Tào Tặc

Chương 584: Trận chiến Nam Dương lần thứ nhất




Lưu Bị ngồi trên giường mà khuôn mặt tái mét.
Không gian trong gian phòng lặng ngắt như tờ, tràn ngập một bầu không khí khiến cho người ta cảm thấy khó thở.
Gia Cát Lượng, Mã Lương, Trần Chấn ngồi phía bên phải còn Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân và các võ tướng thì ngồi bên tai trái, im lặng không nói gì.
- Ca ca! Hay là chúng ta khởi binh đánh tới Vũ Âm. Nếu không lấy được tính mạng của thằng nhóc kia thì quyết không lui binh.
Trương Phi đột nhiên bật dậy, gương mặt màu đên của y gần như biến thành màu tím. Y vừa nói vừa vung tay lên.
Còn Quan Vũ ngồi bên phải y thì hai mắt phượng trợn lên đầy sát khí.
Hiển nhiên câu nói của Trương Phi cũng đúng với ý của gã.
Lưu Bị gằn giọng:
- Dực Đức! Ngồi xuống.
- Chẳng lẽ huynh chấp nhận nhịn cái cục tức này hay sao?
Trương Phi giận quá nói tiếp:
- Thằng nhóc đó thật quá đáng. Cái thứ báo Chân Lý ở Nam Dương lại còn viết linh tinh làm nhục huynh trưởng. Nếu không giết hắn thì làm sao mà có thể nuốt trôi cái cục tức này.
- Dực Đức ngồi xuống.
Lưu Bị lại quát to. Lần này thì mặc dù không cam lòng nhưng Trương Phi vẫn phải ngồi xuống.
Trên cái án thư trước mặt Lưu Bị có đặt một trang giấy. Diện tích của nó cũng không khác với khổ của một trang báo sau này, có điều nó được làm từ giấy bìa cứng. Hình thức của nó nhìn cũng không khác nhiều với báo chí, tiêu đề của nó có năm chữ báo Chân lý Nam Dương bên dưới còn có một dòng chữ nhỏ Chân lý càng biện càng sáng. Nghe nói tiêu đề của báo được xuất phát từ tay của Chung Lai.
Trong toàn tờ báo được chia ra làm bốn bản.
Ở bản thứ nhất có đăng ba bài văn. Ba bài văn đó theo thứ tự là dòng họ của Sầm Thiệu, thái thú tiền nhiệm Dương Tục của Nam Dương và một bài về những điều mọi người chưa biết. Nội dung chính của ba bài đó chính là sự giải thích về khoảng thời gian mà Tào Bằng giết cả một chi Đặng Uy rồi sau đó bị rất nhiều dòng họ cường hào ở Nam dương chỉ chích nhúng tay vào việc của một dòng họ.
Cả ba bài đều nhấn mạnh sự nghiêm khắc của luật pháp triều đình.
Cho dù là Sầm Thiệu hay Dương Tục mặc dù không có thanh danh hiển hách nhưng đều có địa vị ở Nam Dương.
Sầm Thiệu thì lại càng không phải nói bởi đó là một trong những nhãn hiệu ngang ngược lâu đời ở đây.
Còn Dương Tục thì mới gần đây cũng làm thái thú quận Nam Dương, lúc đó có danh dự rất cao. Nội dung viết về hai người đó phần lớn là về vấn đề luật pháp. Có điều với dòng họ Sầm thì chỉ nói tới sự nghiêm khắc của họ. Còn Dương Tục thì lại nói về sự uy nghiêm của luật pháp triều đình là chính. Nhấn mạnh một dòng họ và tuân theo luật pháp triều đình, cả hai đều cho rằng mình có lý.
Nhưng qua một bài thứ ba lại làm cho ý nghĩa của cả hai bài trên trở nên khác biệt.
