Tử Cấm Thành Nghìn Lẻ Một Đêm

Chương 20:




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
#Tử_Cấm_Thành_nghìn_lẻ_một_đêm
#Thanh_minh_thượng_hà_đồ
#An_dịch_và_viết
ĐÊM THỨ MƯỜI CHÍN: "THANH MINH THƯỢNG HÀ ĐỒ" -
TÁM TRĂM NĂM LƯU LẠC
Một trong những tác phẩm hội họa nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc và được mệnh danh là "Mona Lisa Trung Quốc" chính là bức "Thanh Minh Thượng Hà Đồ" do Trương Trạch Đoan chấp bút. Bức tranh trải qua tám trăm năm chìm nổi với đầy tính truyền kỳ này chính là chủ thể mà hôm nay An muốn giới thiệu đến các bạn.
Trương Trạch Đoan là một họa sỹ người Nam Bắc Tống. “Thanh minh thượng hà đồ” được Trương Trạch Đoan vẽ vào thời Tống Huy Tông, lúc bấy giờ ông là quan hàn lâm họa sử của Họa Viện. Tranh được vẽ trên lụa, màu sắc không quá cầu kỳ, chiều rộng 24,8cm, dài 528,7cm, tái hiện lại phong tục tập quán và sinh hoạt một cách sinh động, đưa người xem quay trở về một thời Bắc Tống - nơi có phố phường Biện Kinh phồn hoa đô hội và thái bình thịnh trị.
Từ khi "Thanh minh thượng hà đồ” tồn tại đến nay, mỗi một triều đại đều có một bản vẽ phỏng theo, đồng thời khổ cỡ của mỗi một bản sao cũng bất đồng. Theo thống kê, hiện nay trong và ngoài Trung Quốc có đến 30 bức sao từ bản gốc. Vậy rốt cuộc “Thanh minh thượng hà đồ” có nội dung như thế nào? Vì sao trăm ngàn năm qua đi mà mị lực của nó vẫn không hề suy suyển?
Theo như ghi nhận ở quyển thứ tám của “Chiết đường văn thoại” thì trong bức “Thanh minh thượng hà đồ” có tổng cộng hơn 1643 người, 208 động vật, sánh bằng với các tiểu thuyết cổ điển được khắc họa rất nhiều nhân vật như “Tam quốc diễn nghĩa” (1191 người), “Hồng Lâu Mộng” (975 người), “Thủy Hử truyện” (787 người). Toàn bức “Thanh minh thượng hà đồ” được chia làm ba phần. Đoạn đầu vẽ cảnh vật của ngoại ô thành Biện Kinh. Đoạn giữa chủ yếu miêu tả cảnh sắc và sự phồn hoa tấp nập hai bên bờ sông Biện Kinh và trên cầu. Đoạn cuối miêu tả cảnh trí đường phố Biện Kinh. Người lớn cao không quá 3cm, trẻ con thì bé như hạt đậu, có đủ thuyền chài các kiểu,... cảnh sắc cực kỳ phong nhã nhu tình. Thanh minh thượng hà đồ” vẽ lại một vùng quê rộng lớn với sông nước mênh mang, mua bán sầm uất và người ngựa tấp nập,…..tất cả cùng hội tụ, chân thực tự nhiên khiến con người như lạc vào kỳ cảnh. Toàn bộ tác phẩm tuy dài nhưng không rối, phồn hoa mà không loạn, cô đọng súc tích, giống như sự liền mạch lưu loát khi hành văn, họa sỹ Trương Trạch Đoan thật đúng là bút lực hơn người, đây quả không hổ là “hi thế trân bảo” trong nghệ thuật Trung Hoa.
Theo như khảo cứu của một hậu nhân thời Minh là Lý Đông Dương thì phía trước phần vẽ bức “Thanh minh thượng hà đồ” này còn có một đoạn họa ngoại thành vẽ cảnh nước từ trên núi chảy xuống, phần này đã được Tống Huy Tông đề tên bằng thể chữ sấu kim và được đóng ấn song long, hiện tại thì phần họa này vẫn chưa được tìm thấy. Có hai giả thuyết có thể xảy ra, một là vì đây là bức họa được truyền lưu từ rất lâu nên đã qua tay thường thức của nhiều người, các đoạn vẽ đầu đều đã bị hư hỏng nặng, nên hậu nhân thấy thế đã cắt bớt đi. Khả năng còn lại là là bởi vì lời tựa của Tống Huy Tông đóng ấn song long quá đáng giá nên hậu nhân cố tình cắt đi rồi bán mất bức họa.
