Võ Mị Nương nóng lòng muốn được mọi người biết mình là ái nương của Vua, vì quả thật Vua rất sủng ái nàng. Nàng không có gì làm Vua phải xấu hổ. Chẳng cần phải bưng bít dắu diếm nữa. Đứa con nàng sinh ra nàng muốn nó phải là Hoàng tử.
Nàng đã để tóc mọc lại nhưng vì chưa đủ dài nên nàng thường mang tóc giả và cho người chải chuốt thật đẹp. Nàng thích trông thấy mình lộng lẫy với mái tóc bồng chải đúng kiểu. Triệu phi đã biết hết. Nàng không cần giữ gìn gì nữa. Vả lại đã được Vua yêu thì nàng còn sợ gì ai.
Thế rồi một chuyện bất ngờ xảy ra. Mấy ngày sau khi nàng trút bỏ bộ áo tu hành. Một bữa tiệc đặc biệt được tổ chức để Mị Nương ra mắt các công nương. Bữa tiệc rất náo nhiệt và mọi người đều vui vẻ. Triệu phi cũng tới dự, nàng mang theo đứa con trai ba tuổi của nàng. Đứa bé tay cầm thỏi kẹo dài, lân la đến bên Mị Nương chơi. Không biết vô tình hay cố ý, nó cầm thỏi kẹo quơ mấy lần vào mái tóc của Mị Nương.
Triệu phi vội chạy lại mắng con, giằng lấy thỏi kẹo và một lần nữa, không biết vô tình hay cố ý để thỏi kẹo chạm vào mái tóc Mị Nương làm mớ tóc giả rớt ra.
Mị Nương đỏ mặt vì xấu hỗ.
Triệu phi vội nói:
- Chết chửa, xin lỗi Công nương.
Triệu phi quay ra bảo một thị tì bế đứa nhỏ đi chổ khác.
Mấy thị tì khác xúm vào sửa lại mái tóc của Mị Nương.
Chính Triệu phi cũng làm bộ sờ mó, nắn nót mái tóc rồi nói thầm vào tai nàng:
- Đẹp lắm rồi! Dù Thái Tôn có mặt ở đây cũng phải tấm tắc khen ngơi.
Trò châm chọc chỉ có vậy nhưng cũng đủ làm Mị Nương sượng sùng. Nàng không nói gì nhưng tự nhủ thầm là một ngày kia Triệu phi sẽ phải trả một giá rất đắt cho chuyện xảy ra hôm nay.
Trương Tôn Vô Kỵ không hề hay biết việc Vua lén đem Mị Nương về cung. Ông mải lo việc triều chính và đã bị Mị Nương qua mặt. Ông không ngờ từ hồi còn ở chùa, Mị Nương vẫn theo dõi diễn biến trong triều qua sự trung gian của tì nữ Lan Anh. Đến khi Cao Tôn báo cho ông biết nàng đã có mang và muốn lập nàng làm Quý phi, ông mời bật ngửa.
Chức Quý phi là ngôi vị cao nhất, chỉ thua có Chánh cung Hoàng hậu ấy là một vấn đề hết sức quan trọng đối với Chính Sự Đường - Hội đồng Tư Vần Tối Cao - vì nó có liên quan đến triều nghi.
Nếu hội đồng thuận theo lời Vua tức là chính thức thừa nhận một trường hợp loạn luân.
Mị Nương là thiếp của vua cha. Lễ nghi không cho phép làm như vậy. Tất cả các lão thần đều phản đối vì cho rằng vụ này phạm luân lý, đi ngược lại tập tục cổ truyền.
Các triều đại thường sụp đổ vì vua ham mê sắc dục. Hơn nữa bốn ngôi cung phi đều đó có người. Không thể và không muốn phá lề luật của triều đình vì một người đàn bà, nhất là khi người đàn bà đó đã từng phục thị Tiên đế.