Bài thứ ba đưa ra hai khái niệm trung gian căn cứ theo quan điểm của Sầm Thiệu và Dương Tục, nhưng trình bày theo một nghĩa rộng.
Như thế nào là quy định của tổ tông?
Như thế nào là pháp luật của triều đình?
Cuối cùng thì cái nào quan trọng hơn?
Sau khi ba bài đó xuất hiện lập tức làm dấy lên một sự hưởng ứng rộng lớn ở Nam Dương.
Vốn Nam Dương là một vùng đất địa linh nhân kiệt, nhân tài xuất hiện rất nhiều, không hề kém so với Dĩnh Xuyên.
Có điều qua mấy năm chiến loạn liên miên khiến cho những văn sĩ ở Nam Dương so với Dĩnh Xuyên lại không bằng.
Tuy nhiên số lượng danh sĩ ở đây vẫn nhiều vô số. Mà những người này lại chính là những người tạo cơ sở cho sự ngang ngược ở Nam Dương...
Một phần báo Chân lý Nam dương thông qua con đường quan phủ rồi nhanh chóng chảy vào các gia đình giàu có. Các loại quan điểm mới mẻ thu hútự chú ý của các danh sĩ. Mà quy định của tổ tông và pháp luật của triều đình cái nào nặng cái nào nhẹ cũng trở thành tiêu điểm tranh luận của các dòng họ.
Ngoại trừ việc đó, báo Chân Lý Nam dương còn đưa ra rất nhiều quan điểm cai trị của Kinh Châu được một số người tán thưởng.
Người chủ sự của báo Chân Lý Nam dương chính là thái thú Nam Dương Tào Bằng. Thậm chí trong một số lời phát biểu hắn còn trình bày quan điểm trị người của Kinh Châu. Tào Bằng là người Nam Dương, đứng trên cương vị Thái Thú có ý định dừng việc phát ấn tín và triện.
Còn Lưu Bị ở Uyển Thành là người phương nào?
Báo Chân Lý Nam dương cũng đồng thời trình bày một cái lưu loát về Nam Dương.
Cường hào được triều đình coi trọng, đồng thời cũng lấy đó làm gốc. Nhưng trên vấn đề luật thì mỗi một thứ quy định của dòng họ phải tuân theo luật pháp của triều đình.
Còn chuyện Đặng thôn thì không phải do triều đình nhúng tay vào việc của dòng họ mà là do dòng họ phản bội lại Nam dương, phản bội lại triều đình.
Trong toàn bộ mấy bài viết không hề có một cái chữ nào nhắc tới tên Lưu Bị nhưng lại chĩa thẳng về phía y. Tào Bằng và người Nam Dương, là mệnh quan của triều đình, còn Lưu Bị thì chỉ là một kẻ mượn danh dòng dõi nhà Hán để mà lừa bịp. Đặng Uy không phục vụ triều đình, không giúp đỡ hương thân cai quản gia hương mà lại đi theo một kẻ ở ngoài. Bất luận mặt nào cũng đều là sai lầm không thể tha thứ.
Với nội dung như vậy được chia ra làm ba kỳ trong xuất bản trong suốt một tháng. Cứ mười ngày lại được gửi tới những gia đình cường hào và danh môn ẩn sĩ.
Hơn nữa, báo Chân Lý còn mời đám danh môn ẩn sĩ cùng tham gia bàn luận, thậm chí còn có thù lao lớn.
Nhờ đó mà báo Chân Lý Nam dương thu hút được sự chú ý của rất nhiều người.
Việc này khiến cho rất nhiều người trước đó có ý định loại bỏ Tào Bằng liền gạt nó sang một bên. Tất nhiên cũng có những người bất mãn mà viết thư trách mắng. Báo Chân lý Nam Dương cũng đăng một số nội dung thư đó, kết hợp với quan điểm của Tào Bằng mà giải thích để xoa dịu sự bất mãn của mọi người.
Vào những năm cuối thời Đông Hán, tin tức qua lại khó khăn.
