Thiết Huyết Đại Minh

Chương 260: Quân trung ương (1)




Vương Phác cười không nói, không phản bác lại luận điệu của Liễu Như Thị, nhưng trong lòng hắn không đồng tình với phương pháp của Liễu Như Thị, hơn nữa cũng không muốn làm theo lời nàng ta nói, thư ký quân vụ tương đương với tham mưu, ý kiến của Liễu Như Thị chỉ là để tham khảo, nếu mọi việc đều làm theo lời nàng ta nói, đó chẳng phải là đảo khách thành chủ rồi sao?
Để quân đội 3 trấn Giang Bắc quy thuận cố nhiên là rất quan trọng, nhưng quân đội 3 trấn này chung quy không phải là chính thống của Vương Phác, đối với những quân không chính quy này tôn chỉ của Vương Phác chỉ có một, đó chính là biện pháp phân hóa tan rã của Ủy viên trưởng Tưởng đối phó với quân phiệt địa phương: có thể thu biên thì thu biên, không thu biên được thì tiêu diệt ngay, tuyệt đối không thể nuông chiều sinh hư.
Như những người Tả Lương Ngọc, Cao Kiệt, Lưu Lương Tá, Lưu Trạch Thanh, Khương Tương, Đường Thông, Vương Thừa Dận quả thực chính là loạn thế quân phiệt. Về mặt danh nghĩa thì quân đội các trấn là quan quân của triều đình Đại Minh, nhưng trên thực tế thì chính là quân đội riêng của họ! Cho dù là mất Cao Kiệt, Lưu Trạch Thanh, Lưu Lương Tá thì vẫn còn có quân phiệt lớn nhỏ, quân đội các trấn vẫn không thể nghe lệnh của triều đình Đại Minh.
- Ôi.
Liễu Như Thị là người thông minh sắc sảo, đã đoán được suy nghĩ trong lòng Vương Phác, liền thở dài:
- Đối đầu với kẻ địch mạnh lại còn muốn làm tan rã quân tinh nhuệ 3 trấn Giang Bắc. Đó gần như chính là tự chặt cánh chim của mình, cao hứng nhất là Kiến Nô ở phương bắc, còn nữa Hầu gia có nghĩ tới không, Tả Lương Ngọc ở Vũ Xương thì sao? Ngộ nhớ hắn ta thống lĩnh 800 ngàn quân tinh nhuệ theo dòng Giang Đông đi xuống phía đông thì làm thế nào?
- Tinh binh?
Vương Phác cười nói.
- Ha ha, nàng cho rằng đội quân thủ hạ của Tả Lương Ngọc, Cao Kiệt, Lưu Lương Tá, Lưu Trạch Thanh chính là tinh binh?
- Lẽ nào không phải sao?
Liễu Như Thị kinh ngạc nói.
- Bốn người Tả Lương Ngọc, Cao Kiệt, Lưu Lương Tá, Lưu Trạch Thanh đều đã trải qua trăm trận chiến, chiến công hiển hách.
- Tất nhiên không phải rồi.
Vương Phác lãnh đạm nói.
- Tả Lương Ngọc, Cao Kiệt, Lưu Lương Tá có thể xưng tụng là trải qua trăm trận chiến, chiến công hiển hách, nhưng đội quân dưới tay họ lại là đám quân ô hợp. Đội quân như vậy dùng để lừa bịp người dân thì được, nhưng thực sự bước ra chiến trường chỉ có thể làm đồ ăn cho Kiến Nô và lưu tặc thôi!
Vương Phác đã từng luyện binh ở Đại Đồng, đương nhiên hắn hiểu muốn gầy dựng một cánh quân tinh nhuệ khó đến mức nào!
Muốn gầy dựng một cánh quân tinh nhuệ không bị sụp đổ, đánh không nát, không những phải đầu tư một lượng lớn ngân lượng, mà còn cần phải trải qua thử thách chiến hỏa. Quân tinh nhuệ thực sự là phải được tôi luyện trong lửa, máu và không phải bó bọc trong mấy chục ngàn mấy trăm ngàn tráng đinh, cấp cho mỗi người một cây trường mâu có thể biến ra được.
Ở Đại Đồng, Vương Phác đã đầu tư gần triệu lạng bạc trắng, còn phải đích thân dẫn quân lao vào cảnh nguy hiểm trải qua mấy cuộc huyết chiến với người Mông Cổ, cuối cùng mới gầy dựng được lên 4000 quân tinh nhuệ!
