũng nhanh chóng trở thành giáo phái chủ lưu của Thổ Phiên và các tín đồ cựu giáo, giữa quý tộc mới phát và quý tộc xưa, tất cả có thể nói là mâu thuẫn cực mạnh.
Ví dụ như trận ẩu đả ngoài đường hôm nay, là trận đánh giau giữa hai bộ lạc, cũng là chuyện bình thường. Cho nên bắt đầu từ thời Tùng Tán Can Bố, trong nội bộ Tán Phổ và thủ lĩnh các bộ lạc lớn nhỏ cứ hàng năm lại cử hành một lần Tiểu Minh, ba năm một lần Đại Minh. Hiện tại thậm chí còn phát triển thành một năm hai lần hội minh.
Hội Minh được cử hành để sắp xếp ngôi thứ cho mọi người, tố tội và giải phóng phẫn uất, sau đó bắt tay giảng hòa giao lưu với nhau. Nghi lễ cuối mỗi Hội Minh đều là do Tàn Phổ chủ trì. Tiểu Minh thì giết dê và chó, bẻ gãy chân chúng, sau đó mổ bụng moi ruột để Vu sư tế cáo thiên địa chư thần rồi mọi người cùng nhau thề:
- Nếu ai thay lòng đổi dạ, âm mưu phản loạn, tàn sát lẫn nhau, thần minh thấy giết phải chết như thế này.
Đại Minh ba năm một lần sẽ giết chó ngựa, trâu lừa. Có khi để tỏ rõ sự long trọng còn lấy hẳn con người ra làm vật hiến tế. Đại Minh do Tán Phổ tự mình tế cáo các thần, yêu cầu quân thần đồng tâm hiệp lực, cùng nhau bảo vệ Tán Phổ, nếu ai phản bội, thân thể cũng giống như súc vật này. Cái chuyệnHội Minh này có thể nói không có một chút tác dụng nào, những mâu thuẫn tồn tại từ trước đương nhiên cũng không thể giải quyết hoàn toàn.
Đội lạc đà vừa vào thành, thấy đằng trước là hai tốp võ sĩ đánh giết thì thoáng ngừng một chút, rồi được dẫn đường rẽ vào một con đường khác.
Dương Phàm mặc trường bào của người Thổ Phiên, tóc cũng buộc theo kiểu Thổ Phiên, cưỡi trên một con lạc đà, khá hứng thú nhìn ngắm quang cảnh hai bên. Hai bên đường là các khu dân cư. Phòng ở cho dân cư ở đây phần lớn là khá đơn sơ. Nhữngngười gia cảnh tốt thì phần lớn xây nhà lầu bằng đá, tường ngoài trát phấn màu trắng ngà hoặc vàng nhạt.
Thoáng cái, bọn họ dừng lại trước một tòa lầu trát bột đá trắng.
Đứng chờ bọn họ ở trước cửa là một nam một nữ, mới nhìn thì đó là một đôi vợ chồng. Nam mặc một trường bào có vạt áo trước màu vàng đất, một tay áo buông thõng xuống bên người. Dáng người của y cao, cường tráng, trán rộng, da mặt ngăm đen bóng loáng, có vẻ rất uy nghiêm. Nữ nhân cũng xấp xỉ tuổi y, chừng hơn ba mươi tuổi, thân thể cao lớn, bím tóc nhỏ vấn quanh đầu, cài rất nhiều trang sức bằng đá san hô.
Thấy đoàn lạc đà của Dương Phàm, hai vợ chồng lập tức chạy ra đón chào. Vị phụ nhân kia coi như khá dễ nói chuyện, nên mở miệng bắt chuyện với người dẫn đường đội lạc đà và chào hỏi mọi người. Còn người đàn ông chỉ xoay người thi lễ một cái, liền dắt lạc đà, không nói tiếng nào, dẫn mọi người vào trong hậu viện.
Hậu viện hết sức rộng lớn, mọc dầy cỏ dại. Xem ra ngoài việc làm sân ra thì có cũng không có tác dụng gì khác. Lạc đà cũng không cần buộc, mà được thả luôn trong sân cho chúng tùy ý ăn cỏ. Đám người Dương Phàm được dẫn vào trong lầu sắp xếp ở từng phòng.