Vô Kỵ tâu cho Vua hay quyết định của quần thần.
Sau đó, Mị Nương chỉ được phong làm Chiêu nghi, tức là người đứng đầu trong chín nàng cung tần.
Đây chưa phải là ngôi vị mà Mị Nương mơ tưởng, nhưng lại là ngôi vị nàng không thể đạt tới dưới triều vua Thái Tôn. Nàng được dời về cung riêng. Tuy không ở chung với Vương hậu nữa nhưng ngoài mặt nàng vẫn là một đồng minh của bà. Đối với Hoàng hậu, nàng luôn luôn tỏ vẻ kính trọng và quí mến. Nàng đã vượt qua nhưng chướng ngại lớn nhất trên bước tiến của nàng: Bộ áo tu hành và tội vô luân. Còn những trở ngại khác không thành vấn đề.
Chỉ ít lâu sau, Mị Nương đã chiếm được ưu thế trong cung.
Các thị nữ đều biết nàng.
Nhờ đó nàng dễ dàng theo dõi các biến chuyển bên Chánh cung. Hoàng hậu và bên Triệu phi.
Trái lại, Hoàng hậu lại lơ là việc đó.
Thân mẫu của Hoàng hậu là người phách lối đối với nô tì.
Mị Nương lợi dụng điểm này để khai thác bọn họ.
Mỗi khi được vua ban tặng thứ gì, nàng thường đem chia cho các thị nữ, nhất là những đứa không ưa Hoàng hậu và bà mẹ phách lối. Nàng luôn luôn tỏ cho chúng biết nếu trung thành với nàng. chúng sẽ còn được tưởng thưởng nhiều hơn nữa.
Kết quả là nàng đã nắm được các thị nữ trong cung.
Chúng sốt sắng đưa tin và sẵn sàng thi hành mọi mệnh lệnh.
Nếu nàng không điều khiển nỗi đám người trong phạm vi nhỏ hẹp của cung điện, thì sau này làm sao nàng có thể điều khiển được cả một quốc gia!
Đến ngày khai hoa, Mị Nương sanh được một gái. Nàng rất thất vọng. Triệu phi có một con trai, điều này nàng không thể quên được. Còn Thái tử Lý Trung chỉ là con nuôi của Vương hậu, nàng không coi vào đâu, nhưng với điều kiện là nàng phải có con trai.
Bây giờ nàng biết làm sao đây?
Mổi lần nghĩ đến điều này, nàng lại trải qua một trận bão lòng. Thượng đế đã thương nàng sao không thương cho trọn!
Một bữa kia, khi đứa bé mới sinh được khoảng mười ngày thì Hoàng hậu qua thăm.
Vì không có con nên Hoàng hậu rất thích trẻ con.
Được tin Hoàng hậu tới, Mị Nương nghĩ ra một mưu độc, nàng lập tức lánh mặt.
Hoàng hậu bế đứa nhỏ nựng nịu một hồi rồi đặt trả vào nôi. Sau đó Hoàng hậu trở về chánh cung.
Mị Nương liền chạy về phòng bóp chết con, rồi phủ xác đứa nhỏ bằng một tấm chăn bông. Nàng biết sắp đến giờ bãi trào và Vua sẽ vào thăm con.
Khi Vua bước vào, nàng chào hỏi, rồi bảo nữ tì thân tín Lan Anh:
- Hãy đem con ta ra đây cho Hoàng Thượng bồng. Nhớ quấn chăn cho kỹ kẻo bị gió.
Lan Anh bế đứa nhỏ ra trao cho nàng.
Nàng rụng rời khi thấy đứa nhỏ mắt nhằm nghiền và đã tắt thở từ hồi nào. Nàng kinh hoảng và lặng người đi một lúc.
- Sao thế này? Sáng ngày nó cử động như thường mà!
Mị Nương vật vã than khóc một hồi, rồi gạt nước mắt hỏi đứa nữ tì:
- Lúc nãy khi ta ra ngoài, có ai vào đây không?