Tinh binh như vậy sao lại nói gầy dựng là gầy dựng lên được? Tôn Truyền Đình, Vương Phác dựa vào vùng đất giàu có Giang Nam, đến nay cũng chỉ huấn luyện ra được có 100 ngàn quân mới, mà 100 ngàn quân mới này còn kém xa tinh binh! Đám người Tả Lương Ngọc, Cao Kiệt, Lưu Lương Tá, Lưu Trạch Thanh cần tiền không, cần lương thực không, họ dựa vào cái gì để gầy dựng tinh binh?
Tả Lương Ngọc chiếm cứ Võ Xương hiệu xưng 800 ngàn dân, nhưng theo Vương Phác thì đội quân thực sự có thể gầy dựng được có lẽ còn chưa tới 8000 người, số còn lại chẳng phải đã là người dân bị Tả quân bao vây sao, chính là gia quyến theo quân, đều là trò chơi để phô trương thanh thế.
Trong chính sử, Lý Tự Thành ở Quan Trung bị Kiến Nô đánh tới không còn trụ nổi nửa, đành phải chuyển hướng sang Hồ Quảng, kết quả chỉ dựa vào mấy chục ngàn tàn binh bại tướng mà đánh cho “800 ngàn tinh binh” của Tả Lương Ngọc thất bại thảm hại. Tả Lương Ngọc vừa nghe nói Lý Tự Thành tới, sợ tới mức bỏ cả Võ Xương theo dòng Trường Giang chạy trốn về Nam Kinh, còn sỹ diện giương cờ hiệu “Thanh quân trắc”, nói là phải tới Nam Kinh truy sát gian thần Mã Sỹ Anh.
Quân đội như vậy, ngoài việc gây họa cho người dân ra thì chẳng làm được việc gì nữa, giữ lại có tác dụng gì?
Liễu Như Thị hếch chiếc miệng nhỏ nhắn của mình lên không nói gì, nhưng thấy rất rõ nàng vẫn có chút không phục. Mặc dù nàng ta có khả năng quan sát tinh tường, nhưng chung quy lại vẫn chưa trải qua chuyện quân nên không hiểu được dòng sâu dòng cạn.
Vương Phác cười nói:
- Nàng vẫn còn chưa phục sao, vậy thì tới Cao Bưu nàng sẽ hiểu ngay.
Cuối tháng 10 năm Sùng Trinh thứ 16 (năm 1643), Tổng đốc năm tỉnh Tĩnh Nam Hầu Kỵ Đại Minh Vương Phác thống lĩnh bốn vạn đại quân bắc phạt.
Đầu tháng 11, đại quân tiến đến Cao Bưu.
Phụng lệnh Vương Phác, cánh quân của Cao Kiệt và Lưu Trạch Thanh đã tập kết ở Cao Bưu từ mấy hôm trước, quan tổng binh Lý Bản Thâm, Ngô Thắng Triệu, Cao Tiến Khố, Lý Thành Đống, Lưu Lỗ Hòa, Lưu Hồng Cơ, Lý Hóa Kình đích thân tới bến tàu Cao Bưu nghênh tiếp Vương Phác.
Để khiến cho đám người Lý Bản Thâm, Lý Thành Đống khiếp sợ, cho quan tổng binh của quân không chính quy này mở mang tầm mắt một chút uy phong của “quân Trung Ương” Đại Minh, Vương Phác lệnh cho đội thuyền thủy quân xếp thành một hàng, đại pháo tiểu pháo lần lượt đặt bên trái thuyền, hai Hỏa Thương Doanh men theo kênh đào tiến vào cũng xếp thành 4 hàng dọc, trên vai khiêng súng kíp có lưỡi lê, hát vang bài hát “kỳ chính bồng bềnh” chỉnh tề tiến bước.
Bến tàu, 7 vị quan tổng binh Lý Bản Thâm, Ngô Thắng Triệu xếp hàng một chào đón.
Phía sau cách đó không xa có mấy trăm lính vệ đội do 7 vị tổng binh đưa tới, 7 vị tổng binh này cũng có cùng tâm tư giống với Vương Phác, đều chọn ra binh sỹ khỏe mạnh nhất trong các đội, muốn tạo uy thế phủ đầu với Vương Phác, để Vương Phác biết bắc phạt cũng còn phải dựa vào quân Giang Bắc của họ, chỉ dựa vào đám lính mới của đại bản doanh Yên Tử Cơ Giang Nam thì không thể làm nên trò gì.
Nhưng vừa thấy khí thế của “quân Trung Ương”, 7 vị quan tổng binh lập tức trợn tròn mắt nhìn.
“ Quân Trung Ương” của người ta mặc chiếc áo khoác bông màu xanh, đội mũ kê-pi màu xanh da trời, chân đi giày da trâu đế dày, giẫm xuống đất phát ra tiếng kêu “xác xác”, uy phong đến nhường nào.