Sau khi vẽ xong bức tranh, Trương Trạch Đoan đã đề lên cuối bức họa những lời ca tụng về một đất nước thái bình thịnh thế và trường tồn phồn vinh, sau đó mang trình tặng cho Tống Huy Tông. Tống Huy Tông đam mê thi họa và thông thạo sử sách, nên sau khi nhìn thấy bức tranh th cùng yêu thích vì vậy đã ngay lập tức tự tay đề lên bức tranh năm chữ “Thanh minh thượng hà đồ” bằng thể chữ sấu kim rồi đóng lên đó ấn song long.
Năm công nguyên 1126, Biện Kinh đại loạn, tất cả mọi vàng bạc châu báu và văn vật quý giá trong cung nhà Tống đều bị quân Kim mang đi, bức “Thanh minh thượng hà đồ” cũng rơi vào tay quân Kim nhưng lại không được giai cấp thống trị để mắt tới, nó trở thành một món tranh chữ bình thường lưu lạc trong dân gian qua tay bao người. Mãi đến triều Nguyên thì bức họa này mới lần nữa được trở về hoàng cung.
Tổ tiên của vua Nguyên vốn là dân tộc du mục ở cao nguyên Mạc Bắc, triều Nguyên tồn tại chưa tới trăm năm nên khả năng giám định kỳ trân dị bảo kém rất nhiều so với triều Nam Tống. Vì thế tuy bức “Thanh minh thượng hà đồ” được nhập cung nhưng trong suốt một thời gian dài cũng chỉ được cất ở một nơi vắng vẻ ít được quan tâm. Sau này vào những năm cuối triều Nguyên (công nguyên năm 1336 – 1368), có một người thợ thủ công trong cung nhà Nguyên đã hoán tráo bản gốc bẰNG một bản giả rồi mang bức “Thanh minh thượng hà đồ” thật ra ngoài rồi đem bán cho một vị quan giàu có đam mê thi họa trong triều. Vị quan nọ mua được bức tranh nhưng không lâu sau thì bị phái đến Chân Định, để lại bức tranh lại phủ. Có kẻ nhân cơ hội này lén trộm bức tranh đem bán cho một người họ Trần ở Hàng Châu. Trần bảo vệ gìn giữ được vài năm thì nghe nói vị quan đó đang từ Chân Định quay trở về kinh, tình thế vô cùng cấp bách nên đã ngay lập tức bán bức “Thanh minh thượng hà đồ” này đi để tránh rước họa vào thân. Lúc này có một khách vãng lai người Giang Tây tên Dương Chuẩn, sau khi nghe được tin rao bán thì vội vàng ra giá mua lại bức tranh. Dương Chuẩn tinh thông kim cổ, ông ta dốc túi mua cho bằng được bức họa, mua xong thì mau chóng trở về cố hương. Năm sau, Dương Chuẩn gọi người đến sao chép lại bức họa này. Một năm sau nữa có vị khách quý lâu ngày không gặp đột nhiên đến thăm. Vị khách này là một nhà giám định và thưởng thức danh tiếng tên Lưu Hán Long và đã kết làm bằng hữu nhiều năm với Dương Chuẩn. Dương Chuẩn mang bức “Thanh minh thượng hà đồ” ra để thưởng thức cùng bạn tốt. Nhưng sau khi Lưu Hán Long nhìn thấy bức họa thì ngạc nhiên đến mức chấn kinh, ông gọi bức tranh này là “hi thế trân ngoại” (món đồ quý giá), căn dặn Dương Chuẩn cùng gia quyến phải gìn giữ đời đời.
Song thế sự thường không chiều theo lòng người, 200 năm sau, bức tranh ấy đã đổi chủ biết bao lần, đến thời vua Gia Tĩnh thì đến tay một người tên Lục Hoàn ở Trường Châu. Nhưng sau khi Lục Hoàn qua đời, con trai của ông ta vì thiếu tiền nên đã bán bức “Thanh minh thượng hà đồ” này cho một vị quan tên Sơn Cố Đỉnh. Tuy nhiên sau đó đã bị đại gian thần đời Minh là cha con Nghiêm Tung đoạt lấy. Đến đời Long Khánh, phụ tử Nghiêm Tung bị kết án, quan trường thất thế, gia sản của Nghiêm phủ bị tịch thu, bức “Thanh minh thượng hà đồ” này lại một lần nữa – lần thứ hai trở về hoàng cung.
