Trường An Nguyệt

Chương 30:




Vĩnh Hưng năm thứ hai mươi lăm, Trường An.
Cuộc chiến lập quốc kéo dài hơn mười năm cuối cùng lấy tiêu chí Kỳ vương tựu phiên để kết thúc, Hiến Tông thỏa hiệp với nội các lập trưởng tử Lý Càn Huy làm Đông cung.
Lý Càn Huy nổi tiếng là người thông thái, khi giảng bài trong nội các luôn trả lời trôi chảy các câu hỏi của các học giả, không bao giờ bị tụt lại phía sau. Hiến Tông ham mê tửu sắc và tiền tài, hai mươi năm không thượng triều, ngược lại, thái tử lại là người khí phách cao độ, có vô số cận thần háo hức chờ đợi.
"Phục Thắng, lần này đi Biện Lương chỉ có hai người chúng ta." Lý Càn Huy dẫn ngựa trắng đi ra khỏi cổng thành Trường An, dung mạo uy nghiêm, phong thái vui vẻ, đôi mắt sáng ngời, mặc bộ bông vải lanh đầy quý phái.
Phục Thắng sinh ra trong một gia đình quân hộ, năm mười tuổi vào phủ Hiển Vương, mười tám tuổi giữ chức thống lĩnh cấm quân vương phủ. Sau đó được Lý Càn Huy đề cử, được bổ nhiệm làm tổng đốc mười hai đoàn doanh, phụ trách huấn luyện quân lính của trại Tây Sơn. Thân hình y cao lớn, mắt sáng như đuốc, cho dù có vạn quân cũng không thể đánh bại dũng khí của y, nhưng lời nói không biết kiềm chế, không ngại đùa giỡn với thái tử: "Nếu điện hạ có chuyện gì, Thái tử phi và Thiến nhi sẽ xé nát thần ra, nhìn miệng của thần này, nên gọi là Lương đệ (*)."
(*) Nàng hầu của thái tử có cấp bậc là Lương đệ và Nhụ tử.
Lưu Thiến Nhi là cung nữ thiếp thân của Lý Càn Huy, nàng ta vừa được phong làm lương đệ, hiện đang được sủng ái, thời niên thiếu Phục Thắng làm người hầu của Lý Càn Huy, cũng thường xuyên gặp nàng ta.
"Không sao," Lý Càn Huy không quan tâm xua tay, từ trong ngực lấy ra một chiếc còi ngọc ném cho Phục Thắng, "Giám Minh đã một tuổi rồi phải không, đây là lễ vật cô tặng cho nó."
Phục Thắng mỉm cười tiếp nhận, y và thái tử có quan hệ thân thiết, bọn họ nói cười đùa giỡn, không phân tôn ti, "Điện hạ dùng còi tiễn thần, khó trách người ngoài thường nói thần đã không còn được lòng Thái tử nữa."
Lý Càn Huy đá y một cước, cười mắng: "Không biết tốt xấu. Đây là thứ Thái Tổ mang về lúc Bắc phạt, chinh chiến Nhu Nhiên, tốt hơn vàng bạc gấp trăm lần. Phục Thắng, cô muốn làm Hán Vũ Đế, người chính là Vệ Thanh và Hoắc Khứ Bệnh (*) của cô."
(*) Vệ Thanh: tướng lĩnh nhà Hán - Hoắc Khứ Bệnh: đại tướng chống Hung Nô của nhà Hán.
Phục Thắng lập tức thu hồi vẻ mặt đùa giỡn, nghiêm túc nói: "Một tay Thái tử đề bạt thần, thần cam nguyện một lòng vì Thái tử."
"Cô không muốn ngươi chết, ngươi phải thay cô san bằng hoàng cung Mạc Bắc." Lý Càn Huy yếu ớt đỡ y, thở dài, "Nhà Tấn rối loạn nội ngoại. Lần này Dự Châu vỡ đê, hàng vạn người chết trôi giạt khắp nơi nhiều vô số kể. Cô đi với ngươi là vì không muốn phủ nha che đậy."
Ngoại ô thành Biện Lương.
Mưa lớn trút xuống mấy tháng, nước sông dâng cao, sông Hoàng Hà vỡ đê, hàng vạn mẫu ruộng đất ở Trung Nguyên bị nhấn chìm, thi thể người dân khắp nơi không ai chôn, chỉ có thể trôi nổi trên dòng sông hùng vĩ rồi đổ ra biển.