Nhìn lại vệ đội “tinh anh” của mình chọn ra, người mặc áo bào cũ đã nhiều năm trước, cũ đến độ lộ cả màu vải lót rồi, đầu đội khăn phốc từ những năm Sùng Trinh đầu tiên, kiểu cách lộn xộn, màu sắc cũng không thống nhất, chân đi giày vải càng không thể sánh được với người ta, so với “quân Ttrung Ương” vệ đội của họ giống như một đám ăn mày vậy.
Lại nhìn tới vũ trang, “quân Trung Ương” người ta toàn bộ là súng kíp, buộc bên hông bởi dây da rộng, trên vai đeo dây võ trang, bên hông trái rủ xuống 4 quả long vương pháo, bên hông phải treo 2 hộp đạn xác giấy, giày của bọn họ còn cắm dao găm quân dụng, đặc biệt là lưỡi lê sáng loáng được kẹp trên súng, xém chút khiến cho 7 vị quan tổng binh bị chói mắt rồi.
Nhìn lại xem đội vệ binh của mình xem, có người khóa yêu đao, có người cầm trường mâu, cũng có vài người khiêng súng điểu đấy, có người còn khiêng trên vai chiếc súng tam nhãn bị gỉ sét loang lổ, hiển nhiên chiếc súng ba mắt này nhiều năm không được những người này tôi lại rồi.
Bảy vị quan tổng binh cũng xem như binh nghiệp nhiều năm rồi, nhưng cả đời họ quả thực chưa nhìn thấy đội quân nào uy phong như vậy.
Điều khiến cho 7 vị quan tổng binh này run sợ nhất lại là đội tàu thủy quân trên kênh đào, trên khoang tàu xếp một hàng hỏa pháo lớn nhỏ, họng pháo đen ngòm giống như là nhắm bắn vào bờ trái kênh đào. Phía sau mỗi quả pháo đều có hai pháo thủ, 2 đạn dược thủ đứng nghiêm trang, còn có 1 tên quan đới, tất cả mọi người đều có sắc mặt lạnh lùng, không biểu lộ cảm xúc, đứng ở đó cũng không hề hấn gì, trên người toát ra đầy sát khí.
- Xác xác xác ….
Quân ca vang dội không biết khi nào đã dừng lại, bầu trời chỉ còn lại tiếng bước chân nhịp nhàng, đội ngũ bộ binh xếp thành 4 hàng dọc mắt nhìn thẳng về phía bến tàu, một chú ngựa bỗng từ phía sau phi tới, người lính truyền lệnh trên lưng ngựa vừa phi ngựa vừa quát:
- Tướng quân có lệnh, dừng lại phía trước.
Vì thế, 7 vị quan tổng binh đứng nghiêm trang ở bến tàu cùng với mấy trăm vệ đội đã thấy hết được cảnh tượng mà suốt đời khó quên.
Một vị quan quân “quân Trung Ương” chạy ra khỏi hàng, làm hàng loạt động tác khiến người ta không khỏi trầm trồ khen ngợi, sau đó hai chân chụm lại thành tiếng “bá” đứng phía trước bên trái đội ngũ, hét lớn:
- Đứng … lại!
- Soạt soạt!
Sau khi tiếng bước chân của hai hàng quân chỉnh tề rầm rập bước qua, một đại đội 200 bộ binh đã đứng nghiêm tại chỗ, trước đại đội này, đại đội bộ binh phía sau tiếp tục đã đứng nghiêm toàn bộ. Tất cả 4 hàng dọc bộ binh tiến vào đều đã dừng lại, cả đội ngũ lặng ngắt như tờ, nghiêm trang.
- Nghiêm!
Quan quân lại hạ lệnh, các tướng sỹ “quân Trung Ương” động tác đều đưa súng trên vai xuống đặt bên chân phải, sau đó đứng thẳng ưỡn ngực, người người như nhau, thần mắt của tất cả mọi người đều nhìn về phía trước, vẻ mặt dữ tợn, dường như trước mặt chính là kẻ địch hung tàn nhất.
Gì mà kỷ luật nghiêm minh, đây chính là kỷ luật nghiêm minh!
Một cánh quân kỷ luật nghiêm minh không cần phải là quân tinh nhuệ, nhưng quân tinh nhuệ thì nhất định phải là một cánh quân kỷ luật nghiêm minh! Chỉ dựa vào điểm này, 7 vị tổng binh Lý Thành Đống cũng đã cảm thấy mặc cảm rồi, quân đội của họ tuyệt đối không thể làm được điều này!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.