Dẫn đường là một đứa nhỏ người Thổ Phiên ở khu người Hán, hiện được gọi là Ngu Thanh Sơn. Chuyến buôn bán này đi thẳng từ Xuyên Thục đến Thổ Phiên. Đương nhiên gã cũng là người của Thẩm Mộc. Lần này nó là người dẫn đường của Dương Phàm, cũng là người phụ trách thay hắn thu xếp cho nhiệm vụ lần này.
Ngu Thanh Sơn vừa cất hành lý bèn sang phòng Dương Phàm thì thấy hắn đang đứng nhìn bức màn trước cửa sổ bằng đá. Thấy gã vào, hắn bèn buông bức màn, quay lại ngồi lên tấm thảm, mời gã ngồi xuống bên cạnh rồi hỏi:
- Gia đình này là ai? Có đáng tin không?
- Bọn họ chỉ là phiên dân bình thường, tên Luận Cật Hạp. Gia cảnh của họ cũng không tệ lắm. Một vài mối làm ăn của chúng ta là do bọn y làm. Y chỉ biết là ta từ đất Hán đến phiên buôn bán, cũng không hỏi qua chuyện gì của ta nữa. Có thể nói y là người rất biết phận. Hơn nữa, gia đình này là tín đồ bổn giáo, bởi vậy, cho dù có phát hiện ra một chút gì đó không hợp lý, cũng không có nhiều khả năng khiến chúng ta khó xử.
Mạt giáo mà Ngu Thanh Sơn nói là tôn giáo truyền thống của Thổ Phiên, đã kế thừa gần ngàn năm. Khi Phật Giáo mới truyền đều là lách qua những nơi khác của Thổ Phiên mà truyền bá, đồng thời cũng vì bị bổn giáo ngăn chặn.
Nhưng bắt đầu từ Tùng Tán Ca, Tán Phổ Thổ Phiên đã bắt đầu mê tín đồng thời mạnh mẽ truyền bá Phật Giáo. Rất nhiều đệ tử bổn giáo cũng bị xa lánh, phải chạy tha phương. Những tín đồ còn lại của bổn giáo cũng cực kỳ bất mãn với Tán Phổ, nên không có nhiều khả năng bọn họ sẽ trở thành người ủng hộ Thổ Phiên.
Dương Phàm ừ một tiếng, nói:
- Như vậy, khi nào chúng ta có thể bắt đầu hành động?
- Không vội. Hôm nay chúng ta cứ ở lại đây, ngày mai sẽ đi ra ngoài, chuẩn bị bán chỗ hàng hóa chúng ta mang tới. Chúng ta muốn làm loạn chỗ này phải làm xen kẽ mới không khiến cho người khác chú ý. Trước kia khi ta tới đây giao dịch, cũng đã từng quen biết với quản gia củaChỉnh sự nội tướng phủ. Ngày mai ta sẽ tranh thủ liên hệ với y.
Đại quan Thổ Phiên chủ yếu chia làm hai loại, thứ nhất là Tể tướng, trong đó có một Đại tướng, xưng là Đại Luận, tương đương với Tể tướng Đường quốc Bình Chưng Quốc Sự. Dưới Đại tướng có một Phó tướng, gọi Tiểu Luận. Lại có Binh Mã Đô Nguyên Soái cùng Bình Chương Sự, Binh Mã Phó Nguyên Soái cùng Bình Chương Sự.
Thứ hai là phụ tá của Tể tướng, trong đó có một người là nội Đại tướng chưởng quản sự vụ quốc nội, một người Chỉnh Sự Đại Tướng cũng một người chưởng quản hình luật, cũng có quan viên quản lý sự vụ ngoài nước và sự vụ tài chính. Những quan viên này đều được cha truyền con nối, không con thì do họ hàng gần kế tục. Một khi có người phá lệ kế thừa, tất nhiên sẽ gây ra tranh chấp thật lớn.
Theo như lời Ngu Thanh Sơn thì vị Chỉnh sự nội tướng này tên Bột Luân Xuyết, là quan viên cao nhất chưởng quản hình ngục Thổ Phiên. Hơn nữa, người này còn cực kỳ trung với Tán Phổ, phản đối Luận Khâm Lăng chuyên quyền. Y chính là nhân vật đại biểu của Bảo Hoàng Đảng!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.