Cả người Lý Càn Huy bẩn thỉu, đi theo các dân phu vận chuyển đất cát đổ xuống đê. Phục Thắng lo lắng nói: "Điện hạ, thiên kim nhi tử phải cẩn thận, quay về đi, nơi này có thần."
"Phục Thắng, ngươi đọc sách không nhiều, câu này không thể dùng ở đây." Lý Càn Huy vươn bàn tay lau nước mưa trên mặt, cười nói: "Trên võ đài ta không thể đánh bại ngươi, vậy hôm nay chúng ta lại tranh tài một lần nữa. Thi đấu xem ai có thể xúc được nhiều cát sỏi hơn."
Lý Càn Huy đã thực hiện chuyến đi này một cách mạnh mẽ và kiên quyết, một mặt huấn luyện dân chúng, củng cố việc xây dựng đê, đào hào, lấp nước, san bằng và nén các con sông; mặt khác, hắn cách chức tất cả các quan lại ở sông Hoàng Hà, lục soát nhà của những người không kiểm soát được sông để sử dụng làm chi phí cho việc chỉnh lưu sông Hoàng Hà. Việc đầu tiên hắn làm khi nắm quyền Đông Cung cũng đủ khiến người trong thiên hạ phải liếc mắt nhìn.
Sau khi giải quyết xong việc quan trọng, Lý Càn Huy và Phục Thắng kề vai sát cánh đi dạo trên sườn đồi bên ngoài thành Biện Lương, một người là Thái tử còn người kia là tướng quân, mặc đồ đơn giản, trên người đầy bụi bặm, giống như những người nông dân làm ruộng bình thường."
"Phục Thắng, ngươi lại đọc thư của Tuệ Nương rồi," Lý Càn Huy rút bức thư ra đọc lớn, "Sợ tương tư, nhưng đã tương tư. Đến lượt thiếp nhớ nhung không nói một lời, giữa lông mày hiện phần ưu tư."
Phục Thắng vội vàng đi tới giật lấy lá thư, tức giận nói: "Ta chỉ có một thê tử, không sánh được với phúc lành của ngài, giai nhân ở Đông Cung nhiều như mây."
"Hừ, ngươi còn không hiểu ta." Lý Càn Huy không e dè xưng hô ta và ngươi với Phục Thắng, "Nhiều nữ nhân như vậy là do phụ hoàng tự cưới, chỉ có hai người ta quan tâm là Phức Vi và Thiến nhi. Đáng tiếc con của các nàng không còn sót lại một ai."
"Trong hôn lễ năm ngoái còn mạnh miệng mấy ngày không muốn lấy Chương thị. Hiện tại đã biết tới Thái tử phi," Phục Thắng cẩn thận gấp lá thư lại, đặt vào trong ngực, "Điện hạ, sau khi trở lại Trường An, để thần đến Kế Trấn đi, thần nguyện thay điện hạ trục xuất Thát Lỗ, thủ vệ Bắc Cương."
Lúc này, một con hươu sừng cao nhẹ nhàng lướt qua trước mặt hai người, toàn thân nó trắng như tuyết, cực kỳ hiếm thấy, Lý Càn Huy đang muốn đuổi theo nhưng nó đã biến mất không dấu vết trong núi.
"Phục Thắng," Lý Càn Huy chỉ vào con hươu trắng đã đi xa, trịnh trọng nói: "Lấy con hươu đó làm ước hẹn, cô còn ở đây một ngày thì ngươi chính là Đại tướng quân của nhà Tấn."
Vào mùa xuân năm sau, Húc đế Lý Càn Huy lên ngôi, đổi tên triều đại thành Thiên Tụng.
Vào năm Thiên Tụng thứ ba, Phục Thắng cải tiến súng ống, lấy ít thắng nhiều đánh bại hơn hai vạn quân địch ở Kế Trấn, bắt được thân vương, tướng quân và các quý tộc Nhu Nhiên, giành được chiến thắng vĩ đại nhất của nhà Tấn trước Nhu Nhiên kể từ thời Thái tông.