Tất cả việc trao đổi thường là dựa vào thư từ, thậm chí là truyền miệng.
Mà nay, báo Chân lý Nam Dương dường như mang tới cho mọi người một cách giao lưu mới. Ngoại trừ một chút quan điểm thảo luận về thế sự còn có đăng các bài văn, thơ. Chẳng hạn như gần đây, báo Chân lý Nam Dương có đăng những chuyện mà đám người Lưu Bị đã trải qua.
Cho dù thế nào thì báo Chân Lý Nam Dương cũng được các danh sĩ và cường hào chú ý.
Thậm chí còn có người viết một số đề nghị cai quản Nam Dương, và ổn định tình hình của nó như thế nào. Tất cả đều được đăng lên báo để cho mọi người tiến hành thảo luận.
Lưu Bị quát Trương Phi ngồi xuống rồi quay sang nhìn đám người Gia Cát Lượng.
- Các vị! Mọi người có xem nội dung của báo hôm nay không?
Tất cả mọi người đều chỉ biết cười trừ.
Dư luận chiến!
Đây là một cái khái niệm hoàn toàn xa lạ với Gia Cát Lượng.
Bọn họ không thề ngờ được Tào Bằng lại nghĩ ra một cái cách có thể nắm chặt dư luận của Nam Dương trong tay như thế.
Lúc trước, bọn họ phải mất bao nhiêu công sức mới tạo được lời đồn trong dân.
Nhưng một lời đồn cho dù thế nào cũng không thể sánh được với báo chí. Tào Bằng sử dụng báo chí đã khống chế được du luận của Nam Dương. Có lẽ đối với tình hình trước mắt còn chưa nhận ra sự ảnh hưởng của nó nhưng cho dù là Tuân Trạm hay Gia Cát Lượng để cảm nhận được một thứ áp lực rất lớn. Đối tượng của báo Chân lý Nam dương đó là cường hào bản địa cùng với một số danh môn ẩn sĩ. Một khi tư tưởng và quan điểm của những người này bị báo Chân Lý tác động thì có khác nào toàn bộ Nam Dương đã nằm trong tay Tào Bằng.
Đây đúng là một chiêu thức cao minh.
Gia Cát Lượng cười khổ, nói:
- Tam tướng quân. Chủ công đang có sự lo lắng về việc những bài viết trên báo Nam Dương khiến cho toàn bộ dư luận gần như nằm trong tay Tào Bằng. Báo Chân lý đã tạo cho Tào Bằng một cái thế. Nếu lúc này chủ công mà dấy binh tới Vũ Âm thì chắc chắn sẽ làm cho toàn bộ thế tộc của Nam Dương nổi giận. Nếu quả thật như vậy thì chỉ sợ chúng ta khó mà sống được ở đây.
Tào Bằng nói: Việc Kinh Châu, quản lý người Kinh Châu.
Lưu Huyền Đức ngươi là một người từ nơi khác tới ăn nhờ ở đậu, chiếm đoạt Uyển thành nên không có được danh chính ngôn thuận.
Nếu còn chủ động xuất binh thì chẳng phải là thừa nhận những gì mà báo Chân lý nói: Ngươi vốn là một người ngoài, đã thế còn định hoành hành ở Nam Dương hay sao? Chỉ sợ Lưu Bị vừa mới xuất bình thì toàn bộ quận Nam Dương sẽ khởi binh đối đầu với y.
Ngươi nói Tào Bằng bịa đặt?
Nhưng người ta cũng đâu có nói, hay cãi cọ gì với ngươi?
- Hay là chúng ta cũng phát hành một tờ báo?
Trần Đáo đột nhiên mở miệng đưa ra ý kiến.