- Thưa Công nương, chỉ có Hoàng hậu tới nựng nịu công chúa một lát rồi lại đặt vào nôi và ra về ngay.
Bất giác Vua và Mị Nương đưa mắt nhìn nhau. Thật khó mà tin là có người tàn ác như vậy!
Dĩ nhiên Hoàng hậu không nhận chuyện đó, nhưng tình ngay lý gian: Bà là người sau cùng bế đứa nhỏ, bà làm sao chối cãi được? Chung qui cũng chỉ vì bà không được lòng mấy đứa thị nữ.
Cao Tôn vốn đã ít cảm tình với Hoàng hậu nay lại càng ghét bà. Vua cho rằng bà đang ganh với Mị Nương cũng như bà từng ganh với Triệu phi, nhưng một bà Hoàng hậu, một bậc mẫu nghi thiên hạ. Không có quyền hành động như vậy.
Thế là Mị Nương, người đàn bà đau khổ vì có con bị giết kia lại càng được Vua sủng ái hơn.
Vua an ủi nàng:
- Trẫm muốn phế bỏ người đàn bà độc ác đó đi. Thị không còn xứng đáng làm Hoàng hậu nữa.
Mị Nương ra vẻ cao thượng:
- Bệ Hạ để ý làm gì, việc đã qua rồi, thôi Bệ Hạ bỏ qua luôn đi.
Mị Nương càng ngày càng được Vua yêu quí.
Năm sau nàng may mắn sinh được một trai đặt tên là Hoằng, rồi năm sau nữa lại sinh thêm một trai đặt tên là Hiền. Điều mà nàng hằng mong mỏi đã đến với nàng.
Nàng là một người may mắn, nhưng nàng vẫn chưa đạt được ngôi vị mà nàng thường ấp ủ: ngôi Chánh Cung Hoàng Hậu. Nàng biết rằng với ngôi vị đó, nàng có thể cùng Vua điều khiển việc triều chính.
Cao Tôn dần dần hiểu thế nào là sống với ba bà cùng một lúc, suốt ngày phải nghe những lời họ than phiền về nhau.
Nhưng người gần Vua nhất vẫn là Mị Nương.
Khi Vua mệt mỏi, Mị Nương thường săn sóc, khi Vua bối rối, Mị Nương thường khuyên lơn, còn những khi Vua tức giận hay buồn bực, nàng hết lòng xoa dịu và tìm cách làm ông vui. Nàng thực tâm muốn trở thành người bạn đồng hành, nguồn an ủi và người dẫn đường của Vua.
Sau năm sau khi Cao Tôn lên ngôi, chuyện tranh chấp trong cung càng trở nên trầm trọng. Vương hậu bị bắt quả tang dùng tà thuật trù ếm Vua. Người ta đào được dưới gầm giường của bà một hình nhân bẵng gỗ có một cây đinh nhọn cắm nơi tim, trên người hình nhân có khắc đầy đủ tên họ và tử vi của Cao Tôn.
Được mật báo tin này, Vua bèn đích thân mở cuộc điều tra.
Người đi báo tin cho Vua dĩ nhiên không phải Mị Nương.
Trước mặt Vua, Hoàng hậu uất nghẹn không thốt nên lời. Bà biết nói gì để chứng minh bà vô tội? Bà chỉ còn có cách quì xuống xin Vua soi xét. Bà trù ếm Vua thì được ích gì? Bà đoán biết ai đã cho người chôn hình nhân dưới gầm giường bà, nhưng chứng cớ đâu. Bà chợt hiểu rằng bà đã trừ được một con rắn độc, nhưng lại bị một con bò cạp độc hơn cắn đến chết. Đàn bà thật đáng sợ!
Câu chuyện được đồn đại đến tai quần thần. Mọi người đều xúc động. Họ tự hỏi có thật Vương hậu ếm Vua, hay đó chỉ là một âm mưu?