Lúc này, chính sách mới của Húc đế Lý Càn Huy tiến triển chậm chạp, việc đo đạc đất đai không thể được thực hiện ở các châu phủ địa phương, hắn mặt ủ mày chau trong nhiều ngày, chỉ sau khi gặp Phục Thắng đến Trường An mới thổ lộ tiếng lòng: "Quy củ từ xưa đến nay, các quan lại không nộp lương bổng. Phục Thắng, ngươi thấy đấy, lấy vựa thóc Hồ Bắc của thiên hạ làm ví dụ. Có hai mươi bảy triệu mẫu đất màu mỡ, lại thịnh hành thôn tính đất đai đang diễn ra phổ biến, trong đó có bảy phần mười mẫu đất thuộc về các quan lại quyền lực ngang ngược, không phải nộp một xu thuế cho phủ nha, mà còn dư lại ba phần diện tích đất phải đóng thuế nặng nề để hỗ trợ toàn tỉnh. Dân chúng không vượt qua nổi, họ chỉ có cách phải bán đất, một vòng luẩn quẩn hành vi xấu xa như vậy khiến người dân không có đất để canh tác, kho bạc triều đình không thể thu thuế, kỳ hạn Đại Tấn phải vong quốc không còn xa nữa đâu."
Phục Thắng là thiên tài trong việc huấn luyện binh lính và chiến đấu, nhưng không biết một chút gì về chính trị, y tự hỏi tại sao Húc đế không dùng thủ đoạn để đối phó với những kẻ cản trở cải cách như đã làm ở Biện Lương.
"Từ nội các Trường An đến chính quyền địa phương, không có gia đình quan chức nào mà không có hàng ngàn mẫu đất. Điều đầu tiên khi học giả đỗ kỳ thi là miễn thuế cho người thân của họ." Húc đế mất đi nhuệ khí thời còn là thái tử, bất đắc dĩ nói: "Trong mắt bọn họ, trẫm không phải là muốn cải tạo, mà là đang muốn giết bọn họ. Vẫn may, ngươi không chịu thua kém, đánh thắng trận."
Thiên Tụng năm thứ mười, Húc đế cải cách thất bại, cùng năm đó, Phục Thắng dẫn năm ngàn kỵ binh tiến sâu vào hậu phương địch, quét sạch triều đình Nhu Nhiên.
Thiên Tụng năm thứ mười ba, Thân Như Hối và Chương Tịch cầm đầu các đại thần bẩm tấu xin cầu hòa với Nhu Nhiên, Húc đế tức giận, tranh đấu hơn mười năm, làm sao có thể thất bại vào thời khắc mấu chốt?
"Thánh nhân, ngân khố trống rỗng, triều đình không đủ khả năng chiến đấu," Thân Như Hối lúc đó là Hộ bộ Thượng thư, khóc lóc kể lể với Húc đế trước điện Văn Hoa, "Hạn hán ở Lưỡng Quảng, nạn châu chấu ở Trung Nguyên, Chiết Giang cần xây đập mới, số bạc này không thể đưa hết cho Phục Thắng cầm đi đánh giặc được!"
Chương Tịch dẫn các quan đại thần quỳ trước cung Đại Minh chờ lệnh, xin thánh nhân đừng đặt cược vào vận mệnh đất nước mà tham gia vào chiến tranh.
Húc đế vẫn còn uy tín trong triều, buộc phải thuyên chuyển Binh bộ Thượng thư Chương Tịch về chức vụ Tổng đốc Bắc Trực Lệ để xoa dịu tình hình, đồng thời bí mật triệu Phục Thắng vào Trường An.
"Yên tâm, trẫm sẽ không cầu hòa." Húc đế đã không còn văn nhã tuấn tú như lúc còn trẻ, bụng to ngồi trên ngai rồng.
Phục Thắng cúi đầu quỳ xuống đất xin thánh nhân thứ tội.
"Ngươi có tội tình gì? Đến gần hơn chút đi, đừng quỳ xa như vậy," Húc đế bước xuống bậc thang vẫy tay với Phục Thắng, "Giám Minh mới mười bốn đã ra chiến trường, vậy mà ngươi cũng cam lòng, sao không dẫn nó vào cung gặp trẫm?"
Có lẽ Lý Càn Huy vẫn như trước, Phục Thắng yên lòng, đùa giỡn với Húc đế như trước: "Nó như con khỉ gầy gò, không thể làm bẩn mắt thánh nhân."
"Đã đính hôn chưa, có vừa ý cô nương nào không?" Húc đế quan tâm hỏi.
Phục Thắng vội vàng xua tay nói: "Nó còn nhỏ, không hiểu những chuyện này."