Tuy nhiên ý kiến đó liền bị Mã Lương gạt đi:
- Ý tướng của Thúc Chí không tồi nhưng làm thế nào để tạo ra báo? Chưa nói tới những mặt khác. Ta đã hỏi thăm thì trong hai tháng qua, Tào Hữu Học đã phát hành bảy kỳ đối với báo Chân lý. Mỗi một kỳ ít nhất có tới năm trăm bản. Như vậy trong vòng hai tháng, bọn họ đã sử dụng tới hơn ba mươi lăm thếp giấy. Loại giấy cứng này có công nghệ rất rườm rà, chúng ta vẫn chưa nắm được Tào Hữu Học làm sao để tạo ra nó. Nhưng làm thế nào để có được ba mươi lăm thếp giấy? Cho dù đi mau thì cũng cần một số tiền rất lớn. Chưa nói tới việc viết bài còn phải tìm người... Ta đã làm một phép tình thì mỗi một kỳ Tào Hữu Học để có được năm trăm bản phản cần một trăm người liên tục sao chép trong sáu ngày. Ta không biết Tào Hữu Học làm thế nào nhưng nếu chỉ riêng việc sao chép thì chúng ta cũng khó kiếm được số lượng người như vậy trong một thời gian ngắn.
Khuôn mặt của Trần Đáo lập tức đỏ bừng.
Thật ra báo Chân Lý của Tào Bằng được sử dụng cách in ấn để phát hành.
Mà giấy của nó cũng được chế tạo đặc biệt từ Huynh Dương đưa tới Nam Dương.
Mới nghe thì đường xá xa xôi như vậy sẽ mất rất nhiều chi phí. Nhưng trên thực tế thì thứ giấy này được vận chuyển kèm theo những thứ khác nên gần như Tào Bằng không mất một đồng nào. Chẳng hạn, Tào Bằng cần hai thếp giấy vàng thì chỉ nhờ với Chung Do khi nhập hàng, bảo với độ hộ tống tiện đường vận chuyển qua. Mà Chung Lạt là đối tác với Phúc Chi lâu cũng không thể nào từ chối yêu cầu này.
Một lần hai thếp giấy cũng đủ cho Tào Bằng sử dụng trong ba tháng.
Còn việc in ấn báo chí chẳng qua chỉ mười người mà thôi.
Còn về phần bài viết thì có Lư Dục phụ trách nên không mất nhiều sức lắm. Đặng Địch giao cho Tào Bằng hai mươi người trong tộc, trong số đó rất nhiều người biết chữ có thể trở thành thủ hạ của Lư Dục. Kết quả là việc xuất bản báo Chân Lý chỉ cần hai mươi người là có thể hoàn thành, dễ dàng khống chế dư luận của Nam Dương.
Hai gò má của Quan Vũ hơi giật giật:
- Chẳng lẽ phải lờ nó đi hay sao?
Lưu Bị hít một hơi thật sâu rồi sau đó bật cười đầy bất đắc dĩ:
- Hiện nay cũng chỉ còn biết nhẫn nại. Tào Hữu Học dùng cách này mặc dù có thể đạt được hiệu quả nhưng chung quy vẫn phi chính đạo. Đợi sau vụ thu hoạch, lương thảo chúng ta đầy đủ thì cũng là lúc có thể ra tay.
- Đúng vậy! Kế sách hiện giờ cũng chỉ làm như vậy.
Đối với phương pháp mới mẻ của Tào Bằng, Gia Cát Lượng cũng không thể nào đối phó được.
Chỉ có điều nét mặt của Tuân Trạm thì hết sức nặng nề: Tào Hữu Học sẽ đợi cho tới vụ thu hoạch hay sao?
Y nhíu mày, một lúc sau mới lên tiếng:
- Chủ công! Chỉ dựa vào chúng ta thì sợ rằng lực bất tòng tâm. Nếu chủ công muốn khai chiến với Tào Hữu Học thì nhất định phải kéo Lưu Biểu vào mới được.
Lưu Bị nghe thấy vậy liền trầm ngâm.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.