Nếu bà ếm người nào khác, như Mị Nương chẳng hạn, thì còn có lý. Vương hậu có muốn trù ếm chắc cũng phải nhờ một mụ phủ thuỷ. Vậy mụ phủ thuỷ đó là ai?
Chỉ cần vặn hỏi đám thị nữ thì sẽ biết Vương hậu có tội hay không?
Lại có người thắc mắc không biết phen này Vương hậu có bị truất ngôi không? Nếu có thì ai sẽ lên thay? Võ Mị Nương chăng?
Trong vòng ba năm, mị Nương đã sinh được hai trai và một gái (đã chết). Dĩ nhiên nàng có nhiều hy vọng nhất!
Triều thần bàn cãi sôi nổi việc Vương hậu mưu sát Vua, có đầy đủ chứng cớ. Vậy bà sẽ bị truất ngôi?
Toại Lương và Vô Kỵ là người có trách nhiệm trực tiếp trông nom Vua và Hoàng hậu, như Thái Tôn đã gửi gấm trước khi băng hà. Hai người linh cảm sẽ có điều không hay xảy đến. Vụ mưu sát này thật vô lý về mọi phương diện. Nhưng phải làm sao?
Mị Nương cũng cảm thấy tình thế khó khăn nhưng không nản chí.
Lúc ấy, sử quan Hứa Kỉnh Tôn nhận thấy nếu về hùa với Mị Nương thì đây là một cơ hội tốt để hắn tiến thân. Tự tin ở miệng lưỡi của mình, lại là một sử gia chuyên nghiệp, hắn quyết định sẽ hành động.
Người đời bảo hắn thuộc loại sử gia vô ý thức, thường vo tròn bóp méo sự thật, thiếu lương tâm của người viết sử chân chính.
Thỉnh thoảng các quan lại có thể bỏ tiền ra mua chuộc hắn, để được nếu tên trong lịch sử, hay để sửa đổi nhưng lời khen chê. Hắn là người tham lam, sẳn sàng thừa nước đục thả câu. Thấy triều đình rối ren hắn chụp ngay lấy cơ hội để vận động cho Mị Nương lên ngôi Hoàng hậu.
Hắn nói với các triều thần:
- Một nông phu còn có thể lấy thêm vợ khi được mùa. Tại sao Hoàng đế lại không thể lấy người đàn bà mà mình thích?
Sợ đến tai Vua. Vô Kỵ bèn cấm hắn nhắc lại câu này.
Hầu hết các đại thần đoán biết sự thật trong bốn bức tường cung điện, nhưng họ đều ngoảnh mặt làm ngơ.
Toại Lương và Vô Kỵ là những người mang mối lo nhiều nhứt. Từ ngày Thái Tôn chết đi và để di chiếu lại. Hai ông vẫn hằng quan tâm đến việc triều chính.
Mỗi ngày hai ông đều cho gọi mười vị quần thần vào triều để nhắc nhở tình hình đất nước, cùng các vấn đề phải giải quyết.
Giờ đây hai ông phải đương đầu với một vấn đề cực kỳ nan giải. Muốn truất ngôi Hoàng hậu cần phải có những lý do vững chắc. Hơn nữa Hoàng hậu lại do chính Thái Tôn chọn cho Cao Tôn. Và trước khi chết Thái Tôn còn uỷ thác cho hai ông săn sóc, thì làm sao hai ông có thể để cho Vua lấy một người đàn bà đã hầu hạ Tiên đế. Như thế là loạn luân, làm mất uy tín của Hoàng tộc. Vì lời hứa với Thái Tôn và vì lợi ích cho xã tắc. Hai ông nhất định sẽ phản đối.