"Đừng tưởng rằng trẫm không nhớ năm ngươi mười bốn tuổi, ngươi và Tuệ Nương đã bí mật bên nhau." Húc đế đã lâu không nở nụ cười, "Phụ thân của Tuệ Nương nhậm chức ở Hàn Lâm viện, coi thường kẻ thô bạo như ngươi, nhớ năm đó cũng dựa vào trẫm đi thuyết phục."
Hai người nhớ lại quá khứ, Húc đế nói: "Phục Thắng, để Giám Minh cưới Quỳnh Hoa đi."
Phục Thắng rất kinh hãi, y đương nhiên biết công chúa Quỳnh Hoa là do tiên hoàng hậu sinh ra. Khi Chương Phức Vi còn sống, nàng và Húc đế nâng khay ngang mày (vợ chồng tôn trọng nhau), quan hệ hòa hợp với hậu cung, quản thúc người Chương gia, là một hoàng hậu hiền thục danh xứng với thực. Y do dự nói: "Giám Minh lớn hơn Bát công chúa mười một tuổi, chuyện này không ổn đâu."
"Tuệ Nương sức khỏe kém, nhiều năm như vậy ngươi không lấy thiếp, điều này chứng tỏ gia tộc của ngươi rất nghiêm khắc, trẫm giao phó nhi nữ của Phức Vi cho ngươi, có thể tin tưởng được." Húc đế đưa ngọc như ý cho tướng quân, "Hơn nữa, trẫm cũng là vì lợi ích của ngươi. Ngoại tổ của Quỳnh Hoa là Chương Tịch, trẫm hy vọng cuộc hôn nhân này có thể xoa dịu mối quan hệ của hai ngươi."
Vào năm Thiên Tống thứ mười bốn, nội các từ chức tập thể, buộc Húc đế phải đàm phán hòa bình với sứ giả của Nhu Nhiên, thiết lập tình huynh đệ chung.
Năm sau, Nhu Nhiên nhiều lần xâm chiếm biên giới, đốt phá, giết chóc và cướp bóc ở Kế Trấn, Phục Thắng không thể nhẫn nhịn dẫn quân tấn công, bị thuộc hạ dưới trướng của Đường Văn Đào báo cáo với Chương Tịch, lúc bấy giờ là Tổng đốc của Bắc Trực Lệ, vì đã xé bỏ hiệp ước giữa hai nước. Phục Thắng biết mình lành ít dữ nhiều nên đã cưỡng chế dẫn quân tấn công hàng ngàn dặm, muốn quyết chiến với Nhu Nhiên. Quân của Phục gia hết lương thực, bị Hoàn Nhan Khả Hãn đánh bại, nhưng y vẫn chặt đầu quân địch nhiều gấp mấy lần quân của mình.
Mùa hè năm Thiên Tụng thứ mười lăm, Phục Thắng bị Chương Tịch bắt giữ, đưa đến Trường An, tại đây y bị giao cho Tam pháp và Đốc sát viện để xét xử.
Mùa thu năm Thiên Tụng thứ mười lăm, cả nhà Phục Thắng bị xử tử vì tội phản quốc, từ đây Húc đế không bao giờ thượng triều nữa.
Thiên Tụng năm thứ hai mươi lăm, sau khi công chúa nghe xong ước hẹn bạch lộc, nằm trong lòng Phục Giám Minh khóc lên: "Vì sao lại như vậy?"
Ngón tay Phục Giám Minh lau nước mắt cho công chúa, nhẹ giọng nói: "Phụ thân ở trong ngục đã nói, mọi chuyện đều là số phận, không thể để người khác khống chế được, ông ấy không hận thánh nhân."
Công chúa ngẩng đầu nắm lấy tay Phục Giám Minh, trong con ngươi đen nhánh hiện lên ánh nến lung linh: "Tiểu Nghiên không tin vào số phận, là phụ hoàng sai rồi."
Phục Giám Minh cũng không tin vào số phận, hắn sẽ đòi lại công đạo cho phụ thân và quân dân đã chết ở Kế Trấn. Ngón tay thon dài của hắn vén mái tóc dài của công chúa lên, có vô số cách để cưới Lý Nghiên, nhưng hắn vẫn chọn cách khó khăn nhất, có lẽ là vì làm Từ Quân Dật đã lâu rồi, hắn muốn trở thành Phục Giám Minh một lần.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.