Vào khoảng giữa triều Minh, “Thanh minh thượng hà đồ” được một người trong cung tên là Phùng Bảo lén trộm ra ngoài. Phùng Bảo là một thái giám mài mực vào thời vua Gia Tĩnh. Sau khi vua Mục Tông băng hà, Vạn Lịch hoàng đế lúc này chỉ mới 10 tuổi lên kế vị. Phùng Bảo cấu kết với ngoại thần, giả truyền di chiếu, giả rằng: “Các đại thần và ti lễ giám cùng thụ cố mệnh”. Không chỉ có vậy, lúc Vạn Lịch hoàng đế cử hành nghi thức đăng cơ, Phùng Bảo đứng sau lưng Vạn Lịch hoàng đế, thành ra khi quần thần đến kính lễ tiểu hoàng đế cũng chẳng khác nào kính lễ hắn. Sau này, những sự tình liên quan đến Phùng Bảo bị bại lộ, hắn bị trục xuất khỏi cung, về sau chết ở Nam Kinh. Bản thân Phùng Bảo cũng là một người khéo tay hay chữ, Vạn Lịch năm thứ sáu (năm 1578), Phùng Bảo đề lời tựa lên “Thanh minh thượng hà đồ”, tự xưng mình là “Quan tổng đốc khâm sai Đông Hán kiêm chưởng ngự dung can sự ti lễ giam thái giám”. Sau đó, Phùng lại đem bức họa bán lấy tiền mặt, bức tranh lần nữa lưu lạc dân gian.
Đến thời Thanh thì bức “Thanh minh thượng hà đồ” này do Lục Phí Trì cất giữ, sau đó lại được Tất Nguyên mua được. Khi Tất Nguyên qua đời, triều Đình nhà Thanh cho rằng Tất Nguyên trong lúc nhậm chức Tổng đốc Hồ Quảng đã để “đạo chích vùng lên, sơ suất trong việc giám sát đôn đốc làm hỏng việc quân cơ”, không những cách chức con cháu dòng họ Tất mà còn giết hết toàn gia hơn trăm người và sung toàn bộ gia sản vào cung.
Sau khi triều đình nhà Thanh mang “Thanh minh thượng hà đồ” về cung thì đem đến nghênh xuân trong nội các ở Tử Cấm Thành. Kể từ đó, “Thanh minh thượng hà đồ” được cất giữ và bảo vệ kỹ lưỡng ở cung nhà Thanh. Năm 1911 cuối đời Thanh, “Thanh minh thượng hà đồ” cùng với những bức tranh chữ trân quý khác được hoàng đế Phổ Nghi mang tặng cho Phổ Kiệt (em trai Phổ Nghi). Năm 1932, Phổ Nghi được người Nhật Bản tôn lên làm hoàng đế bù nhìn, danh xưng là hoàng đế nước Mãn Châu. Vì vậy những bức danh họa lại được chuyển đến Trường Xuân và được cất giữ tại kho sách ở Đông viện tại Ngụy hoàng cung. Tháng 8 năm 1945, việc lớn giữa Phổ Nghi và chính quyền Nhật không thành, ông có dự cảm không tốt liền trốn đi, ngụy hoàng cung nhà Mãn bị cháy và trở nên hỗn loạn. Trong khoảng thời gian đó có rất nhiều vật phẩm trân quý bị lưu lạc khắp nơi ở nhân gian, trong đó có “Thanh minh thượng hà đồ”. Năm 1946, quân giải phóng nhân dân Trung Quốc giải phóng thành công Trường Xuân, cán bộ giải phóng quân Trương Khắc Uy thu thập được hơn 10 quyển tranh chữ từ hoàng cung triều Mãn, trong đó có “Thanh minh thượng hà đồ” được đem đến nhà bảo tàng Đông Bắc, sau lại đưa đến bảo tồn trong viện bảo tàng Cố Cung ở Bắc Kinh.
Vào thời kỳ cách mạng văn hóa, Lâm Bưu – một trong tứ đại kiện tướng thời bấy giờ đứng đầu là Lý Tác Bằng, gọi là “mượn tạm” từ bảo tàng Cố Cung, nhưng thực chất là lợi dụng chức quyền lấy về làm của riêng. Ông ta cùng với Lý Tác Bằng, Khâu Hội Tác, Ngô Pháp Hiến chiếm đoạt một số lượng lớn các văn vật quý giá. Sau này khi Lâm Bưu sụp đổ, bức “Thanh minh thượng hà đồ” mới lần nữa thấy được thấy ánh mặt trời, từ đó đến bây giờ vẫn được giữ gìn cẩn thận ở bảo tàng Cố Cung – Bắc Kinh.
“Thanh minh thượng hà đồ” liệu đến cuối cùng có hay không còn lại nửa bộ sau? Nó rốt cuộc còn tồn tại bao nhiêu ẩn tình khó giải? Tất cả mọi thứ đều thu hút các học giả, các chuyên gia trong và ngoài nước tiếp tục tiến hành nghiên cứu.
- ------------------------------------

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.