Mị Nương biết rằng trong đám quần thần, Vô Kỵ là tay khó chơi nhất vì ông là người đứng đầu trong Tam Công, lại là Nguyên soái nắm hết binh quyền, và cũng chính là cậu ruột của Vua. Nàng phải tìm cách kéo ông về cùng phe. Nếu thành công mọi chuyện khác kể như xong.
Nàng xin Vua đưa nàng đến tận dinh của Vô Kỵ để thăm.
Vua đến nhà quan là một vinh dự đặc biệt, nhưng Vô Ky rất thắc mắc về mục đích của cuộc viếng thăm này. Đến khi ông thấy có cả Mị Nương đi theo thì ông không còn nghi ngờ gì nữa.
Mị Nương ân cần hỏi ông:
- Mợ đâu rồi, thưa cậu?
Vẻ ân cần của nàng chứng tỏ đây là một cuộc thăm viếng có tính cách gia đình.
Vô Kỵ mời hai người vào trong dinh.
Cao Tôn và Mị Nương đều tỏ vẻ tự nhiên, thân mật, nhất là Mị Nương luôn luôn vồn vả cởi mở.
Hai bên chuyện trò rất lâu, nhưng đều tránh đề cập đến vấn đề chính.
Khi thấy trời tối, Vô Kỵ mời hai người ở lại dùng cơm.
Hai người tỏ vẻ ngạc nhiên khi nhận ra trời đã tối, mãi vui câu chuyện, quên cả thời gian.
Bữa tiệc được dọn ra, Mị Nương đề nghị:
- Xin phép Bệ Hạ để tất cả mọi người trong nhà cùng ra ăn. Toàn là người nhà, thì giữ lễ làm chi.
Bốn Người con trai của Vô Kỵ cũng có mặt trong bữa ăn. Trong bốn người, chỉ có người anh cả trên hai mươi tuổi hiện làm chức Thủ thư trong triều. Ba người kia chưa có danh phận gì.
Vô Kỵ là một người dạy con rất nghiêm.
Nơi triều Thái Tôn, chính ông đã phản đối việc cha truyền con nối.
Biết ba người con thứ của Vô Kỵ chưa có chức tước.
Cao Tôn bèn phong cả ba làm Đại phu.
Vô Kỵ sửng sốt không dám nhận.
Mị Nương vội nói:
- Cậu đừng từ chối, cậu là người đã xả thân vì xã tắc nhiều hơn ai hết. Đây chỉ là một sự đền bù, một quyền lợi mà cậu phải được hưởng.
Không có cách gì từ chối, Vô Kỵ đành phải bảo các con ra lạy tạ ơn.
Không khí trong bàn tiệc bỗng trở nên cởi mở, thân thiết hơn.
Nhân cơ hội, Vua thu hết can đảm nhắc đến vụ bị Hoàng hậu trù ếm, hơn nữa bà lại không có con trai thì nên truất ngôi đi.
Mị Nương ngồi yên lặng theo dõi tình hình.
Vô Kỵ chỉ ậm ừ, tránh trả lời thẳng vào vấn đề. Ông không nhận lời mà cũng không từ chối. Ông nghĩ, một vấn đề quan trọng như vậy không thể quyết định hấp tấp được.
Cao Tôn thấy Vô Kỵ có vẻ không tán thành nên hơi ngượng.
Thế là bữa tiệc đang thân mật lại hoá ra nhạt nhẽo vô vị.
Vua và Mị Nương ra về.
Ngày hôm sau Mị Nương nhân danh Vua gửi tặng Vô Kỵ mười xe vàng bạc lụa là.
Chính thân mẫu của Mị Nương mang tới tư dinh của Vô Kỵ để tỏ lòng kính mến.
Vô Kỵ biết rõ hậu ý của hành động này.
Tối hôm trước con ông được phong tước, ngày hôm sau chính ông được tặng vàng bạc. Võ Mị Nương có thể mua chuộc được ông sao?
Ông chỉ chọn vài cây lụa tượng trưng còn bao nhiêu ông gửi trả lại.